Banner background

Ứng dụng câu hỏi phức (embedded questions) trong TOEIC part 2

Bài viết giới thiệu về dạng câu hỏi phức (embedded questions) trong phần thi TOEIC Part 2, một dạng câu hỏi xuất hiện khá ít trong đề thi nhưng vẫn gây khó khăn cho thí sinh. Bài viết sẽ phân tích định nghĩa, cấu trúc của dạng câu hỏi này và từ đó định hướng cho thí sinh nắm được phương pháp xác định câu trả lời thích hợp. Ngoài ra, bài viết cũng chỉ ra những vấn đề xung quanh nó và cách thức giải quyết cùng bài tập luyện tập thêm.
ung dung cau hoi phuc embedded questions trong toeic part 2

Part 2 TOEIC Listening yêu cầu khá cao khả năng nghe-hiểuxử lý thông tin từ thí sinh thông qua các cuộc hội thoại về tình huống đời sống hoặc trong công việc. Dạng câu hỏi cũng như các cách trả lời trong Part 2 TOEIC vô cùng đa dạng.

Trong số đó, dạng câu hỏi phức (embedded questions) là một trong những dạng câu hỏi dù tần suất xuất hiện khá khiêm tốn (1-2 câu/ đề), nhưng lại rất hay khiến cho thí sinh mất điểm do chưa hiểu rõ yêu cầu của dạng câu hỏi này.

Câu hỏi phức là dạng câu hỏi được lồng ghép trong một câu hỏi khác, với cấu trúc: Do you know/ Can you tell me + từ để hỏi + S + V?. Câu trả lời cho dạng câu hỏi này thường đáp lại nội dung hỏi ở phía sau. Bài viết này sẽ phân tích kiến thức về dạng câu hỏi này và bài tập ứng dụng liên quan đến phần thi TOEIC Part 2.

Key takeaways

  • Khả năng nghe - hiểu và xử lý thông tin là 2 kỹ năng quan trọng trong Part 2 TOEIC.

  • Dạng câu hỏi phức ít xuất hiện trong đề, nhưng lại khá khó cho thí sinh.

  • Câu hỏi phức là dạng câu hỏi được lồng ghép trong một câu hỏi khác.

  • Cấu trúc câu hỏi phức: Do you know/ Can you tell me + từ để hỏi + S + V?

  • Câu trả lời thường đáp lại mệnh đề hỏi chính.

Tổng quan bài thi TOEIC Part 2

Như đã đề cập phía trên, phần 2 trong bài thi TOEIC Listening kiểm tra khả năng nghe hiểu của thí sinh thông qua các cuộc hội thoại về tình huống đời sống hoặc trong công việc. Cụ thể, phần này sẽ gồm 25 câu, chiếm ¼ tổng số câu hỏi của toàn bộ đề thi và chỉ được nghe 1 lần. Thí sinh sẽ được nghe 1 câu hỏi3 phương án A, B, C tương ứng với 3 câu trả lời cho câu hỏi, sau đó thí sinh lựa chọn 1 câu trả lời phù hợp nhất trong 3 phương án đã nghe.

Các dạng câu hỏi xuất hiện trong Part 2 rất đa dạng. Mỗi dạng câu hỏi đều sẽ đi kèm những đáp án tương ứng, nhưng trong vài trường hợp sẽ có vài đáp án đặc biệt vẫn được chấp nhận. Vì vậy để hoàn thành tốt phần thi Part 2, thí sinh cần nắm rõ định nghĩa, tính chất và yêu cầu của từng dạng câu hỏi để từ đó tìm được cho mình câu trả lời đúng nhất. Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần trau dồi thật nhiều về vốn từ vựng và phát âm nhằm mục đích xác định nhanh chóng những từ vựng/ cụm từ mấu chốt (key words/ phrases) trong đề và hiểu được ngữ cảnh (context) của cuộc đối thoại.

Câu hỏi phức (Embedded questions)
image-alt
Định nghĩa

Câu hỏi phức là dạng câu hỏi về thông tin được lồng ghép dưới dạng một câu hỏi khác, nhằm tăng tính lịch sự. Nội dung hỏi nằm ở vế sau của câu hỏi.

Cấu trúc

Cấu trúc của câu hỏi phức gồm 2 phần chính: Phần mở đầu (Introductory phrases)mệnh đề hỏi chính.

Cụ thể, Phần mở đầu thường bắt đầu bằng những cụm từ sau:

  • Do you know

  • I wonder

  • Could you tell me

  • Can you remember

Mệnh đề hỏi chính thường hỏi về thông tin (tương tự câu hỏi Wh-) hoặc xác nhận thông tin (tương tự câu hỏi Yes/No) nhưng dưới dạng mệnh đề danh từ (noun clause).

Cấu trúc mệnh đề hỏi chính gồm: Wh-words/if/whether + S + V.

Ví dụ:

  • Câu hỏi trực tiếp: Where is the nearest restaurant?

  • Câu hỏi phức: Do you know where the nearest restaurant is?

Phần mở đầu của câu hỏi phức được bắt đầu như 1 câu hỏi Yes/ No (Do you know/ Can you tell me). Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi phức lại không chỉ đơn thuần là trả lời Yes hoặc No đối với Phần mở đầu, vì nội dung hỏi nằm ở mệnh đề hỏi chính. Do đó, câu trả lời thích hợp phải giải đáp nội dung hỏi ở phía sau.

Ví dụ:

Do you know where the nearest restaurant is? - It’s on Atkinson Street.

Ở ví dụ trên, ta có thể thấy câu trả lời phải giải đáp câu hỏi “nhà hàng ở đâu”.

Các vấn đề và cách giải quyết

image-alt

Nắm được dạng câu hỏi

Vấn đề thí sinh thường mắc phải ở Part 2 là không phân biệt được dạng câu hỏi mà mình đang gặp phải, từ đó dẫn đến việc chọn câu trả lời một cách khá “cảm tính”.

Như đã nêu ở trên, phần mở đầu của câu hỏi phức khá giống câu hỏi Yes/ No, nên việc không phân biệt được dạng câu hỏi này sẽ khiến thí sinh dễ sa đà vào câu trả lời Yes/ No, thay vì chọn đáp án giải đáp thắc mắc ở vế sau câu hỏi.

Luyện tập dạng câu hỏi này thường xuyên giúp tạo phản xạ cho thí sinh khi gặp phải dạng tương tự trong đề thi.

Ví dụ:

Do you know where the nearest bus stop is?

A. Yes, I do.

B. There is one around the corner.

C. I would like to take a bus.

Các câu trả lời đặc biệt

Ngoài dạng câu hỏi đa dạng, Part 2 TOEIC còn xuất hiện những câu trả lời đặc biệt thường bị các thí sinh bỏ qua. Thí sinh cần chú ý ngữ cảnh (context) của câu hỏi - câu trả lời, từ đó suy luận ra xem câu trả lời có giải đáp được câu hỏi hay chưa.

Ví dụ:

Do you know where the nearest bus stop is?

A. I am a bus driver.

B. I’d rather take a bus.

C. I am a stranger here.

Nội dung câu hỏi là về “bến xe buýt gần nhất”, nhưng câu trả lời C vẫn được chấp nhận dù câu trả lời không hề đề cập đến bus stop, vì ngụ ý câu trả lời C nghĩa là “Tôi không sống ở đây nên tôi không biết bến xe buýt nào gần đây”.

Vốn từ vựng và phát âm

Vốn từ vựng và phát âm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định điểm số đạt được trong bài Listening. Vì thí sinh có thể nắm được dạng câu hỏi mình gặp phải, nhưng vốn từ vựng hạn chế hay việc không thể nghe được phát âm của chữ/ cụm từ chủ chốt (key words/ phrases) sẽ khiến thí sinh không nắm bắt được nội dung hỏi hay câu trả lời, cụ thể là những câu trả lời đặc biệt.

Ví dụ:

Do you know where the nearest bus stop is?

A. I am a bus driver.

B. I’d rather take a bus.

C. I am a stranger here.

Có thể thấy, vai trò của từ vựng được thể hiện rõ trong ví dụ ở trên. Giả sử, thí sinh có thể phân biệt được dạng câu hỏi là câu hỏi phức, nhưng lại không hiểu nghĩa từ “stranger” (người lạ) thì thí sinh sẽ có xu hướng loại câu C và cân nhắc 2 câu còn lại do có xuất hiện chữ “bus”.

Một trong những phương pháp luyện tập hiệu quả nhằm nâng cao vốn từ vựng và phát âm là nghe chép chính tả. Bài luyện tập này yêu cầu người học phải ghi chép lại toàn bộ nội dung mình nghe được, còn được biết đến như transcript.

Sau đó, người học sẽ so sánh bài viết của chính mình với bài viết gốc để sửa lỗi chính tả, ngữ pháp và cải thiện dần. Cách luyện tập này giúp nâng cao vốn từ, phát âm (nghe ra được chữ) lẫn ngữ pháp (khả năng viết câu hoàn chỉnh).

Xem thêm:

Tổng quan các dạng câu hỏi khác trong TOEIC Part 2

Câu hỏi về thông tin (Wh-questions)

  • Dạng câu hỏi về thông tin của đối tượng, sự việc, sự vật, được bắt đầu bằng who, whom, which, how, why, whose, what, where, when.

  • Cấu trúc: Wh-words + trợ động từ + S + V?

  • Câu trả lời không phải Yes/ No

Ví dụ:

Where did Mr. Stanley go last night? - He went to the store nearby.

Câu hỏi Yes/ No

  • Dạng câu hỏi dùng để xác nhận độ chính xác của thông tin.

  • Cấu trúc: Trợ động từ + S + …?

  • Câu trả lời thường phải kèm Yes hoặc No để khẳng định hoặc phủ định thông tin.

Ví dụ:

Have the employees arrived at the gate yet? - No, I still can’t see them.

Xem thêm: Cách trả lời và ứng dụng câu hỏi Yes/No trong TOEIC Listening Part 2

Câu hỏi đuôi (Tag questions)

  • Tương tự như câu hỏi Yes/ No, câu hỏi đuôi dùng để kiểm tra sự chính xác của thông tin.

  • Cấu trúc: Câu trần thuật, trợ động từ + đại từ chủ ngữ? (Thể phủ định - khẳng định của trợ động từ ở vế hỏi được chia đối nghịch với trợ động từ trong vế trước nó)

  • Câu trả lời cũng tương tự dạng câu hỏi Yes/ No

Ví dụ:

James is new here, isn’t he? - Yes, he was here only two days ago.

Xem thêm: Ứng dụng câu hỏi đuôi trong TOEIC Listening Part 2

Câu hỏi lựa chọn “Or”

  • Dạng câu hỏi dùng để đưa ra lựa chọn

  • Cấu trúc:

    • Would you like + lựa chọn A + or + lựa chọn B?

    • Which do you prefer, lựa chọn A + or + lựa chọn B?

  • Câu trả lời thường chọn A hoặc B, hoặc cả hai, hoặc thậm chí đưa ra một lựa chọn khác.

Ví dụ:

Would you like to take a bus or drive your car? - I would take a bus.

Câu đề nghị (request), câu xin phép (asking for permission)

Dạng câu hỏi nhằm đưa ra lời đề nghị, nhờ vả hoặc xin phép một ai đó việc gì.

Cầu đề nghị: Could/ Would you + V

Ví dụ:

Could you please turn on the TV? - No problem.

Câu xin phép: Could/ May I + V

Ví dụ:

May I go out for a minute? - I’m afraid I can’t let you do so.

Câu trần thuật (statements)

Mục đích và cấu trúc của câu trần thuật rất đa dạng, bao gồm:

  • Đưa ra ý kiến: Let’s go to the stadium tonight. - That’s a great idea.

  • Nhận xét: The results were good actually. - Sorry, I don’t think so.

  • Đề nghị: You should take a pillow with you. - My luggage is too heavy already.

  • Cung cấp thông tin: My laptop isn’t working. - Let me check then.

  • Thông báo: My parents will come here. - I’d love to meet them.

image-alt

Bài tập vận dụng

  1. Do you know when Johnathan will arrive?

A. Yes, he will arrive.

B. At 8:00 p.m.

C. He is in the city center.

Đáp án: B

  1. Can you tell me why she left the class early?

A. I have no idea. I’ll ask her mother later.

B. She left at 8 o’clock.

C. Yes, she is beautiful.

Đáp án: A

  1. Do you know if Amber submitted the report?

A. She asked me earlier.

B. It’s too late to submit the report.

C. She left it on your table.

Đáp án: C

  1. Do you know what I need to do to treat my fever?

A. Yes, I do.

B. You should not go outside.

C. There is no use eating it.

Đáp án: B

  1. Could you tell me how you finished the papers so early?

A. I am nice.

B. She asks me to join the dancing class.

C. Mr. Jayson helped me with it.

Đáp án: C

Tổng kết

Dù xuất hiện khá ít trong Part 2 TOEIC nhưng câu hỏi phức luôn gây một số khó khăn nhất định cho các thí sinh. Câu hỏi phức là dạng câu hỏi được lồng ghép trong câu hỏi khác, gồm Phần mở đầu (Do you know/ Can you tell me) và mệnh đề hỏi chính (nội dung hỏi), nhằm tăng tính lịch sự cho câu hỏi.

Dạng câu hỏi này đòi hỏi người trả lời phải đáp lại đúng trọng tâm của nội dung hỏi phía sau, không đơn thuần chỉ là Yes/No mà phải cung cấp thêm thông tin. Khi nắm được dạng câu hỏi phức, thí sinh sẽ biết cách tìm được câu trả lời thích hợp và hạn chế nhầm lẫn câu trả lời dành cho dạng câu hỏi khác.

Ngoài ra, thí sinh cũng cần chú ý những câu trả lời đặc biệt, rèn thêm về vốn từ vựng cũng như phát âm để hoàn thành tốt dạng bài yêu cầu khả năng nghe-hiểu cao tương tự Part 2 TOEIC.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...