Hiểu rõ về bốn tiêu chí chấm thi trong bài thi nói và những lỗi sai thường gặp
Trên thực tế, nhiều người bản xứ đi thi nói IELTS vẫn chưa thể đạt điểm cao dù họ nói lưu loát và có đủ vốn từ vựng và nguyên nhân chính của vấn đề trên là họ chưa hiểu rõ được những tiêu chí chấm thi để nói những gì mà giám khảo cần nghe. Vì vậy, để tối ưu hóa điểm số trong bài thi nói, thí sinh cần hiểu rõ những tiêu chí chấm thi của giám khảo. Những tiêu chí này sẽ đóng vai trò như kim chi nam, giúp thí sinh có hướng luyện tập đúng đắn, và cũng là những yếu tố mà họ có thể tự đánh giá được hiệu quả của quá trình luyện tập. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích chi tiết những tiêu chí này.
Key takeaways
Bốn tiêu chí chấm thi trong bài thi nói là: Fluency and coherence , lexical resource , grammar và pronunciation. Mỗi tiêu chí chiếm 25% số điểm.
Những lỗi sai thường gặp trong bài thi nói: Nói quá nhanh, Lạm dụng thành ngữ và từ vựng quá nâng cao, Lạm dụng từ thừa, Phải có accent chuẩn Anh/ Mỹ thì mới có thể đạt điểm cao, Quá tập trung vào ý tưởng hay và chính xác, Không hiểu câu hỏi nhưng vẫn cố gắng trả lời, Đưa ra câu trả lời quá dài dòng, không vào thẳng vấn đề để part 1
Bốn tiêu chí chấm thi là gì?
Khi chấm điểm, giám khảo sẽ căn cứ vào bốn tiêu chí: Fluency and coherence, Lexical resource, Grammar và Pronunciation. Mỗi tiêu chí sẽ chiếm 25% số điểm và được cộng lại chia trung bình để đưa ra điểm thi nói.
Fluency and Coherence (sự trôi chảy và mạch lạc)
Cụ thể hơn, tiêu chí này bao gồm những đặc điểm sau đây:
Ease of speaking: đây được xem là khả năng nói tự nhiên, dễ dàng mà thí sinh không phải cố gắng tìm từng từ một. Do cách học truyền thống thông qua việc dịch từ tiếng việt sang tiếng anh, nhiều thí sinh phải mất thời gian để tìm từng từ để diễn đạt ý muốn của họ, khiến họ cảm thấy mệt mỏi khi nói. Ngoài ra, bài thi nói là để kiểm tra năng lực sử dụng ngôn ngữ của thí sinh nên thí sinh không nên quá chú trọng vào ý tưởng mà thay vào đó nên tập trung vào việc sản xuất ngôn ngữ, thậm chí khi thí sinh nói sai sự thật (I live in Ho Chi Minh city which has 4 distinct seasons) thì vẫn không ảnh hưởng đến điểm số của thí sinh. Dĩ nhiên, nếu có ý tưởng hay, thí sinh có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục và đạt điểm cao hơn.
Hesitation: sự ngập ngừng (uh, oh, khoảng im lặng) khi nói. Nguyên nhân chính của sự ngập ngừng đa phần là do thí sinh đang tìm từ vựng để diễn đạt ý tưởng hoặc do đang thiếu ý tưởng. Nếu có quá nhiều sự ngập ngừng như thế này, sự mạch lạc của câu trả lời sẽ bị ảnh hưởng và cho thấy rằng khả năng ngôn ngữ của thí sinh còn yếu.
Self-correction: khả năng tự sửa lỗi trong khi nói, đa phần là việc sửa lỗi về ngữ pháp như thì của động từ hay dạng của động từ.
Repetition: lặp từ hoặc lặp ý tưởng. Vấn đề này khá phổ biến đối với thí sinh có năng lực còn yếu, do họ không biết nói gì hoặc đang thực hiện quá trình dịch phức tạp trong đầu nên họ có xu hướng lặp lại từ/ cụm từ trong khi nói ( Well… I like …. I really like… football…. because ….. because it …. Fun. It’s fun …. and also good for my health)
Sự mạch lạc: yếu tố này được thể hiện qua:
+ Khả năng sử dụng từ nói để liên kết các câu với nhau: so, and, but, because, for example,…
+ Khả năng sử dụng ngôn ngữ thừa (discourse markers): đây là những cụm từ thường không có nội dung cụ thể, được người nói dùng để tổ chức ý tưởng hoặc để giúp họ có thêm thời gian suy nghĩ ý tưởng:
To be honest/ honestly speaking: thành thật mà nói, dùng để tiết lộ một thông tin về cá nhân thí sinh với giám khảo
I mean/ what I am trying to say is: dùng để giải thích
The way I see it/ in my eyes/ from my perspective: nêu quan điểm cá nhân
Actually/ as a matter of fact: thực ra thì
Một số cụm từ khác: well, I would say, you know,…
+ Sự mạch lạc về ý tưởng:
Ví dụ: What sports do you like?
Actually, I never play sports, but I play football in my free time with my best friends, especially on weekends.
Trong ví dụ trên, thí sinh nói là không bao giờ chơi thể thao nhưng phần phía sau lại nói là chơi bóng đá trong thời gian rãnh cùng bạn, khiến câu trả lời của thí sinh thiếu logic và khó hiểu.
Lexical resource (từ vựng)
Range: thí sinh có vốn từ vựng để nói về nhiều chủ đề khác nhau. Nghĩa là, khi được hỏi về bất kì chủ đề nào, họ cũng có đủ vốn từ để trả lời, ví dụ khi miêu tả về một đối tượng nào đó, thay vì chỉ dùng very good lặp đi lặp lại thí sinh có những từ vựng khác diễn đạt chính xác hơn như delicious/ scrumptious/ mouth-watering food.
Mistakes: khả năng sử dụng từ vựng chính xác, đúng ngữ cảnh (ví dụ: I come from Ha Noi city, which is home to lots of historic places in Vietnam, trong ví dụ này historic được sử dụng chưa chính xác vì historic thường được dùng để nói một cái gì đó có tầm quan trọng trong lịch sử, trong câu này thí sinh muốn nói đến di tích lịch sử (những địa điểm trong lịch sử) nên historical places mới chính xác).
Khả năng sử dụng less common words (những từ vựng ít phổ biến) và idiomatic expressions (thành ngữ): để đạt được band 7 thí sinh bắt đầu sử dụng thành ngữ và những từ vựng ít phỏ biến, tuy nhiên đôi khi có một vài cách sử dụng chưa phù hợp
Sử dụng đúng collocation và sử dụng từ vựng hợp với văn nói (awareness of style): bắt đầu từ band 7, thí sinh bắt đầu sử dụng đúng được collocations
+ Collocation là những cụm từ được kết hợp tự nhiên với nhau (ví dụ, phạm lỗi thì thí sinh phải dùng là make mistakes thay vì do mistakes, hay khi nói về việc đi dã ngoại thì thí sinh có thể sử dụng go on a picnic thay vì go to a picnic).
Khả năng paraphrase: đây là khả năng tái diễn đạt lại câu hỏi. Ví dụ, câu hỏi là do you like ….?, thay vì sử dụng lại từ like nhiều lần thí sinh có thể linh hoạt paraphrase lại thành những cách khác như: be fond of, be a big fan of something, v.v.
Grammar
- Range: sử dụng đa dạng cấu trúc (câu điều kiện, câu ao ước, not only… but also, đảo ngữ, v.v.) và kết hợp lịch hoạt câu đơn và câu phức trong câu trả lời
- Mistakes: lỗi sai về ngữ pháp (thì của động từ, sự phù hợp giữa chủ ngữ với động từ, loại từ), ví dụ: I am really into playing sports because they are good for my healthy. Trong ví dụ này, người nói nhầm lẫn giữa health (danh từ) và healthy (tính từ) nên đã sử dụng không chính xác.
Pronunciation
Individual sounds: Phát âm đúng được từng âm cơ bản, ví dụ /i/ với /i:/. Nhiều thí sinh do ảnh hưởng của tiếng mẹ để nên họ thường có xu hướng phát âm hai âm như một, gây ra sự khó hiểu cho giám khảo.
Word stress: Nhấn đúng trọng âm của từ
Intonation và sentence stress: có ngữ điệu khi nói, biết nhấn nhá, lên giọng vào những từ quan trọng.
Connected speech: nối âm để tạo tính tự nhiên cho phần nói, một trong những quy tắt nhấn âm phổ biến nhất: nếu một từ bắt đầu bằng một phụ âm và từ sau bắt đầu bằng nguyên âm thì thí sinh có thể nối âm lại với nhau, ví dụ: wake up.
Easy to understand: khả nói nói rõ ràng, mạch lạc dễ hiểu.
Những lỗi sai thường gặp và cách khắc phục
2.1, Nói quá nhanh
Nhiều thí sinh lầm tưởng rằng chỉ cần nói nhanh là sẽ đạt được điểm cao hơn ở tiêu chí fluency và tạo ấn tượng tốt với giám khảo. Tuy nhiên, nếu nói quá nhanh, thí sinh sẽ khó có thể kiểm soát được việc sử dụng từ vựng, ngữ pháp và phạm phải nhiều lỗi sai. Hơn nữa, khi nói quá nhanh, thí sinh thường có xu hướng phát âm sai hoặc không rõ gây ra sự khó hiểu cho giám khảo. Khi đó, câu trả lời của thí sinh trở nên khó hiểu và giảm khảo sẽ trừ bớt điểm của thí sinh.
Cách khắc phục:
Thí sinh có thể bắt chước theo tốc độ của người bản xứ bằng cách xem clip của người bản xứ và đọc theo.
Dưới đây là một cách mà thí sinh có thể tham khảo:
Bước 1: chọn 1 video video có phụ đề, video này có thể liên quan hoặc không liên quan đến IELTS, tùy theo sở thích của thí sinh. Thí sinh có thể chọn video trên Youtube hoặc bất kì nền tảng nào hoặc thậm chí là phim trên Netflix.
Bước 2: xem lần 1 với phụ đề và ghi lại những từ vựng chưa hiểu
Bước 3: Tra từ vựng đã ghi nhận
Bước 4: Xem lại lần 2 với phụ đề để có thể thật sự hiểu những từ đã tra trong ngữ cảnh, bước này cũng sẽ giúp thí sinh nhớ từ vựng lâu hơn
Bước 5: Xem lại với phụ đề và đọc theo (thí sinh có thể tắt tiếng và nhìn theo phụ đề đọc theo), bước này sẽ giúp thí sinh lam quen với tốc độ nói của người bản xứ. Bước này thí sinh có thể thực hiện nhiều lần cho đến khi cảm thấy hài lòng.
Lạm dụng thành ngữ và từ vựng quá nâng cao
Mặc dù để được band 7, thí sinh cần bắt đầu sử dụng những từ vựng ít phổ biến và thành ngữ, nhưng nếu thí sinh quá lạm dụng và dùng quá nhiều trong tất cả câu trả lời nhưng không chính xác nên dễ ảnh hưởng đến tính tự nhiên của bài nói.
Cách khắc phục
Thí sinh cần tinh tế trong việc chọn lọc nguồn học từ vựng uy tín. Hiện tại, trên mạng Internet có vô số các trang web không đáng tin cậy với những bài viết như 50 từ vựng giúp thí sinh đạt 7.0 SPEAKING nhưng không hề giải thích cách và ngữ cảnh sử dụng của chúng. Vì vậy, thí sinh cần chú ý học từ vựng theo ngữ cảnh để có thể sử dụng chúng chính xác khi đi thi.
Một số trang web và tài liệu uy tín cho việc học từ vựng:
Keith Speaking Academy: https://keithspeakingacademy.com/ielts-speaking-free-live-lessons/
Spotlight English: https://spotlightenglish.com/
BBC Learning English: https://www.youtube.com/c/bbclearningenglish
Một số sách tham khảo để học từ vựng theo chủ đề và ngữ cảnh:
Cambridge Vocabulary for IELTS (Intermediate và Advanced)
Collocations in use (Intermediate và Advanced)
Check your vocabulary for the IELTS examination
Cambridge Vocabulary in use (Elementary to Advanced)
Lạm dụng từ thừa
Mặc dù từ thừa giúp thí sinh có thêm thời gian suy nghĩa cũng như giúp câu trả lời trở nên rõ ràng, tự nhiên hơn, nếu lạm dụng quá nhiều câu trả lời sẽ trở nên thiếu tự nhiên hoặc cho thấy rằng thí sinh đang gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ.
Cách khắc phục
Thí sinh chỉ nên sử dụng một hoặc hai từ thừa trong mỗi câu trả lời.
Phải có accent chuẩn Anh/ Mỹ thì mới có thể đạt điểm cao?
Nhiều thí sinh tự hỏi rằng có accent nào sẽ chuẩn hơn và giúp họ đạt điểm cao hơn. Tuy nhiên, accent không phải là tiêu chí được đánh giá trong bài thi nói IELTS. Vì vậy, thí sinh có thể theo accent nào mà họ thích, thậm chí khi có accent của tiếng mẹ đẻ nhưng thí sinh phát âm đúng, nói dễ hiểu và kiểm soát tốt được các yếu tố của phát âm (dấu nhấn, ngữ điệu, nói âm) thì vẫn có thể đạt điểm cao. Dĩ nhiên, nếu có accent chuẩn, thí sinh có thể tự tin hơn và đạt điểm số cao hơn.
Cách khắc phục:
Chú trọng vào các tiêu chí đã được tác giả phân tích trong phần 1 trước. Trong quá trình luyện tập, thí sinh có thể chọn 1 accent chuẩn mà họ thích (Anh hay Mỹ) và luyện tập xuyên suốt quá trình ấy.
Quá tập trung vào ý tưởng hay và chính xác
Khi đi thi, đôi khi thí sinh gặp một số câu hỏi lạ hoặc chưa có trải nghiệm, họ có xu hướng trả lời quá ngắn gọn hoặc để khoảng thời gian chết quá lâu. Điều này sẽ khiến họ bị trừ điểm vì họ không sản xuất đủ ngôn ngữ cho thấy sự khả năng ngôn ngữ của họ còn yếu hoặc ảnh hưởng đến điểm tiêu chí Fluency. Một vấn đề nữa là, nhiều thí sinh cố gắng phải tìm thật nhiều ý tưởng hay thay vì chú trọng đến việc sử dụng ngôn ngữ.
Cách khắc phục:
Thí sinh không nên quá quan trọng vào việc tìm ý tưởng đúng, ý tưởng hay, đôi khi họ chỉ cần một ý tưởng và tập trung phát triển ý tưởng đó:
Why is it sometimes difficult to buy or choose a gift for someone? (Part 3, chủ đề gift)
There are many reasons why it is difficult to choose a gift for someone. Firstly, everyone has their own hobbies and interests. Secondly, you do not know for sure their suitable size or favorite color of the item that we are going to buy. Finally, gifts may be expensive to buy.
Trong câu trả lời trên, thí sinh đơn giản chỉ liệt kê ý tưởng, các ý tưởng cũng chưa được phát triển hay làm rõ, chưa thể hiện được đa dạng cấu trúc ngữ pháp. Họ cũng mất thời gian để tìm ra những ý tưởng trên.
Thay vào đó, họ không nhất thiết phải có quá nhiều ý tưởng mà chỉ nên tập trung phát triển một ý và chú trọng hơn về ngôn ngữ và ngữ pháp:
Well, there could be a myriad of reasons for this. But the foremost reason is that everyone has their own hobbies or interests. So, it’s hard to know for sure what kind of product they want to have. You know, even when we know what they like, we still need to find out about their size, favorite color and the like. That is to say, it’s a daunting task and may take a lot of time and effort.
A myriad of: rất nhiều, vô số
The foremost reason: nguyên nhân hàng đầu
And the like: dùng khi cho ví dụ (và những thứ tương tự)
A daunting task: một nhiệm vụ khó khăn, khiến bạn dễ từ bỏ
Không hiểu câu hỏi nhưng vẫn cố gắng trả lời
Nhiều thí sinh lầm tưởng rằng họ không thể nhờ giám khảo lặp lại câu hỏi nếu như họ chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu được câu hỏi. Điều này là hoàn toàn không đúng, thí sinh có thể nhờ giám khảo lặp lại hoặc thậm chí giải thích một từ hoặc cụm từ mà họ chưa hiểu rõ. Nếu việc nhờ lặp lại này không quá nhiều, thí sinh vẫn không bị trừ điểm.
Cách khắc phục:
Nhờ lặp lại câu hỏi: Pardon, can you repeat the question?
Nhờ giải thích lại câu hỏi hoặc một cụm từ: Sorry, what do you mean by ….?
Đưa ra câu trả lời quá dài dòng, không vào thẳng vấn đề để part 1
IELTS là bài thi học thuật, nhiều thí sinh cho rằng chỉ cần nói càng hoa mĩ thì càng đạt điểm cao. Trong part 1, họ cố gắng đưa ra câu trả lời dài dòng bằng cách có những câu dẫn vào câu trả lời:
Do you like sports?
Well, sports play a pivotal role in our life. It is thanks to sports that we can not only wind down but also have a healthy body. That is to say, without sports, I can’t imagine what our life would be.
Câu trả lời trên nghe có vẻ khá hoa mĩ và sử dụng được từ vựng, cấu trúc phức tạp. Tuy nhiên, đây không phải là một câu trả lời tốt trong part 1, vì part 1 vốn là một cuộc trò chuyện thân mật giữa thí sinh và giám khảo để giám khảo làm quen với thí sinh nên thay vì đưa ra câu trả lời chung chung như vậy, thí sinh nên nói về chính bản thân họ. Câu trả lời là do you V…?, và dường như trong ví dụ trên, thí sinh vẫn chưa trả lời được câu hỏi của giám khảo.
Cách khắc phục
Trả lời câu hỏi trực tiếp, sau đó phát triển thêm bằng cách dựa vào các từ để hỏi:
What sports you like?
When you play sports?
Who you play with?
Why you like sports, v.v.
Ví dụ: Absolutely yes, I am a bit obsessed with football, which is a wonderful way for me to wind down and keep fit. You know, I tend to go to the football pitch every weekend.
Be a bit obsessed with: rất thích, không thể dùng làm gì (pretty/ a bit/ quite thường được dùng trước những tính từ mạnh thế này để giảm nhẹ mức độ của nó)
Wind down: relax thư giản
Keep fit, keep in shape: giữ vóc dáng cân đối
Football pitch: sân banh
Thông thường trong part 1, thí sinh chỉ có 20 đến 30 giây trả lời cho từng câu hỏi nên họ luyện tập đưa ra câu trả lời trực tiếp vào thẳng vấn đề và sử dụng đồng hồ bấm giờ để luyện nói, không nói quá ngắn hoặc quá dài.
Bài tập
Chọn đáp án chính xác
1, Which of the following is not evaluated in the IELTS Speaking Test?
A, Fluency and coherence
B, Lexical resource
C, Pronunciation
D, Accent
2, Which of the following is not evaluated in Lexical resource?
A, Range
B, Use of less common words and idiomatic expressions
C, Mistakes and accuracy
D, Connected speech
3, which criteria does “paraphrase” belong to?
A, Pronunciation
B, Lexical resource
C, Grammar
D, Fluency and coherence
4, Which accent can help you achieve a higher band score?
A, British accent
B, American accent
C, European accent
D, Accent is not evaluated
5, which of the following is true?
A, we should use idiomatic expression in every answer to get a higher score
B, We should not ask for clarification as it shows a poor command of English
C, we should use a combination of simple and complex sentences flexibly
D, The faster we speak, the higher score we can get
Đáp án
1D 2D 3B 4D 5C
Tổng kết
Bài viết phân tích chi tiết từng tiêu chí chấm thi của giám khảo. Qua đó, giúp thí sinh hiểu rõ hơn về bài thi nói IELTS và có hướng ôn luyện phù hợp nhất. Những tiêu chí này là cơ sở giúp thi sinh đánh giá sự tiến bộ và hiệu quả trong quá trình ôn luyện. Sau bài viết nay, tác giả hy vọng thí sinh sẽ cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn và khắc phục được những lỗi sai mà họ đang có.
Bình luận - Hỏi đáp