Cải thiện kỹ năng làm bài IELTS Reading dạng Matching Headings bằng việc đưa ra dự đoán

Đã từ lâu, Matching Headings có thể được xem như là một trong những dạng bài gây khó khăn cho nhiều người học, bởi độ dài của nội dung cần phải đọc, cũng như việc suy luận, đối chiếu để chọn được Headings phù hợp cho mỗi đoạn. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số hướng dẫn liên quan đến việc dự đoán thông tin, với mong muốn giúp người học cải thiện khả năng làm bài Matching Headings trong IELTS Reading.
author
Trần Thị Thu Thảo
12/07/2023
cai thien ky nang lam bai ielts reading dang matching headings bang viec dua ra du doan

Key Takeaways

Việc đưa ra dự đoán khi làm bài Matching Headings gồm:

  • Dự đoán nội dung đoạn văn từ tiêu đề

  • Dự đoán ý chính của đoạn văn

Hai quá trình này có mang lại lợi ích nhất định cho việc đọc hiểu, và nên được thực hiện song song khi làm bài reading Matching Headings, để tăng độ chính xác khi chọn đáp án.

Sơ lược về dạng bài Matching Headings trong phần thi IELTS Reading

Matching Headings có thể được dịch sang tiếng Việt là dạng Nối tiêu đề. Khi xuất hiện dạng này, đề bài thường bao gồm một bảng “List of Headings” (Danh sách các tiêu đề), trong đó các Headings (Tiêu đề) được liệt kê bằng ký tự la mã i, ii, iii, iv, … Nội dung các Headings này thường sẽ là cụm danh từ hoặc cụm động từ. Bên dưới “List of Headings” này là phần câu hỏi (được đánh số tự nhiên), yêu cầu người đọc tìm Headings cho các Paragraph (Đoạn văn) nào đó.

Dưới đây là minh họa một đề bài dạng Matching Headings:

image-alt

Số lượng câu hỏi sẽ ít hơn số lượng các Headings, người học cần đọc các đoạn văn được yêu cầu trong câu hỏi, và nối với Heading phù hợp cho đoạn đó. Đáp án cần được viết ở dạng ký tự la mã.

Một số đề sẽ có phần ví dụ cho trước, vì thế người đọc cần nhanh chóng loại bỏ các đoạn văn và tiêu đề đã được làm sẵn trước để tránh mất thời gian.

Khái niệm về việc đưa ra dự đoán khi làm bài Matching Headings

Khi làm bài Matching Headings, người đọc có thể sẽ cần tiến hành hai kiểu dự đoán thông tin:

(1) Dự đoán nội dung đoạn văn từ tiêu đề (heading)

Đây là kiểu dự đoán ngược với trình tự làm bài thông thường. Người đọc đưa ra dự đoán ngay khi đọc các tiêu đề. Cụ thể, trước khi bắt đầu đọc đoạn văn, người đọc sẽ dự đoán trước rằng với tiêu đề như thế này, loại thông tin gì có thể xuất hiện trong đoạn văn.

(2) Dự đoán ý chính của đoạn văn

Sau khi đã đọc xong một đoạn văn, người đọc sẽ cố gắng đúc kết những gì mình vừa đọc để hình dung trước ý chính của đoạn này là gì. Tiếp theo, khi nhìn vào các tiêu đề, người đọc sẽ chọn cái khớp với ý chính đã hình dung trước đó nhất.

Hai kiểu dự đoán này đều đóng vai trò quan trọng nhất định, vì thế nên được thực hiện song song khi người đọc luyện tập dạng bài Matching Headings.

Tầm quan trọng của việc đưa ra các dự đoán khi làm bài Matching Headings 

Tầm quan trọng của việc dự đoán nội dung đoạn văn từ tiêu đề

Nắm được cách các tiêu đề tóm tắt nội dung các đoạn văn: Người học sẽ có cơ hội luyện tập hình dung trước những thông tin có thể xuất hiện trong đoạn văn với các tiêu đề khác nhau, nói cách khác, người học sẽ cố gắng hình dung trước bố cục đoạn văn, và điều này giúp người đọc làm quen với việc brainstorm ý tưởng. Chẳng hạn, qua quá trình luyện tập, người đọc sẽ nhận ra rằng đối với các tiêu đề như “past vs present”, hay “expectation vs reality”, thông tin trong đoạn văn thường sẽ được trình bày thành hai phần, và thường với thứ tự tương tự trong tiêu đề (ví dụ: nửa đầu của đoạn nói về “past” và nửa sau của đoạn nói về “present”).

Đẩy nhanh tốc độ chọn tiêu đề: Khi đã dự đoán thông tin có thể xuất hiện trong đoạn văn, người học có thể loại trừ đáp án dễ dàng hơn khi phát hiện đoạn văn có thông tin không phù hợp với những gì đã dự đoán. Ví dụ, tiêu đề “past vs present” sẽ không thể là lựa chọn cho một đoạn văn chỉ đưa thông tin về “present”. Ngoài ra, việc phân tích và dự đoán thông tin từ tiêu đề có thể giúp người đọc phân biệt các tiêu đề gần giống nhau dễ dàng hơn (xem ví dụ minh họa trong phần bên dưới).

Tầm quan trọng của việc dự đoán ý chính của đoạn văn

Giúp rèn luyện khả năng nhận biết ý chính và mục đích của các đoạn văn: Đây là tác dụng tiêu biểu nhất. Trong quá trình đọc và dự đoán ý chính nhiều đoạn văn và đối chiếu với đáp án, người đọc có thể rút kinh nghiệm từ những lần đoán đúng và đoán sai.

Tăng khả năng tập trung và tăng cường sự tương tác với văn bản: Để dự đoán được ý chính của đoạn văn, người đọc bắt buộc phải vận dụng khả năng tập trung của mình để đọc hiểu và suy ra được nội dung chính của các câu trong đoạn và không ngừng tư duy để tìm ra mối liên kết giữa các câu trong đoạn. Điều này đòi hỏi ở người đọc khả năng tập trung cao độ để “hiểu”, thay vì chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” cả đoạn mà không đọng lại gì trong đầu.

Tăng khả năng tìm kiếm thông tin chính xác trong văn bản: Như đã nhắc phía trên, để suy ra được ý chính cả đoạn, người học cần hiểu ý chính từng câu văn trong đoạn và phải nhận ra mối liên kết giữa các câu, tức là nhận ra vai trò của các câu văn trong đoạn: liệu rằng câu này chứa thông tin quan trọng, nó là câu chủ đề đoạn (câu chứa ý chính cả đoạn), hay chỉ là câu đặt vấn đề, hoặc câu đưa thông tin bổ sung, giải thích thêm cho câu trước. Điều này có tác dụng giúp người đọc rèn luyện khả năng phân biệt các loại thông tin trong văn bản.

Cách thực hiện việc đưa ra dự đoán khi làm bài Matching Headings

(1) Dự đoán nội dung đoạn văn từ tiêu đề (Headings)

Khi đọc các Headings, người đọc nên hình dung đại khái về những thông tin có thể xuất hiện trong đoạn với mỗi Heading. Để làm được điều này, người đọc cần lưu ý đánh dấu các từ khóa quan trọng trong Headings.

Minh họa:

(i) Reasons why we have more faith in human judgement than in AI

(ii) Widespread distrust of an AI innovation

Hai headings này đều liên quan đến niềm tin của con người vào AI, nhưng heading số (i) nhấn mạnh các lý do (reasons) tạo sao con người tin tưởng phán đoán của con người hơn là AI. Từ reasons dạng số nhiều, vậy trong đoạn sẽ có sự liệt kê hoặc bổ sung thêm thông tin để đưa ra nhiều lý do. Người đọc nên liên tưởng đến những cấu trúc bổ sung thông tin. Ngoài ra, để đưa lý do, trong đoạn có thể xuất hiện các cụm từ/cấu trúc để đưa lý do như because, since, as, due to, explain, cause, arise from, come from, be driven by, be based on, v.v.

Trong khi đó, với heading số (ii), đoạn văn sẽ trình bày sự mất lòng tin rộng rãi vào một phát minh nào đó của AI (an AI innovation). Tức là trong đoạn đó cần nhắc đến một phát minh cụ thể của AI.

Sau đó, khi tiến hành đọc bài, người đọc sẽ có thể liên hệ đến những headings này khi bắt gặp thông tin liên quan đến những cái đã đoán. Chẳng hạn, hai đoạn văn bên dưới đều có nhắc đến niềm tin đối với AI qua các từ vựng như: suspicion and disbelief ở đoạn A, và trust, their reluctance to accept ở đoạn B. Lúc này người đọc sẽ liên tưởng đến hai headings trên và những hình dung về chúng, nhưng người đọc cần tiếp tục đọc đoạn văn kỹ hơn để củng cố những dự đoán còn lại.

Đoạn A:

“Take the case of Watson for Oncology, one of technology giant IBM’s supercomputer programs. Their attempt to promote this program to cancer doctors was a PR disaster. The AI promised to deliver top-quality recommendations on the treatment of 12 cancers that accounted for 80% of the world’s cases. But when doctors first interacted with Watson, they found themselves in a rather difficult situation. On the one hand, if Watson provided guidance about a treatment that coincided with their own opinions, physicians did not see much point in Watson’s recommendations. The supercomputer was simply telling them what they already knew, and these recommendations did not change the actual treatment.

On the other hand, if Watson generated a recommendation that contradicted the experts’ opinion, doctors would typically conclude that Watson wasn’t competent. And the machine wouldn’t be able to explain why its treatment was plausible because its machine-learning algorithms were simply too complex to be fully understood by humans. Consequently, this has caused even more suspicion and disbelief, leading many doctors to ignore the seemingly outlandish AI recommendations and stick to their own expertise.”

Đoạn B:

“This is just one example of people’s lack of confidence in AI and their reluctance to accept what AI has to offer. Trust in other people is often based on our understanding of how others think and having experience of their reliability. This helps create a psychological feeling of safety. AI, on the other hand, is still fairly new and unfamiliar to most people. Even if it can be technically explained (and that’s not always the case), AI’s decision-making process is usually too difficult for most people to comprehend. And interacting with something we don’t understand can cause anxiety and give us a sense that we’re losing control.

Many people are also simply not familiar with many instances of AI actually working, because it often happens in the background. Instead, they are acutely aware of instances where AI goes wrong. Embarrassing AI failures receive a disproportionate amount of media attention, emphasising the message that we cannot rely on technology. Machine learning is not foolproof, in part because the humans who design it aren’t.

(Trích Bài đọc Attitudes towards Artificial Intelligence, Cambridge IELTS 16)

Ở đoạn A, đối tượng tên là Waston - một chương trình siêu máy tính, được nhắc xuyên suốt thông qua các từ như (Waston, this program, the AI, the supercomputer, the machine). Nó chính là một phát minh của AI - an AI innovation - thông tin trong tiêu đề số (ii). Đọc kỹ đoạn A, người đọc sẽ càng chắc chắn hơn rằng đoạn này nói về sự mất lòng tin rộng rãi vào một phát minh của AI - tiêu đề (ii) - thông qua các thông tin được gạch chân.

Ở đoạn B, các cụm từ như based on, be explained, can cause, because được sử dụng để đưa lý do liên quan đến niềm tin của con người vào AI. Từ “also” được in đậm đóng vai trò đưa thêm ý. Những thông tin này khớp với dự đoán về tiêu đề (i). Đọc kỹ đoạn B, người đọc sẽ càng chắc chắn hơn rằng đoạn này giải thích các lý do tại sao con người không có niềm tin vào AI - tiêu đề (i) - thông qua các thông tin được gạch chân.

(2) Dự đoán ý chính của đoạn văn và đối chiếu với các Headings

Thông thường người đọc có thể chú ý vào các từ khóa/ thông tin được lặp lại xuyên suốt đoạn văn, hoặc cố gắng nhận ra mối liên quan giữa câu trước câu sau trong đoạn để xác định câu chủ đề (chứa ý chính) (thường là các câu đầu hoặc cuối đoạn).

Trường hợp trong đoạn văn xuất hiện các từ nối, người đọc lưu ý một số nhóm từ nối hay gặp sau:

  • In other words/ In general/ In short, v.v: đây là câu tóm tắt, thường chứa ý chính của đoạn, đặc biệt khi được đặc cuối đoạn.

  • For example/ For instance/ To illustrate, v.v: đây là câu ví dụ hoặc minh họa, ý chính thường sẽ nằm trước đó.

  • However/ Nevertheless/ On the contrary/ But, v.v: đây là dấu hiệu xuất hiện thông tin trái ngược hoặc phản bác lại, thường chứa nội dung quan trọng cần được lưu tâm.

  • Moreover/ In addition/ Additionally/ Another … is/ Also, v.v: thông tin bổ sung cho ý trước, thường chứa nội dung quan trọng cần được lưu tâm.

Minh họa 1:

Xét đoạn văn sau:

image-alt

Đầu tiên, đoạn văn trên có sự xuất hiện liên tục của các cụm từ chỉ thời gian, theo trình tự (các cụm được highlight màu xám), người học có thể đoán được rằng đoạn văn mô tả sự tiến triển của một điều gì đó.

Tiếp theo, thông tin về những sự đe dọa đối với số lượng rùa được lặp lại xuyên suốt đoạn văn. Chú ý vào những thông tin được highlight màu đỏ, người đọc cần xâu chuỗi được rằng các thông tin này đều nói về quần thể loài rùa và quá trình chúng bị khai thác, làm hại.

Vậy, người đọc có thể đưa ra dự đoán rằng đoạn này nêu thông tin về sự tiến triển/ quá trình quần thể loài rùa nào đó bị đe dọa.

Bước tiếp theo, người học tiến hành đối chiếu với các Headings và sẽ dễ dàng nhận ra được Heading liên quan là “Developments to the disadvantage of tortoise populations” (Những sự tiến triển dẫn đến bất lợi của quần thể rùa.)

Minh họa 2:

Xét đoạn văn sau:

image-alt

Từ những thông tin trong hình, người đọc có thể dự đoán rằng: ý chính của đoạn có thể liên quan đến việc lên kế hoạch cho một điều gì đó tham vọng hơn (chuyển đổi từ hoạt động cũ với quy mô số lượng nhỏ, sang cái mới tham vọng hơn).

Bước tiếp theo, người học tiến hành đối chiếu với các Headings và sẽ nhanh chóng chọn được Heading phù hợp là “Planning a bigger idea” (Lên kế hoạch một ý tưởng lớn hơn).

Tóm lại, việc dự đoán khi làm dạng bài IELTS Matching Headings có thể được thực hiện hai chiều, giúp sự lựa chọn trở nên chắc chắn và chính xác hơn.

Tóm tắt các bước làm bài dạng Matching Headings:

B1: Đọc headings: dự đoán những thông tin sẽ xuất hiện, nên highlight keywords trong headings để hỗ trợ ghi nhớ.

B2: Đọc đoạn văn: liên kết ý của các câu (chú ý vào thông tin được lặp lại xuyên suốt, các từ nối) để hình dung ý chính của đoạn, nên highlight thông tin nổi bật để hỗ trợ ghi nhớ.

B3: Đối chiếu, loại trừ và chọn đáp án: với những thông tin vừa rồi, các headings nào có thể loại trừ, heading nào thỏa mãn. 

Thực hành

Áp dụng việc đưa ra dự đoán để làm bài tập Matching Headings sau đây:

List of Headings:

i. Complaints about the impact of a certain approach

ii. Fundamental beliefs that are in fact incorrect

iii. Early recommendations concerning business activities

iv. Organisations that put a new approach into practice

v. Companies that have suffered from changing their approach

vi. What people are increasingly expected to do

vii. Evidence that a certain approach can have more disadvantages that advantages

Why companies should welcome disorder

Section A

Organisation is big business. Whether it is of our lives – all those inboxes and calendars – or how companies are structured, a multi-billion dollar industry helps to meet this need.

We have more strategies for time management, project management and self-organisation than at any other time in human history. We are told that we ought to organise our company, our home life, our week, our day and seven our sleep, all as a means to becoming more productive. Every week, countless seminars and workshops take place around the world to tell a paying public that they ought to structure their lives in order to achieve this.

This rhetoric has also crept into the thinking of business leaders and entrepreneurs, much to the delight of self-proclaimed perfectionists with the need to get everything right. The number of business schools and graduates has massively increased over the past 50 years, essentially teaching people how to organise well.

Section B

Ironically, however, the number of businesses that fail has also steadily increased. Work-related stress has increased. A large proportion of workers from all demographics claim to be dissatisfied with the way their work is structured and the way they are managed.

This begs the question: what has gone wrong? Why is it that on paper the drive for organisation seems a sure shot for increasing productivity, but in reality falls well short of what is expected?

Section C

This has been a problem for a while now. Frederick Taylor was one of the forefathers of scientific management. Writing in the first half of the 20th century, he designed a number of principles to improve the efficiency of the work process, which have since become widespread in modern companies. So the approach has been around for a while.

Section D

New research suggests that this obsession with efficiency is misguided. The problem is not necessarily the management theories or strategies we use to organise our work; it’s the basic assumptions we hold in approaching how we work. Here it’s the assumption that order is a necessary condition for productivity. This assumption has also fostered the idea that disorder must be detrimental to organisational productivity. The result is that businesses and people spend time and money organising themselves for the sake of organising, rather than actually looking at the end goal and usefulness of such an effort. 

Section E

In recent times companies have slowly started to embrace this disorganisation. Many of them embrace it in terms of perception (embracing the idea of disorder, as opposed to fearing it) and in terms of process (putting mechanisms in place to reduce structure).

For example, Oticon, a large Danish manufacturer of hearing aids, used what it called a ‘spaghetti’ structure in order to reduce the organisation’s rigid hierarchies. This involved scrapping formal job titles and giving staff huge amounts of ownership over their own time and projects. This approach proved to be highly successful initially, with clear improvements in worker productivity in all facets of the business.

In similar fashion, the former chairman of General Electric embraced disorganisation, putting forward the idea of the ‘boundaryless’ organisation. Again, it involves breaking down the barriers between different parts of a company and encouraging virtual collaboration and flexible working. Google and a number of other tech companies have embraced (at least in part) these kinds of flexible structures, facilitated by technology and strong company values which glue people together.

(Trích Bài đọc Why companies should welcome disorder, Cambridge IELTS 14)

Đáp án

A. vi

B. i

C. iii

D. ii

E. iv

Giải thích đáp án:

Phân tích các Headings:

i. Complaints about the impact of a certain approach (Các phàn nàn về ảnh hưởng của một phương pháp nào đó): trong đoạn văn sẽ xuất hiện nhiều thông tin phàn nàn, nêu ra tác động xấu của một approach nào đó.

ii. Fundamental beliefs that are in fact incorrect (Những niềm tin cơ bản mà trong thực tế là không chính xác): trong đoạn văn sẽ xuất hiện các niềm tin của con người, và thông tin cho thấy nó sai.

iii. Early recommendations concerning business activities (Những khuyến nghị ban đầu liên quan đến hoạt động doanh nghiệp): trong đoạn văn sẽ xuất hiện thông tin về thời gian (vì heading có từ early), các đề xuất gì đó liên quan đến doanh nghiệp, công ty.

iv. Organisations that put a new approach into practice (Các tổ chức đưa một cách tiếp cận mới vào thực tế): trong đoạn văn sẽ xuất hiện các tổ chức (thường là tên riêng) mà áp dụng approach mới.

v. Companies that have suffered from changing their approach (Các công ty gặp khó khăn khi thay đổi cách tiếp cận): trong đoạn văn sẽ xuất hiện các công ty (thường là tên riêng) mà gặp khó khăn (thông tin tiêu cực).

vi. What people are increasingly expected to do (Những điều con người đang ngày càng được mong đợi sẽ làm): trong đoạn văn sẽ nhắc đến con người/chúng ta, và trình bày cụ thể ra con người được mong đợi nên làm gì.

vii. Evidence that a certain approach can have more disadvantages that advantages (Bằng chứng cho thấy một cách tiếp cận nào đó có thể có nhiều nhược điểm hơn là ưu điểm): trong đoạn văn sẽ xuất hiện các cụm từ cả về tác hại và lợi ích, có so sánh tác hại vượt qua lợi ích.

Phân tích các đoạn văn:

Section A

image-alt

Xuyên suốt các câu trong Section A, thông tin về sự sắp xếp/tổ chức được nhắc đến: organisation, structured, management, organise, structure, get everything right. Ngoài ra, đối tượng we, the publicpeople được nhắc đến, đây là những từ chỉ con người chúng ta. Ở phần giữa, tác giả đưa thông tin rằng con người được bảo là nên organise nhiều thứ trong cuộc sống (từ company đến sleep), nhiều buổi hội thảo (seminars và workshops) nói với (tell) công chúng rằng họ nên structure their lives, phần cuối có business schools, graduates tăng lên với mục đích là dạy cho mọi người cách organise well.

=> Dự đoán ý chính: đưa ra hiện trạng rằng con người (we/people/the public) được yêu cầu cần phải sắp xếp, tổ chức cuộc sống.

=> Dự đoán này khớp với tiêu đề vi. What people are increasingly expected to do (Những điều con người đang ngày càng được mong đợi sẽ làm) 

Section B

image-altXuyên suốt section B là các thông tin tiêu cực như: thất bại, áp lực công việc, một phần lớn nhân viên tuyên bố rằng không hài lòng với cách công việc của họ bị tổ chức và cách họ bị quản lý, và trên giấy tờ, sự tổ chức dường như có lợi (increase productivity - tăng năng suất), nhưng trên thực tế thì không làm được những gì được mong đợi (falls well short of what is expected).

=> Dự đoán ý chính: đoạn có thể nói về tác hại/mặt không tốt/ hoặc thông tin tiêu cực về organisation.

=> Tiêu đề khớp với nội dung này là i. Complaints about the impact of a certain approach (Các phàn nàn về ảnh hưởng của một phương pháp nào đó). “A certain approach” ở đây ám chỉ “organisation”.

Section C

image-alt

=> Dự đoán ý chính: đoạn nói về sự tồn tại từ trước của một số principles và chúng từ đó trở nên phổ biến rộng rãi (become widespread) ở các doanh nghiệp hiện đại.

=> Tiêu đề khớp với nội dung này là iii. Early recommendations concerning business activities (Những khuyến nghị ban đầu liên quan đến hoạt động doanh nghiệp)

Section D

image-alt

=> Dự đoán ý chính: Xuyên suốt section D nói về “assumption” (nhận định, giả thiết) nào đó. Đầu đoạn có đưa ra thông tin gì đó là sai lầm (misguided), và vấn đề nằm ở “the basic assumptions” (các nhận định căn bản) của chúng ta. Phần sau của đoạn phân tích nhận định đó là gì và đưa kết quả của nhận định (doanh nghiệp và con người dành thời gian tiền bạc để organise bản thân họ chỉ vì sự tổ chức, chứ không nhìn nhận mục tiêu và lợi ích cuối cùng => điều sai lầm).

=> Tiêu đề khớp với nội dung này là ii. Fundamental beliefs that are in fact incorrect (những niềm tin cơ bản mà thật ra không đúng)

Section E

image-alt

=> Dự đoán ý chính: Xuyên suốt section E đưa ví dụ các công ty mà bắt đầu đi theo phương pháp disorganisation.

=> Tiêu đề khớp với nội dung này là iv. Organisations that put a new approach into practice (Các tổ chức đưa một cách tiếp cận mới vào thực tế).

Tham khảo thêm:

Lời kết 

Dự đoán là một trong những kỹ năng quan trọng nếu người đọc muốn cải thiện khả năng làm dạng bài IELTS Matching Headings. Có thể nhiều người đọc đã và đang áp dụng việc dự đoán này một cách vô thức khi làm bài, nhưng cũng không ít người đọc chỉ nhìn lướt và tìm từ khóa giống nhau giữa Headings và đoạn văn. Dù rơi vào trường hợp nào, tác giả muốn củng cố lại một lần nữa cho người đọc rằng việc dự đoán cho dạng Matching Headings có thể được thực hiện hai chiều, và người đọc nên linh hoạt áp dụng điều này để nâng cao tính chính xác khi làm bài.

Trong quá trình phân tích ví dụ minh họa và giải bài tập, tác giả có đề cập sơ qua về một số kỹ thuật đọc hiểu khác như xác định keywords, nội dung chính của câu nhưng chưa hướng dẫn cụ thể, người đọc có thể tham khảo thêm về những kỹ thuật này ở các bài viết bên dưới đây.

Works Cited

Để làm quen với format đề thi IELTS thực tế và rèn luyện kỹ năng làm bài. Hãy tham gia thi thử IELTS online tại ZIM nhận ngay kết quả.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu