Banner background

Learning strategy: Giải thích việc học từ vựng dưới góc nhìn Khoa học Thần kinh

Bài viết sẽ giải thích vấn đề người học thường xuyên mắc phải khi học từ vựng qua góc nhìn về Khoa học Thần kinh, cùng với các giải pháp và gợi ý cho cả học viên và giáo viên.
learning strategy giai thich viec hoc tu vung duoi goc nhin khoa hoc than kinh

Bài viết này sẽ tập trung giải thích vì cho các câu hỏi như: Vì sao phải làm bài tập về nhà? Vì sao ôn thi gấp rút trước kì thi không hiểu quả cao? Cần phải làm gì để học từ vựng hiệu quả ? dưới góc nhìn của Khoa học Thần kinh. Tác giả sẽ tập trung giải thích cách hoạt động của não bộ khi tiếp nhận một kiến thức mới.

Sau khi đọc bài viết này, người học có thể hiểu được các nguyên nhân vì sao mình học từ vựng không hiểu quả cùng với các giải pháp khắc phục. Bài viết cũng sẽ đưa ra một số đề xuất đề các giáo viên có thể củng cố trí nhớ cho học viên của mình.

Key takeaways:

  • Sự quan trọng của từ vựng trong quá trình học ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Nhấn mạnh sự khó khăn trong việc ghi nhớ và gợi nhớ từ vựng trong khi thi, cho rằng khó khăn này có thể được giải thích bằng Lý thuyết Suy tàn, lý thuyết này cho rằng thông tin không được sử dụng thường xuyên sẽ mờ dần trong não. Giải thích vai trò của các tế bào thần kinh và liên kết thần kinh trong việc hình thành bộ nhớ và phân biệt giữa trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.

  • Phương pháp luyện tập truy hồi được trình bày như một phương pháp hiệu quả để tăng cường trí nhớ và sự hiểu biết, giảm căng thẳng trong kỳ thi. Cung cấp nhiều ví dụ về việc áp dụng luyện tập truy hồi trong việc học từ vựng, như tự kiểm tra, nhóm từ vựng, sử dụng ngữ cảnh, giảng dạy cho người khác và tạo các liên kết từ vựng.

  • Nhấn mạnh vai trò của việc ghi chép trong lớp học để củng cố kiến thức và kết hợp luyện tập truy hồi với phương pháp ngắt quãng để học từ vựng hiệu quả. Cuối cùng, nó đưa ra gợi ý cho cả người học và giáo viên để cải thiện việc lưu giữ và gợi nhớ từ vựng.

  • Cách luyện tập từ vựng cần diễn ra liên tục, và không nên để việc học từ vựng đè vào gần ngày thi. Thay vào đó, nó khuyến nghị việc tạo khoảng thời gian trống giữa các buổi học và ôn tập bằng phương pháp ngắt quãng.

  • Đối với giáo viên, đề xuất việc tạo ra những khoảnh khắc trong quá trình giảng dạy để giúp học viên ghi chép và luyện tập truy hồi thông tin quan trọng tại lớp học. Điều này giúp củng cố kiến thức ngay từ khi học trực tiếp.

  • Khi dạy từ vựng, giáo viên nên thiết kế các bài tập "luyện tập truy hồi" dựa trên từ vựng đã học tại lớp. Cuối cùng, văn bản kết luận rằng việc áp dụng luyện tập truy hồi, kết hợp với việc luyện tập thường xuyên và ghi chép chính là chìa khóa để học từ vựng hiệu quả và ghi nhớ lâu dài trong quá trình học tiếng Anh.

Khó khăn khi học từ vựng

Từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc học ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên, người học thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng và gợi nhớ (recall) từ vựng đã học trong lớp khi đi thi.

Điều này có thể chứng minh được qua Lý thuyết Suy tàn (Decay theory), lý thuyết này cho rằng nếu ta không sử dụng thông tin thường xuyên thì nó sẽ biến mất trong não bộ. Điều này tương đối đúng với việc học từ vựng của người học. Khi mà họ thường chỉ học từ vựng tại lớp, và thiếu sự ôn tập ở nhà, dẫn đến việc người học khó ghi nhớ lương tự vựng mong muốn và không dùng được khi đi thi.

Các liên kết neurons trong não bộ

Theo khoa học, trong não người học chứa khoảng 86 tỉ tế bào nơ - ron (neurons), và theo các tác giả Barbara Oakley, Beth Rogowsky, và Terrence J. Sejnowski của quyển sách Uncommon sense teaching cho rằng khi người học tiếp cận một khái niệm, kiến thức, cách giải thích mới, trong não bộ người học sẽ hình thành các liên kết giữa các neurons với nhau.

Chúng có cấu tạo, giải thích một cách dễ hình dung, bao gồm phần tay (tên khoa học gọi là Axon), phần chân (Dendrites), và Dendritic Spine - các phần nằm dính vào phần chân của các neurons. Chúng kết nối với nhau qua việc tay của neuron này sẽ kết nối với chân của neuron khác. Lần lượt, các neurons trong não bộ người học sẽ hình thành một mạng lưới liến kết giữa các nueron với nhau.

image-alt

Tính liên kết giữa các neurons này sẽ giải thích cho khái hai khái niệm mà người học sẽ đọc qua. 

Trí nhớ của người học có thể được tạm chia thành 2 loại trí nhớ:

  • Working memory (tạm dịch: trí nhớ ngắn hạn),

  • Long term memory (tạm dịch: trí nhớ dài hạn).

Working memory được cho là chứa các thông tin khi người học tiếp cận với các thông tin mới ban đâu. Kiểu trí nhớ này tạm thời lưu trữ thông tin mà người học vừa bắt gặp, tuy nhiên nó được cho là chỉ có thể chứa tối đa trung bình 04 mảnh thông tin (4 pieces of information) là tối đa hầu hết các trường hợp.

Hơn nữa, các thông tin chỉ được chứa ở đây một cách tạm thời (temporary) và thường sẽ nhanh chóng mờ nhạt (faded). Đây có thể lý giải lý do vì sao người học không thể gợi lại từ vựng của mình nếu không luyện tập từ vựng đã học.

Vì khi muốn gợi nhớ lại thông tin cũ đã học, người học truy xuất thông tin không phải ở bộ nhớ tạm thời (working memory) mà lúc đó họ sẽ phải tìm lại thông tin ở bộ nhớ dài hạn (long term memory).

Trong khi đó, bộ nhớ giúp người học gợi nhớ lại kiến thức đã học là bộ nhớ dài hạn. Bộ nhớ này là một mạng lưới liên kết giữa các neurons khác nhau trong não bộ. Khi người học tiếp cận một kiến thức mới, các neurons sẽ di chuyển lại gần nhau, đưa ra các tín hiệu và tạo các kết nối (có thể tạm gọi bước này là bước hình thành các kết nối giữa các neurons, cũng là bước đầu tiên trong quá trình học của thí sinh).

Ở bước tiếp theo, khi người học thực hiện các bài tập củng cố kiến thức như ghi chép lại, làm bài tập, hoặc xem lại, v.v các kết nối giữa các neurons sẽ càng ngày được củng cố. Liên tục thực hiện các biện pháp củng cố kiến thức sẽ giúp cho các kiết giữa các neurons thần kinh ngày càng dày đặc và vững mạnh.

Một khi các neurons thần kinh được kết nối một cách mạnh mẽ, người học đã thành công trong việc đưa lượng kiến thức vào bộ nhớ dài hạn. Một khi kiến thức được đưa vào bộ nhớ dài hạn, người học có thể truy lại lượng kiến thức này một cách dễ dàng hơn trong tương lai.

image-alt

Như vậy có thể hiểu rằng, khi học từ vựng, người học thường nhìn vào từ vựng mới và học nghĩa của chúng bên cạnh và cho rằng mình đã nhớ nghĩa của từ này. Nhưng đến khi tham gia các kỳ thi thì khó gợi lại các từ đã học, hoặc không thể áp dụng chúng một cách hiệu quả.

Đây có thể là do người học thiếu luyện tập các từ vựng mới, các liên kết giữa các neurons đã không được hình thành qua các bài tập, dẫn đến các từ vựng mới được tiếp cận đã không thể được đưa vào bộ nhớ dài hạn (long - term memory).

Xem thêm:

Phương pháp retrieval practice

Nhắc đến các cách luyện tập, các bài tập gợi nhớ (retrieval practice) được cho là hiệu quả hơn tất cả các loại tiếp cận khác trong trường hợp này (Karpicke and Blunt, 2011), và được cho là một trong những cách tốt nhất để củng cố các liên kết neurons trong não bộ.

Retrieval practice (tạm dịch: thực hành truy hồi) là phương pháp người học gợi nhớ lại thông tin qua các hoạt động khác nhau. Phương pháp này được chứng minh rất hiệu quả trong việc tăng cải thiện khả năng gợi nhớ lại thông tin, và có thể tốt hơn các phương pháp ôn tập học lại bằng cách học lại (repeated studying). Nó cũng được cho rằng có thể giúp người học hiểu hơn về kiến thức, chứ không đơn giản chỉ nhớ các kiến thức đó.

Retrieval practice cũng được cho rằng giúp người học giảm căng thẳng trong những kỳ thi. Một nghiên cứu với 1500 học sinh cho thấy 72% trong số họ cảm thấy bớt căng thẳng hơn trong kỳ thi khi họ đã quen với phương pháp này.

Các ví dụ để áp dụng phương pháp retrieval practice trong việc học từ vựng bao gồm:

  • Học từ vựng qua flashcard,

  • Phương pháp gợi nhớ tích cực (active recall),

  • Phương pháp lặp lại cách quãng (spaced repition)

Retrieval practice có thể được áp dụng rộng rãi trong việc học từ vựng mới trong tiếng Anh. Phương pháp này có thể được vận dung qua các hình thức như:

Giả sử người học ở trình độ 3.5 IELTS vừa tiếp cận các từ vựng về chủ đề Sports như: improve fitness, suffer from injuries, aggressive, release stress, build up connections.

image-alt

Tạo các từ liên kết. (Word association)

Người học bổ sung các từ liên kết với từ vựng đã học, các từ này cần cùng chung tính chất và chủ đề với nhau.

Ví dụ:

  • Improve fitness - get into shape, stronger.

  • Release stress - relax, unwind.

  • Build up professional - make more friends

Tự đặt câu hỏi và trả lời (Self-quizzing)

Người học có thể tự liệt kê các từ vựng đã học sau một khoảng thời gian, sau đó bổ sung ý nghĩa và ví dụ cho các từ vựng trên. Sau khi hoàn thành, người học tham khảo từ điển để sửa lại các từ chưa chính xác.

Ví dụ:

Question: “How would you describe “improve fitness” in sports?”

  • Meaning: Improving fitness in sports refers to the process of enhancing one's physical and physiological capabilities.

  • Example: He plays football to improve his fitness.

Nhóm từ vựng (grouping)

Liên kết các từ vựng cùng thuộc một chủ đề và nhóm lại thành các nhóm khác nhau.

Ví dụ: với các từ đã học trên, người học có thể hình thành nhóm từ

  • Benefits of sports: improve fitness, release stress, build up connections;

  • Drawbacks of sports: aggressive, suffer from injuries

Hướng dẫn lại cho bạn học (guiding)

Người học cũng có thể giải thích các từ vựng cho bạn. Việc này sẽ giúp củng cố mức độ hiểu biết và ghi nhớ lâu hơn về các từ vựng đã học.

Tạo dựng ngữ cảnh cho từ vựng (contextual usage)

Người học có thể đặc câu với các từ đã học trong một ngữ cảnh nhất định, hoặc có thể viết một đoạn văn chứa các từ vựng đã học.

Ví dụ:

  • She wanted to improve fitness, so she started jogging daily.

  • Athletes can suffer from injuries due to intense training.

  • His aggressive behavior caused conflicts with others.

  • Yoga helps release stress and tension.

  • Networking events help build up professional connections.

Phương pháp này có thể được thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân. Người học có thể kết hợp khoảng thời gian vàng để ôn tập từ vựng dựa trên lý thuyết spaced repitition để tối ưu hóa trí nhớ của mình.

Các đề xuất

Đề xuất dành cho người học

Với lý thuyết và thực tiễn về sự liên kết giữa các neurons thần kinh, cùng với retrieval practice, có thể nói rằng kỹ năng ghi chép trong lúc học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ghi nhớ kiến thức tại lớp.

Việc chỉ nghe và không ghi chép lại các kiến thức quan trọng nhưng không được đề cập trong giáo trình không thể giúp học sinh nhớ lâu các kiến thức đó. Bởi vì chúng chỉ được tạm trữ trong bộ nhớ working memory, như đã đề cập ở phần trên, bộ nhớ này chỉ có thể ghi nhớ trung bình 04 mảnh thông tin (4 pieces of information) một lúc và các thông tin này sẽ dễ phai mờ dẫn đến việc người học sẽ mau chóng quên những kiến thức đã học. 

Thay vào đó, thường xuyên ghi chép lại (take-note) các kiến thức được thầy cô hướng dẫn tại lớp vào tập/ giấy học, từ đó sau khi học, có thể xem lại và thực hiện các retrieval practice để củng cố kiến thức và đưa các thông tin này vào bộ nhớ dài hạn.

Việc học từ vựng phải được diễn ra liên tục, người học tránh tình trạng học từ vựng sát ngày thi. Mặc dù tối hôm trước người học dành hàng giờ để ôn tập nhưng vẫn khả năng cao không thể vận dụng được kiến thức mới. Bởi vì người học chỉ đang lưu trữ các kiến thức ở trong bộ nhớ tạm thời (working - memory).

Đề xuất dành cho giáo viên

Khi giảng dạy các kiến thức quan trọng trong lớp, cho dù kiến thức đã được đề cập trong sách/ giáo trình, có thể cân nhắc ngưng lại khoảng 30 giây để người học có thể ghi chép lại những gì họ hiểu vào sổ tay/ tập, sau đó có thể kiểm tra lại ghi chú của họ. Việc này sẽ giúp người học có trí nhớ kém không bị mất phần kiến thức quan trọng tại lớp.

Khi dạy từ vựng, có thể tạo các bài tập “retrieval practice” dựa trên các từ vựng học tại lớp. Giáo viên có thể phát các bài tập này ở cuối giờ và yêu cầu học viên làm bài tập tại nhà.

Tổng kết

Bài viết đã đưa ra được một số giải pháp giúp người học phần nào khắc phục được khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng từ cơ sở lý thuyết dưới gốc nhìn Khoa học Thần kinh. Đồng thời bài viết cũng đã đưa ra một số gợi ý về việc tổ chức thực hiện các hoạt động truy hồi (retrieval practice) cho học viên và cả giáo viên.


Nguồn tham khảo:

Agarwal, Pooja K., et al. HOW TO USE RETRIEVAL PRACTICE TO IMPROVE LEARNING. 2018.

Frost, Richard. "UltraDNS Client Redirection Service." teachingenglish.org.uk/professional-development/teachers/knowing-subject/articles/remembering-vocabulary. Accessed 6 Sept. 2023.

"Make Flashcards More Powerful with These 3 Tips – Retrieval Practice." Unleash Learning, 28 Aug. 2023, www.retrievalpractice.org/strategies/2019/11/18/flashcards.

Roediger, Henry L., and Andrew C. Butler2. "The critical role of retrieval practice in long-term retention." Trends in Cognitive Science, vol. 15, Jan. 2011, citeseerx.ist.psu.edu/document?repid=rep1&type=pdf&doi=5fe7bb49dca35e9b06c3b37bf60fe48ef779903c. Accessed 6 Sept. 2023.

"Using Retrieval Practice to Increase Student Learning." Center for Teaching and Learning, 10 Aug. 2022, ctl.wustl.edu/resources/using-retrieval-practice-to-increase-student-learning/. Accessed 6 Sept. 2023.

Oakley, Barbara, et al. Uncommon Sense Teaching: Practical Insights in Brain Science to Help Students Learn. National Geographic Books, 2021.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...