Banner background

Cách lấy lại gốc tiếng Anh lớp 8 hiệu quả cho học sinh

Việc nắm được cách lấy lại gốc tiếng Anh lớp 8 là điều cần thiết để học sinh chuẩn bị vững vàng cho kỳ thi tuyển sinh và tiếp tục học tập hiệu quả ở các cấp học tiếp theo.
cach lay lai goc tieng anh lop 8 hieu qua cho hoc sinh

Key takeaways

Để lấy lại gốc môn Tiếng Anh, học sinh lớp 8 cần:

  • Nắm được khái quát nội dung chương trình học

  • Có chiến lược khoa học

  • Lắng nghe bài giảng của các thầy cô

  • Đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần

Tiếng Anh là môn học quan trọng, đặc biệt với học sinh lớp 8 – giai đoạn chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp. Việc mất gốc sẽ khiến học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu và làm bài. Bài viết này chia sẻ cách lấy lại gốc tiếng Anh lớp 8 thông qua các phương pháp học hiệu quả, giúp học sinh củng cố nền tảng và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.

Lấy lại gốc tiếng Anh qua việc hiểu tổng quan về chương trình học

Chương trình Tiếng Anh lớp 8 được thiết kế theo các Unit. Trong đó, mỗi Unit xoay quanh một chủ đề cụ thể, gồm các nội dung kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Chương trình gồm 2 phần: Lý thuyết và Bài tập thực hành. Hiện nay, chương trình Tiếng Anh lớp 8 theo Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm có các bộ sách: Global Success, Friends PLus, Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 8 Bộ GD&ĐT, English Discovery.

Chương trình Tiếng Anh lớp 8 có 8 - 12 Unit, gồm các nội dung về Từ vựng theo các chủ đề và Ngữ pháp như sau: Verb of Liking and Disliking, Trạng từ so sánh, Câu đơn và câu ghép, Câu hỏi Yes/No và câu hỏi Wh/H - , Mạo từ rỗng, Thì tương lai đơn, Câu điều kiện loại 1, Câu phức với mệnh đề có trạng từ chỉ thời gian, Trạng từ chỉ tần suất, Thì hiện tại đơn mang ý nghĩa tương lai, Giới từ và Đại từ sở hữu, Câu gián tiếp (Câu khẳng định), Câu gián tiếp (Câu hỏi). Học có thể tham khảo các bài viết sau của Zim Academy để nắm được cấu trúc và cách dùng của các nội dung ngữ pháp trên:

Nguyên nhân gây mất gốc tiếng Anh lớp 8

Có rất nhiều nguyên nhân, chủ quan và khách quan), dẫn đến học sinh lớp 8 mất gốc môn tiếng Anh.

Nguyên nhân chủ quan

  • Học sinh có thái độ lơ là đối với môn Tiếng Anh. Điều này có thể xuất phát từ việc học sinh không nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh, do đó, không có hứng thú đối với môn học này.

  • Học sinh có dung nạp kiến thức của môn Tiếng Anh, tuy nhiên, không có chiến lược học tập hiệu quả: thường xuyên không ôn bài (chỉ học qua một lần), không làm bài tập củng cố để nắm rõ bản chất của kiến thức được học. Đối với các kỹ năng như Nghe, Nói, Đọc, Viết, học sinh không rèn luyện thường xuyên và không tự tạo môi trường học Tiếng Anh (ví dụ: Các hoạt động thường ngày của học sinh không xoay quanh ngôn ngữ Tiếng Anh: học sinh không nghe nhạc, không coi phim, … bằng Tiếng Anh).

Nguyên nhân khách quan

  • Học sinh ít có cơ hội được tiếp xúc với Tiếng Anh thường xuyên trên trường (số lượng tiết học môn Tiếng Anh ít).

  • Giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh hời hợt, không hiệu quả, không sinh động, trực quan dẫn đến học sinh không có hứng thú học tập.

  • Nhà trường, gia đình, xã hội không nhấn mạnh vai trò của môn Tiếng Anh cho học sinh

  • Chi phí để học sinh bồi dưỡng thêm môn Tiếng Anh tương đối cao (sách học, tài liệu học Tiếng Anh từ các nguồn uy tín có giá cả tương đối cao, …)

Lộ trình 14 tuần lấy lại gốc tiếng Anh cho học sinh lớp 8

Việc lấy lại gốc môn Tiếng Anh đòi hỏi học sinh phải dành công sức. Để làm được điều đó, học sinh có thể tham khảo Lộ trình lấy lại gốc môn Tiếng Anh được bài viết đề xuất sau.

Lộ trình lấy lại gốc môn Tiếng Anh lớp 8

Thời gian

Mục tiêu

Nội dung học

Hoạt động cụ thể

Tuần 1 - 2

Xây dựng nền tảng từ vựng

Từ vựng theo các Chủ đề - Unit theo Sách giáo khoa

  • Mỗi ngày học 10 - 15 từ vựng theo từng Unit

  • Đặt câu với mỗi từ vựng

  • Tạo Flashcard học từ vựng để hình thành Ghi nhớ chủ động (Active Recall)

  • Làm bài tập từ vựng trong sách

  • Ôn lại từ vựng đã học định kỳ. Áp dụng Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng (Spaced Repition). Ví dụ: Ngày 1 học 15 từ vựng Unit 1, học sinh ôn lại 15 từ vựng đó vào ngày hôm sau và tiếp tục học 15 từ vựng tiếp theo

Tuần 3 - 4

Xây dựng nền tảng Ngữ pháp

Các nội dung ngữ pháp quan trọng theo mỗi Unit trong Sách giáo khoa

  • Tổng hợp các cấu trúc ngữ pháp quan trọng trong chương trình lớp 8 từ mục lục Sách giáo khoa hoặc học sinh có thể tham khảo các nội dung ngữ pháp quan trọng đã được bài viết tổng hợp phía trên

  • Mỗi ngày học 1 công thức / cấu trúc ngữ pháp

  • Đặt câu cho mỗi công thức / cấu trúc ngữ pháp

  • Làm bài tập ngữ pháp trong sách

  • Ôn lại các dạng ngữ pháp đã học định kỳ. Ví dụ: Ngày 1, học sinh học Câu điều kiện, thì vào ngày 2 học sinh ôn lại công thức của Câu điều kiện và tiếp tục học nội dung ngữ pháp tiếp theo. Tương tự như vậy cho các cấu trúc ngữ pháp kế tiếp

Tuần 5

Tổng ôn Từ vựng và Ngữ pháp

Các nội dung Từ vựng và Ngữ pháp đã học trong 4 tuần trước

  • Ôn lại các Flashcard từ vựng

  • Viết lại các công thức ngữ pháp

  • Tham khảo làm các đề kiểm tra từ sách hoặc các nguồn uy tín trên mạng

Tuần 6 - 7

Rèn luyện kỹ năng Nghe

Cách phát âm, Accent, Kỹ thuật nghe

Giai đoạn 1 (Tuần 6)

  • Học bảng phát âm IPA

  • Nghe các đoạn hội thoại ngắn, đơn giản trong Sách giáo khoa

  • Nghiên cứu các dạng bài nghe phổ biến

  • Nghiên cứu các kỹ thuật nghe: Note - taking (Ghi chú), Identifying Keywords (Tìm từ khoá), …

  • Luyện nghe chép chính tả

Giai đoạn 2 (Tuần 7)

  • Làm các bài tập nghe trong Sách giáo khoa

  • Làm bài tập luyện nghe qua các nguồn đề từ bài thi IELTS, TOEFL, … Sau khi làm xong bài tập, học sinh chấm chữa bài kỹ lưỡng. Đánh dấu các câu làm đúng / sai. Đọc AudioScript để tìm ra nguyên nhân mắc lỗi và học thêm từ vựng, ngữ pháp từ AudioScript

Tuần 8 - 9

Rèn luyện kỹ năng Đọc

Cấu trúc bài viết trong Tiếng Anh, kỹ thuật đọc

Giai đoạn 1 - Tuần 8 (Tạo nền tảng)

  • Đọc các bài đọc ngắn, đơn giản trong sách giáo khoa

  • Nghiên cứu các kỹ thuật đọc: Skimming and Scanning (Đọc lướt và Đọc quét), Intensive Reading (Đọc sâu), Identifying Keywords (Tìm từ khoá)

Giai đoạn 2 - Tuần 9 (Luyện tập)

  • Làm các bài tập Đọc trong Sách giáo khoa

  • Làm bài Đọc từ các nguồn đề thi IELTS, TOEFL. Học sinh nên ưu tiên các nguồn đề có đáp án và lời giải chi tiết để học sinh hiểu được đáp án

Tuần 10 - 11

Rèn luyện kỹ năng Nói

Từ, cụm từ, thành ngữ / tục ngữ thường dùng trong văn nói, Cách phát âm, Accent

Giai đoạn 1 - Tuần 10 (Tạo nền tảng)

  • Ôn lại bảng IPA

  • Bật các đoạn hội thoại trong Sách giáo khoa, vừa nghe vừa đọc theo để cải thiện phát âm và accent

  • Học các mẫu câu giao tiếp phổ biến, các từ vựng, thành ngữ / tục ngữ dùng trong văn nói

Giai đoạn 2 - Tuần 11 (Luyện tập)

  • Luyện nói qua các bài thi IELTS, TOEFL, … Học sinh cố gắng sử dụng các từ vựng, thành ngữ / tục ngữ đã học trong giai đoạn 1 vào bài nói của minh

  • Nhờ thầy cô chấm chữa bài nói hoặc Học sinh tự đánh giá bài nói dựa trên Tiêu chí đánh giá, Band descriptor của mỗi kỳ thi (Tuy nhiên, học sinh nên nhờ thầy cô chấm chữa bài để có góc nhìn khách quan hơn)

  • Tham khảo các bài nói mẫu để bổ sung ideas, từ ngữ, cách nói tự nhiên như người bản xứ

Tuần 12 - 13

Rèn luyện kỹ năng Viết

Các dạng bài viết / phong cách viết trong Tiếng Anh, từ ngữ thường dùng trong văn viết

Giai đoạn 1 - Tuần 12 (Tạo nền tảng)

  • Học các từ ngữ thường dùng trong văn viết

  • Làm các bài tập Viết trong Sách giáo khoa

  • Nghiên cứu cấu trúc, cách viết cho mỗi hình thức, dạng bài, phong cách viết trong Tiếng Anh: Email, Essay, Letter, …| Cause and Effect Essay, Problem and Solution Essay, …| Informal, Formal, …

Giai đoạn 2 - Tuần 13 (Luyện tập)

  • Luyện viết đoạn văn, bài văn từ đa dạng nguồn đề: Tuyển sinh, IELTS, TOEFL, …

  • Nhờ thầy cô chấm chữa bài viết hoặc Học sinh tự đánh giá bài viết dựa trên Tiêu chí đánh giá, Band Descriptor của mỗi kỳ thi (Tuy nhiên, học sinh nên nhờ thầy cô chấm chữa bài để có góc nhìn khách quan hơn)

  • Tham khảo các bài viết mẫu để bổ sung ideas, từ ngữ, lối diễn đạt

Tuần 14

Tổng ôn kiến thức và Rèn luyện các kỹ năng

Các kiến thức đã học, các kỹ thuật làm bài

  • Làm bài các bài kiểm tra

  • Luyện đề thi chứng chỉ IELTS, TOEFL, … củng cố các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết

Những lưu ý khi lấy lại gốc môn tiếng Anh

  • Nên bắt đầu từ nền tảng, tránh “nhảy cóc”

  • Tự tạo môi trường Tiếng Anh: coi phim, đọc truyện, đọc sách, nghe nhạc bằng Tiếng Anh. Từ đó, học sinh tiếp xúc với Tiếng Anh nhiều hơn, hình thành được phản xạ khi giao tiếp, rèn luyện được các kỹ năng thường xuyên và học thêm nhiều từ ngữ

  • Thực hành thường xuyên để củng cố kiến thức, trau dồi kỹ năng. Ví dụ: với mỗi từ vựng học được, học sinh đặt một câu chứa từ vựng đó hoặc luyện nói trước gương, luyện đề thực chiến

  • Tự kiểm tra đánh giá thường xuyên

  • Có chiến lược khoa học khi luyện đề: tối ưu hiệu quả trong quá trình lấy lại gốc Tiếng Anh,

    nên chú trọng vào chất lượng, khoanh vùng các lỗi sai thường gặp và luyện tập cải thiện, tránh luyện đề liên tục nhưng không chấm chữa bài làm

    Sơ đồ

    Sơ đồ học tiếng Anh lớp 8

Tổng kết

Bài viết đã chia sẻ cách lấy lại gốc tiếng Anh lớp 8, mong rằng các em sẽ áp dụng để tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Bên cạnh việc bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh cũng có thể tham khảo khóa luyện thi IELTS Junior tại ZIM – một lựa chọn hiệu quả giúp cải thiện đồng đều cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
GV
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, 8.0 IELTS (2) • 3 năm kinh nghiệm giảng dạy tại ZIM, 2 năm làm việc ở các vị trí nghiên cứu và phát triển học liệu, sự kiện tại trung tâm. • Triết lý giáo dục của tôi xoay quanh việc giúp học viên tìm thấy niềm vui trong học tập, xây dựng lớp học cởi mở, trao đổi tích cực giữa giáo viên, học viên với nhau. "when the student is ready, the teacher will appear."

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...