Các hình thức ngụy hiện trong tư duy logic thường gặp – Phần 6: Ngụy biện lập lờ

Khi lợi dụng hiện tượng đồng âm, khác nghĩa hoặc đa nghĩa để biện minh, người tranh luận đang mắc lỗi ngụy biện lập lờ.
author
ZIM Academy
02/09/2020
cac hinh thuc nguy hien trong tu duy logic thuong gap phan 6 nguy bien lap lo

Ngụy biện lập lờ trong tư duy logic là gì?

Nghệ thuật chơi chữ được xem là một đặc điểm vô cùng độc đáo trong ngôn ngữ tiếng Việt. Xuất hiện đã từng rất lâu đời. Hình thức nghệ thuật này được xem là một lối giải trí vừa nho nhã vừa mang tính châm biếm đầy ngụ ý.

Chơi chữ có nhiều cách thức, từ việc sử dụng từ láy hoặc nói lái từ cho đến biện pháp tu từ đồng âm, đa nghĩa. Có thể thấy nhiều qua ca dao Việt Nam như:

“Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp”

“Một trăm thứ bắp, lắp bắp mồm, lắp bắp miệng thì chẳng ai than”

“Một trăm thứ than, than thân là than không quạt”

“Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua”

Các từ “dầu”, “bắp”, “than” hay “bạc” mang các nghĩa hoàn toàn khác nhau ở trong hai vế câu nhưng lại được áp vào một văn cảnh cho thấy lối chơi chữ độc đáo này. Không dừng lại ở đó, cơn sốt sáng chế “Việt pun” hay “punchline” bắt nguồn từ lối chơi chữ đồng âm, đa nghĩa đã trở thành trào lưu trong giới trẻ hiện nay.

Có thể dễ dàng bắt gặp những câu chơi chữ ở khắp nơi trên mạng xã hội, ví dụ như:

“Một cầu thủ bóng đá không chỉ cần một đôi chân khoẻ mà cần chân thật.”

Dù mang tính giải trí là thế nhưng nếu hình thức chơi chữ này được sử dụng như một lối ngụy biện, kết quả sẽ như thế nào?

Trong tất cả các hình thức ngụy biện đã được trình bày ở các bài viết trước, các từ ngữ được dùng trong các lí lẽ ngụy biện chỉ được sử dụng với một nghĩa duy nhất. Tuy nhiên, nếu cố ý lợi dụng hiện tượng đồng âm, khác nghĩa hoặc hiện tượng từ vựng đa nghĩa trong các ngữ cảnh khác nhau để biện minh, người tranh biện đang mắc lỗi “ngụy biện lập lờ” trong tư duy logic.

Một số các ví dụ cơ bản của hình thức ngụy biện này là:

“Sơn Tùng MTP là một ngôi sao. Ngôi sao còn có nghĩa là một thực thể plasma phát sáng được giữ lại bởi lực hấp dẫn. Vậy Sơn Tùng MTP cũng là một thực thể như vậy.”

Trong ví dụ trên nghĩa của từ “ngôi sao” là hoàn toàn khác nhau, ở vế đầu “ngôi sao” là người nổi tiếng được nhiều người hâm mộ, có sức ảnh hưởng lớn còn trong vế thứ hai, “ngôi sao” lại mang nghĩa là một thực thể trong vũ trụ.

Có thể thấy cách lợi dụng sự giống nhau trong cách phát âm để đánh tráo hai định nghĩa cho từ vựng này khiến cho người nói mắc lỗi ngụy biện lập lờ. Một ví dụ nữa về lối ngụy biện trong tư duy logic này được thể hiện qua lối so sánh không tương đồng:

“Con voi là một loài động vật. Một con voi xám là một loài động vật màu xám.

Do vậy, một chú voi nhỏ là một loài động vật nhỏ”

Khác với cách so sánh của tính từ “xám”, tính từ “nhỏ” là một tính từ mang khái niệm tương đối. Cho dù chú voi con có hình dáng nhỏ so với những chú voi trưởng thành thì cũng không thể “nhỏ” về kích thước như các loài động vật nhỏ khác (ví dụ như côn trùng) được. Một chú voi nhỏ vẫn có thể được coi là một loài động vật tương đối lớn về kích cỡ. Vì vậy, các luận điểm trên đang mắc lỗi ngụy biện lập lờ theo công thức sau

nguy-bien-lap-loVí dụ ngụy biện lập lờ

Quy tắc chung của ngụy biện lập lờ

Trong nhiều ngữ cảnh, lối ngụy biện này khá đa dạng và phong phú, tuỳ thuộc vào ngôn ngữ của người tranh luận mà hình thức ngụy biện lập lờ có thể được triển khai. Quy tắc chung của lỗi ngụy biện này có thể được tóm tắt như sau:

Ở những văn cảnh phức tạp hơn, việc nhìn ra được sự thay đổi về mặt nghĩa đòi hỏi người tranh biện phải tư duy logic và phân tích nghĩa của từ vựng trong ngữ cảnh được đề ra.

Một quảng cáo của công ty cung cấp đường đưa ra: “Đường là một thành phần thiết yếu trong tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể”

“Luật là do những người ban hành luật đưa ra. Tuy nhiên, có nhiều luật trong vũ trụ. Chắc hẳn phải có kẻ đặt ra luật cho vũ trụ này”

Trong ví dụ đầu, người viết cố tình đánh tráo hai khái niệm về “đường”, “đường” cần cho cơ thể tồn tại dưới dạng đường đơn trong máu (đường glucose) khác với đường kính thường dùng trong bữa ăn hằng ngày.

Ở ví dụ thứ hai, hai khái niệm về “luật” bao gồm “luật pháp” và “quy luật tự nhiên” được người nói gom chung vào cùng một từ “luật” để đưa ra kết luận sai rằng “có kể đặt ra luật cho vũ trụ”.

Để phân tích luận lỗi ngụy biện này một cách sâu rộng hơn, hãy cùng nhìn thử một vài ví dụ trong ngôn ngữ tiếng Anh:

“Sure philosophy helps you argue better, but do we need to encourage people to argue? There’s enough hostility in this world.”

(Triết học có thể khiến bạn tranh luận tốt hơn. Nhưng có thực sự chúng ta nên học cách tranh cãi hay không. Thế giới này đã đủ hận thù rồi)

Động từ “argue” mang hai nghĩa, ở nửa câu đầu “argue” được hiểu là “tranh luận” trong khi ở nửa vế sau “argue” bị tráo khái niệm thành “tranh cãi”. Nói rõ hơn về hai động từ này:

  1. Tranh luận là việc sử dụng lí luận logic để diễn giải, hướng đến điều hợp lí hoặc lợi ích chung. Người tranh luận quan tâm lý luận tốt và sẵn sàng chấp nhận thua kém nếu luận điểm của đối phương tốt hơn. Nhìn chung, con người tranh luận để bàn luận và hiểu một vấn đề sâu sắc hơn, hướng tới lợi ích chung của một tập thể, một cộng đồng.

  2. Trái lại, tranh cãi nghĩa là sử dụng lý luận để bảo vệ cái tôi và nâng cao bản ngã. Vì mang tính chất tranh thắng cuộc cho bản thân nên hầu hết người tranh cãi thường tranh biện bằng cách hạ nhục người khác, nhằm vào điểm thấp kém và tấn công. Mục đích chính của việc tranh cãi là để giành phần thắng. Nếu người tranh cãi thắng sẽ dẫn đến tự mãn, xem thường người khác, nếu thua dễ dẫn đến thù hằn.

Có thể thấy, sự thay đổi về mặt nghĩa trong ví dụ trên, dù khó nhận ra, khiến luận đề trên hoàn toàn là ngụy biện.

Ba ví dụ cuối cùng bên dưới sẽ là phần bài tập giúp củng cố lại kiến thức về lỗi ngụy biện lập lờ và học hỏi thêm một số các nghĩa khác của các từ tưởng chừng như ai cũng hiểu trong tiếng Anh:

  1. “I have the right to say anything I want. So, it’s right for me to say so”

  2. “You should believe in religions just like you believe in science”

  3. “It is a crime to smoke grass. Kentucky bluegrass is a grass. Therefore, it is a crime to smoke Kentucky bluegrass”

Gợi ý:

  1. “Right” mang hai nghĩa, danh từ nghĩa là “quyền” còn tính từ nghĩa là “đúng đắn”.

  2. “Believe” được hiểu theo hai cách, một cách là niềm tin theo hướng tôn giáo và hai là sự tự tin vào một điều đúng đắn.

  3. “Grass” vừa mang nghĩa là “cỏ” (thuốc phiện) và nghĩa đen là một loài thực vật.

Lâm Tuyết Ngân

Bạn muốn biết mình đang ở mức độ nào trong thang điểm IELTS hay cần làm quen với làm bài thi IELTS để vững vàng tâm lý trước ngày thi chính thức? Hãy đăng ký thi thử IELTS để trải nghiệm ngay hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu