Banner background

Các dạng bài TOEIC Listening Part 2 và phương pháp xử lý

Đối với kỹ năng nghe, (phần I, II, III và IV) có 100 câu hỏi thuộc 4 dạng bài khác nhau bao gồm: mô tả tình hình ảnh (Photographs), hỏi và đáp (Question – Response), cuộc đối thoại (Conversations) và bài nói chuyện (Talks).
cac dang bai toeic listening part 2 va phuong phap xu ly

TOEIC là một trong những bài kiểm tra phổ biến nhằm đánh giá năng lực và độ thành thạo tiếng Anh của người học ngôn ngữ, đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế.

“TOEIC Listening and Reading Test” tập trung vào hai kỹ năng nghe hiểuđọc hiểu, với 200 câu hỏi trắc nghiệm được chia thành các phần từ I đến VII. Đối với kỹ năng nghe, (phần I, II, III và IV) có 100 câu hỏi thuộc 4 dạng bài TOEIC Listening Part 2 khác nhau bao gồm: mô tả tình hình ảnh (Photographs), hỏi và đáp (Question – Response), cuộc đối thoại (Conversations) và bài nói chuyện (Talks). Trong bài viết này, tác giả sẽ đi vào chi tiết phần II trong bài thi – nghe hỏi đáp, và đưa ra cách xử lý giúp thí sinh cải thiện điểm số bài thi.

100-cau-toeic-listeningCác dạng bài TOEIC Listening Part II

Tổng quan về dạng bài nghe TOEIC Part 2 (question – response)

Đặc điểm dạng bài TOEIC Listening Part 2

Phần II chiếm 25 trên tổng số 100 câu trắc nghiệm của bài thi nghe. Trong phần này, thí sinh sẽ được nghe lần lượt từng câu hỏi hoặc câu nói ngắn cùng với 3 lựa chọn A, B, C tương ứng với 3 câu đáp lại câu hỏi đó. Thí sinh chỉ được nghe một lần để xác định câu trả lời phù hợp nhất. Giữa các câu sẽ có 5 giây nghỉ.

Ví dụ: Thí sinh sẽ nghe:  “Where is the meeting room?” (Phòng họp ở đâu?)

Cùng với 3 đáp án A, B, C:

  • To meet the new director. (Để gặp giám đốc mới.)

  • It’s the first room on the right. (Nó là căn phòng đầu tiên bên tay phải.)

  • Yes, at two o’clock. (Vâng, vào lúc 2 giờ.)

(B) là đáp án phù hợp nhất.

Ngoài ra, thí sinh cần lưu ý, cả câu hỏi và 3 sự lựa chọn A, B, C đều không được in trong đề.

de-mau-minh-hoa

Các dạng câu hỏi có thể xuất hiện trong TOEIC Listening Part II

cac-dang-bai-toeic-listening-part-2-va-phuong-phap-xu-ly

Có các loại câu hỏi mà thí sinh thường gặp trong phần nghe “hỏi – đáp” là:

Câu hỏi thông tin (information questions)

Là các câu hỏi yêu cầu người nghe đưa ra câu trả lời có chứa những thông tin cụ thể về đối tượng được đề cập. Dạng câu hỏi này còn được gọi là “wh – question” – câu hỏi với từ để hỏi, thường gặp nhất với who (ai), what (cái gì), when (khi nào), why (tại sao), where (ở đâu), how (như thế nào).

Câu hỏi có/không (yes/no questions)

Đây là dạng câu hỏi đã mặc định một phần thông tin nào đó và đưa ra cho người nghe chỉ 2 lựa chọn trả lời là có hoặc không. Các câu hỏi này thường được bắt đầu bằng các trợ động từ (auxiliary verbs: do, does, did, have, has, tobe) hay động từ khuyết thiếu (modal verbs: can, could, may, should).

Ví dụ: Did John arrive late this morning? (Sáng nay John đến trễ phải không?)

Câu hỏi đuôi (tag questions)

Là dạng câu hỏi ngắn được đặt ở cuối câu, sau mệnh đề chính. Mệnh đề này có thể là một câu khẳng định hoặc phủ định và câu hỏi đuôi theo sau bắt đầu bằng các trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu cùng với đại từ thay thế cho chủ ngữ trong câu trước đó.

Ví dụ:

Main clause (mệnh đề chính)

Tag question (câu hỏi đuôi)

He is 15 years old,

isn’t he?

She played volleyball very well,

did he?

Nếu mệnh đề chính ở dạng thức khẳng định, câu hỏi đuôi sẽ là câu phủ định và ngược lại.

Câu hỏi phủ định (negative questions)

Là câu hỏi có “not” đi sau các trợ động từ (tobe, do, have) hoặc động từ khuyết thiếu.

Ví dụ: Don’t you like it? (Bạn không thích nó sao?)

Câu hỏi lựa chọn (“or” questions)

Là dạng câu hỏi đưa ra cho người nghe 2 sự lựa chọn khác nhau, hoặc A hoặc là B, A và B được nối với nhau bằng liên từ “or” (hoặc).

Ví dụ: Would you like fish or meat for lunch? (Bạn muốn ăn trưa với cá hay thịt?)

Câu đề nghị và yêu cầu (requests and suggestions)

Đây là dạng câu được dùng với mục đích yêu cầu đối phương làm một việc gì đó hoặc đưa ra các gợi ý, đề xuất. Các câu thuộc dạng này thường bắt đầu bằng:

Would/can you + V

How about/ what about + V-ing

Would/do you like to + V

Why don’t you + V

Ví dụ:

  • Would you like to have some tea? (Bạn có muốn uống một ít trà không?)

  • Why don’t you ask the manager? (Tại sao bạn không hỏi quản lý?)

Câu hỏi gián tiếp (indirect questions)

Người nói thường dùng câu hỏi gián tiếp như một cách hỏi lịch sự.

Dạng câu hỏi này thường có cấu trúc: Do you know/can you tell me + S + V?

Ví dụ: Do you know where I can buy this cake? (Bạn có biết nơi nào mà tôi có thể mua được cái bánh này không?)

Phương pháp làm dạng bài TOEIC Listening Part II

Câu hỏi lấy thông tin (information questions)

Câu hỏi với “who”

“Who” được dùng để đưa ra các câu hỏi về người.

Dự đoán các câu trả lời

cac-cau-tra-loi-cho-cau-hoi-whoDự đoán các câu trả lời cho câu hỏi Who

  • Thông thường, câu trả lời sẽ đề cập đến tên riêng của một người:

Câu hỏi ví dụ

Đáp án

Who managed the flower store last year?

John did it

Who’s going to lead the merger negotiations?

Daniel is

Who’s the new accountant?

Her name is Jessy

  • Trong một số ít trường hợp, trong câu trả lời sẽ xuất hiện các đại từ (như he, she, him, me, you, we…)

Câu hỏi ví dụ

Đáp án

Who ordered the side salad?

That was me

Who still needs to submit their travel receipts?

I have to submit mine.

  • Ngoài ra, để trả lời cho câu hỏi “who”, đáp án đúng có thể đề cập đến nghề nghiệp, vị trí chức vụ của đối tượng hoặc tên các phòng ban, công ty có liên quan.

Câu hỏi ví dụ

Đáp án

Who should I call about the broken window?

The maintenance department

Who’s responsible for hiring decisions?

The managing director

Who did you speak to about renting the aPartment? 

I think it was the property manager

  • Khi người nghe không chắc chắn hoặc chưa có câu trả lời rõ ràng, câu đáp án có thể sẽ không đề cập đến đối tượng cụ thể nào mà thay vào đó là các ý như: I have no idea/ I don’t know (tôi không biết), I’m not sure (Tôi không chắc),… hoặc gián tiếp đưa ra câu trả lời.

Câu hỏi ví dụ

Đáp án

Who’s leading the logo design project?

We’re still deciding.

Who was the speaker at today’s conference?

Here’s the conference schedule

Who was hired to be the dicrector’s new assistant?

I have no idea.

Các cấu trúc câu trả lời có thể gặp

[Proper name] – …

[Profession/ position] – …

[Company’s name/ department] – …

Tên riêng

Nghề nghiệp, chức vụ

Tên công ty, phòng ban

[ … ]  will do/ do/ did (it)

[ …] tobe/ will

[…] đã làm/ sẽ làm

Là/ sẽ là […]

That is/ was/ will be [ … ]

I think it is/ was/ will be [  … ]

Đó là/ sẽ là […]

Tôi nghĩ đó là/ sẽ là […]

Một số từ vựng về người, nghề nghiệp, chức vụ, phòng ban

Manager

Quản lí

The board of directors

Hội đồng quản trị/ ban giám đốc

Supervisor

Quản lí/ giám sát

Director

Giám đốc

Vice director

Trợ lí giám đốc

Assistant

Trợ lý

Accountant

Kế toán

Consultant

Người tư vấn/ cố vấn

Receptionist

Lễ tân

Client

Khách hàng

Department

Phòng/ban

Personnel department

Bộ phận nhân sự

Production department

Bộ phận sản xuất

Accounting department

Phòng kế toán

Administration department

Phòng hành chính

Customer service department

Phòng chăm sóc khách hàng

Sales department

Phòng kinh doanh

Lưu ý:

  • Khi các đáp án không nằm trong những trường hợp trên, phần lớn là câu trả lời thuộc về dạng chưa xác định được đối tượng.

  • Có thể loại trừ các đáp án bắt đầu bằng Yes/No hay có chứa danh từ chỉ đồ vật, con vật.

  • Thì được sử dụng trong câu hỏi và câu trả lời cũng cần cần khớp với nhau.

Câu hỏi với “what”

cac-cau-tra-loi-cho-cau-hoi-whatĐây là dạng câu hỏi yêu cầu thông tin về các sự vật, sự việc và đặc điểm của chung

Sau “what” thường sẽ đi kèm một danh từ và đây sẽ là phần thông tin quyết định nội dung câu trả lời, có thể và về thời tiết, thời gian, giá cả hay các đặc điểm của đối tượng như tên, chủng loại, màu sắc,… do vậy thí sinh cần tập trung nghe đầy đủ câu hỏi.

Câu hỏi ví dụ

Đáp án

What kind of musical instruments do you have?

A guitar and a trumpet

What time does the train from Milan arrive?

At 7 o’clock

What color folders would you like me to buy? 

I’d prefer the blue ones.

What floor is the seminar on?

The fifth.

What’s the weather today?

It’s sunny

Ngoài ra, một số câu hỏi có thể bắt đầu bằng what do you think of/ about…? dùng để hỏi về ý kiến, quan điểm.

Câu hỏi ví dụ

Đáp án

What do you think of the updated vacation policy?

I like how flexible it is.

What did you think of Ms. Delgado’s job application?

She seems highly qualified.

Đối với các câu hỏi này, đáp án thông thường sẽ có các từ như seem (dường như)/ look like (trông có vẻ)/ I think (tôi nghĩ).

Câu hỏi với “when”

Đa số các câu hỏi về when yêu cầu thông tin liên quan đến thời gian và thời điểm, vì vậy câu trả lời phù hợp có thể là:

  • Các cụm từ chỉ thời gian

Ví dụ: Sometime next week, early this month, until tomorrow,…

  • Giới từ + thời gian/thời điểm cụ thể

Ví dụ: In 2020, on March 2020, in the morning, at 6 o’clock

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian bắt đầu bằng các giới từ when/ after/ before/ as soon as/ until + S + V

Ví dụ: Until the bus leave, when I came home, after I finish my homework, …

Ngoài ra, thí sinh cũng cần chú ý các câu hỏi về thời gian sẽ có liên quan đến thì của động từ. Do vậy khi nghe, các thí sinh cần chú ý vào thì của động từ đi sau WHEN, thì của câu hỏi phải khớp với thì của câu trả lời.

Câu hỏi ví dụ

Đáp án

When did you buy your new phone?

Last week when it was on sale.

When did Susan ask for a computer

Sometime last week

When can we expect the shipment?

Not until next Tuesday afternoon.

When will the presentation materials be ready?

After I receive the survey’s result

Các cấu trúc và cụm từ chỉ thời gian

In [tháng/ năm/ mùa/  buổi trong ngày]

In March/ August/ September

In 2020/ 2015

In the spring/ summer/ autumn/ winter

In the morning/ afternoon/ evening

On [ ngày/ ngày và tháng/ ngày tháng năm]

On the twenty-first (21st )

On 22nd January

On 15th June 2020

At [thời gian/ thời điểm trong ngày/ ngày lễ]

At 5 o’clock

At Christmas

At noon/ midnight

As soon as + S + V

Ngay khi

Until + S + V

Mãi cho đến khi

When + S + V

Khi

Soon/ as soon as possible

Sớm thôi/ càng sớm càng tốt

Sometime (1 lúc nào đó)

Early (đầu)

Later (cuối)

Anytime (bất cứ lúc nào)

Not until (mãi cho đến)

After/ before (sau/ trước)

This week/ month/ year

(tuần/tháng/năm này)

Sometime next week (1 lúc nào đó vào tuần sau)

Not until next month (mãi đến tháng sau)

After this year (sau năm nay)

Early this week (đầu tuần này)

Later this month (cuối tháng này)

Anytime today (bất cứ lúc nào ngày hôm nay)

Next week/ month/ year

(tuần/ tháng/ năm sau)

Câu hỏi với “where”

Đây là dạng câu hỏi yêu cầu thông tin về địa điểm, vị trí hoặc phương hướng. Do vậy các câu trả lời có thể sẽ là:

Ví dụ: In the office, at the bus station, on the table, on the third floor,…

  • Các cụm từ hướng dẫn chỉ đường

Ví dụ: Turn left, turn right, …

Ví dụ các câu trong TOEIC Listening

Câu hỏi ví dụ

Đáp án

Where the Customer service department is?

It’s on the second’s floor.

Where can I find a building directory?

Near the front entrance.

Where are the new printers being made?

In Toronto

Where can I find the Human Resources department?

Upstairs, to the right of the elevator

  • Ngoài ra, trong một số trường hợp, người được hỏi không đưa ra câu trả lời cụ thể về vị trí, địa điểm sẽ chỉ định hoặc đề cập đến một đối tượng có liên quan.

Ví dụ: Where is the brochure? Đáp án: Tom is holding it.

  • Bên cạnh đó, sẽ có trường hợp người nói không biết hoặc chưa có câu trả lời.

Ví dụ: Where will the company retreat be next year? Đáp án: It hasn’t been decided yet.

Các từ, cụm từ dùng để diễn tả vị trí

In  (trong)

In front of (phía trước)

On  (trên)

Near/ next to (ở gần/ cạnh bên)

At  (ở/ tại)

Opposite (đối diện)

Between (ở giữa)

Under (phía dưới)

Behind (phía sau)

Across (phía bên kia)

Upstairs (trên lầu)

Here (ở đây)

To the left of (ở phía bên trái)

To the right of (ở phía bên phải)

Downstairs (dưới lầu)

There (ở đó)

Câu hỏi với “why”

cac-dang-cau-hoi-why-toeic-listening-part-2Đây là dạng câu hỏi về nguyên nhân, lý do của một sự việc. Do trong câu trả lời sẽ:

  • Có các liên từ chỉ nguyên nhân

Because/ since/ for/ as + S + V: Bởi vì

Due to/ thanks to/ because of + N: Do/ nhờ vào/ bởi vì

Trong một số trường hợp, các liên từ chỉ nguyên nhân sẽ bị lược bỏ, do vậy thí sinh cũng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các từ này mà nên lắng nghe để nắm được nội dung cả câu trả lời

Ví dụ: Why hasn’t the real estate contract been signed yet?  Đáp án:  It’s under review

  • Bắt đầu bằng To + V chỉ mục đích của hành động

Một số ví dụ về các câu hỏi trong TOEIC Listening

Câu hỏi ví dụ

Đáp án

Why did Marie leave early yesterday?

Since she had a dentist appointment.

Why is Shreya leaving the company?

She found a job in Chicago

Why did you rearrange the tables in the boardroom?

To make more space

Ngoài ra, thí sinh cần lưu ý với dạng câu bắt đầu bằng “Why don’t we…”, đây không phải câu hỏi về lý do mà là một dạng câu đưa ra đề nghị, gợi ý. Do vậy đáp án đưa ra sẽ không phải về nguyên nhân (dạng câu đề nghị/ yêu cầu sẽ được giải thích ở phần sau).

Ví dụ: Why don’t we go out for dinner?  Đáp án: That’s a really good idea

Câu hỏi với how

cac-dang-cau-hoi-how-toeic-listening-part-2Có 2 dạng câu hỏi thường gặp bắt đầu bằng “How” với các cấu trúc sau:

Cấu trúc số 1: Được sử dụng để hỏi về trạng thái, đặc điểm của các sư vật, sự việc, con người và trả lời cho câu hỏi “Ra sao?” “Như thế nào?”. Hoặc hỏi về phương pháp, cách thức để thực hiện một việc gì đó, trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào?” “Làm sao?”

 

HOW

Tobe (is/ am/ are/ was/ were)

 

S (chủ ngữ)

 

V (động từ nguyên mẫu)

Trợ động từ (Do/ did/ have/ has/ had)

Động từ khuyết thiếu (Can/ could)

Ví dụ:

  • How was the Party? It’s boring

  • How was last night’s dance performance? Excellent!

  • How do I contact the financial consultant? Using this phone number

  • How do you get to work every day? I take the local train

Cấu trúc số 2: How + tính từ/ trạng từ

  • How much + danh từ đếm được (có bao nhiêu )

  • How many + danh từ không đếm được (có bao nhiêu)

  • How long (bao xa)

  • How far (bao xa)

  • How often

  • How soon/ late

Cấu trúc này được sử dụng để hỏi về các đặc tính của sự vật, sự việc như giá cả, số lượng, tần xuất, khoảng cách, khoảng thời gian.

Ví dụ:

  • How much will it cost to fix this computer? ⇒ $330

  • How long does the legal team need to review the contracts? ⇒ A few more days

  • How many kitchen appliances have been sold this week? ⇒ About thirty

  • How often do you change your password on the new system? ⇒ Twice a year

Các cách trả lời cho dạng câu hỏi với How

Câu hỏi

Các cách trả lời

How much

About/ around/

nearly/ approximately 

More than/ less than

[ con số ] [đơn vị tiền tệ] (dollars, euros, pounds)

How many

[ con số ] (hundred, thousand, million)

How far

[ con số ] [ đơn vị đo khoảng cách] (kilometers/ meters)

How long

[ con số ] [ đơn vị thời gian]

Minutes, hours, seconds, days, years, months, weeks

How often

 

[ tần xuất ]

Every day/week/month/year

[số lần] a day/ week/month/ year

Never/ rarely/ sometimes/ often/ usually/ always

Câu hỏi có hoặc không (yes/no questions)

Các câu hỏi này thường được trả lời là YES hoặc NO cùng với một phần giải thích ngắn phía sau.

Câu hỏi ví dụ

Đáp án

Is Mr.John in charge of customer service?

Yes, he is managing it.

Won’t you be at the panel discussion tomorrow?

No, I’m leaving t he conference tonight

Are you available for an interview next Tuesday?

Yes, I’d be happy to come in.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, YES/NO bị lược bỏ. Do vậy thí sinh không nên phụ thuộc hoàn toàn vào 2 từ này mà phải chú ý lắng nghe các câu trả lời.

Các dạng câu hỏi khác

Câu hỏi gián tiếp

Các câu hỏi gián tiếp cũng được xem như một dạng câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi “WH” (như what, where, when, why, who) nhưng được sử dụng với mục đích thể hiện thái độ lịch sự. Do vậy các câu trả lời sẽ tương tự như với câu hỏi “WH”.

Ví dụ: Can you tell me where I can get this voucher? Đáp án: On the second floor.

Câu hỏi đuôi và câu hỏi phủ định

Các câu hỏi đuôi hay câu hỏi phủ định trên thực tế là một dạng thức của câu hỏi có hay không. Tuy nhiên người nói sử dụng câu hỏi này khi có mục đích nhấn mạnh hay muốn thể hiện cảm xúc như ngạc nhiên.

Thí sinh cần lưu ý, câu trả lời là CÓ hay KHÔNG sẽ phụ thuộc vào sự thật, chứ không nằm trong phần thông tin được đưa ra ở câu hỏi.

Ví dụ: You didn’t do your homework, did you?

Ở mệnh đề được gạch chân, phần thông tin được đưa ra là “Bạn chưa làm bài tập về nhà” và câu hỏi theo sau: “có phải không?” Khi trả lời, người nghe chỉ cần dựa vào thực tế “đã làm bài hay chưa”. Nếu đã làm, câu trả lời sẽ là “YES” và ngược lại “NO” khi bài tập chưa được làm. Do vậy, cách đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi có/không, câu hỏi phủ định và câu hỏi đuôi là tương tự nhau.

Dạng câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Đáp án

Câu hỏi có/không

Did you pass the exam? (Bạn có đậu bài kiểm tra không?)

Yes. I did (Có, tôi đậu)

No, I didn’t (Không, tôi trượt)

Câu hỏi phủ định

Didn’t you pass the exam? (Bạn không đậu bài kiểm tra sao?)

Yes. I did (Có, tôi đậu)

No, I didn’t (Không, tôi trượt)

Câu hỏi đuôi

You didn’t pass the exam, did you? (Bạn không đậu bài kiểm tra, phải không?)

Yes. I did (Có, tôi đậu)

No, I didn’t (Không, tôi trượt)

Câu hỏi lựa chọn

Đối với dạng câu hỏi đưa ra cho người nghe 2 sự lựa chọn A và B, đáp án sẽ rơi vào một trong các trường hợp dưới đây:

Chọn A hoặc B

 Nêu ra lựa chọn [A/B]

Chọn cả A và B

Both….

Không chọn cả 2

Neither (of)…, none of ….

Chọn cái nào cũng được, không quan trọng

Either (of)…,

I don’t care

It’s doesn’t matter

Đưa ra/ đề xuất một lựa chọn thứ 3

How about…[C]?

Ví dụ: Do you like to drink tea or coffee?

Các câu trả lời có thể: I like tea/ both of them/ neither of them/ either of them/ I like juice …

Câu yêu cầu/ đề xuất

Dạng câu yêu cầu/ đề nghị cũng được xem như câu hỏi có hoặc không, nhưng các câu trả lời sẽ đa dạng hơn.

Loại câu

Cấu trúc câu hỏi

Đáp án

không

Yêu cầu, đề nghị, nhờ vả

Can/ could/ would you + V… (please)

Yes/ Sure/ Of course

Certainly/ No problem

I’d glad to/ happy to…

Sorry…

I’m sorry but…

I’m afraid I can’t

Câu đề xuất

Why don’t we + V

How about + V-ing

Trả lời “có” với các đáp án như ở câu yêu cầu/ đề nghị

  • That’s a good idea

  • That sounds good/great

  • That’s not a bad idea

I’m sorry but…

I’m afraid I can’t

I’m glad/happy to…, but

Actually…

Ví dụ:

  • Why don’t we finish discussing this after lunch? Sure, I’ll come back then

  • How about asking for two office assistants? Yes, that’s a good idea.

  • Could you help John organize the clients’ files? I’m afraid I can’t, I’m busy

Như vậy, ở phần II, thí sinh chỉ được nghe câu hỏi kèm với 3 sự lựa chọn ngắn. Lượng thông tin ít, không được in trong đề thi và chỉ được đọc một lần, do vậy đòi hỏi sự tập trung cao độ và phản xạ nhanh của thí sinh để có thể nghe và nắm được cả nội dung câu hỏi lẫn các câu trả lời. Trên thực tế, vì không được đọc trước các câu hỏi hay câu trả lời nên thí sinh sẽ có phần thụ động trong quá trình nghe. Tuy nhiên việc dự đoán trước dạng câu hỏi và các thông tin cần được phản hồi cho dạng câu hỏi đó là có thể.

Thông qua bài viết này, thí sinh có thể nắm được các chi tiết về dạng bài TOEIC Listening Part 2 cũng như phương pháp tiếp cận bài thông qua việc phân tích các câu hỏi, dự đoán câu trả lời và bổ sung một số cấu trúc hay từ vựng có thể gặp. Nhờ đó hỗ trợ thí sinh trong việc đánh giá và đưa ra lựa chọn cho đáp án đúng nhất.

Trần Thị Ngọc Huyền

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...