Banner background

Matching Headings – Phân tích cấu trúc đoạn văn và ứng dụng trong IELTS Reading

Dạng bài matching headings là một dạng bài đòi hỏi người viết phải xác định đúng nội dung chính của các đoạn văn trong bài. Phân tích cấu trúc đoạn văn, giúp người đọc nhìn nhận đúng các vai trò của các câu trong đoạn văn dễ dàng hơn.
matching headings phan tich cau truc doan van va ung dung trong ielts reading

Dạng bài matching headings là một dạng bài đòi hỏi người viết phải xác định đúng nội dung chính của các đoạn văn trong bài. Phân tích cấu trúc đoạn văn, giúp người đọc nhìn nhận đúng các vai trò của các câu trong đoạn văn dễ dàng hơn. Từ đó, tìm ra các ý tưởng chính trong đoạn nhằm phục vụ cho công đoạn làm bài thi IELTS Reading.

Các kiểu cấu trúc đoạn văn trong dạng Matching headings

Đoạn văn là gì?

  • Đoạn văn chứa nhiều những câu văn được sắp xếp nhằm cung cấp những thông tin để phục vụ cho việc phát triển một ý tưởng nào đó. Thường mỗi đoạn văn sẽ xoay quanh một ý tưởng chủ đạo.

  • Độ dài đoạn văn phụ thuộc vào nội dung phát triển cho một ý tưởng. Văn bản học thuật không quy định độ dài một đoạn văn.

Cấu trúc thông tin của một đoạn văn Matching headings

Một đoạn văn matching headings thường được chia thành 3 phần chính:

  • Topic sentence (TS): Câu văn giới thiệu chủ đề và ý tưởng bao quát đoạn văn đó. Topic sentence nắm giữ ý tưởng chính của cả đoạn. Mọi thông tin còn lại trong đoạn đều phục vụ mục đích làm rõ, chứng minh, phát triển ý cho topic sentence.

  • Supporting details (SS): Các câu văn giải thích cho TS. Các hình thức của SS thường là giải thích, ví dụ, thống kê, so sánh,… Những thông tin này được sắp xếp theo một cấu trúc dễ theo dõi để truyền tải được các ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả. Thông thường, người đọc có thể nhận biết được supporting sentences thông qua các từ nối câu bên cạnh nội dung của chúng.

  • Concluding sentences (CS): Câu kết luận đoạn. Tuy nhiên, CS không phải thành phần cố định, bắt buộc phải có trong đoạn văn.

Một số vị trí phổ biến của Topic sentence trong dạng Matching headings

0

0

0

Dạng đề Matching headings

Hình thức của dạng Matching headings

  • Các đoạn được đặt tên tương ứng A, B, C, …

  • Các tiêu đề cho sẵn đánh số La Mã i, ii, iii, …

  • Số heading thường nhiều hơn số đoạn.

Yêu cầu của dạng Matching headings

Dạng bài matching headings yêu cầu thí sinh chọn được heading tương ứng với từng đoạn. Mỗi đoạn chỉ có một heading duy nhất.

Heading này là ý chính (topic sentence) của cả đoạn.

Ví dụ:

Choose the correct heading for each paragraph from the list of headings below.

List of headings

  1. The search for the reason for an increase in population

  2. The time and place of The Industrial Revolution

  3. The cases of Holland, France and China

  4. Comparisons with Japan lead to the answer

  5. Two keys to Britain’s Industrial Revolution

  6. Industrialization and the fear of unemployment

  7. Conditions required for Industrial Revolution

Tea and the Industrial Revolution

A cambridge professor says that a change in drinking habits was the reason for the Industrial Revolution in Britain. Anjana Abuja reports

A. Alan Macfarlane, professor of anthropological science at King’s College, Cambridge, has, like other historians, spent decades wrestling with the enigma of the Industrial Revolution. Why did this particular Big Bang – the world changing birth of industry – happen in Britain? And why did it strike at the end of the 18th century?

B. Macfarlane compares the puzzle to a combination lock. ‘There are about 20 different factors and all of them need to be present before the revolution can happen,’ he says. For industry to take off, there needs to be the technology and power to drive factories, large urban populations to provide cheap labour, easy transport to move goods around, an affluent middle-class willing to buy mass-produces objects, a market-driven economy and a political system that allows this to happen. While this was the case for England, other nations, such as Japan, the Netherlands and France also met some of these criteria but were not industrializing. ‘All these factors must have been  necessary but not sufficient to cause the revolution,’ says Macfarlane. ‘After all, Holland had everything except coal, while China also had many of these factors. Most historians are convinced there are one or two missing factors that you need to open the ’

C. The missing factors, he proposes, are to be found in almost every kitchen cupboard. Tea and beer, two of the nation’s favourite drinks, fueled the revolution. the antiseptic properties of tannin, the active ingredient in tea, and of hops in beer – plus the fact that both are made with boiled water – allowed urban communities to flourish at close quarters without succumbing to water-borne diseases such as dysentery. The theory sounds eccentric but once he starts to explain the detective work that went into his deduction, the skepticism gives way to wary admiration. Macfarlane’s case has been strengthened by support from notable quarters – Roy Porter, the distinguished medical historian, recently wrote a favourable appraisal of his

D. Macfarlane had wondered for a long time how the Industrial Revolution  came about. Historians had alighted on one interesting factor around the mid-18th century that required explanation. Between about 1650 and 1740, the population in Britain was static. But then there was a burst in population growth. Macfarlane says: ‘The infant mortality rate halved in the space of 20 years, and this happened in both rural areas and cities, and across all classes. People suggested four possible causes. Was there a sudden change in the viruses and bacteria around? Unlikely. Was there a  change in environmental conditions? There were improvements in agriculture that wiped out malaria, but these were small grains. Sanitation did not become widespread until the 19th The only option left is food. But the height and weight statistics show a decline. So the food must have got worse. Efforts to explain this sudden reduction in child deaths appeared to draw a blank.’

E. This population burst seemed to happen at just the right time to provide labour for the Industrial Revolution. ‘When you start moving towards an industrial revolution, it is economically efficient to have people living close together,’  says Macfarlane. ‘But then you get disease, particularly from human waste.’ Some digging around in historical records revealed that there was a change in the incidence of water-borne disease at that time, especially dysentery. Macfarlane deduced that whatever the British were drinking must have been important in regulating disease. He says, ‘We drank beer. For a long time, the English were protected by the strong antibacterial agent in hops, which were added to help preserve the beer. But in the late 17th century a tax was introduced on malt, the basic ingredient of beer. The poor turned to water and gin and in the 1720s the mortality rate began to rise again. Then it suddenly dropped again. What caused this?’

F. Macfarlane looked to Japan, which was also developing large cities about the same time, and also had no sanitation. Water-borne diseases had a much looser grip on the Japanese population than those in Britain. Could it be the prevalence of tea in their culture? Macfarlane then noted that the history of tea in Britain provided an extraordinary coincidence of dates. Tea was relatively expensive until Britain started a direct dipper trade with China in the early 18th century. By the 1740s, about the time that infant mortality was dipping, the drink was common. Macfarlane guessed that the fact that water had to be boiled, together with the stomach-purifying properties of tea meant that the breast milk provided by mothers was healthier than it had ever been. No other European nation sipped tea like the British, which, by Macfarlanes logic, pushed these other countries out of contention for the revolution.

G. But, if tea is a factor in the combination lock, why didn’t Japan forge ahead in a tea-soaked industrial revolution of its own? Macfarlane notes that even though 17th-century Japan had large cities, high literacy rates, even a futures market, it had turned its back on the essence of any work-based revolution by giving up labour-saving devices such as animals, afraid that they would put people out of work. So, the nation that we now think of as one of the most technologically advanced entered the 19th century having ‘abandoned the wheel’.

Ứng dụng phân tích cấu trúc đoạn để tìm heading.

Xác định các vị trí phổ biến của topic sentence trong đoạn bài Matching headings

Sắp xếp thông tin trong đoạn

Ví dụ

Giải thích

 

 

 

0

 

Macfarlane compares the puzzle to a combination lock. ‘There are about 20 different factors and all of them need to be present before the revolution can happen,’ he says. For industry to take off, there needs to be the technology and power to drive factories, large urban populations to provide cheap labour, easy transport to move goods around, an affluent middle-class willing to buy mass-produces objects, a market-driven economy and a political system that allows this to happen. While this was the case for England, other nations, such as Japan, the Netherlands and France also met some of these criteria but were not industrializing. ‘All these factors must have been  necessary but not sufficient to cause the revolution,’ says Macfarlane. ‘After all, Holland had everything except coal, while China also had many of these factors. Most historians are convinced there are one or two missing factors that you need to open the lock ’

Topic sentence nằm đầu đoạn.

Tác giả đề cập đến “20 different factors”. Các câu văn sau đi sâu hơn vào các ví dụ với các nước England, Japan, Netherlands France, Holland và China.

0

 Macfarlane had wondered for a long time how the Industrial Revolution  came about. Historians had alighted on one interesting factor around the mid-18th century that required explanation. Between about 1650 and 1740, the population in Britain was static. But then there was a burst in population growth. Macfarlane says: ‘The infant mortality rate halved in the space of 20 years, and this happened in both rural areas and cities, and across all classes. People suggested four possible causes. Was there a sudden change in the viruses and bacteria around? Unlikely. Was there a  change in environmental conditions? There were improvements in agriculture that wiped out malaria, but these were small grains. Sanitation did not become widespread until the 19th The only option left is food. But the height and weight statistics show a decline. So the food must have got worse. Efforts to explain this sudden reduction in child deaths appeared to draw a blank.’

Vị trí của topic sentence nằm ở cuối đoạn.

Tác giả đưa các giả thiết nhằm giải thích cho “reduction in child deaths”. Những giả thiết này đều được bác bỏ.

Sau đó, tác giả kết luận lại thành nhận định bao hàm các ý trên.

0

But, if tea is a factor in the combination lock, why didn’t Japan forge ahead in a tea-soaked industrial revolution of its own? Macfarlane notes that even though 17th-century Japan had large cities, high literacy rates, even a future market, it had turned its back on the essence of any work-based revolution by giving up labour-saving devices such as animals, afraid that they would put people out of work. So, the nation that we now think of as one of the most technologically advanced entered the 19th century having ‘abandoned the wheel’.

Vị trí của topic sentence nằm ở giữa đoạn.

Người viết đưa một câu dẫn dắt gây chú ý cho độc giả về một trường hợp ngoại lệ là Japan. Sau đó đưa ra quan điểm về chính về việc tại sao người Nhật từ chối sử dụng “labour-saving devices such as animals”. Và cuối cùng, đưa ra kết quả liên quan đến quan điểm chính.

 Cambridge IELTS 10, test 2, Cambridge University Press

Xác nhận vị trí của topic sentence dựa vào các câu còn lại của đoạn văn.

Một đoạn văn bao gồm một câu mang ý tưởng chính cho toàn đoạn. Các câu còn lại dù ở vị trí nằm trước hay sau đều có ý nghĩa bổ sung, phát triển hoặc dẫn dắt cho ý tưởng chính. Vì vậy, bằng việc  xác định mối liên hệ giữa các câu với nhau, người đọc có thể tìm ra ý chính trong đoạn văn.

Topic sentence

There are two other kinds of research that have thrown some light on the origins of the Native American population; they involve the study of teeth and of languages

Supporting detail 1

The biological anthropologist Christy Turner is an expert in the analysis of changing physical characteristics in human teeth. He argues that tooth crowns and roots 5 have a high genetic component, minimally affected by environmental and other factors.

Supporting detail 2

Studies carried out by Turner of many thousands of New and Old World specimens, both ancient and modern, suggest that the majority of prehistoric Americans are linked to Northern Asian populations by crown and root traits such as incisor shoveling (a scooping out on one or both surfaces of the tooth), single-rooted upper first premolars 6 and triple-rooted lower first molars.

Từ câu số 2 trở đi, tác giả chỉ ra các thông tin chi tiết hơn về “two other kinds of research”. Như vậy, các thông tin trên đều nhằm bổ sung, mở rộng, chứng minh cho câu đầu tiên trong đoạn. Hay nói cách khác, câu đầu tiên chung nhất, bao hàm nhất. Vì vậy câu (1) là câu topic sentence.

Ví dụ 2:

Topic Sentence

The second approach also concentrates on road transport pricing but is accompanied by measures to increase the efficiency of the other modes (better quality of services, logistics, technology).

Supporting details

However, this approach does not include investment in new infrastructure, nor does it guarantee better regional cohesion. It could help to achieve greater uncoupling than the first approach, but road transport would keep the lion‟s share of the market and continue to concentrate on saturated arteries, despite being the most polluting of the modes. It is therefore not enough to guarantee the necessary shift of the balance.

Cambridge IELTS 10, test 1, Cambridge University Press

Từ câu số 2 trở đi , dựa vào chủ ngữ: “this approach”; “it”,  người đọc có thể xác định các phần còn của đoạn văn bổ sung thêm các chi tiết để làm rõ ý tưởng cho câu topic sentence (câu 1).

Ví dụ 3:

Topic sentence

In a related development, the sharp distinction between museum and heritage sites on the one hand, and theme parks on the other, is gradually evaporating (1). 

Supporting detail

Example

They already borrow ideas and concepts from one another(2).For example, museums have adopted story lines for exhibitions, sites have accepted ‘theming’as a relevant tool, and theme parks are moving towards more authenticity and research-based presentations(3). In zoos, animals are no longer kept in cages, but in great spaces, either in the open air or in enormous greenhouses, such as the jungle and desert environments in Burgers’Zoo in Holland (4). This particular trend is regarded as one of the major developments in the presentation of natural history in the twentieth century.(5)

Câu (2) và (5) bổ sung chi tiết cho câu topic sentence. Câu số (3), (4) là ví dụ làm rõ hai đối tượng “museum and heritage sites” và “theme parks” trong topic sentence. Vì vậy, câu số (2),(3), (4) và (5) đều là supporting sentences, làm rõ nghĩa cho câu topic sentence (1).

Sử dụng các từ nối câu, “biển chỉ dẫn” để xác định supporting details

Các supporting details kết dính với nhau và với topic sentence thông qua nội dung và ngôn ngữ. Trong đó, các từ nối (linking words) được coi là biểu hiện nội dung của supporting details, giúp người đọc có thể dễ dàng nắm bắt ý tưởng một cách nhanh nhất. Nhờ đó, topic sentence được xác định một cách chính xác và nhanh gọn hơn.

Một số từ nối phổ biến trong bài thi IELTS reading.

  • Liệt kê: Firstly; secondly; thirdly; lastly; finally

  • Bổ sung thông tin: In addition; additionally; furthermore; moreover; also; and…

  • Đưa ví dụ: For example; for instance; such as; in other words…

  • Kết quả: As a result: consequently; therefore; thus; hence; so; for this reason…

  • Đối lập: However, although; but; despite; by contrast; in comparison…

  • Nguyên nhân: Because; due to; since; as…

  • Kết luận: In conclusion; to conclude; to sum up.

Sử dụng các câu hỏi để tìm ra topic sentence.

Ý tưởng chính không luôn nằm ở đầu, giữa và cuối đoạn. Nhiều đoạn văn yêu cầu người đọc hiểu ý nghĩa bao hàm qua nội dung của các câu trong đoạn. Với trường hợp này, người đọc nên áp dụng đặt các câu hỏi để tìm ra nội dung chính.

Ví dụ:

  • Who: Đoạn văn có thảo luận về một người, nhóm người cụ thể nào?

  • When: Thông tin trong đoạn có bao gồm các yếu tố về thời gian hay không?

  • Where: Địa điểm được nhắc đến trong đoạn là gì?

  • Why: Đoạn văn đang cố gắng giải thích điều gì?

  • How: Thông tin trong đoạn có diễn tả một phương thức hay giả thuyết nào không?

Để xác định topic sentence và supporting details, thí sinh nên đặt ra các câu hỏi để kiểm tra mối quan hệ của chúng.

Ví dụ:

  • Đây có phải là câu có nghĩa bao hàm nhất trong đoạn không?

  • Câu này có bổ sung nghĩa cho câu trên không?

  • Câu này có mang chức năng của một luận cứ hay không?

Tổng kết về dạng bài Matching headings

Để làm được dạng bài Matching headings, người học cần luyện tập xác định topic sentence cho mỗi đơn vị đoạn văn. Thông qua việc tìm hiểu các vị trí và chức năng của topic sentecesupporting details, và vận dụng các kiến thức về từ vựng và đọc hiểu để định vị vị trí của chúng, người học có thể giải quyết dạng bài này một cách chính xác hơn.

Citations

Kristin Messuri, Writing Effective Paragraphs, 2016

Vũ Khánh Ly

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...