Banner background

CV nhân viên Marketing bằng tiếng Anh - Cách viết và mẫu tham khảo

Bài viết hướng dẫn cách viết CV Marketing tiếng Anh, nêu chi tiết cách trình bày, các lỗi thường gặp và cung cấp các mẫu CV tham khảo cho người đọc.
cv nhan vien marketing bang tieng anh cach viet va mau tham khao

Key takeaways

Bố cục CV Marketing tiếng Anh:

  • Các phần cần viết trong CV

  • Lưu ý khi viết CV

Cách viết CV Marketing tiếng Anh:

  • Thông tin cá nhân

  • Mục tiêu nghề nghiệp

  • Kinh nghiệm làm việc

  • Trình độ học vấn

  • Chứng chỉ và giải thưởng

  • Kỹ năng nghề nghiệp

Khi ứng tuyển vào các công ty lớn ở vị trí nhân viên Marketing, một chiếc CV tiếng Anh chỉn chu, chuyên nghiệp và phù hợp với yêu cầu công việc sẽ giúp ứng viên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách viết CV Marketing tiếng Anh, bao gồm các phần quan trọng như thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thành tích. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra những lỗi thường gặp và cách khắc phục, giúp ứng viên tối ưu hóa hồ sơ và gia tăng cơ hội trúng tuyển.

Bố cục của một CV tiếng Anh cho nhân viên Marketing

Khi tạo một chiếc CV Marketing tiếng Anh cho mình, các ứng viên hoàn toàn có thể sử dụng các template có sẵn trên mạng hoặc tự thiết kế. Dưới đây là bố cục cơ bản cần có của một chiếc CV chuyên nghiệp:

  • Header: ảnh nếu có, tên nổi bật, thông tin liên hệ

  • Career Goals: mô tả về bản thân và mục tiêu khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing

  • Working Experiences: các mốc thời gian công việc cùng chi tiết nhiệm vụ và thành tựu, kết quả

  • Education: mô tả ngắn gọn bằng cấp và quá trình đào tạo

  • Skills: danh sách những kỹ năng Marketing của ứng viên

  • Thông tin khác: những thông tin các ứng viên muốn bổ sung bao gồm giải thưởng, chứng chỉ, sở thích,…

Chú ý:

  • Gửi bản pdf cho nhà tuyển dụng để tránh các lỗi định dạng.

  • Sử dụng các font chữ cơ bản, chuyên nghiệp như Arial, Time News Roman thay vì các font quá độc đáo.

  • Tránh thiết kế CV quá màu sắc và cầu kỳ gây rối mắt cho người đọc

  • Trình bày đẹp mắt: tiêu đề và đầu mục to, rõ ràng; khoảng cách hợp lý giữa các dòng và các mục; sử dụng định dạng bullets hoặc numbering lists khi cần thiết.

Cách viết CV tiếng Anh cho nhân viên Marketing

Viết CV Marketing bằng tiếng Anh

Thông tin cá nhân – Personal information

Ở mục này, ứng viên cần ghi tên đầy đủ của mình cùng với số điện thoại và địa chỉ email công việc để Nhân sự của công ty có thể liên lạc.

Ngoài ra, ứng viên có thể để thêm năm sinh hay nơi ở hiện tại, tuy nhiên, không nên liệt kê quá chi tiết mà chỉ cần nêu những thông tin cơ bản nhất vào CV.

  • Full name: tên đầy đủ

  • Phone number: số điện thoại

  • Professional email address: email công việc

Chú ý: ứng viên có thể để thêm trang Linkedin hoặc đường link dẫn tới trang portfolio cá nhân để khiến CV của mình thêm nổi bật.

Mục tiêu nghề nghiệp – Career Goal

Một trong những cách viết CV Marketing tiếng Anh bao gồm phần Mục tiêu nghề nghiệp. Ở phần này, ứng viên nên viết ngắn gọn và súc tích, đồng thời đề cập cụ thể đến vị trí công việc, những thành tích của bản thân cùng những cống hiến ứng viên có thể mang lại cho công ty và mục tiêu dài hạn.

Một số cấu trúc để nói về mục tiêu nghề nghiệp:

I am highly motivated to V-inf + through/by Noun/V-ing.

(Dịch: Tôi có động lực cao để làm gì đấy bằng cách gì đấy.)

Ví dụ: I am highly motivated to increase brand awareness by developing creative and engaging social media content.

(Dịch: Tôi có động lực cao để tăng mức độ nhận diện thương hiệu bằng cách phát triển nội dung mạng xã hội sáng tạo và thu hút.)

I am passionate about sth and I have a proven track record of sth.

(Dịch: Tôi rất đam mê về việc gì đấy và tôi có thành tích được ghi nhận trong việc gì đấy.)

Ví dụ: I am passionate about improving customer satisfaction and I have a proven track record of exceeding customer expectations.

(Dịch: Tôi rất đam mê về việc tăng độ hài lòng của khách hàng và tôi có thành tích được ghi nhận trong việc vượt qua kỳ vọng của khách hàng.)

I am eager to V-inf and contribute to the success of the company/ team.

(Dịch: Tôi rất háo hức để làm gì đấy và đóng góp vào sự thành công của công ty/ đội.)

Ví dụ: I am eager to learn new technologies and contribute to the success of the marketing team.

(Dịch: Tôi rất háo hức để học các công nghệ mới và đóng góp vào sự thành công của đội marketing.)

I am a quick learner who is willing to V-inf and adapt to new situations.

(Dịch: Tôi là một người học nhanh, sẵn sàng để làm gì đấy và thích nghi với các tình huống mới.)

Ví dụ: I am a quick learner who is willing to learn hard skills and adapt to new situations.

(Dịch: Tôi là một người học nhanh, sẵn sàng để học các kĩ năng khó và thích nghi với các tình huống mới.)

It is my goal to + v-inf + ...

(Dịch: Mục tiêu của tôi là làm gì đấy ...)

Ví dụ: It is my goal to optimize marketing campaigns for maximum reach and engagement.

(Dịch: Mục tiêu của tôi là tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo để đạt được phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác tối đa.)

Một số đoạn văn mẫu về mục tiêu nghề nghiệp trong lĩnh vực Marketing:

Đoạn 1: Dynamic Digital Marketing Manager with over seven years of experience in leading successful marketing campaigns. Looking to leverage skills in content management and data analytics to drive forward the marketing strategies at ABC Corporation.

(Dịch: Trưởng phòng Marketing Số với hơn bảy năm kinh nghiệm trong việc lãnh đạo các chiến dịch marketing thành công. Mong muốn được sử dụng những kỹ năng trong quản lý nội dung và phân tích dữ liệu để đẩy mạnh các chiến lược marketing tại doanh nghiệp ABC.)

Đoạn 2: Third-year college student with a client-focused mindset seeking the opportunity to apply customer service skills to a digital marketing setting. Interested in applying writing and research abilities to create engaging content and provide quality campaign support.

(Dịch: Sinh viên năm ba với tư duy tập trung vào khách hàng đang tìm kiếm cơ hội để áp dụng những kỹ năng phục vụ khách hàng vào một môi trường marketing số. Hứng thú trong việc ứng dụng năng lực viết và nghiên cứu để tạo ra nội dung thu hút và mang lại sự hỗ trợ chiến dịch chất lượng.)

Đọc thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV tiếng Anh thu hút

Kinh nghiệm làm việc – Working Experiences

Kinh nghiệm làm việc

Khi trình bày kinh nghiệm làm việc, ta nên sắp xếp theo thứ tự thời gian: từ gần nhất đến xa nhất.

Ngoài ra, hãy ghi những kinh nghiệm có giá trị với vị trí ứng tuyển thay vì liệt kê hết những công việc không liên quan. Ở mỗi kinh nghiệm, ứng viên nên viết theo bố cục dưới đây:

  • Job Title: vị trí công việc

  • Company/ Organization Name: công ty

  • Employment Dates: thời gian làm việc

  • Responsibilities and Impact: nội dung công việc

Hãy sử dụng định dạng bullets khi liệt kê các đầu mục công việc ở từng kinh nghiệm. Các ứng viên nên bắt đầu với các CV Action words ở thì quá khứ, ví dụ như managed, conducted, negotiated, launched, enhanced, …

Ngoài ra, ứng viên có thể tham khảo cấu trúc PAR (Problem, Action, Result) để giúp quá trình viết CV trở nên dễ dàng hơn.

Chú ý: Hãy cố gắng lồng ghép những thành tích và kết quả ứng viên đạt được khi làm việc. Ví dụ: thay vì viết “managed social media profiles”, ứng viên có thể ghi thành “managed social media profiles and boosted engagement by 40% in less than five months”. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn khái quát hơn về giá trị ứng viên mang lại được cho công ty.

Một số cụm từ mô tả công việc liên quan đến Marketing:

  • Develop marketing campaigns: phát triển chiến dịch quảng cáo.

  • Create social media posts: tạo các bài đăng trên mạng xã hội.

  • Conduct market research: tiến hành nghiên cứu thị trường.

  • Identify target audience: xác định đối tượng mục tiêu.

  • Manage marketing automation tools: quản lý các công cụ tự động hoá tiếp thị.

  • Collaborate with sales and other departments: cộng tác với bộ phận bán hàng và các bộ phận khác.

  • Stay up-to-date on marketing trends: bắt kịp xu hướng marketing.

Trình độ học vấn – Education

Ở phần Education, các ứng viên chỉ nên trình bày học vấn từ bậc giáo dục Đại học/ Cao đẳng trở đi. Dưới đây là một bố cục ứng viên có thể tham khảo:

  • Years in school: niên khoá 

  • College Name: trường

  • Degree: học vị và chuyên ngành

  • GPA: điểm trung bình (không bắt buộc)

  • Relevant Coursework: các môn học liên quan (không bắt buộc)

  • Extracurricular activities: hoạt động ngoại khóa (không bắt buộc)

Ví dụ

2018-2022

BSc Digital Marketing

National Economics University

  • GPA: 3.6

  • Student Council Vice President Year 2021-2022

  • Researched on ABC

Chứng chỉ và giải thưởng – Certifications and awards

Khi viết về chứng chỉ và giải thưởng trong CV, các ứng viên có thể chọn trong danh sách dưới đây:

  • Scholarships: học bổng

  • Academic achievements: thành tích học tập

  • Performance awards: giải thưởng hiệu suất trong công việc

  • Employee of the month: nhân viên của tháng

  • Community and civic awards: giải thưởng cộng đồng

  • Publications: xuất bản

  • Professional certificates: chứng chỉ chuyên nghiệp

Trong phần này, ứng viên nên trình bày đầy đủ theo cấu trúc sau: Tên chứng chỉ/ giải thưởng - Đơn vị/ tổ chức cấp chứng nhận - Thời gian nhận.

Ví dụ:

Certified Digital Marketing Professional (CDMP)
Digital Marketing Institute
Issued: August 2022

Employee of the Month
ABC Agency
Awarded: March 2024

Kỹ năng nghề nghiệp – Working Skills

Hãy nhớ rằng: bản CV của ứng viên cũng chính lại một chiến dịch Marketing nhỏ để thu hút các nhà tuyển dụng.

Các ứng viên nên nghiên cứu kĩ về công ty và chú ý đến các yêu cầu ở trong Job Description và điền vào CV cả technical skills (dịch: kỹ năng chuyên môn) cùng soft skills (dịch: kỹ năng mềm) mà mình có.

Bảng dưới đây bao gồm những kỹ năng phù hợp với công việc Marketing để bạn đọc tham khảo:

Kỹ năng

Cụm từ

Dịch

Technical skills

(dịch: kỹ năng chuyên môn)

Social media marketing

Quảng cáo mạng xã hội

Content writing

Viết nội dung

Data analysis skills

Kỹ năng phân tích dữ liệu

Design skills

Kỹ năng thiết kế

Project management skills

Kỹ năng quản lý dự án

A/B Testing

Thử nghiệm A/B

Trend sensitivity

Sự nhạy cảm với xu hướng

Soft skills

(dịch: kỹ năng mềm)

Creativity 

Khả năng sáng tạo

Communication skills

Kỹ năng giao tiếp

Teamwork skills

Kỹ năng làm việc nhóm

Leadership

Khả năng lãnh đạo

Problem-solving skills

Kỹ năng xử lý vấn đề

Time management skills

Kỹ năng quản lý thời gian

Critical thinking

Tư duy phản biện

Chú ý: Ứng viên nên customize CV của mình tuỳ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. 

Đọc thêm: 40 thuật ngữ Marketing bằng tiếng Anh dành cho người đi làm

Gợi ý một số mẫu CV Marketing tiếng Anh chuyên nghiệp

Mẫu CV marketing tiếng AnhMẫu 1

Mẫu CV tiếng Anh marketingMẫu 2

Mẫu CV tiếng Anh cho marketingMẫu 3

Những lỗi sai thường gặp khi viết CV Marketing bằng tiếng Anh

Sử dụng một CV cho nhiều vị trí

Một lỗi các ứng viên hay gặp phải khi viết CV Marketing tiếng Anh đó là nộp một bản CV chung chung y hệt cho nhiều vị trí khác nhau.

Với mỗi vị trí ở mỗi công ty, ứng viên nên customize hồ sơ của mình để khai thác được hết các kĩ năng và kinh nghiệm liên quan đến yêu cầu trong Job Description.

Ứng viên có thể tham khảo thêm vào các keywords có trong JD để khiến CV tương thích hơn.

Trình bày nội dung quá dài và chi tiết

Ứng viên nên tránh liệt kê chi tiết tất cả các kinh nghiệm, đặc biệt là những công việc không liên quan.

Thay vào đó, hãy tập trung vào các kinh nghiệm và kĩ năng thể hiện được kiến thức Marketing của ứng viên, đồng thời phù hợp với những yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Sai chính tả, ngữ pháp và định dạng

Khi viết CV Marketing tiếng Anh, một số ứng viên sẽ khó tránh khỏi các lỗi ngữ pháp hay chính tả do khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ khác.

Các lỗi này sẽ làm bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, vì vậy, bạn đọc có thể tham khảo sử dụng phần mềm Grammarly hoặc nhờ người quen kiểm tra CV của mình. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý:

  • Sai định dạng: kiểu chữ hay cỡ chữ không nhất quán, kiểu gạch đầu dòng không giống nhau giữa những nội dung tương đương,…

  • Sai cách trình bày: sử dụng các dấu chấm, phẩy, ngoặc đơn, ngoặc kép,… không đúng chỗ

  • Lỗi đánh máy: viết sai chính tả các từ tiếng Anh

  • Sai ngữ pháp: không thống nhất hoặc dùng sai ngữ pháp tiếng Anh

Đọc thêm: 15+ câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh và câu trả lời hay

Tổng kết

Bài viết này đã hướng dẫn chi tiết cách viết CV Marketing tiếng Anh, bao gồm các phần quan trọng như mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm và kỹ năng. Để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc, người đọc có thể tham khảo khóa học English for Communication at Work – Advanced Level của Anh Ngữ ZIM.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
GV
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Nguồn tham khảo

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...