Cách giảm do dự trong IELTS Speaking
Nhiều học viên dự thi IELTS cảm thấy lo lắng và do dự khi phải tham gia vào phần thi Speaking. Đây là một tình trạng khá phổ biến, nhưng đừng lo, bởi vì bài viết này sẽ cung cấp những mẹo và chiến lược hữu ích để giúp giảm thiểu tình trạng do dự này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến học viên cảm thấy do dự khi trả lời các câu hỏi trong IELTS Speaking. Từ đó, bài viết sẽ đề xuất một số phương pháp và kỹ thuật giúp học viên tự tin hơn, chủ động hơn trong khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Key takeaways |
|
Sự do dự khi giao tiếp là điều thường xuyên xảy ra với người sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là với người học ngôn ngữ.
Sự do dự này xảy ra khi người học cố gắng biểu đạt một câu nói nào đó. Lúc này, người học thường thể hiện sự do dự trước khi tìm được những từ ngữ, cách diễn đạt phù hợp. Họ cần thêm thời gian để tìm ra những từ vựng mong muốn. Sự do dự này có thể biểu hiện bằng việc lặp lại các từ giống nhau, ngừng nói và chuyển động cơ thể để diễn đạt ý tưởng. Việc sử dụng “Gì nhỉ?”, “ee”, “ừm” là dấu hiệu của sự do dự khi giao tiếp một ngôn ngữ nhất định. Và tiếng Anh không phải một ngoại lệ, sự do dự thường xảy ra với những người học tiếng Anh trong tình huống người học được yêu cầu nói tiếng Anh.
Các kiểu do dự trong Kỹ năng nói tiếng Anh
Theo Lý thuyết của Ralph Leon Rose, có một số loại hiện tượng do dự mà người học mắc phải khi giao tiếp (Sari, 2020).
1. Xuất phát sai (False starts)
Xuất phát sai có thể xảy ra khi người nói thốt ra hoặc nói các từ đó rồi dừng lại ở giữa câu (Dewi, 2020). Xuất phát sai sẽ giống như một câu chưa hoàn chỉnh và gồm việc sửa các từ ở đầu câu. Xuất phát sai đồng nghĩa với việc cần tự sửa những từ sai sau những khoảng dừng ngắn, lúc này người nói sẽ sửa từ sai hoặc lặp lại thêm một vài từ trước từ cần sửa. Điều này xảy ra khi người học tiếp cận một ngôn ngữ mới hoặc có một sự ngắt quãng hoàn toàn trong giao tiếp xảy ra.
Ví dụ: “Đây không phải là… À đây là một nơi tuyệt vời.” (Maria Astri Hutabarat, n.d.).
Người nói trong tình huống này không kết thúc phần nói ban đầu mà thay vào đó thay thế bằng một từ khác. Hơn nữa, người nói muốn truyền đạt rằng họ vẫn đang hiểu bản thân cần nói gì và họ không muốn bị ngắt quãng.
2. Bắt đầu lại (Restart)
Đôi khi người nói sẽ thốt ra một vài từ rồi đột nhiên muốn bắt đầu lại từ đầu và lặp lại những từ đó (Maulita, 2016). Bắt đầu lại cũng được định nghĩa là khi người nói nói một vài từ rồi ngay lập tức quay lại phần đầu và lặp lại các từ đó.
Ví dụ: Nana: Có lẽ anh ấy sẽ đồng ý… anh ấy sẽ đồng ý với điều đó (Goodwin, n.d.).
Trong ví dụ này, người nói ở trên thốt ra một vài cụm từ trước khi quay lại từ đầu và lặp lại những từ tương tự.
Nó gợi ý rằng người nói muốn che giấu lỗi trước đó của họ. Hơn nữa, người nói có thể gợi ý rằng họ đang hiểu mình nói gì và muốn giải thích kĩ hơn phần nói phía trước. Cũng có tình huống là do người nói quên cách diễn đạt điều họ muốn nói.
3. Lặp lại (Repeat)
Lặp lại là sự lặp lại ngay lập tức chuỗi của một hoặc nhiều từ (Boonsuk et al, 2019). Một kiểu do dự phổ biến là lặp lại, bao gồm việc tạm dừng lời nói và lặp lại thông tin được tạo trước đó, cho dù đó là một phần của một từ, một từ hoàn chỉnh hay nhiều từ.
Ví dụ: Tôi sắp có…Tôi sắp tổ chức tiệc sinh nhật. (Levin & Silverman, n.d.).
Từ ví dụ trên, có thể thấy người nói lặp lại các từ hoặc cụm từ trong một đoạn hội thoại.
4. Ngắt quãng (Pauses)
Khi người nói do dự trong khi nói, ngắt quãng là một trong những kiểu do dự. Nó cũng luôn xảy ra khi mọi người giao tiếp với nhau. Có 2 loại ngắt quãng: Ngắt quãng im lặng và ngắt quãng có âm thanh (như à, ừm, ờ,..) . Việc ngắt quãng này nhằm giúp người nói sắp xếp lại suy nghĩ trước khi nói ra. (Indriyana et al., 2021).
5. Nói dài dòng (Lengthening)
Nói dài dòng là hiện tưởng xảy ra khi người nói nói dài hơn mức cần thiết. Theo Betz & Wagner trong (Kosmala & Morgenstern, 2017), “việc kéo dài câu nói cũng được sử dụng như một dấu hiệu cho thấy người nói vẫn đang hình thành phần nói của mình”.
Ngoài ra, cũng có nghiên cứu cho rằng tình trạng nói dài dòng cũng xảy ra khi người nói phát âm các âm tiết chậm hơn bình thường, điều này được gọi là kéo dài âm tiết. (Betz, 2020) .
Các nguyên nhân dẫn tới do dự khi nói tiếng anh
Vào năm 2022, một bài nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Giảng dạy và Ứng Dụng tiếng Anh (Journal of English Language Teaching and Applied Linguistics) của tác giả Siswoyo đã chia sẻ 4 nguyên nhân chính sau khi phỏng vấn các sinh viên Indonesia về lý do khiến họ do dự trong khi nói tiếng anh:
1. Thiếu từ vựng
Gần một nửa số sinh viên cho rằng lí do họ do dự khi giao tiếp là do thiếu từ vựng.
Trên thực tế, việc sở hữu một kho từ vựng là rất quan trọng để có thể giao tiếp với người khác. Việc thiếu từ vựng sẽ ảnh hưởng đến các kỹ năng ngôn ngữ như đọc, nghe, nói và viết (Hasan, 2016) Nếu không có đủ vốn từ vựng, học viên sẽ không biết nói gì khi giao tiếp (Min, 2013). Từ vựng giống như dầu cho máy. Máy không thể hoạt động nếu không có xăng dầu. Tương tự, giao tiếp không thể diễn ra tốt nếu không có đủ vốn từ vựng (Khan và cộng sự, 2019).
2. Các vấn đề tâm lý
Trong khảo sát, có hơn 30% sinh viên do dự khi nói do các yếu tố liên quan tới Lo lắng/ Nghi ngờ bản thân hoặc Sợ mắc lỗi khi nói.
Yếu tố tâm lý quyết định khả năng nói trôi chảy. Mặc dù người nói có năng lực cao về nội dung nói hay có vốn từ vựng rộng nhưng họ sẽ trở nên do dự nếu gặp các yếu tố tâm lý. Những yếu tố này sẽ bao gồm việc sợ mắc sai lầm, cảm thấy do dự, thiếu tự tin. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra kết quả tương tự (Ariyanti, 2016; Haidara, 2016; Jon và cộng sự, 2022; Patanduk, 2019).
3. Việc quên kiến thức đã học
25% sinh viên thì nói rằng họ quên mất những cấu trúc ngữ pháp cũng như từ vựng khi nói nên họ trở nên do dự.
“To forget is human” - Bản chất của con người là dễ quên.
Tiếng Anh ở Việt Nam được coi là ngoại ngữ. Người Việt không sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giao tiếp hàng ngày. Để giao tiếp hàng ngày như đi học, đi làm, người học thưởng sử dụng tiếng Việt. Nói chung, ngôn ngữ bộ lạc được sử dụng để giao tiếp với gia đình họ. Vì vậy, người học rất ít sử dụng tiếng Anh Trong giao tiếp. Những từ vựng hoặc từ ngữ không được sử dụng thường xuyên chắc chắn sẽ khiến người sử dụng ngôn ngữ quên đi.
Những cách giảm do dự thông qua cá nhân hóa
Phương pháp giảm do dự với nguyên nhân do thiếu từ vựng
Luyện tập từ vựng qua ứng dụng trong giao tiếp
Người nói phải học thêm từ vựng nếu họ muốn giao tiếp với người khác một cách trôi chảy. Một trong những cách làm chủ từ vựng là luyện tập, luyện tập và luyện tập nó trong giao tiếp. “Practice makes perfect” - Luyện tập tạo nên sự hoàn hảo. Ngôn ngữ là để thực hành nên nếu chỉ ghi nhớ từ vựng mà không thực hành thì chưa đủ.
Mở rộng vốn từ vựng
Ngoài ra, người nói phải bổ sung thêm từ vựng nếu muốn giao tiếp. Sẽ tốt hơn nếu người nói thêm từ vựng vào ngữ cảnh. Việc ghi nhớ từ vựng mà không dựa vào ngữ cảnh là rất nguy hiểm. Người nói sẽ mất khả năng sử dụng từ vựng khi sử dụng phù hợp.
Ở ZIM, học viên sẽ được học từ vựng kèm ví dụ sử dụng từ vựng theo chủ đề, chính vì vậy học viên được học ngay cách áp dụng từ vựng vào thực tế cùng như bối cảnh sử dụng từ vựng. Vì vậy người học sẽ mở rộng kho tàng từ vựng liên quan tới từng chủ đề sau mỗi buổi học. Các học viên đừng quên xem thêm bảng từ vựng tổng hợp và từ vựng đọc thêm cuối mỗi bài học nhé.
Ngoài ra, người học cần tiếp cận với nhiều từ vựng tiếng Anh nhất có thể. Học viên có thể đọc các bài viết bằng tiếng Anh như tạp chí tiếng Anh (Suliyono, 2022), báo tiếng Anh (Siahaan, 2022), bài hát tiếng Anh (Hermida, 2019; Kurnia, 2017). Họ cũng có thể nghe tin tức tiếng Anh được phát trên tivi. Việc bổ sung từ vựng có thể được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau tùy theo phong cách học tập của người nói (Patahuddin và cộng sự, 2017).
Lưu ý: Người đọc đọc có thể tìm hiểu thêm các bài viết liên quan như:
Phương pháp giảm do dự với nguyên nhân do tâm lý
Với các nguyên nhân về tâm lý, đa số người học sẽ cảm thấy rụt rè hoặc sợ mắc lỗi. Việc này bị gây ra bởi cảm giác không tự tin/ không quen thuộc với tình huống giao tiếp tiếng Anh.
Để giải quyết những lo lắng này, giảng viên cần tạo môi trường học thoải mái nhất để học viên quen với việc tạo ra lỗi sai khi nói, từ đó trở nên tự tin hơn và thoải mái chia sẻ hơn. Trong khi đó, học viên được khuyến khích là nên tham gia nhiều nhất vào buổi học Speaking tại lớp, để bản thân quen thuộc với việc sử dụng tiếng Anh nhiều nhất có thể, từ đó giảm do dự khi nói tiếng Anh.
Tại học viện ZIM, các lớp học Speaking tạo môi trường để học viên và giảng viên trao đổi bằng tiếng Anh, giúp học viên quen dần với việc giao tiếp bằng Tiếng Anh, từ đó giảm những yếu tố tâm lý dẫn tới do dự khi thi cử.
Phương pháp giảm do dự với nguyên nhân do quên kiến thức.
Để việc tra cứu từ vựng trở nên dễ dàng, người sử dụng ngôn ngữ phải lặp lại và luyện tập từ vựng ngày càng nhiều (Nakata, 2016). Các học viên có thể xem Chương trình TV tiếng Anh để nhớ lại các từ vựng (Peters & Webb, 2018). Đó cũng là để tránh việc quên từ vựng.
Nhìn chung, học viên cần đưa tiếng Anh vào trong cuộc sống của mình, sử dụng tiếng Anh nhiều nhất có thể. Một vài cách để đưa tiếng Anh xuất hiện nhiều nhất như:
Đổi ngôn ngữ điện thoại, máy tính thành tiếng Anh
Sử dụng từ điền Anh-Anh thay vì Anh-Việt như Cambridge, Oxford
Giải trí bằng cách xem các chương trình tiếng Anh như The Greatest Show, The Face, Mr. Beans
Tại ZIM, các học viên nên sắp xếp thời gian tham gia nhiều các lớp bổ trợ, lớp tự học để có cơ hội được luyện tập ngay những kiến thức đang học vào trong việc nói tiếng Anh
Lưu ý: Người đọc đọc có thể tìm hiểu thêm các bài viết liên quan như:
2 kỹ thuật ghi nhớ và tiếp nhận từ vựng đối với người học tiếng Anh
Hiểu về trí nhớ và cách áp dụng Retrieval Practice trong việc học IELTS
Tóm lại, do dự là một vấn đề khá phổ biến đối với nhiều học viên khi tham gia vào phần thi IELTS Speaking. Tuy nhiên, với những chiến lược và kỹ thuật được chia sẻ trong bài viết này, học viên hoàn toàn có thể vượt qua nỗi lo âu này.
Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân gây do dự, áp dụng các phương pháp cá nhân hóa cho từng nguyên nhân, học viên sẽ trở nên tự tin, chủ động hơn trong bài thi. Điều này sẽ giúp học viên phát huy được năng lực thực sự, thể hiện được khả năng ngôn ngữ tốt nhất của mình, qua đó đạt được kết quả cao trong phần thi IELTS Speaking.
Trích dẫn nguồn tham khảo
Ariyanti, Ariyanti. "Psychological factors affecting EFL students’ speaking performance." ASIAN TEFL Journal of Language Teaching and Applied Linguistics 1.1 (2016).
Betz, S. (2020). Hesitations in Spoken Dialogue Systems. Bielefeld University.
Boonsuk, Yusop, Eric A. Ambele, and Chamaiporn Buddharat. "Position of hesitation marker in everyday, informal conversation in English." ABAC Journal 39.3 (2019): 129-140.
Goodwin, Charles. "Restarts, pauses, and the achievement of a state of mutual gaze at turn-beginning." Sociological inquiry 50.3-4 (1980): 272-302.
Haidara, Youssouf. "Psychological Factor Affecting English Speaking Performance for the English Learners in Indonesia." Universal Journal of Educational Research 4.7 (2016): 1501-1505.
Hasan, L. N. K. "The effect of lack of vocabulary on English language learners’ performance with reference to English departments students at Salahaddin University-Erbil."ZANCO Journal of Pure and Applied Sciences (2016): 211-227.
Hermida, Rita. "Vocabulary acquisition for young learners through songs." Gender Equality: International Journal of Child and Gender Studies 5.1 (2019): 95-104.
Hutabarat, Maria Astri, and Syamsul Bahri. "Repetition and Hesitation in Delivering Impromptu Speech." Linguistica 4.2 (2015): 145663.
Indriyana, Bernadeta Siska, Maria Wisendy Sina, and Barli Bram. "Fillers and Their Functions in Emma Watson’s Speech." Ranah: Jurnal Kajian Bahasa 10.1 (2021): 13-21.
Jon, Roi Boy, Hilwa alfiani Fitri, and Bambang Purnama. "Eight Factors Bringing about Students’ Speaking Disfluency in Indonesia." International Journal of English and Applied Linguistics (IJEAL) 2.1 (2022): 83-94.
Khan, Raja Muhammad Ishtiaq, et al. "The role of vocabulary knowledge in speaking development of Saudi EFL learners." Arab World English Journal (AWEJ) Volume 9 (2018).
Kosmala, Loulou, and Aliyah Morgenstern. "A preliminary study of hesitation phenomena in L1 and L2 productions: a multimodal approach." Disfluency in Spontaneous Speech 2017. 2017.
Kurnia, Cicih. "Increasing Young Learner™ Vocabulary Mastery By Using English Songs." JELE (Journal of English Language and Education) 3.1 (2017): 42-53.
Levin, Harry, and Irene Silverman. "Hesitation phenomena in children's speech." Language and Speech 8.2 (1965): 67-85.
Min, Young-Kyung. "Vocabulary acquisition: Practical strategies for ESL students." Journal of International students 3.1 (2013): 64-69.
Nakata, Tatsuya. "Does repeated practice make perfect? The effects of within-session repeated retrieval on second language vocabulary learning." Studies in Second Language Acquisition 39.4 (2017): 653-679.
Patahuddin, Patahuddin, Syawal Syawal, and Saidna Zulfiqar Bin-Tahir. "Investigating Indonesian EFL learners’ learning and acquiring English vocabulary." International Journal of English Linguistics 7.4 (2017): 128.
Patanduk, Sushy Teko. "The Speaking English Problems Faced by the Fourth Semester Students of English Education Study Program UKI Toraja." Teaching English as a Foreign Language Overseas Journal 7.2 (2019): 21-30.
Peters, Elke, and Stuart Webb. "Incidental vocabulary acquisition through viewing L2 television and factors that affect learning." Studies in second language acquisition 40.3 (2018): 551-577.
Sari, Dea Kartika. Hesitation as the strategy of communication in live interview Build Series Youtube channel. Diss. Universitas Islam Negeri Maulana Malik Ibrahim, 2021.
Siswoyo, Siswoyo, et al. "WHY DO SPEAKERS USE HESITATION WHEN PRODUCING THE ENGLISH LANGUAGE?." Jurnal Smart 8.2 (2022): 103-115.
Suliyono, Suliyono. "The Effect of CICADA English Youth Magazine on Secondary School Orphans' Vocabulary Mastery." Beyond Words 10.1 (2022): 1-14.
Bình luận - Hỏi đáp