Cách sử dụng câu điều kiện trong IELTS Speaking một cách thực tiễn nhất

Bài viết này sẽ không chỉ giải thích vai trò của ngữ pháp trong kỳ thi IELTS Speaking mà còn cung cấp cho người đọc những chiến lược cụ thể và thực tiễn để nâng cao khả năng sử dụng ngữ pháp một cách chính xác và linh hoạt trong quá trình nói tiếng Anh.
author
Nguyễn Hữu Phước
23/05/2024
cach su dung cau dieu kien trong ielts speaking mot cach thuc tien nhat

Key takeaways

1. Nắm rõ cách chấm điểm tiêu chí Grammar trong IELTS Speaking để giúp tăng điểm ngữ pháp bài nói.

2. Hiểu rõ cấu trúc và chức năng của từng dạng câu điều kiện với ví dụ minh hoạ:

  • If loại 1

  • If loại 2

  • If loại 3

3. Hiểu rõ chiến lược thực tiễn áp dụng câu điều kiện vào bài nói Speaking giúp đa dạng ngữ pháp hơn.

  • If loại 1: Say “No” cho câu hỏi “Yes-No” hoặc để kết thúc bài nói Part 2 bằng 1 dự định tương lai.

  • If loại 2: Đưa ra lời khuyên hay lời đề nghị, hay đưa ra lựa chọn cho thứ mình thích.

  • If loại 3: Thể hiện lòng biết ơn hoặc nuối tiếc cho người nào, sự vật sự việc nào đó.

4. Hiểu rõ ưu điểm của việc áp dụng câu điều kiện vào IELTS Speaking giúp tăng điểm ngữ pháp.

Giới thiệu các tiêu chí đánh giá trong IELTS Speaking

Hệ thống Kiểm Tra Tiếng Anh Quốc Tế (IELTS) là một kỳ thi được công nhận rộng rãi được thiết kế để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của người học không phải là người bản xứ. Nó bao gồm bốn tiêu chí đánh giá:

  • Fluency and Coherence

  • Lexical Resource

  • Grammatical Range and Accuracy

  • Pronunciation

Để hiểu rõ hơn tổng quan cả 4 tiêu chí, người học có thể xem bài viết: IELTS Speaking Band Descriptors: 4 tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking.

Tiêu chí Grammatical Range and Accuracy

Tiêu chí “Grammar Range and Accuracy” không chỉ đánh giá khả năng sử dụng các cấu trúc ngữ pháp một cách chính xác mà còn tập trung vào sự linh hoạt và đa dạng trong việc áp dụng các cấu trúc này vào các tình huống khác nhau. Điều này đòi hỏi thí sinh phải có khả năng nhận biết và sử dụng các mẫu câu và cấu trúc ngữ pháp phù hợp với nhiều loại văn bản và tình huống giao tiếp khác nhau.

Grammar Range

Việc có phạm vi rộng của ngữ pháp đòi hỏi thí sinh không chỉ biết các cấu trúc ngữ pháp cơ bản mà còn phải thành thạo các cấu trúc phức tạp hơn. Thí sinh cần phải có khả năng sử dụng các thì, dạng câu, mệnh đề phụ, cấu trúc câu phức tạp và các biến thể ngữ pháp khác để diễn đạt ý kiến một cách chính xác và linh hoạt.

Ví dụ, khả năng sử dụng linh hoạt giữa các thì như hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai đơn, hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành, và các biến thể của chúng là một phần quan trọng của phạm vi ngữ pháp.

Grammar Accuracy

Tiêu chí ngữ pháp được đánh giá không chỉ qua việc sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp, mà còn quan trọng để sử dụng chúng một cách chính xác. Điều này đảm bảo rằng thông điệp của thí sinh được truyền đạt một cách rõ ràng và không gây hiểu nhầm. Sự chính xác trong ngữ pháp không chỉ bao gồm việc tránh các lỗi phổ biến mà còn bao gồm khả năng nhận ra và sửa chữa các lỗi phức tạp.

Thêm vào đó, độ chính xác của ngữ pháp cũng liên quan đến việc sử dụng các mẫu câu và cấu trúc ngữ pháp một cách tự nhiên và linh hoạt. Thí sinh cần phải có khả năng sử dụng ngữ pháp một cách không cứng nhắc mà vẫn đảm bảo tính chính xác và sự rõ ràng trong diễn đạt.

Với việc hiểu sâu và áp dụng linh hoạt của ngữ pháp, thí sinh có thể không chỉ ghi điểm cao trong tiêu chí này mà còn thể hiện được khả năng giao tiếp và viết hiệu quả trong mọi tình huống.

Câu điều kiện: định nghĩa, các loại, công dụng và cấu trúc ngữ pháp

Câu điều kiện

Câu điều kiện, hay còn gọi là mệnh đề "if", là các mệnh đề phụ được sử dụng để biểu thị một điều kiện và hậu quả tiềm ẩn của nó. Chúng là công cụ quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh, với các loại khác nhau như điều kiện không, điều kiện loại 1, loại 2 và loại 3. Những loại câu điều kiện này phục vụ cho việc mô tả các tình huống giả định, diễn đạt các khả năng và truyền đạt mối quan hệ giữa các sự kiện hoặc hành động.

Cấu trúc ngữ pháp của mệnh đề quan hệ

Các câu điều kiện thường bao gồm một mệnh đề “if”, biểu thị điều kiện, theo sau bởi một mệnh đề chính diễn tả hậu quả. Cấu trúc cụ thể của mỗi loại câu điều kiện có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại điều kiện đó. Dưới đây là một số ví dụ về cấu trúc của mỗi loại:

Câu điều kiện loại 0 ( Điều kiện không)

  • Cấu trúc: If + hiện tại đơn, hiện tại đơn.

  • Mục đích: sử dụng để diễn đạt một sự thật hiển nhiên hoặc một điều luôn xảy ra khi một điều kiện cụ thể được đáp ứng.

  • Ví dụ: If it rains, the streets get wet. (Nếu mưa, đường phố sẽ ướt.)

Câu điều kiện loại 1

  • Cấu trúc: If + hiện tại đơn, will + dạng cơ bản.

  • Mục đích: Được sử dụng để diễn đạt một điều kiện có thể xảy ra trong tương lai và hậu quả của nó. Một cách chính xác, nó mô tả một tình huống có thể xảy ra trong tương lai và hậu quả dự kiến của nó

  • Ví dụ: If I study hard, I will pass the exam. (Nếu tôi học chăm chỉ, tôi sẽ đỗ kỳ thi.)

Câu điều kiện loại 2

  • Cấu trúc: If + quá khứ đơn, would + dạng cơ bản.

  • Mục đích: Thường được sử dụng để diễn đạt một điều kiện không có thực trong hiện tại và kết quả không có thực ở tương lai. Đây là cách diễn đạt các tình huống không có thực, ảo hoặc không có khả năng xảy ra.

  • Ví dụ: If I had more time, I would travel around the world. (Nếu tôi có nhiều thời gian hơn, tôi sẽ đi du lịch quanh thế giới.)

  • Ví dụ 2: If I were you, I would not be late for school that often. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không đi học muộn thường xuyên như vậy.)

Câu điều kiện loại 3

  • Cấu trúc: If + quá khứ hoàn thành, would have + phân từ.

  • Mục đích: Sử dụng để diễn đạt điều kiện không thực tế trong quá khứ và hậu quả không thực tế của nó. Thường được sử dụng để phân tích những gì đã xảy ra nếu điều kiện đã khác.

  • Ví dụ: If she had studied harder, she would have passed the exam. (Nếu cô ấy học chăm chỉ hơn, cô ấy đã đỗ kỳ thi.)

Các mệnh đề điều kiện không chỉ giúp diễn đạt các ý tưởng giả định mà còn tạo ra sự linh hoạt trong việc thể hiện mối quan hệ giữa các sự kiện và hậu quả trong tiếng Anh. Việc hiểu biết và sử dụng chính xác các loại câu điều kiện này là quan trọng để nâng cao khả năng giao tiếp và viết của người học.

Xem chi tiết: Câu điều kiện - Tổng hợp cấu trúc, cách dùng & ví dụ.

Ứng dụng câu điều kiện trong IELTS Speaking

Cách dùng câu điều kiện trong IELTS Speaking

1. Sử dụng “If loại 1”

Khi “Say No” cho các câu hỏi “Yes-No”

Việc sử dụng các mệnh đề điều kiện loại 1 có thể cải thiện câu trả lời bằng cách giới thiệu các lời hứa hoặc dự định trong tương lai.

Xét ví dụ sau:

Câu Hỏi: “Do you like outdoor activities?”

Trả Lời: Unfortunately, I don’t have a knack for engaging in outdoor activities. However, I still have to admit that being outdoor could bring about loads of benefits such as better physical and mental health since you could train your muscle and have some good time with friends. If I could find any me time in the future, I might give football a try since most of my friends are football addict.

Phân tích:

Trong câu hỏi “Yes-No” trên thì khi thí sinh trả lời “No”, thì trước hết chúng ta có thể đưa ra lý do cho việc chúng ta không thích hay không tham gia vào hoạt động đó. Sau đó thí sinh đừng quên thừa nhận các lợi ích mà sự việc đó có thể mang lại và cuối cùng là dùng cấu trúc “If 1” để đưa ra dự định sẽ làm sau này.

Dùng để kết thúc một bài Speaking Part 2 với dự định tương lai

Trong IELTS Speaking Part 2, thay vì chỉ kết thúc bài nói một cách trống vách sau khi đã miêu tả các đặc điểm và sự kiện chính trong bài thì thí sinh nên kết thúc bằng một dự định trong tương lai sử dụng cấu trúc “If loại 1”. Việc này sẽ giúp đa dạng hoá cấu trúc câu và thì được sử dụng trong bài giúp bài nói thêm tính thuyết phục và cải thiện về mặt ngữ pháp.

Xét ví dụ sau:

Describe a place that you have visited.

You should say:

  • Where it was

  • Who you went with

  • What you did

  • How you felt about it

As a travel lover, I have travelled to various destinations in Vietnam but the place that I would like to share with you today is Ky co, one of the most beautiful places that I’ve been to.
Ky Co is a beach located in Quy Nhon - a northeastern city in Vietnam. If I remember correctly, it was three months ago, when I was still on my summer break after an exhausting semester. To be honest, I was bored to death, I mean I just spent most of my time surfing Facebook so I decided to do something else that is more exciting. After successfully asking my best friends to join, we booked a family room near Ky Co and prepared for the trip. We had been staying there for three days before returning to Ho chi Minh city.

During our stay, we had a chance to immerse ourselves in crystal clear ocean of this untouched and peaceful seashore as well as enjoy some delicious seafood from the locals. We tooks tonnes of beautiful photos of our silly and happy moments throughout the trip and save it as memory. What I love the most about this place is that it gives me a sense of relaxation which encourages me to explore and immerse myself in more exciting destinations.

Up until now, Ky Co has left such an unforgettable impression on me which I that I will have chances to travel more in the future.

Phân tích:

Theo bài mẫu trên, người nói không chỉ bày bỏ cảm xúc mà nơi đó để lại ở quá khứ và hiện tại, mà còn đưa ra dự định ở tương lai bằng cách dùng cấu trúc “If loại 1”, nhờ thế mà đa dạng hoá được các thì và cấu trúc ngữ pháp trong IELTS Speaking.

2. Sử dụng “If loại 2”

Đưa ra lời khuyên hay lời đề nghị

Trong IELTS Speaking có những câu hỏi yêu cầu thí sinh đưa ra lời khuyên và ý kiến của mình về một vấn đề nào đó với câu hỏi “Should …”. Với các dạng câu hỏi đó, mình có thể dùng cấu trúc “If I were …” để đặt mình vào ngữ cảnh đó và đưa ra lời khuyên hoặc hướng giải quyết.

Xét ví dụ sau:

Câu hỏi: “Should parents limit the amount of time their children spend on electronic devices?”

If I were a parent, I would definitely limit the time my children spend on electronic devices. It's crucial to strike a balance between screen time and other activities such as outdoor play, reading, or spending time with family. You know, excessive screen time can have detrimental effects on children's physical health, mental well-being, and social skills. So by setting reasonable limits, parents can encourage healthier habits and ensure that their children engage in a variety of activities that promote their overall development

Câu hỏi: “Should college education be free for everyone?”

If I were in charge of educational policy, I would advocate for making college education accessible to everyone without financial barriers. Education is a fundamental right, and ensuring equal access to higher education can contribute to a more equitable society. By making college education free, we can empower individuals from diverse socio-economic backgrounds to pursue their academic aspirations and unlock opportunities for personal and professional growth. More importantly, a highly educated workforce fosters innovation, economic development, and social progress. While implementing free college education may require substantial investment and restructuring of educational systems, the long-term benefits outweigh the costs. Therefore, if I were to make the decision, I would support the initiative to make college education free for everyone, paving the way for a more inclusive and prosperous future. 

Phân tích:

Theo 2 câu trả lời mẫu trên, thì thí sinh đã thành công áp dụng cấu trúc “If loại 2” để đặt mình vào bối cảnh câu hỏi và đưa ra các lời khuyên giả định nếu mình là người cầm quyền. Việc này không những tăng tính đa dạng cho ngữ pháp mà còn giúp câu trả lời mang tính thuyết phục hơn.

Đưa ra lựa chọn cho thứ mình thích hơn

Trong IELTS Speaking sẽ có các câu hỏi đòi hỏi người nói phải chọn giữa các lựa chọn cho sẵn như các câu hỏi sau:

  • Do you prefer outdoor or indoor activities?

  • Do you prefer cooking at home or eating out?

Khi trả lời các câu hỏi này, nếu thí sinh có xu hướng nghiêng hơn về 1 hướng thì hãy dùng cấu trúc “If I had to choose,…” hoặc “ If I were to choose,…” để hướng câu trả lời của mình về hướng mình muốn nhé.

Xét 2 ví dụ sau:

Câu hỏi 1: “Do you prefer outdoor or indoor activities?”

If I were given the choice, I would prefer outdoor activities over indoor ones. Being outdoors allows me to connect with nature, breathe in fresh air, and enjoy the beauty of the natural environment. Whether it's going for a hike, playing sports, or simply relaxing in a park, outdoor activities offer a sense of freedom and rejuvenation that cannot be matched indoors. Additionally, being outdoors provides opportunities for social interaction and exploration, which I find enriching and fulfilling. Therefore, if I had to choose between outdoor and indoor activities, I would definitely opt for outdoor activities to embrace the wonders of the great outdoors.

Câu hỏi 2: “Do you prefer cooking at home or eating out?”

If I had to choose between cooking at home and eating out, I would prefer cooking at home. There's something special about preparing meals in the comfort of my own kitchen, where I have control over the ingredients and cooking methods. Cooking at home allows me to experiment with different recipes, flavors, and cuisines, enhancing my culinary skills and creativity. Moreover, it gives me the opportunity to bond with family and friends over shared meals, creating cherished memories together. While dining out can be convenient and enjoyable on occasion, I believe that cooking at home offers a more wholesome and personalized dining experience. Therefore, if given the choice, I would always lean towards cooking at home to savor the joys of homemade meals.

Phân tích:

Lý do tại sao mình lại sử dụng cấu trúc “If loại 2” ở đây là vì ở ngay lúc được hỏi thì câu hỏi này chỉ mang tính chất giả định và không có thật ở ngay tại thời điểm đó. Nên câu trúc hợp lý nhất để đưa ra câu lời giả định thì chỉ có thể là “If loại 2” thôi.

Đọc thêm: Luyện tập sử dụng câu điều kiện loại 2 trong IELTS Speaking.

3. Cách dùng “If loại 3”

Thể hiện lòng biết ơn hoặc nuối tiếc cho người nào, sự vật sự việc nào đó. 

Cấu trúc “If loại 3” sẽ được dùng cho các trải nghiệm đã xảy ra trong quá khứ và chúng ta đang nhắc lại trải nghiệm đó ở thời điểm hiện tại. Khi nói về một trải nghiệm, hay sự kiện gì đó xảy trong quá khứ khiến cho mình biết ơn hoặc tiếc nuối thì người nói có thể dùng cấu trúc:

If it hadn’t been for + Noun, I wouldn’t have +V3.

Xét ví dụ sau:

Câu hỏi: “When was the last time you go travelling?”

Well, the last time I went traveling was about six months ago. I had been planning a trip to Europe with my friends for months, and we were all eagerly looking forward to exploring new cultures and sights. However, just a week before our scheduled departure, I fell ill with a severe flu. If it hadn't been for that unexpected illness, I would have embarked on that exciting journey with my friends. Unfortunately, my doctor advised against traveling due to my condition, so I had to reluctantly cancel my trip. It was disappointing to miss out on such a fantastic opportunity, but my health had to come first. Despite not being able to travel, I made the most of my time at home by resting and recuperating. I'm hoping to reschedule the trip in the near future and make up for the missed adventure.

Câu hỏi: “What is your favorite hobby?”

My favorite hobby is painting. I find it incredibly therapeutic and rewarding to express myself through art. However, there was a period in my life when I almost gave up painting altogether. If it hadn't been for a supportive friend who encouraged me to keep pursuing my passion, I might have abandoned it altogether. A few years ago, I experienced a creative block and felt uninspired to pick up the brush. Doubts crept into my mind, and I started questioning my abilities as an artist. But thanks to my friend's unwavering belief in my talent and their encouragement to keep practicing, I found the motivation to overcome that challenging phase. Their support reignited my passion for painting, and since then, I've been dedicated to honing my skills and exploring new techniques. Painting has become not just a hobby, but a source of joy and fulfillment in my life, and I'm grateful for my friend's encouragement during that difficult time.

Phân tích: Câu 1 sử dụng cấu trúc “If loại 3” như trên thể hiện lý do và sự tiếc nuối khi không thể đi du lịch vì bị bệnh, trong khi câu 2 thì nói về sự cảm kích với người bạn của mình vì đã động viên mình trong quá trình tiếp tục đam mê. Qua đó cho thầy việc áp dụng cấu trúc loại 3 vào câu trả lời trong IELTS Speaking giúp đẩy cảm xúc trong bài lên và tăng sự đa dạng về ngữ pháp.

Tìm hiểu thêm: Luyện tập sử dụng câu điều kiện loại 3 trong IELTS Speaking.

Ưu điểm của câu điều kiện trong IELTS Speaking

Việc tích hợp các mệnh đề điều kiện vào IELTS Speaking mang lại nhiều lợi ích. Đầu tiên, sử dụng thành thạo cấu trúc này vào đúng tình huống thể hiện một sự hiểu biết tinh vi về ngữ pháp tiếng Anh, thể hiện khả năng ngôn ngữ của thí sinh. Thứ hai, nó cho phép diễn đạt các ý tưởng phức tạp và các tình huống giả định, làm phong phú thêm diễn đạt của thí sinh. Thêm vào đó, việc sử dụng chiến lược của các mệnh đề điều kiện cải thiện sự mạch lạc và kết nối trong lời nói, góp phần vào một cách phát triển tự nhiên và mượt mà hơn.

Tóm lại, việc nắm vững việc sử dụng các mệnh đề điều kiện trong IELTS Speaking không chỉ đáp ứng tiêu chí về sự chính xác ngữ pháp mà còn nâng cao chất lượng tổng thể của giao tiếp, giúp thí sinh truyền đạt suy nghĩ của mình một cách chính xác và tinh tế.

Tổng kết

Trong bài viết này, chúng ta đã đi sâu vào việc giới thiệu và phân tích các tiêu chí đánh giá trong IELTS Speaking, cũng như áp dụng cấu trúc của câu điều kiện vào trong kỳ thi này. Tiêu chí “Grammar Range and Accuracy” đặc biệt được tập trung và phân tích kỹ lưỡng, với việc nhấn mạnh vào phạm vi và độ chính xác của ngữ pháp.

Chúng ta đã thấy rằng việc sử dụng linh hoạt và chính xác các cấu trúc ngữ pháp không chỉ là điều cần thiết để đạt điểm cao trong IELTS Speaking mà còn là yếu tố quan trọng trong việc thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả và tự tin của thí sinh. Thông qua các ví dụ và phân tích cụ thể, chúng ta đã thấy rõ cách áp dụng các loại câu điều kiện vào trong các tình huống khác nhau của IELTS Speaking, từ việc trả lời câu hỏi đến diễn đạt ý kiến và suy nghĩ cá nhân. Việc này không chỉ giúp làm phong phú và thú vị hơn cho bài nói mà còn giúp thí sinh thể hiện được khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và chính xác.

Việc ứng dụng các mệnh đề điều kiện trong IELTS Speaking không chỉ giúp nâng cao điểm số mà còn là một cách để thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và tự tin. Với từng dạng câu hỏi và tình huống khác nhau mà các dạng câu điều kiện, người ho có thể linh hoạt sử dụng các cấu trúc “If” để làm bài nói thêm chiều sâu và đa dạng hơn ở phần ngữ pháp. Điều này góp phần làm cho bài nói của thí sinh trở nên mạch lạc, logic và thú vị hơn, từ đó tạo ra ấn tượng tích cực với người nghe và giám khảo.

Đọc thêm:


Trích dẫn

"IELTS Scoring in Detail." IELTS, 28 Oct. 2022, ielts.org/organisations/ielts-for-organisations/ielts-scoring-in-detail.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu