Banner background

Cách làm dạng bài Short Answer Questions IELTS Listening

Trong số khá nhiều các chứng chỉ đánh giá trình độ ngôn ngữ Anh hiện hành, như TOEIC, TOEFL, CPE, ..vv, có thể nói, IELTS là một trong những tấm bằng phổ biến và được trọng dụng nhất. Phần thi Nghe thường được coi là một phần thi ăn điểm nếu thí sinh nắm rõ các dạng đề thi và biết cách ôn tập hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu về một dạng bài thường gặp - IELTS Listening Short Answer Questions nhằm trang bị sĩ tử với những kiến thức cần thiết để chinh phục đề bài này.
cach lam dang bai short answer questions ielts listening

Key takeaways

  • Ở dạng bài Short Answer Questions, thí sinh được yêu cầu trả lời ngắn gọn một số câu hỏi liên quan đến nội dung đã được nghe từ một bản thu âm.

  • Cách làm dạng bài này: Đọc và phân tích đề, chú ý từ khoá, tập trung trong quá trình nghe, chép đáp án thật tỉ mỉ.

  • Một số kinh nghiệm làm bài: Ghi chú theo mạch nội dung bài nghe, cẩn trọng với thông tin gây nhiễu.

Giới thiệu chung

Bài thi IELTS Listening có 4 Part (bài/phần thi) kéo dài 30’, trong đó dạng Short Answer Questions thường xuất hiện ở Part 2.

Theo IDP, bài nghe ở Part 2 là “A monologue set in an everyday social context, e.g. a speech about local facilities”, nghĩa là một đoạn độc thoại đặt trong bối cảnh xã hội thường ngày, ví dụ như một bài nói về những công trình và trang thiết bị ở địa phương.

Thí sinh nên chú ý tránh ôn tập ngoài phạm vi của chủ đề này, chẳng hạn như một bài phát biểu có tính chính trị trang trọng sẽ không xuất hiện ở đây.

Ở dạng bài này, thí sinh được yêu cầu trả lời ngắn gọn một số câu hỏi liên quan đến nội dung đã được nghe từ một bản thu âm.

Câu trả lời thường sẽ có xuất hiện đầy đủ trong đoạn băng thu âm, hầu hết thời gian thí sinh không cần tự ứng biến câu trả lời. 

Cách làm dạng bài IELTS Listening Short Answer Questions

cách làm dạng bài short answer questions ielts listening

Đọc và phân tích đề 

Khi nhận được đề, việc đầu tiên và quan trọng nhất thí sinh phải làm là đọc kĩ và phân tích đề để nắm được những thông tin cơ bản như chủ đề của đoạn băng thu âm, giới hạn từ (word limit) cho câu trả lời, yêu cầu của đề bài - ở đây là trả lời các câu hỏi đề ra một cách ngắn gọn bằng cách sử dụng các từ lấy trong bản ghi âm đó ra.

Đây cũng là một ví dụ cho việc các kĩ năng ngôn ngữ sẽ bổ trợ cho nhau: Để đọc một lượng thông tin lớn như đề bài 4 section Listening, có thể áp dụng kĩ thuật Skimming và Scanning trong Reading.

Thí sinh hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp Skimming khi mới bước đầu nhận diện đề bài - để hiểu sơ bộ nội dung và chủ đề sắp được nghe - và sử dụng phương pháp Scanning khi có thời gian đọc kĩ đề ở đầu mỗi section - để xác định từ khóa và các thông tin cụ thể khác.

Xem thêm: Cách làm dạng bài Multiple choice trong IELTS Listening

Chú ý từ khóa (keyword)

short answer questions ielts listening

Các keyword trong câu hỏi sẽ điều hướng thí sinh trả lời đúng trọng tâm. Một thủ thuật khi đi thi được rất nhiều sĩ tử chia sẻ là gạch chân keyword bằng bút chì, và xóa những nét gạch vào cuối giờ làm bài.

Đối với bài thi máy, thí sinh highligh từ thay vì gạch chân. Các keyword có thể là chủ ngữ, tân ngữ hoặc động từ trong câu, và thí sinh cần đặc biệt chú ý xác định từ để hỏi (Wh-words) để biết mình cần trả lời như thế nào.

Ví dụ, nếu câu hỏi là “Which of the three methods that the speaker mentioned was the most effective?” (Dịch nghĩa: Cái nào trong ba phương pháp được người nói nhắc đến là cái hiệu quả nhất?), thông qua các từ khóa như “which”, “three methods”, “the most effective”, người làm bài có thể xác định được từ loại của cụm từ mình cần - danh từ, cũng như có một số dự đoán về đáp án của câu hỏi ngay cả trước khi được nghe đoạn thu âm.

Đặc biệt, các thí sinh thường gạch keyword để làm mốc giúp nhận diện phần nào trong bài nói đang chứa thông tin cần thiết, tránh trường hợp lỡ mất đáp án.

Tập trung trong quá trình nghe

Như thí sinh có thể đã biết, bài thi IELTS Listening chỉ cho phép nghe mỗi đoạn băng một lần. Điều này đòi hỏi khả năng tập trung cao độ để bắt được các đáp án ngay khi vừa nghe thấy, bởi sẽ không có cơ hội nghe lại lần hai để kiểm tra độ chính xác của chúng. 

Khi đang trong quá trình nghe, sĩ tử hãy lưu tâm rằng không phải lúc nào keyword trong câu hỏi cũng sẽ được nhắc đến; thay vào đó, phần lớn thời gian bài thu âm sẽ thay thế các keyword với những từ đồng nghĩa hoặc diễn đạt theo một cách khác.

Tuy nhiên, ngữ nghĩa của chúng sẽ không đổi, ví dụ như nói “the one that worked the best” thay vì “the one that was the most effective” (Dịch nghĩa: cái hiệu quả nhất).

Ngoài ra, với bài Short Answer Questions nói riêng và với cả phần Listening của IELTS nói chung, các câu hỏi đều đi theo trình tự của nội dung được ghi âm - chẳng hạn như đáp án câu 1 thì sẽ nằm đầu đoạn ghi âm, câu 2 sẽ nằm liền kề, và cứ tiếp tục như thế. 

Chép đáp án thật tỉ mỉ

image-alt

Sau khi hoàn thành bài, cho bài thi giấy, thí sinh có 10 phút để chép đáp án vào một tờ ghi đáp án riêng biệt. Tuy nhiên, cho bài thi máy (computer-based), thí sinh phải ghi đáp án lúc nghe và sẽ KHÔNG CÓ 10 PHÚT CUỐI như bài thi giấy.

Nhiệm vụ phải hoàn thành ở đây là khảo bài thật kĩ, kiểm tra và tìm kiếm những sai sót về chính tả, ngữ pháp. Bên cạnh đó, thí sinh cũng nên chú ý số từ/số được cho phép trong đề bài để tránh viết quá số từ cho phép.

Thêm vào đó, thí sinh cũng nên cẩn thận khi ghi đáp án - phải chắc chắn rằng đã điền vào ô có đánh số tương ứng với số của câu hỏi trong tờ đề thi.

Kinh nghiệm làm bài

Kinh nghiệm làm bài

Ghi chú theo mạch nội dung bài nghe

Một vấn đề rất nhiều học viên gặp phải là lỡ mất đáp án do không nghe kịp bài thu âm. Điều này có thể do chưa bắt được nhịp nội dung của bài, hoặc quá tập trung vào một câu đã bị bỏ qua làm thuyên giảm sự chú ý cho các câu còn lại.

Một mẹo nhỏ khi làm bài này là nghe đến đâu ghi chú những keyword nghe được đến đấy. Phương pháp này sẽ giúp người làm bài xác định được mạch của đoạn ghi âm và sẽ nâng cao sự tập trung khi đoạn quan trọng có chứa đáp án có thể sắp đến.

Ngoài ra, thí sinh nên ghi chép lại tất cả những keyword nổi bật mình nghe được đề phòng trường hợp có nhiều đáp án gây nhiễu, để có cơ hội đối chiếu chúng và suy nghĩ tìm ra câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi sau khi đoạn băng đã chấm dứt.

Tham khảo thêm: Phương pháp Note-taking áp dụng vào dạng bài Multiple choice trong IELTS Listening

Cẩn trọng với những thông tin gây nhiễu

IELTS Listening không phải là một thử thách đơn giản - có rất nhiều những khó khăn và đôi khi là cả những lần đánh đố. Mục đích của thông tin gây nhiễu là đánh lạc hướng người làm bài, và với những ai không nghe kĩ và phân tích dữ liệu thì đây sẽ là một chướng ngại vật lớn.

Vì vậy, cần phải tập trung nghe, nghe hết bài trước khi rút ra kết luận về đáp án, và chú ý những chi tiết nhỏ trong bản ghi âm.

Tham khảo thêm: Thông tin gây nhiễu trong bài thi Listening IELTS

Bài tập

Bài 1. Nghe và trả lời câu hỏi (giới hạn từ: 3 từ và/hoặc 1 số)

Audio:Audio icon

  1. What does this project exemplify?

  2. How many countries were the scientists participating in the project from?

  3. How deep will the floats go?

  4. Aside from the temperature changes, what information does the float record?

  5. To where will the data be transferred?

  6. Who will be helped with ocean weather forecasting?

  7. Which feature of ocean processes can float data uncover?

  8. Based on the findings, the government can be advised on what?

Bài 2: Nghe và trả lời câu hỏi (giới hạn từ: 3 từ)

Audio: Audio icon

  1. What aspect of life in the UK did the professor discuss?

  2. What different things can be challenging to you when you live abroad?

  3. Where do people working in the UK probably live?

  4. Apart from the public library, which place is best to obtain information about activities in your local community?

  5. What is the primary function of libraries in the UK?

Đáp án:

Bài 1. 

  1. International cooperation

  2. 13

  3. 2000 meters/two thousand meters/2 (whole) kilometers/two (whole) kilometers

  4. Variations in salinity

  5. Onshore meteorological stations

  6. The Navy

  7. (the) biological implications

  8. Fisheries legislation

Tapescript: 

Speaker 1: Thanks to all of you for coming along today to hear about how the robotic float project is helping with ocean research. Well, first of all, we'll look at what a robotic float does and its use. So let's start with the device itself. It looks a bit like a cigar and it's about one and a half metres long. More importantly, it's full of equipment that's designed to collect data so it can help us in building up a profile of different factors which work together within the world's oceans.

Speaker 2: Sounds like a big project, isn't it? Too big for one country to undertake.

Speaker 1: That's quite true, but this project is a really good example of international cooperation. Over the last five years, scientists from 13 countries have been taking part in the project and launching floats in their area of ocean control. And next year this number will rise to 14 when Indonesia joins the project. That's impressive, but let's move on to how floats work. The operational cycle goes like this. Each of the floats is dropped in the ocean from a boat at a set point and activated from a satellite. Then the float immediately sinks about 2000 metres. That's two whole kilometres down in the water. It stays at this depth for about ten days and is carried around by the currents which operate in the ocean at this level. During this time it's possible for it to cover quite large distances, but the average is 50 kilometres.

Speaker 2: So what is it actually recording?

Speaker 1: Well, at this stage, nothing. But as it rises to the surface it collects all sorts of data. Most importantly, variations in salinity that's salt levels and the changes in temperature, a bit like underwater weather balloons. Then, when it gets back to the surface, all the data it's collected is beamed up to the satellite. After about 5 hours on the surface, the float automatically sinks, beginning the whole process again.

Speaker 2: What happens to the data?

Speaker 1: Well, the information is transferred direct to onshore meteorological stations like our one in Hobart. And within 4 hours the findings can be on computers and they can be mapped and analysed.

Speaker 2: You say you're building models of the world's ocean systems, but how are they going to be used, and more importantly, when?

Speaker 1: Some of the data has already helped in completing projects. For example, our understanding of the underlying causes of El Nino events is being confirmed by float data. Another way we are using float data is to help us to understand the mechanics of climate change like global warming and ozone depletion. That's part of an ongoing variability study, but the results are still a long way off. However, this is not the case with our ocean weather forecasting, because we know from the floats what the prevailing weather conditions will be in certain parts of the ocean. We can advise the Navy on search and rescue missions. That's happening right now. And many yachtsmen owe their lives to the success of this project. In addition, float data can help us to look at the biological implications of ocean processes.

Speaker 2: Would that help with preserving fish stocks?

Speaker 1: Yes, and advising governments on fisheries legislation. We're well on the way to completing a project on this. We hope it will help to bring about more sustainable fishing practises. We'll be seeing the results of that quite soon.

Speaker 2: It sounds like the data from floats has lots of applications.

Speaker 1: Yes, it does. It's also a powerful agricultural tool. If we were aware of what the weather would be like, say next year, we could make sure that the farmers planted appropriate grain varieties to produce the best yield from the available rainfall.

Speaker 2: That sounds a bit like science fiction, especially when now we can't even tell them when a drought will break.

Speaker 1: I agree that this concept is still a long way in the future, but it will come eventually, and the float data will have made a contribution.

Bài 2: 

  1. Making social contacts

  2. Language, customs

  3. Private accommodation

  4. (the) town hall

  5. Lending books

Tapescript:

Good evening, and welcome to the British Council. My name is John Parker and I’ve been asked to talk to you briefly about certain aspects of life in the UK before you actually go there. So I'm going to talk first about the best ways of making social contacts there. Now you might be wondering why it should be necessary. After all, we meet people all the time. But when you’re living in a foreign country it can be more difficult, not just because of the language, but because customs may be different.

If you’re going to work in the UK you will probably be living in private accommodation, so it won’t be quite so easy to meet people. But there are still things that you can do to help yourself. First of all, you can get involved in activities in your local community, join a group of some kind. For example, you’ll probably find that there are theatre groups who might be looking for actors, set designers and so on, or if you play an instrument you could join music groups in your area. Or if you like the idea of finding out about local history there’ll be a group for that too. These are just examples. And the best places to get information about things like this are either the town hall or the public library. Libraries in the UK perform quite a broad range of functions nowadays – they’re not just confined to lending books, although that’s their main role of course.

Tổng kết

IELTS có thể là một kì thi cam go với nhiều người; tuy vậy, nếu ôn tập và làm quen với các đề bài thường xuất hiện trong bài thi, thí sinh sẽ rất có thể có cơ hội đạt được mục tiêu của mình. Các sĩ tử nên chủ động tìm đọc những bài báo có chứa thông tin giới thiệu về format, cách làm bài - như bài viết này chẳng hạn - để chuẩn bị kĩ lưỡng nhất có thể cho thử thách này. Hi vọng độc giả đã có cái nhìn rõ hơn về IELTS Listening Short Answer Questions, và đã được trang bị thêm kiến thức để chinh phục kì thi IELTS.

Tham khảo

Hayaloğlu , Hazan. “12 Tips to Improve Your IELTS Listening and Reading Scores.12 Tips to Improve Your IELTS Listening and Reading Scores | British Council, British Council, 22 Mar. 2021 

Sample Test Questions, British Council; IDP IELTS; Cambridge University Press & Assessment  

Question Types in the IELTS Listening Test.” ielts.idp.com, IDP IELTS 

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...