Nền tảng lý thuyết
Chuỗi bài viết về từ vựng cho IELTS Reading này được dựng lên trên nền tảng lý thuyết vững chắc qua phương pháp giáo dục conceptual learning và lý thuyết về comprehensive input. Như Stephen Krashen đã khẳng định vào năm 1982, hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ và cách sử dụng nó trong ngữ cảnh cụ thể là chìa khóa để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Trong bối cảnh này, điều cần thiết không chỉ là biết một loạt từ vựng mới mà còn phải hiểu được cách chúng được sử dụng trong thực tế. Vì vậy, trước khi giới thiệu chi tiết từ vựng, bài viết cung cấp một phần kiến thức nền tảng để người học hiểu rõ ngữ cảnh cũng như cách mà từ vựng sẽ được dùng một cách tự nhiên để giúp họ có thể nhớ từ vựng tốt hơn so với việc chỉ nhìn và học một danh sách từ ngẫu nhiên.
Series từ vựng theo chủ đề này cũng phù hợp với lý thuyết của Nation (2001) về việc học từ vựng thông qua các nhóm chủ đề và các ngữ cảnh đa dạng, giúp tối ưu hóa quá trình nhớ và sử dụng từ. Mỗi chủ đề trong series được xây dựng lên một bối cảnh cụ thể với mục tiêu cung cấp kiến thức nền cho học viên, đặc biệt các bạn ít kiến thức nền như học sinh sinh viên.Điều này cũng phản ánh phương pháp tiếp cận top-down reading mà đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là cần thiết và hiệu quả, ví dụ như nghiên cứu của Hirotaka Nagao (2002). Phương pháp tiếp cận này nhấn mạnh vào việc áp dụng kiến thức nền tảng, kiến thức xã hội để hiểu bài đọc một cách tốt hơn.
Đặc biệt, phần chủ đề của chuỗi bài viết này xoay quanh các nhân vật nổi bật trong lịch sử và cung cấp từ vựng liên quan thông qua cuộc đời và lĩnh vực làm việc của họ. Điều này sẽ tạo ra hứng thú học tập và và phù hợp với các học viên có hứng thú vào lịch sử và các cá nhân kiệt xuất trong lịch sử nhân loại, thể hiện yếu tố cá nhân hoá trong nội dung bài viết. Việc được học từ vựng trong nội dung mà mình có hứng thú được chứng minh là làm tăng động lực học (Järvelä & Renninger, 2014), sự tham gia vào việc học (Ainley & Ainley, 2011), khả năng trí óc (Hidi, 2001) độ sâu trong việc học (Dewey, 1913; Hidi & Harackiewicz, 2000; Ito et al., 2013), và cả kết quả học tập của họ (Maurice et al., 2014). Trong chuỗi bài viết này, hứng thú của người học được xây dựng xung quanh chủ đề của bài viết (topic-centered) và những kiến thức và bài đọc cung cấp và có thể cho rằng sẽ phù hợp với nhiều học viên.
Trong quá trình xây dựng một bài viết, tác giả cũng cung cấp phần bài tập để học từ vựng được hiệu quả và 1 bài đọc theo format bài thi IELTS, cung cấp cơ hội cho người học lập tức luyện tập với từ vựng mục tiêu, tăng khả năng ghi nhớ từ vựng cho người học.
Chuỗi bài viết này, do đó, hy vọng sẽ giúp người học giúp người học không chỉ cải thiện vốn từ của mình mà còn tiếp cận và hiểu sâu về các chủ đề quen thuộc trong bài thi IELTS Reading, qua đó nâng cao kỹ năng đọc hiểu của mình.
Hiểu về Florence Nightingale và lĩnh vực chăm sóc y tế
Florence Nightingale, được mệnh danh là "bà mẹ của nghề điều dưỡng hiện đại," đã cách mạng hóa ngành y tế với những cải cách về vệ sinh (hygiene) và chăm sóc bệnh nhân (patient care) trong và sau Chiến tranh Crimea (Crimean War). Với lòng trắc ẩn sâu sắc, bà đã thiết lập những tiêu chuẩn mới cho việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân, thường được gọi là người tiên phong trong cải cách y tế (healthcare reform).
Trước Florence Nightingale, điều kiện trong các bệnh viện (hospital) thường rất tồi tệ, với tỷ lệ nhiễm trùng cao và tỷ lệ tử vong khủng khiếp. Bà đã đổi mới hệ thống y tế bằng cách áp dụng các phương pháp khoa học vào quản lý bệnh viện và chăm sóc sức khỏe, nhấn mạnh tầm quan trọng của vệ sinh (sanitary) và thông gió trong việc phòng ngừa bệnh tật. Bà cũng đã thành lập trường điều dưỡng (nursing school) đầu tiên ở London, nâng cao chất lượng đào tạo y tá, biến nghề điều dưỡng thành một nghề nghiệp có giá trị và được kính trọng.
Ngoài việc đào tạo y tá, Nightingale còn là một nhà nhân đạo (humanitarian) với tầm nhìn xa, hiểu rằng sức khỏe cộng đồng là một yếu tố quan trọng của xã hội. Bà đã vận động cho việc cải thiện điều kiện sống và làm việc, không chỉ trong bệnh viện mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Bảo tàng Florence Nightingale (Florence Nightingale Museum) ở London hiện nay là nơi lưu giữ và trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của bà, phục vụ như một nguồn cảm hứng cho những người làm trong ngành y tế và những nhà cải cách xã hội trên toàn thế giới.
Từ vựng
Nursing (noun): /ˈnɜːrsɪŋ/: Điều dưỡng
Example: Florence Nightingale revolutionized the field of nursing with her innovative practices.
Vietnamese Translation: Florence Nightingale đã cách mạng hóa lĩnh vực điều dưỡng với những thực hành đổi mới của bà.
Common Collocation: nursing care
Healthcare reform (noun phrase): /ˈhelθkeə rɪˈfɔːrm/: Cải cách y tế
Example: Florence Nightingale was a pioneer in healthcare reform, advocating for better sanitary conditions.
Vietnamese Translation: Florence Nightingale là người tiên phong trong cải cách y tế, vận động cho điều kiện vệ sinh tốt hơn.
Common Collocation: advocate for healthcare reform
Compassion (noun): /kəmˈpæʃən/: Lòng trắc ẩn
Example: Her compassion for patients led to significant improvements in patient care.
Vietnamese Translation: Lòng trắc ẩn của bà đối với bệnh nhân đã dẫn đến những cải tiến đáng kể trong việc chăm sóc bệnh nhân.
Common Collocation: show compassion
Hygiene (noun): /ˈhaɪdʒiːn/: Vệ sinh
Example: Nightingale emphasized the importance of hygiene in preventing infections.
Vietnamese Translation: Nightingale nhấn mạnh tầm quan trọng của vệ sinh trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng.
Common Collocation: maintain hygiene
Crimean War (noun): /kraɪˈmiːən wɔːr/: Chiến tranh Crimea
Example: During the Crimean War, Florence Nightingale significantly improved the sanitary conditions of the hospitals.
Vietnamese Translation: Trong Chiến tranh Crimea, Florence Nightingale đã cải thiện đáng kể điều kiện vệ sinh của các bệnh viện.
Common Collocation: during the Crimean War
Hospital (noun): /ˈhɒspɪtəl/: Bệnh viện
Example: Nightingale's efforts led to a decrease in mortality rates in hospitals.
Vietnamese Translation: Những nỗ lực của Nightingale đã dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong trong các bệnh viện.
Common Collocation: hospital management
Patient care (noun phrase): /ˈpeɪʃənt keər/: Chăm sóc bệnh nhân
Example: Her innovative approaches greatly improved patient care standards.
Vietnamese Translation: Những phương pháp đổi mới của bà đã cải thiện đáng kể các tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân.
Common Collocation: improve patient care
Nursing school (noun): /ˈnɜːrsɪŋ skuːl/: Trường điều dưỡng
Example: She established the first nursing school in London to train professional nurses.
Vietnamese Translation: Bà đã thành lập trường điều dưỡng đầu tiên ở London để đào tạo các y tá chuyên nghiệp.
Common Collocation: attend nursing school
Sanitary (adjective): /ˈsænɪtəri/: Vệ sinh, sạch sẽ
Example: The implementation of sanitary measures greatly reduced infection rates.
Vietnamese Translation: Việc thực hiện các biện pháp vệ sinh đã giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm trùng.
Common Collocation: sanitary conditions
Humanitarian (noun): /hjuːˌmænɪˈteəriən/: Nhà nhân đạo
Example: As a humanitarian, Nightingale worked tirelessly to improve healthcare for all.
Vietnamese Translation: Là một nhà nhân đạo, Nightingale đã làm việc không mệt mỏi để cải thiện chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người.
Common Collocation: humanitarian work
Mở rộng
Medical pioneer (noun phrase): /ˈmedɪkəl ˈpaɪəˌnɪər/: Người tiên phong trong y học.
Nursing profession (noun phrase): /ˈnɜːrsɪŋ prəˈfeʃən/: Nghề điều dưỡng.
Nightingale Pledge (noun): /ˈnaɪtɪŋˌgeɪl ˈplɛdʒ/: Lời thề Nightingale.
Public health (noun): /ˈpʌblɪk helθ/: Sức khỏe cộng đồng.
Florence Nightingale Museum (noun): /ˈflɒrəns ˈnaɪtɪŋˌgeɪl mjuːˈziːəm/: Bảo tàng Florence Nightingale.
Healthcare advocate (noun phrase): /ˈhelθkeər ˈædvəkət/: Người ủng hộ chăm sóc sức khỏe.
Reformer (noun): /rɪˈfɔːrmər/: Nhà cải cách.
Caregiver (noun): /ˈkeəˌɡɪvər/: Người chăm sóc.
Xem thêm:
Luyện tập
Bài tập 1
Word | Definition |
---|---|
Nursing | deep awareness of and sympathy for another's suffering |
Healthcare reform | a military conflict from 1853-1856 involving major European powers |
Compassion | the profession of providing medical and personal care for the sick and injured |
Medical pioneer | a vow taken by nurses to adhere to ethical standards |
Nursing profession | a facility where sick or injured people receive medical treatment |
Nightingale Pledge | an individual who is a trailblazer in medical research and treatment |
Hygiene | changes intended to improve the delivery and financing of healthcare |
Crimean War | the field of healthcare focused on caring for patients |
Hospital | practices that promote health and cleanliness to prevent disease |
Bài tập 2:
Fill in the blanks with the correct words from the list: patient care, public health, nursing school, sanitary, Florence Nightingale Museum, healthcare advocate, reformer, humanitarian, caregiver
Florence Nightingale is celebrated as a medical (1) _______ and (2) _______. Her contributions to (3) _______ and (4) _______ during the (5) _______ revolutionized healthcare practices. Nightingale’s emphasis on (6) _______ and (7) _______ conditions significantly reduced mortality rates. She established the first professional (8) _______, setting high standards for the (9) _______. Nightingale’s legacy continues through the (10) _______ and the Nightingale Pledge taken by nurses worldwide. Her compassion and dedication to improving (11) _______ have left an enduring impact on healthcare systems.
Bài tập 3: Reading Passage: Florence Nightingale - Healthcare
A Florence Nightingale emerged from the confines of a privileged Victorian family to revolutionize the field of nursing. Her decision to enter nursing was met with opposition from her family, yet her unwavering determination led her to push for substantial reforms in healthcare practices, fundamentally altering the profession.
B Volunteering to aid British soldiers during the Crimean War, Nightingale was appalled by the horrific conditions she encountered at the Scutari hospital. Overcrowded and unsanitary, the facility was a breeding ground for disease, contributing to an alarming mortality rate. Her immediate actions, such as instituting strict sanitary measures and organizing supplies, significantly reduced the number of deaths, showcasing her capabilities in managing and reforming military hospitals.
C Nightingale's approach to nursing was revolutionary; she introduced patient records and statistical methods to track hospital operations, which were radical at the time. Her dedication during the night rounds, lamp in hand, not only provided much-needed care but also symbolized her commitment and compassion, earning her the enduring nickname "The Lady with the Lamp."
D After the war, Nightingale established the Nightingale Training School for Nurses at St. Thomas' Hospital in London, which became the cornerstone of modern nursing education. Her curriculum was rigorous, emphasizing cleanliness, the importance of patient care, and the ethical responsibilities of nurses, which laid the groundwork for the professionalization of nursing.
E Beyond her immediate circle, Nightingale's influence extended globally, particularly to India, where she worked on public health reform. Her innovative use of statistical charts, such as the coxcomb, effectively illustrated the link between sanitation and mortality rates, paving the way for significant public health reforms.
F Florence Nightingale's legacy is profound and enduring. She transformed nursing into a respected, disciplined profession and her principles of cleanliness and patient care remain integral to healthcare today. Celebrated annually on her birthday, International Nurses Day honors her contributions and reminds us of the pivotal role nurses play in healthcare. Nightingale's life and work continue to inspire generations of healthcare professionals worldwide.
Questions 1-6
Choose the correct heading for each section from the list of headings below.
Write the correct number, i-viii, in boxes 1-6 on your answer sheet.
List of Headings:
i. The impact of Florence Nightingale's early life
ii. Pioneering health reforms during wartime
iii. Establishing a legacy in nursing education
iv. Innovations in healthcare record-keeping
v. Influence on global public health
vi. The personal struggle against societal norms
vii. Symbolic dedication and nightly care
viii. Recognition and celebration of contributions
1. Paragraph A
2. Paragraph B
3. Paragraph C
4. Paragraph D
5. Paragraph E
6. Paragraph F
Questions 7-13
Complete the notes below.
Choose NO MORE THAN TWO WORDS from the passage for each answer.
Write your answers in boxes 7-13 on your answer sheet.
Florence Nightingale - Healthcare
Florence Nightingale emerged from a 7. __________ Victorian family.
Her decision to enter 8. __________ faced opposition from her family.
During the Crimean War, she volunteered to aid British soldiers and was shocked by the conditions at the 9. __________ hospital.
Instituting 10. __________ measures and organizing supplies reduced mortality rates significantly.
Introduced patient records and 11. __________ methods to track hospital operations.
Established the Nightingale Training School for Nurses at 12. __________ Hospital in London.
Her work in 13. __________ used statistical charts to show the link between sanitation and mortality rates.
Đáp án tham khảo
Bài tập 1:
Bảng từ vựng
Từ | Định nghĩa |
---|---|
Điều dưỡng | nghề chăm sóc y tế và cá nhân cho người bệnh và bị thương |
Cải cách y tế | những thay đổi nhằm cải thiện việc cung cấp và tài trợ chăm sóc sức khỏe |
Lòng trắc ẩn | sự thông cảm và quan tâm sâu sắc đến nỗi đau của người khác |
Người tiên phong trong y học | một cá nhân tiên phong trong nghiên cứu và điều trị y tế |
Nghề điều dưỡng | lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân |
Lời thề Nightingale | lời thề của các y tá tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức |
Vệ sinh | những thói quen thúc đẩy sức khỏe và sạch sẽ để phòng bệnh |
Chiến tranh Crimea | một cuộc xung đột quân sự từ năm 1853-1856 liên quan đến các cường quốc châu Âu |
Bệnh viện | cơ sở nơi người bệnh hoặc bị thương nhận được điều trị y tế |
Bài tập 2:
Florence Nightingale is celebrated as a medical pioneer and reformer. Her contributions to nursing and patient care during the Crimean War revolutionized healthcare practices. Nightingale’s emphasis on hygiene and sanitary conditions significantly reduced mortality rates. She established the first professional nursing school, setting high standards for the nursing profession. Nightingale’s legacy continues through the Florence Nightingale Museum and the Nightingale Pledge taken by nurses worldwide. Her compassion and dedication to improving public health have left an enduring impact on healthcare systems.
Dịch nghĩa:
Florence Nightingale được tôn vinh là một nhà tiên phong và cải cách y tế. Những đóng góp của bà cho ngành điều dưỡng và chăm sóc bệnh nhân trong Chiến tranh Crimea đã cách mạng hóa các thực hành chăm sóc sức khỏe. Sự nhấn mạnh của Nightingale vào vệ sinh và điều kiện vệ sinh đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Bà đã thành lập trường đào tạo điều dưỡng chuyên nghiệp đầu tiên, đặt ra các tiêu chuẩn cao cho nghề điều dưỡng. Di sản của Nightingale tiếp tục được duy trì thông qua Bảo tàng Florence Nightingale và Lời thề Nightingale mà các y tá trên toàn thế giới đều thực hiện. Lòng trắc ẩn và sự tận tụy của bà trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng đã để lại ảnh hưởng lâu dài đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Bài tập 3:
Answers:
vi
ii
vii
iii
v
Viii
privileged
nursing
Scutari
sanitary
statistical
St. Thomas'
India
Tổng kết
Bài viết đã cung cấp một số từ vựng trong chủ đề chăm sóc y tế thông qua việc tìm hiểu và bài đọc về nhân vật lịch sử Florence Nightingale. Thông qua một số bài tập người học có cơ hội học sâu hơn về từ vựng và hiểu được cách dùng những từ vựng này trong ngữ cảnh cụ thể.
Nguồn tham khảo
Järvelä, S., & Renninger, A. (2014). Designing for learning: Interest, motivation, and engagement. In K. Sawyer (Ed.), Cambridge handbook of the learning sciences (2nd ed., pp. 668–685). Cambridge University Press.
Ainley, M., & Ainley, J. (2011). Student engagement with science in early adolescence: The contribution of enjoyment to students’ continuing interest in learning about science. Contemporary Educational Psychology, 36(1), 4–12. https://doi.org/10.1016/j.cedpsych.2010.08.001
Hidi, S. (2001). Interest, reading, and learning: Theoretical and practical considerations. Educational Psychology Review, 13(3), 191–208. https://doi.org/10.1023/A:1016667621114
Dewey, J. (1913). Interest and effort in education. The Riverside Press.
Hidi, S., & Harackiewicz, J. M. (2000). Motivating the academically unmotivated: A critical issue for the 21st century. Review of Educational Research, 70(2), 151–179. https://doi.org/10.3102/00346543070002151
Ito, M., Gutiérrez, K., Livingstone, S., Penuel, B., Rhodes, J., Salen, K., …& Watkins, S. C. (2013). Connected learning: An agenda for research and design. Digital Media and Learning Research Hub.
Maurice, J., Dörfler, T., & Artelt, C. (2014). The relation between interests and grades: Path analyses in primary school age. International Journal of Educational Research, 64, 1–11. https://doi.org/10.1016/j.ijer.2013.09.011