Phương pháp học từ vựng tối ưu trong bài thi IELTS Listening (Phần 1)
Key Takeaways |
---|
|
Giới thiệu chung về vấn đề học từ vựng trong bài thi nghe
Học từ vựng là một phần quan trọng trong việc học ngoại ngữ và đặc biệt quan trọng trong việc chuẩn bị cho bài thi nghe IELTS. Theo nghiên cứu của Nation và Webb (2011), học từ vựng trong một ngôn ngữ mới có thể giúp người học phát triển khả năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong việc hiểu (và sử dụng) ngôn ngữ một cách tự nhiên và chính xác, do đó, dễ thấy rằng việc học từ vựng có thể giúp cải thiện kỹ năng nghe của học sinh, đặc biệt là trong việc hiểu các từ vựng trong bài thi nghe (Hulstijn và Laufer (2001) cũng đã chỉ ra điều tương tự trong nghiên cứu của mình).
Tuy nhiên, học từ vựng không phải là một việc dễ dàng đối với nhiều học sinh. Họ thường gặp khó khăn trong việc nhớ và sử dụng từ vựng mới một cách chính xác và tự nhiên.
Điều này đặc biệt trở nên khó khăn hơn trong việc chuẩn bị cho bài thi nghe IELTS, khi họ phải đối mặt với nhiều từ vựng khác nhau trong một thời gian ngắn và hơn nữa họ chỉ được nghe một lần duy nhất và phải trả lời ngay trong lúc nghe.
Hiện nay, chưa có nhiều bài viết giải quyết triệt để vấn đề về phương pháp học từ vựng đúng đắn để người học giải quyết tốt bài thi nghe, và đây sẽ là nội dung chính của chuỗi bài viết này.
Phần đầu tiên của bài viết sẽ điểm qua các khó khăn mà người nghe gặp phải có liên quan đến khía cạnh từ vựng khi họ làm bài thi nghe IELTS. Những khó khăn hay vấn đề này cũng là lý do tại sao người học cần đầu tư thời gian vào một số khía cạnh nhất định của từ vựng khi học, đặc biệt là học để làm bài thi nghe Listening.
Xem thêm:
Những khó khăn nhìn từ khía cạnh từ vựng trong bài thi nghe IELTS
Lượng từ vựng lớn
Đối với người học ở trình độ 6.5 trở xuống, bài thi nghe thường chứa rất nhiều từ vựng mới và đa dạng, đặc biệt ở phần 3 và 4 của bài thi.
Việc phải nghe và giải nghĩa các từ vựng mới sẽ là một khó khăn không hề dễ dàng đối với thí sinh làm bài thi. Do đó, cải thiện lượng từ vựng của mình chính là yếu tố then chốt trong việc hiểu và làm bài thi IELTS Listening.
Hiển nhiên là thế, nhưng tác giả bài viết này từng nhận thấy một số học viên không chủ động cải thiện vốn từ vựng của mình nhưng vẫn hy vọng đạt được một điểm số cao trong bài thi nghe IELTS.
Điều này thực sự rất khó để xảy ra, bởi theo nghiên cứu của Phung, D. H., và Ha, H. T. (2022), người học muốn hiểu được cả 4 phần của bài nghe (tương đương với việc đạt độ bao quát từ vựng là 98% để đủ hiểu rõ nội dung bài nghe) thì cần có vốn từ vựng lên tới 5000 từ vựng thường gặp, vốn là một con số không hề nhỏ.
Người học cần xác định rõ, cải thiện vốn từ chính là một yếu tố cốt lõi trong việc đạt kết quả tốt hơn trong bài thi nghe IELTS.
Sự phức tạp về các nét nghĩa khác nhau của từ vựng
Trong một số trường hợp, các từ vựng trong bài thi nghe có thể rất phức tạp và khó hiểu, đặc biệt là trong bối cảnh học thuật ở phần 3 và 4.
Nhiều người học có thể hiểu từ “install” là cài đặt và “installation” là sự cài đặt, nhưng sẽ có ít người học hơn hiểu về một số nét nghĩa khác của “installation” là căn cứ, lễ nhậm chức, máy móc, hệ thống máy, hay thậm chí là một dạng tượng hiện đại với các yếu tố âm thanh và chuyển động (theo Cambridge).
Ví dụ: Một bài nghe trong quyển Cambridge IELTS Practice Tests 10 có nội dung như sau: “It organised scores of local volunteers to remove undergrowth to find the original outlines of the installations. It then brought in paid professionals to match installations with maps of the original port complex and to set about reconstructing it” với danh từ “installations” mang nghĩa nơi đặt các thiết bị (phục vụ một mục đích cụ thể).
Người nghe có trình độ trung cấp trở xuống có thể sẽ gặp vấn đề với đoạn nghe này bởi sự phức tạp mà riêng từ vựng này đem lại.
Có thể thấy rằng từ vựng này tuy không làm cho học sinh gặp khó khăn trong việc nhận diện nhưng lại tạo ra khó khăn trong việc hiểu nội dung của lời nói, theo một cách mà không khác nhiều so với việc người học thiếu từ vựng.
Do đó, việc học từ vựng không nên chỉ dừng lại ở việc mở rộng số lượng từ, mà đối với một số từ nhất định, người học nên đào sâu hơn và học về những nét nghĩa hiếm gặp hơn của nó.
Xem thêm: Tầm quan trọng của văn hóa bản địa trong nghe hiểu tiếng Anh
Tốc độ của bài nghe
Thông thường, bài thi nghe sẽ có một số phân đoạn mà người nói thực hiện với tốc độ nhanh và liên tục, đặc biệt trong phần 3 của bài thi - đối thoại, khiến cho học sinh có thể bỏ lỡ, không nhận ra một số từ vựng ngay cả khi họ đã biết về từ vựng này. Điều này khiến cho họ không hiểu được ý nghĩa của lời nói hay thậm chí là ảnh hưởng đến sự thông hiểu của cả đoạn đối thoại hay diễn ngôn dài.
Nhiều vấn đề bắt đầu hiện diện khi bài nói diễn ra với tốc độ nhanh bao gồm
Người nói sẽ thực hiện các đặc điểm phát âm nâng cao như nối âm, nuốt âm, và đồng hoá âm. Trong một số trường hợp, những đặc điểm phát âm này khiến người học không nhận ra từ vựng
Người học không nắm hết các ý chính của câu nói và đoạn nói, khiến cho việc thông hiểu gặp khó khăn.
Tuy nhiên điều này sẽ phụ thuộc phần nhiều hơn vào ngữ pháp của người học, đặc biệt là về nhận diện từ khoá chính của câu nói, bao gồm nhận ra danh từ chính (head noun) trong cụm danh từ, nhận ra chủ ngữ và động từ chính trong câu, nhận ra liên từ và mối quan hệ về nghĩa của chúng…
Tuy nhiên, hiểu được bài nghe với tốc độ nhanh cũng có liên quan đến khía cạnh từ vựng: đó là kiến thức về collocations liên quan đến từ vựng thường gặp và về các cách diễn đạt mang tính chất thành ngữ (idiomatic expressions) như phrasal verbs ("3 Skills for Understanding 100% Fast-Speaking Natives – RealLife English").
Việc biết các kiến thức này sẽ giúp cho não bộ nhanh chóng xử lý các từ vựng theo cụm (chunks) và từ đó có thể giải quyết được khối lượng lớn thông tin đầu vào một cách dễ dàng hơn.
Không nhận ra từ khoá
Một vấn đề nữa về khía cạnh từ vựng đối với người học đó là họ không nhận ra từ khoá trong câu hỏi khi từ khóa này được diễn đạt bằng từ đồng nghĩa hoặc các cách diễn đạt tương đương. Điều này dẫn đến việc bị bỏ lỡ đáp án và trong một số trường hợp, không còn bắt kịp nội dung bài nghe và bỏ lỡ nhiều đáp án liên tiếp.
Do đó, việc học từ vựng cũng đòi hỏi người học chú ý học một số từ vựng đồng nghĩa, hoặc cách diễn đạt tương đương, để phục vụ mục đích xác định từ khóa và vùng chứa thông tin cho đáp án trong bài thi nghe.
Phát âm sai từ vựng dẫn đến không nhận diện được từ
Cuối cùng nhưng rất rõ ràng, không biết phát âm của từ vựng sẽ khiến người học gặp khó khăn trong việc nhận diện và hiểu nghĩa từ và từ đó làm bài không hiệu quả trong bài thi nghe.
Cụ thể, phát âm sai có thể dẫn đến việc bỏ lỡ đáp án, không hiểu đáp án, hay thậm chí là hiểu lầm ý nghĩa của từ và gây ra sự bối rối khi chọn đáp án.
Theo Heyderman và Mauchline (2016), trong bài thi IELTS, việc phát âm đúng và chuẩn xác được đánh giá cao và có thể ảnh hưởng đến điểm số của người thi (p16). Có thể dễ thấy phát âm đúng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tốt bài nghe IELTS.
Những vấn đề khác khi người học học từ vựng
Nhanh quên vì học từ vựng một cách ngẫu nhiên
Theo hai giáo sư và tác giả người Úc Brian Paltridge và Sue Starfield (2013), học từ vựng một cách ngẫu nhiên không phải là phương pháp học hiệu quả. Họ đề xuất rằng "để đạt được mục tiêu học của mình, sinh viên cần phải quyết định những từ vựng nào là quan trọng nhất để học, và phải có một kế hoạch cụ thể để học và sử dụng chúng" (p50). Điều này chứng tỏ rằng việc học từ vựng một cách ngẫu nhiên không đảm bảo hiệu quả trong việc mở rộng vốn từ vựng và việc tập trung vào các từ vựng liên quan đến mục tiêu học của bạn là cần thiết.
Học từ vựng quá dễ hoặc quá khó
Việc học từ vựng quá dễ hoặc quá khó đều không tốt cho quá trình học của người học. Theo Nation (2001), nếu việc học từ quá dễ, người học có thể chỉ tập trung vào các từ đó và bỏ qua những từ khác quan trọng hơn trong quá trình học.
Ngược lại, nếu việc học từ quá khó, người học có thể bị áp lực và mất hứng thú trong quá trình học. Do đó, việc phân loại từ vựng theo độ khó và chọn lọc từ vựng nên học theo độ khó phù hợp trở nên thực sự cần thiết.
Mất động lực ôn tập
Có nhiều nguyên nhân khiến người học mất động lực ôn tập từ vựng. Theo Schmitt và Schmitt (2014), một trong những nguyên nhân chính là do việc học từ vựng trở nên quá nhàm chán và không có tính thú vị. Người học có thể cảm thấy quá tập trung vào việc ghi nhớ các từ mới mà không có cách nào để áp dụng từ đó vào trong hoạt động hằng ngày, hoặc chí ít là thấy được tính ứng dụng của nó.
Ngoài ra, Schmitt và Schmitt (2014) cũng nhấn mạnh rằng việc học từ vựng không đồng đều và không liên tục cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc mất động lực ôn tập. Nếu người học bỏ lỡ một khoảng thời gian dài trong việc học từ vựng, họ có thể cảm thấy mất kết nối và khó khăn hơn trong việc tiếp tục học tiếp.
Từ những vấn đề được trình bày phía trên, có thể thấy rằng nếu người học không chủ động học từ vựng một cách có hệ thống và phương pháp hợp lý, việc học và lưu trữ từ vựng sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Phần tiếp theo của bài viết sẽ đề xuất một cách học từ vựng tối ưu để giải quyết các vấn đề nêu trên.
Tổng kết
Bài viết đã nêu ra những khó khăn khi học từ vựng để làm bài nghe IELTS. Việc hiểu những khó khăn này chính là yếu tố cốt lõi trong việc hình thành ra phương pháp học tập phù hợp và lý do cho việc thực hiện một số bước cụ thể trong phương pháp đó. Đó sẽ là nội dung phần tiếp theo của bài viết.
Xem tiếp: Phương pháp học từ vựng tối ưu trong bài thi IELTS Listening (Phần 2).
Tài liệu trích dẫn:
"3 Skills for Understanding 100% Fast-Speaking Natives – RealLife English." RealLife English – Connecting the World Through English, 26 Nov. 2018, reallifeglobal.com/3-skills-listening/.
Cullen, Pauline, et al. The Official Cambridge Guide to IELTS Student’s Book With Answers With DVD-ROM. Cambridge UP, 2014.
EnglishCentral. (n.d.). Why Pronouncing Phrasal Verbs in the Past Tense Matters. Retrieved March 12, 2023, from https://www.englishcentral.com/blog/why-pronouncing-phrasal-verbs-in-the-past-tense-matters/
Finkenstaedt-Quinn, S. A., Halvorson, A., & Hacker, D. J. (2020). Investigating the effects of problem-based learning on retention. Memory, 28(4), 489-501.
FluentU. (n.d.). 7 Reasons Why Reading Aloud Is Important. Retrieved March 12, 2023, from https://www.fluentu.com/blog/educator-english/reading-aloud/
Heyderman, Emma and Mauchline, Felicity. "Pronunciation Matters: Investigating the Impact of Pronunciation on Test Taker Performance." Journal of English for Academic Purposes, vol. 21, 2016, pp. 16-26.
Hulstijn, J. H., & Laufer, B. (2001). Some empirical evidence for the involvement load hypothesis in vocabulary acquisition. Language Learning, 51(3), 539-558. doi:10.1111/0023-8333.00164
"Installation." Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus, dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/installation.
Jiang, X., & Hegelheimer, V. (2014). Effects of mobile technologies on language learning: A meta-analysis. Language Learning & Technology, 18(3), 123-139.
Lervåg, A., & Aukrust, V. G. (2010). Vocabulary knowledge is a critical determinant of the difference in reading comprehension growth between first and second language learners. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 51(5), 612-620. doi:10.1111/j.1469-7610.2009.02161.x
Nation, I. S. P., & Webb, S. (2011). Researching and teaching vocabulary. Pearson Education Limited.
Nation, I.S.P. "Learning Vocabulary in Another Language." Cambridge University Press, 2001.
Paltridge, Brian and Sue Starfield. "Getting Started: Vocabulary Learning and Teaching." Teaching and Researching: Reading. 2nd ed., edited by William Grabe and Fredricka L. Stoller, Routledge, 2013, pp. 45-67.
Pell, Christopher. "IELTS Listening." IELTS Advantage, 6 Nov. 2022, www.ieltsadvantage.com/ielts-listening-2/.
Phung, D. H., & Ha, H. T. (2022). Vocabulary Demands of the IELTS Listening Test: An In-Depth Analysis. SAGE Open, 12(1). https://doi.org/10.1177/21582440221079934
Schmitt, Norbert and Schmitt, Diane. "Vocabulary in Language Teaching." Cambridge University Press, 2014.
Segler, T. M., Pain, H., & Sorace, A. (2002). Second Language Vocabulary Acquisition and Learning Strategies in ICALL Environments. Computer Assisted Language Learning, 15(4), 409–422. doi:10.1076/call.15.4.409.8272
Bình luận - Hỏi đáp