Come down to là gì? Định nghĩa, ví dụ, cấu trúc và cách sử dụng

Từ vựng là một mảng kiến thức vô cùng quan trọng mà mọi thí sinh học tiếng Anh cần nắm vững và vận dụng thành thạo. Việc cải thiện vốn từ không chỉ tăng hiệu quả học tập mà còn hỗ trợ nâng cao các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong quá trình thi cử và làm việc. Do đó, người học luôn phải tích cực đa dạng hóa vốn từ trong xuyên suốt quá trình học và luyện thi IELTS. Bài viết này sẽ trình bày ý nghĩa, minh họa và cách sử dụng cho cụm từ “Come down to”.
author
Trịnh Tuấn Thành
27/12/2022
come down to la gi dinh nghia vi du cau truc va cach su dung

Key Takeaways:

Định nghĩa Come down to: phụ thuộc rất nhiều vào

Các cấu trúc:

  • Come down to + N: phụ thuộc vào một điều gì đấy

  • Come down to + V_ing: phụ thuộc vào một hành động nào đấy

Cụm từ gần nghĩa: depend on

Come down to là gì?

Come down to là một cụm động từ khá phổ biến trong tiếng Anh, thường mang nghĩa là phụ thuộc rất nhiều vào.

Ví dụ, nếu nói một đối tượng A “come down to” một đối tượng B bất kỳ nào đấy, điều đó có nghĩa rằng đối tượng A “phụ thuộc rất nhiều vào” đối tượng B hay có thể nói cách khác là đối tượng B “có ảnh hưởng quyết định đối với” đối tượng A.

Xét ví dụ sau: I believe the success of this business really comes down to money.

Quan sát câu văn ở trên, ta có thể gán một số bộ phận trong câu với các chữ cái A và B để nắm được ý nghĩa rõ ràng của cụm từ come down to:

A: The success of this business

B: Money

Theo đó, cụm từ “this business really comes down to money” có thể được viết thành “A comes down to B”. Tương tự như ví dụ đã nói ở trước, ta có thể dịch cụm từ này “A phụ thuộc rất nhiều vào B” hay “Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tiền.”

Hoặc nói theo cách khác, “A comes down to B” có thể được hiểu thành “B có ảnh hưởng quyết định đối với A” hay “Tiền có ảnh hưởng quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp này”.

Tổng quát lại, với cụm từ “A comes down to B”, ta có thể dịch cụm từ này thành “A phụ thuộc rất nhiều vào B” hay “B có ảnh hưởng quyết định đối với A”.

Come up with là gì? Hướng dẫn cách đặt câu với come up with

Cách dùng Come down to

Để vận dụng thành thạo cụm từ “come down to”, bên cạnh việc hiểu kỹ về ngữ nghĩa, người học cần nắm rõ các quy tắc ngữ pháp liên quan.

Có 3 nguyên tắc ngữ pháp cơ bản mà người học cần nắm vững khi dùng cụm từ này:

Động từ come cần được biết đổi theo thì ngữ pháp phù hợp

Một lỗi sai cơ bản mà rất nhiều thí sinh mắc phải khi sử dụng cụm từ này đó là không biến đổi động từ come tương ứng với thì ngữ pháp được sử dụng trong câu. Khi mắc lỗi này, thí sinh sử dụng cụm từ “come down to” ở dạng nguyên mẫu trong tất cả các ngữ cảnh, gây khó khăn cho người nghe hay người đọc trong việc hiểu được ý nghĩa muốn truyền tải.

Để khắc phục lỗi này, người viết cần khéo léo biến đổi động từ “come” trong “come down to tương ứng với thì của ngữ cảnh. Ví dụ:

  • The result of your exam will come down to your concentration in this class today. (Thì tương lai đơn)

  • Surprisingly, the scores of students all came down to the type of test they took as students taking test A received better results than the ones taking test B. (Thì quá khứ đơn)

  • Rumour has it that his bankrupcy came down on trusting wrong people. (Thì quá khứ đơn)

Come down to + N

Sau cụm từ come down to thường sẽ là một danh từ, nếu người học sử dụng một tính từ hay một động từ không đúng thì sẽ tạo ra lỗi sai về mặt ngữ pháp.

Ví dụ:

  • His success really comes down to intelligent à Sai vì intelligent là tính từ

  • His success really comes down to his intelligence à Đúng

Come down to + V_ing

Bên cạnh danh từ, người học cũng có thể đưa V_ing xuất hiện sau cụm từ “come down to”. Có một lưu ý nhỏ cần được ghi nhớ đó là chỉ động từ ở dạng V_ing được phép đứng sau “come down to”, các động từ ở dạng khác không thể xuất hiện ở vị trí này.

Ví dụ: Learning new languages really comes down to focusing on the lesson.

Cấu trúc tương tự

Bên cạnh cấu trúc “Come down to”, có một cấu trúc khá tương đương mà người học có thể sử dụng đó là “Depend on”.

Cấu trúc “depend on” mang nghĩa là “phụ thuộc vào”. Khi sử dụng, người học cũng cần lưu ý phải biến đổi động từ depend sao cho phù hợp với ngữ cảnh cũng như chỉ có thể sử dụng danh từ và V_ing ở sau cụm từ này.

Ví dụ: What will happen tomorrow depends on your performance today.

Put off là gì? Cách dùng, ví dụ và phân biệt với delay, postpone

Bài tập vận dụng

Điền cụm từ “Come down to” với dạng động từ phù hợp trong mỗi ngữ cảnh sau:

1.  Tomorrow, the result of this project ………. your ability to negotiate with the opponents.

2.  Whether you will pass or fail this exam ……….. your attitude in the class.

3.  The date of the party ……….. my mother’s decision.

4.  Everybody is really concerned by the economic condition this year, which all …………. how the world deals with the virus.

5.  The main problem that needs to be discussed is our future orientation, which ……….. the budget we have.

6.  Knowledge and efforts are absolutely essential in carving out your future career but it is undeniable that your opportunities in this field ……….. how much you are able to pay.

7.  The main reason was not about your appearance. The final assessment evidently ………….. your real knowledge.

BÀI GIẢI:

1.   Will come down to

2.  comes down to

3.  will come down to

4.  comes down to

5.  comes down to

6.  will come down to

7.  came down to

TỔNG KẾT

Qua sự phân tích trên, bài viết đã đưa ra giải thích, các quy tắc và ví dụ minh họa giúp người đọc nắm được và vận dụng cấu trúc come down to. Sử dụng thành thạo cụm từ này sẽ hỗ trợ người học đa dạng hóa kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả khi viết và nói.

Nguồn tham khảo:

https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/come-down-to

Tham khảo thêm khóa học tiếng Anh giao tiếp tại ZIM, giúp học viên cải thiện các kỹ năng giao tiếp và tăng phản xạ trong tình huống thực tế.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu