Speaking Part 3 là một phần thi quan trọng của bài thi IELTS, dùng để đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Anh của thí sinh trong các tình huống thực tế. Phần thi này có thể kéo dài khoảng 4-5 phút với các câu hỏi xoay quanh những chủ đề phức tạp và phản ánh các vấn đề hiện đại và quan trọng trong xã hội, đòi hỏi thí sinh phải có khả năng diễn đạt ý kiến cá nhân một cách sâu sắc và logic.
Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc với việc sử dụng phản đề (counterargument) trong phần thi Writing, đặc biệt là trong phần trình bày quan điểm và lập luận. Tuy nhiên, thực tế là, phản đề cũng có thể xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong kỹ năng nói, đặc biệt là ở phần thi IELTS Speaking Part 3. Chính vì lý do trên, bài viết sau đây sẽ giới thiệu chiến lược vận dụng phản đề để thể hiện khả năng tư duy phản biện và nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ của thí sinh.
Xem thêm: Tư duy phản biện và cách ứng dụng vào việc viết đoạn văn phản đề
Key takeaways |
---|
Phản đề là một quan điểm hoặc lập luận đối lập với quan điểm hoặc lập luận chính mà người nói đang nhắc đến. Việc ứng dụng phản đề vào IELTS Speaking Part 3 giúp thể hiện được khả năng suy luận phản biện của thí sinh cũng như gây ấn tượng tích cực với giám khảo. Các bước ứng dụng phản đề vào câu trả lời:
|
Lập luận phản đề là gì?
Theo từ điển Cambridge, Phản đề (Counterargument) là một lập luận được nêu ra để chống lại một lập luận, một ý tưởng hoặc một đề xuất khác. Trong đó, người nói có thể sử dụng các luận cứ, lý lẽ và dẫn chứng để bác bỏ một quan điểm trái ngược của người khác, hoặc thậm chí của chính mình.
Phản đề thường được đặt ở cuối câu trả lời trong IELTS Speaking Part 3. Điều này cho phép người nói đưa ra quan điểm chính trước, sau đó tạo ra sự đối lập hoặc mở ra các góc nhìn khác. Vì vậy, việc ứng dụng phản đề vào IELTS Speaking Part 3 có ý nghĩa quan trọng với một số lý do sau:
Thể hiện khả năng tư duy phản biện: Thông qua việc xem xét một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó thể hiện suy luận phản biện của thí sinh.
Nâng cao số điểm: Giúp thí sinh ghi thêm điểm trong tiêu chí "Coherence and Cohesion" (Tính mạch lạc và liên kết) bằng câu trả lời đa dạng và logic hơn.
Thể hiện khả năng giao tiếp linh hoạt: Thể hiện kiến thức sâu rộng về chủ đề, khả năng giao tiếp linh hoạt và tự tin của thí sinh trong việc thảo luận vấn đề.
Gây ấn tượng với Giám khảo: Làm cho câu trả lời của thí sinh trở nên đa chiều và sâu sắc hơn, gây ấn tượng tích cực với giám khảo về khả năng suy luận và xử lý thông tin của thí sinh.
Đưa ra câu trả lời sáng tạo và thú vị: Thay vì chỉ đơn giản trả lời "đồng ý" hoặc "không đồng ý", việc sử dụng phản đề giúp thí sinh tạo ra một câu trả lời thú vị hơn đối với người nghe.
Ứng dụng phản đề vào câu trả lời IELTS Speaking Part 3
Bước 1: Đưa ra quan điểm hoặc lập luận chính (Main Argument)
Trong phần này, thí sinh cần trình bày quan điểm của mình về câu hỏi một cách cụ thể, rõ ràng và logic. Thí sinh có thể bắt đầu bằng cách nêu lên quan điểm của mình và sau đó cung cấp lý do và ví dụ để minh họa cho quan điểm đó.
Ví dụ:
Câu hỏi: Do you think governments should invest more in public transportation?
Trả lời: “Yes, I believe that governments should allocate more funds towards improving public transportation. One major reason is that this investment can significantly reduce traffic congestion in urban areas. For example, cities like Tokyo and Singapore have complicated and efficient subway systems.”
(Dịch: Bạn có nghĩ rằng chính phủ nên đầu tư nhiều hơn vào giao thông công cộng không?
Có. Tôi nghĩ rằng chính phủ nên phân bổ thêm nguồn vốn để cải thiện giao thông công cộng. Lý do chính đó là việc đầu tư này có thể giúp giảm đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông trong các khu vực đô thị. Ví dụ, các thành phố như Tokyo và Singapore có các hệ thống tàu điện ngầm phức tạp và hiệu quả)
Xem thêm: 3 cách phát triển câu trả lời IELTS Speaking Part 3.
Bước 2: Đưa ra phản đề (Counterargument)
Nhận diện quan điểm chính
Trước khi đưa ra phản đề, thí sinh cần phải hiểu rõ quan điểm chính của mình. Điều này đảm bảo rằng phản đề sẽ trực tiếp liên quan và đối lập với lập luận chính. Hãy chú ý vào các từ khoá quan trọng trong quan điểm chính để đảm bảo mình đúng trọng tâm.
Sử dụng các từ nối chỉ sự đối lập
Để tạo sự cân bằng và đa dạng trong quan điểm, thí sinh nên sử dụng các từ nối chỉ sự đối lập (Transitions) như 'However', 'On the other hand' hoặc ‘Conversely’ trước khi đưa ra quan điểm phản đề.
Ví dụ: "However, it's important to consider that..." (Dịch: Tuy nhiên, cũng cần xem xét rằng…)
Trình bày quan điểm đối lập
Sau khi sử dụng từ nối, thí sinh sẽ trình bày quan điểm đối lập với lập luận chính của mình. Hãy vận dụng tư duy phản biện để chắc chắn rằng quan điểm này có sự liên quan trực tiếp và có ý nghĩa đối lập.
Ví dụ: "However, it's important to consider that investing heavily in public transportation might not be the best solution in remote areas." (Dịch: Tuy nhiên, cũng cần xem xét rằng việc đầu tư nhiều vào giao thông công cộng có thể không phải là giải pháp tốt nhất ở một số vùng sâu vùng xa)
Xem thêm: Cách rèn luyện tư duy phản biện để ứng dụng trong IELTS Speaking part 3.
Cung cấp lý do và ví dụ
Để làm cho phản đề thuyết phục hơn, hãy cung cấp lý do và ví dụ cụ thể. Điều này giúp minh họa rõ ràng cho quan điểm đối lập và làm cho lập luận trở nên sâu sắc và toàn diện hơn.
Ví dụ: "For instance, in rural areas with low population density, the maintenance cost of public transport could be prohibitively high and not economically viable." (Dịch: Ví dụ, ở một số vùng nông thôn có mật độ dân số thấp, chi phí bảo trì có thể quá cao và không khả thi về mặt kinh tế)
Giữ thái độ trung lập
Sau cùng, khi trình bày phản đề, hãy giữ thái độ trung lập và khách quan. Điều này giúp thí sinh tránh việc thể hiện sự thiên vị và làm cho giám khảo thấy rằng bạn có khả năng suy nghĩ đa chiều. Thí sinh có thể giữ thái độ trung lập bằng các cách sau:
Sử dụng ngôn từ không thiên vị
Tránh sử dụng ngôn từ mang tính thiên vị hoặc cảm xúc mạnh mẽ khi trình bày phản đề. Thay vào đó, hãy sử dụng các cụm từ mang tính trung lập.
Ví dụ: Thay vì nói "Technology ruins our communication," (Công nghệ phá huỷ việc giao tiếp của chúng ta), hãy nói "Some argue that technology may impact the quality of our communication." (Một vài người cho rằng công nghệ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp của chúng ta)
Tránh sử dụng ngôn từ phán xét
Không nên dùng các từ ngữ mang tính phán xét hoặc chỉ trích khi đưa ra phản đề.
Ví dụ: Thí sinh nên nói "Some people believe" thay vì "Some people wrongly think."
Sử dụng “May” hoặc “Can”
"May" giúp thí sinh trình bày khả năng mà không khẳng định tuyệt đối 100%, trong khi đó "Can" thể hiện khả năng xảy ra mà không khẳng định nó sẽ luôn luôn xảy ra.
Ví dụ: "Some argue that the convenience of digital communication may lead to a decline in the quality of interactions." (Dịch: Một số người cho rằng sự tiện lợi của giao tiếp số hóa có thể dẫn đến sự suy giảm chất lượng tương tác)
"Excessive use of technology can impact the depth of face-to-face conversations." (Dịch: Việc sử dụng công nghệ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến các cuộc trò chuyện trực tiếp bên ngoài)
Công nhận giá trị của cả hai quan điểm
Khi đưa ra phản đề, hãy công nhận rằng cả hai quan điểm đều có giá trị và đáng được xem xét, từ đó giúp thí sinh thể hiện việc đánh giá cao sự đa dạng của các ý kiến.
Ví dụ: "While technology offers significant benefits in terms of speed and convenience, it's equally important to recognize the potential downsides in terms of interaction quality." (Dịch: Mặc dù công nghệ mang lại nhiều lợi ích đáng kể về tốc độ và sự tiện lợi, chúng ta cũng nên nhận ra những mặt trái tiềm ẩn khi xét về chất lượng giao tiếp)
Bước 3: Kết hợp hai quan điểm (Balancing Both Views)
Trong phần cuối này, thí sinh cần xem xét về cách hai quan điểm có thể cùng tồn tại hoặc cách để giải quyết sự khác biệt giữa chúng. Sau đó, có thể kết luận bằng việc tóm tắt lại cả hai quan điểm và đưa ra ý kiến cá nhân cuối cùng.
Ví dụ:
"Therefore, while enhancing public transportation is crucial for urban centers to manage congestion, it's equally important for governments to assess the specific needs of different regions.”
(Dịch: Do đó, mặc dù việc cải thiện giao thông công cộng là rất quan trọng để các thành phố quản lý tình trạng ùn tắc, chính phủ cũng cần đánh giá các nhu cầu cụ thể của từng khu vực khác nhau)
Áp dụng các bước trên, chúng ta sẽ có được câu trả lời đầy đủ như sau:
Question: "Do you think governments should invest more in public transportation?"
Answer:
"Yes. I believe that governments should allocate more funds towards improving public transportation. One major reason is that this investment can significantly reduce traffic congestion in urban areas. For example, cities like Tokyo and Singapore have complicated and efficient subway systems. However, it's also important to consider that investing heavily in public transportation might not be the best solution in remote areas. For instance, in rural areas with low population density, the maintenance cost could be prohibitively high and not economically viable. Therefore, while enhancing public transportation is crucial for urban centers to manage congestion, it's equally important for governments to assess the specific needs of different regions.”
Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1
Câu hỏi: "Do you think technology has improved the way people communicate?"
Trả lời:
"Yes, I believe technology has significantly improved communication by making it faster and more convenient. For instance, video calls allow people to connect regardless of distance. However, some argue that this convenience has led to a decline in the quality of interactions, as people may rely too much on digital communication and less on meaningful face-to-face conversations. Ultimately, while technology enhances connectivity, it is important to balance it with in-person interactions to maintain the depth of our relationships."
(Dịch: Bạn có nghĩ rằng công nghệ đã cải thiện cách mà mọi người giao tiếp không?
Có, tôi tin rằng công nghệ đã cải thiện đáng kể việc giao tiếp bằng cách làm cho nó nhanh hơn và tiện lợi hơn. Ví dụ, cuộc gọi video cho phép mọi người kết nối ở bất kì khoảng cách nào. Tuy nhiên, một số người cho rằng sự tiện lợi này đã dẫn đến sự suy giảm chất lượng tương tác, vì mọi người có thể phụ thuộc quá nhiều vào giao tiếp trên mạng và dành ít thời gian hơn cho các cuộc trò chuyện trực tiếp bên ngoài. Sau cùng, mặc dù công nghệ có thể nâng cao khả năng kết nối, điều quan trọng là ta nên cân nhắc nó với việc tương tác trực tiếp để duy trì mối quan hệ của chúng ta)
Giải thích
Lập luận chính: Khẳng định rằng công nghệ đã cải thiện cách giao tiếp bằng cách làm cho nó nhanh hơn và tiện lợi hơn, sau đó dẫn chứng bằng ví dụ cụ thể về cuộc gọi video.
Phản đề: Đưa ra một quan điểm đối lập, nhấn mạnh những mặt trái của việc quá phụ thuộc vào giao tiếp số hóa, dẫn đến sự suy giảm chất lượng tương tác.
Kết luận: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ cân bằng giữa việc sử dụng công nghệ và các tương tác trực tiếp để duy trì sự sâu sắc trong các mối quan hệ.
Ví dụ 2
Câu hỏi: "Do you think children should be encouraged to participate in competitive sports?"
Trả lời:
“Yes, I believe children should be encouraged to participate in competitive sports because it teaches them important life skills such as teamwork and discipline. For example, playing in a team helps children learn how to cooperate and work towards a common goal. However, it's also important to consider that excessive pressure to win can lead to stress and burnout in children. Therefore, while competitive sports have many benefits, it’s crucial to ensure that the emphasis remains on enjoyment and personal development rather than just winning.”
(Dịch: Theo bạn, liệu trẻ em có nên được khuyến khích tham gia vào các môn thể thao cạnh tranh không?
Có, tôi nghĩ rằng trẻ em nên được khuyến khích tham gia vào các môn thể thao cạnh tranh vì nó giúp chúng học được những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống như làm việc nhóm và tính kỷ luật. Ví dụ, việc chơi trong một đội giúp trẻ em học cách hợp tác và phấn đấu với mục tiêu chung. Tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc rằng trẻ em nếu áp lực quá mức để chiến thắng có thể dẫn đến căng thẳng và kiệt sức. Do đó, mặc dù thể thao cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, việc quan trọng là đảm bảo hướng đến niềm vui và sự phát triển cá nhân chứ không chỉ là chiến thắng)
Giải thích
Lập luận chính: Khẳng định lợi ích của việc tham gia thể thao cạnh tranh, sau đó dẫn chứng bằng ví dụ cụ thể về kỹ năng làm việc nhóm và tính kỷ luật.
Phản đề: Đưa ra một quan điểm đối lập, nhấn mạnh những mặt trái của áp lực cạnh tranh quá mức, chẳng hạn như căng thẳng hay kiệt sức.
Kết luận: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ cân bằng giữa các yếu tố, như niềm vui, chiến thắng và sự phát triển bản thân.
Luyện tập
Dựa vào gợi ý, hãy vận dụng phản đề để trả lời các câu hỏi sau:
1. Do you think modern technology has made people's lives easier? (easier - automating tasks - access to information - over-reliance on technology - a lack of physical activity - mental health issues - find a balance)
2. Is it the responsibility of governments to promote healthy lifestyles? (governments - create policies - implement initiatives - individuals - making informed decisions - diet, exercise, lifestyle habits - complementary roles)
3. Should schools focus more on teaching practical skills? (practical skills - critical thinking, problem-solving, communication - academic knowledge - a strong foundation - a balanced curriculum)
4. Is job satisfaction more important than a high salary? (a well-paid job - financial security and stability - feeling fulfilled and engaged - greater productivity - happiness - strike a balance)
Đáp án tham khảo
1. Do you think modern technology has made people's lives easier?
Gợi ý trả lời: "Yes, modern technology has undoubtedly made people's lives easier by automating tasks and providing instant access to information. However, it's important to recognize that over-reliance on technology can also lead to issues such as a lack of physical activity and mental health issues. Therefore, while technology brings convenience, it's essential to find a balance to ensure overall well-being."
(Dịch: Đúng vậy, không thể phủ nhận công nghệ hiện đại đã làm cuộc sống của con người dễ dàng hơn bằng cách tự động hóa các công việc và giúp truy cập thông tin ngay lập tức. Tuy nhiên, cần phải nhận ra rằng sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ cũng có thể dẫn đến việc thiếu các hoạt động thể chất và vấn đề về sức khỏe tinh thần. Do đó, mặc dù công nghệ mang lại sự tiện lợi, việc cân bằng chúng là rất quan trọng để đảm bảo cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc)
2. Is it the responsibility of governments to promote healthy lifestyles?
Gợi ý trả lời: "Yes, governments have a responsibility to create policies and provide access to healthcare and education about nutrition and exercise. They can implement initiatives such as public health campaigns, regulations on food advertisements, and funding for community fitness programs. However, individuals must take personal responsibility for their health by making informed decisions about diet, exercise, and lifestyle habits. Therefore, both governments and individuals have complementary roles in promoting healthy lifestyles in the society."
(Dịch: Đúng vậy, chính phủ có trách nhiệm tạo ra những chính sách và giúp người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục về dinh dưỡng và việc tập thể dục. Họ có thể triển khai các sáng kiến như các chiến dịch sức khỏe cộng đồng, quy định về quảng cáo thực phẩm và tài trợ cho các chương trình thể thao trong cộng đồng. Tuy nhiên, mỗi người cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân về sức khỏe của mình bằng cách đưa ra quyết định sáng suốt về chế độ ăn uống, tập thể dục và các thói quen sinh hoạt. Do đó, cả chính phủ và cá nhân đều có vai trò bổ sung cho nhau trong việc thúc đẩy lối sống lành mạnh trong xã hội)
3. Should schools focus more on teaching practical skills?
Gợi ý trả lời: "Yes, schools should prioritize teaching practical skills alongside academic knowledge. Practical skills such as critical thinking, problem-solving, and communication are essential for success in the real world. However, academic knowledge provides a strong foundation for learning and should not be neglected. Therefore, a balanced curriculum that incorporates both practical skills and academic subjects is ideal."
(Dịch: Đúng vậy, các trường học nên ưu tiên việc dạy kỹ năng thực hành song song với kiến thức học thuật. Các kỹ năng thực hành như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và giao tiếp là rất quan trọng để thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, kiến thức học thuật lại cung cấp nền tảng vững chắc cho việc học và không nên bị bỏ qua. Do đó, một chương trình học cân bằng kết hợp cả kỹ năng thực hành và các môn học học thuật chính là một chương trình lý tưởng)
4. Is job satisfaction more important than a high salary?
Gợi ý trả lời: "Yes, a high salary is undoubtedly important for financial security and stability. It allows people to afford necessities such as housing, healthcare, and education. However, feeling fulfilled and engaged in one's work can lead to greater productivity and happiness. Therefore, it's essential to strike a balance between job satisfaction and financial stability, as both contribute to a fulfilling career.”
(Dịch: Đúng vậy, không thể phủ nhận một mức lương cao thì quan trọng trong việc đảm bảo tài chính ổn định. Nó cho phép mọi người có khả năng chi trả các nhu cầu cơ bản như nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Tuy nhiên, việc cảm thấy hài lòng và hứng thú trong công việc của mình có thể góp phần vào sự hiệu quả và niềm hạnh phúc to lớn hơn. Do đó, việc cân bằng giữa sự hài lòng trong công việc và ổn định tài chính là rất quan trọng, vì cả hai đều đóng góp vào một công việc như mong muốn)
Xem thêm: Cách trả lời những chủ đề khó trong IELTS Speaking Part 3
Tổng kết
Bài viết đã giới thiệu phương pháp ứng dụng phản đề trong IELTS Speaking Part 3 để làm cho câu trả lời trở nên phong phú và sâu sắc hơn. Bằng cách đối lập hoặc bổ sung ý kiến của mình với những quan điểm trái ngược, thí sinh có thể thể hiện sự linh hoạt và khả năng phân tích. Tuy nhiên, thí sinh cần nhớ rằng việc sử dụng phản đề cần phải được thực hiện một cách tự nhiên và hợp lý, không nên quá đà hoặc không liên quan đến câu hỏi.
Trích dẫn
Beatty, J. (2016). Counterargument. Open English@ SLCC.
Harvey, G. (1999). Counterargument. Retrieved from https://writingcenter.fas.harvard.edu/pages/counter-argument