Cấu trúc câu mệnh lệnh | Định nghĩa và phân loại cụ thể

Câu mệnh lệnh được sử dụng rất thường xuyên trong các bài thi tiếng Anh, cũng như trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Tuy nhiên nhiều người học vẫn chưa nắm được cách sử dụng chính xác cho điểm ngữ pháp này.
cau truc cau menh lenh dinh nghia va phan loai cu the

Trong bài viết này, tác giả sẽ cung cấp cho người học định nghĩa, cách phân biệt và cách sử dụng các cấu trúc câu mệnh lệnh một cách linh hoạt, cùng với đó là những ví dụ cụ thể và bài tập để người học có thể luyện tập và áp dụng một cách hiệu quả.

Câu mệnh lệnh là gì?

Câu mệnh lệnh được sử dụng để đưa ra một yêu cầu, đề nghị hoặc chỉ dẫn gì đó. 

Loại câu này thường được kết thúc bằng dấu chấm (.) hoặc dấu chấm than (!).

Loại câu này chỉ có thể nói về hiện tại hoặc tương lai, không thể nói về quá khứ.

Ví dụ:

  • Please turn off the light before going out. (Xin hãy tắt đèn trước khi ra ngoài.)

  • Buy me flowers when you come back tomorrow. (Hãy mua hoa tặng em khi anh trở lại vào ngày mai nhé.)

  • Don’t be ridiculous! (Đừng có vô lý như vậy!)

Xem thêm:

Phân loại câu mệnh lệnh

phan-loai-cau-menh-lenh

Câu mệnh lệnh trực tiếp

Người nói sử dụng loại câu này để yêu cầu người nghe thực hiện một hành động nào đó.

Có thể phân loại loại câu này thành ba dạng: khẳng định và phủ định và nghi vấn 

Dạng

Cấu trúc

Nghĩa

Khẳng định

(Chủ ngữ) + (Please, Do) + V nguyên thể

Hãy làm gì

Phủ định

(Chủ ngữ) + Don’t/Never + V nguyên thể

Đừng làm gì

Nghi vấn

Can/Could/May/Will/Would + you + V nguyên thể

Có thể làm gì không?

Dạng khẳng định

Cấu trúc: (Chủ ngữ) + (Please/Do) + V nguyên thể

Cách dùng: Yêu cầu người nghe làm gì

Ví dụ:

  • Watch out! (Cẩn thận!)

  • Remember to attend the meeting on Thursday. (Nhớ tham dự cuộc họp vào thứ Năm đấy.)

Mở rộng: Khi câu mệnh lệnh bắt đầu bằng động từ nguyên thể, chủ ngữ bị khuyết ở đây chính là người nghe. Tuy nhiên, người nói có thể xác định rõ đối tượng của mệnh lệnh là ai bằng cách đặt chủ ngữ ở đầu câu.

Ví dụ: Mary, go to bed! (Mary, đi ngủ ngay!)

Có thể thêm “Please” trước động từ nguyên thể để tăng tính lịch sự, giúp mệnh lệnh không mang sắc thái “ra lệnh”.

Ví dụ: Hoang, please give me that book. (Hoàng, nhờ cậu đưa giúp tôi cuốn sách đó với.)

Có thể thêm “Do” trước động từ nguyên thể để nhấn mạnh mệnh lệnh.

Ví dụ: All of you, do try to keep quiet. (Tất cả các cậu, cố gắng giữ im lặng đi.) - hành động người nghe cần thực hiện

Dạng phủ định

Cấu trúc: (Chủ ngữ) + Don’t/Never + V nguyên thể

Cách dùng: Yêu cầu người nghe ĐỪNG làm gì

Ví dụ:

  • Mai, don’t go! (Mai, đừng đi!)

  • Don’t be late, everybody! (Đừng đến muộn nha mọi người!)

  • Never talk to me like that! (Đừng bao giờ nói năng kiểu đó với tôi!)

Dạng nghi vấn

Cấu trúc: Can/Could/May/Will/Would + you + V nguyên thể

Cách dùng: Nhờ, yêu cầu, đề nghị người nghe làm gì (một cách lịch sự), và ít mang tính ra lệnh hơn.

Ví dụ:

  • Can you show me how to get to the library? (Bạn có thể chỉ đường đến thư viện giúp tôi được không?)

  • Would you tone it down a bit, please? (Phiền các cậu nói chuyện nhỏ hơn xíu được không ạ?)

Xem thêm: Would you mind + gì?

Câu mệnh lệnh gián tiếp

Loại câu này là mệnh lệnh (yêu cầu, đề nghị, chỉ dẫn) được người nghe tường thuật lại.

Có thể phân loại loại câu này thành hai dạng: khẳng định và phủ định.

Dạng

Cấu trúc

Nghĩa

Khẳng định

S + asked/told + O + to V

Người nói yêu cầu người nghe làm gì

Phủ định

S + asked/told + O + not to V

Người nói yêu cầu người nghe ĐỪNG làm gì

Dạng khẳng định

Cấu trúc: S + asked/told + O + to V

Trong đó:

  • S: người đưa ra mệnh lệnh

  • O: người nhận mệnh lệnh

Ví dụ: 

  • My mother told me to clean the floor before she went home. (Mẹ tôi bảo tôi lau nhà trước khi bà ấy về.)

  • Mai asked me to help her with the final assignment. (Mai nhờ tôi giúp cô ấy làm bài tập cuối kỳ.)

Dạng phủ định

Cấu trúc: S + asked/told + O + not to V

Ví dụ:

  • The staff told us not to make too much noise in the cinema. (Nhân viên nhắc chúng tôi đừng làm ồn trong rạp chiếu phim.)

  • Hoang asked me not to tell Mai that he had a crush on her. (Hoàng bảo tôi đừng có hó hé với Mai là cậu ta thích nó.)

Xem thêm: Cách dùng cấu trúc Asked.

Câu mệnh lệnh với Let

Dạng

Cấu trúc

Nghĩa

Khẳng định

Let + O + V nguyên thể

Để ai làm gì (cho ai)

Phủ định

Let + O + not V nguyên thể (ít dùng)

Đừng để ai làm gì

Dạng khẳng định

Cấu trúc: Let + O + V nguyên thể

Ví dụ:

  • Let me help you with your homework. (Để tôi giúp cậu làm bài tập về nhà nhé.)

  • Let the doctor check whether you are sick or not. (Hãy để bác sĩ kiểm tra xem con có bị ốm không nhé.)

Dạng phủ định

Cấu trúc: Let + O + not V nguyên thể

Lưu ý: Dạng phủ định của cấu trúc này ít được sử dụng trong văn phong hiện đại.

Ví dụ: Let him not stay up late. (Đừng để thằng bé thức khuya.)

Xem thêm: Cấu trúc Let trong tiếng Anh.

Cấu trúc câu mệnh lệnh

cau-truc-cau-menh-lenh

Cấu trúc câu mệnh lệnh ở ngôi thứ nhất

Cấu trúc này có tên gọi như vậy là vì đối tượng nhận mệnh lệnh ở đây là “me” và “us”, là người nói, người trực tiếp đưa ra mệnh lệnh.

Dạng

Cấu trúc

Nghĩa

Khẳng định

Let us/Let’s + V nguyên thể

Let me + V nguyên thể

Hãy (cùng nhau) làm gì

Hãy để tôi làm gì cho bạn

Phủ định

Let’s not + V nguyên thể

Hãy (cùng nhau) đừng làm gì

Dạng khẳng định

Cấu trúc: 

  • Let us/Let’s + V nguyên thể

  • Let me + V nguyên thể

Cách dùng: 

  • Let’s + V nguyên thể: Người nói yêu cầu, đề nghị cả người nói và người nghe cùng thực hiện một hành động nào đó.

  • Let me + V nguyên thể: Người nói đề xuất bản thân thực hiện một hành động nào đó

Ví dụ:

  • Let’s fall in love for the night and forget in the morning. (Finneas, 2020) (Hãy yêu nhau khi màn đêm buông xuống và quên nó đi vào sớm hôm sau.)

  • Let me love you. (DJ Snake ft. Justin Bieber, 2016) (Hãy để tôi được yêu thương em.)

Dạng phủ định

Cấu trúc: Let’s not + V nguyên thể

Cách dùng: Hãy (cùng nhau) ĐỪNG làm gì

Ví dụ:  Let’s not fall in love, we don’t know each other very well yet. (BIGBANG, 2015) (Khoan hãy rơi vào tình yêu, chúng ta vẫn chưa hiểu nhau đâu mà.)

Cấu trúc câu mệnh lệnh ở ngôi thứ hai

Cấu trúc này có tên gọi như vậy là vì đối tượng nhận mệnh lệnh là “you”, là người nghe, người trực tiếp nhận mệnh lệnh.

Cấu trúc này cũng chính là cấu trúc mệnh lệnh trực tiếp.

Cấu trúc câu mệnh lệnh ở ngôi thứ ba

Cấu trúc này có tên gọi như vậy là vì đối tượng nhận mệnh lệnh là một người nào đó, không phải người nói, không phải người nghe.

Dạng

Cấu trúc

Nghĩa

Khẳng định

Let + her/him/them/… + V nguyên thể

Hãy để ai làm gì

Phủ định

Let +  her/him/them/… + not V nguyên thể (ít dùng trong văn phong hiện đại) 

Đừng để ai làm gì

Dạng khẳng định

Cấu trúc: Let + her/him/them/… + V nguyên thể

Cách dùng: Hãy để ai làm gì

Ví dụ:

  • Let her do everything she wants. (Hãy để cô ấy làm những điều cô ấy muốn.)

  • Let the students self-study in 1 week and see the results. (Hãy để học sinh tự học trong 1 tuần và xem kết quả sẽ như thế nào nhé.)

Dạng phủ định

Cấu trúc: Let +  her/him/them/… + not V nguyên thể

Cách dùng: Đừng để ai làm gì

Lưu ý: Dạng phủ định của cấu trúc này ít được sử dụng trong văn phong hiện đại.

Ví dụ: Let him not stay up late. (Đừng để thằng bé thức khuya.)

Các mệnh lệnh tiếng Anh thường dùng 

cac-menh-lenh-tieng-anh-thuong-dung

Be + adj

  • Be quiet! (Yên lặng nào!)

  • Be careful! (Cẩn thận!)

  • Be attentive! (Hãy tập trung lắng nghe nào!)

Remember to V

  • Remember to turn off the light. (Nhớ tắt điện nhé.)

  • Remember to finish the homework before the next class. (Nhớ hoàn thành bài tập về nhà trước buổi học tiếp theo nhé.)

Don’t forget to V

  • Don’t forget to turn off the light. (Đừng quên tắt điện nhé.)

  • Don’t forget to finish the homework before the next class. (Đừng quên hoàn thành bài tập về nhà trước buổi học tiếp theo nhé.)

Let’s + V

Let’s go! (Đi thôi nào!)

Let’s do it! (Cùng bắt tay vào làm thôi nào!)

Let me + V

  • Let me help you. (Hãy để tôi giúp bạn nhé.)

  • Let me buy you flowers. (Hãy để tôi mua hoa tặng em nhé.)

Can you tell/show me how to…?

  • Can you tell me how to solve this math problem? (Bạn có thể chỉ tôi cách giải bài toán này được không?)

  • Can you show me how to get to the library? (Bạn có thể chỉ tôi đường tới thư viện không?)

  • Can you tell me how to cook this dish, please? (Bạn có thể chỉ tôi cách nấu món này được không?)

Xem thêm: Câu phức (Complex sentence): Định nghĩa, cách sử dụng và bài tập có đáp án

Bài tập

bai-tap

Bài 1: Chia động từ trong ngoặc theo dạng đúng

  1. My friend told me (wait) for him after school.

  2. Let’s (go) to the museum this weekend!

  3. Never (go) out without turning off the light!

  4. Can you (close) the door for me, please?

  5. Let him (know) what you are worrying about.

  6. The doctor asked me (not stay up) too late.

Bài 2: Xác định câu mệnh lệnh trong các câu sau

  1. The rainbow is gorgeous!

  2. Take a picture of the rainbow!

  3. I missed the turn!

  4. Turn left!

  5. Don’t drink the water!

Bài 3: Chuyển mệnh lệnh trực tiếp thành mệnh lệnh gián tiếp

  1. “Don’t disturb me when I am studying.”, said my sister.

  2. “Everybody, be attentive while I am teaching.”, said the lecturer.

  3. “Help yourself!”, she told me.

  4. “Remember to lock the door whenever I am home alone”, said my parents.

  5. “Can you tell me how to take such good photos?”, asked my friends.

  6. “Stop procrastinating and get down to your project.”, said my brain for the thousandth time.

Đáp án

Bài 1:

  1. to wait (cấu trúc: told sb to do sth => câu mệnh lệnh gián tiếp dạng khẳng định)

  2. go (cấu trúc: Let’s + V nguyên thể => câu mệnh lệnh ở ngôi thứ nhất dạng khẳng định)

  3. go (cấu trúc: Never + V nguyên thể => câu mệnh lệnh trực tiếp dạng phủ định)

  4. close (cấu trúc: Can you + V nguyên thể => câu mệnh lệnh trực tiếp dạng nghi vấn)

  5. know (cấu trúc: Let sb + V nguyên thể => câu mệnh lệnh ở ngôi thứ ba dạng khẳng định)

  6. not to stay (cấu trúc: asked sb not to do sth => câu mệnh lệnh gián tiếp dạng phủ định)

Bài 2:

  1. The rainbow is gorgeous! (Cầu vồng đẹp quá!) : Đầy đủ S + V + O => câu cảm thán

  2. Take a picture of the rainbow! (Chụp một bức ảnh cầy vồng đi!) => bắt đầu bằng V nguyên thể => câu mệnh lệnh trực tiếp

  3. I missed the turn! (Tôi mất lượt rồi!) => Đầy đủ S + V + O => câu cảm thán

  4. Turn left! (Rẽ trái!) => bắt đầu bằng V nguyên thể => câu mệnh lệnh trực tiếp

  5. Don’t drink the water! (Đừng uống loại nước này!) ==> bắt đầu bằng Don’t + V nguyên thể => câu mệnh lệnh trực tiếp dạng phủ định

Bài 3:

Cách chuyển câu mệnh lệnh dạng trực tiếp sang gián tiếp:

  • Xác định người nói (Speaker - S) và người nghe (Listener - L) trong câu

  • Sử dụng cấu trúc câu mệnh lệnh gián tiếp: S + asked/told + L + (not) to V. Trong đó: S là chủ ngữ, L là tân ngữ.

Người học có thể nghiên cứu thêm về ngữ pháp câu gián tiếp/câu tường thuật để hiểu rõ hơn về cách chuyển đổi này:

  1. My sister told me not to disturb her when she was studying. (Chị tôi bảo tôi đừng có làm phiền khi chị ấy đang học.)

  2. The lecturer asked us to be attentive while he was teaching. (Giảng viên yêu cầu chúng tôi tập trung khi ông ấy giảng bài.)

  3. She told me to help myself. (Cô ấy bảo tôi cứ tự nhiên.)

  4. My parents asked me to lock the door whenever I was home alone. (Bố mẹ dặn tôi khóa cửa bất cứ khi nào tôi ở nhà một mình.)

  5. My friend asked me to teach them how to take such good photos. (Bạn tôi hỏi xin tôi dạy họ cách chụp những bức ảnh đẹp như thế.)

  6. My brain told me for the thousandth time to stop procrastinating and get down to my project. (Não tôi nhắc tôi lần thứ 1000 rằng hãy ngừng trì hoãn và bắt tay vào làm dự án đi.)

Tổng kết

Bài viết trên đã cung cấp cho thí sinh định nghĩa, cách phân loại, cách sử dụng linh hoạt các cấu trúc câu mệnh lệnh và một số mẫu câu phổ biến. Để có thể thành thạo sử dụng các cấu trúc này, thí sinh nên cố gắng sử dụng chúng trong cuộc sống thường ngày.

Hi vọng rằng qua bài viết, các thí sinh có thể sẽ áp dụng điểm ngữ pháp này một cách chuẩn xác. 

Tham khảo:

Imperative Sentences: What They Are, How to Use Them, and Examples. (n.d.). https://prowritingaid.com/imperative-sentence

Tham khảo thêm khóa học tiếng Anh giao tiếp tại ZIM, giúp học viên cải thiện các kỹ năng giao tiếp và tăng phản xạ trong tình huống thực tế.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu