Research Paper: Cấu trúc và cách viết bài viết nghiên cứu - Phần 4

Phần 4 của series Giới thiệu về cấu trúc của một bài luận nghiên cứu (Research Paper) bằng tiếng Anh, hướng dẫn lên kế hoạch nghiên cứu chi tiết và cách viết một bài luận hoàn chỉnh cho đối tượng sinh viên và nghiên cứu sinh.
author
Bùi Hoàng Phương Uyên
11/01/2022
research paper cau truc va cach viet bai viet nghien cuu phan 4

Discussion (bàn luận) được xem như bước then chốt tạo nên một Research Paper thành công bởi lẽ ở phần này người viết phải thể hiện được giá trị của toàn bộ quá trình nghiên cứu và các ứng dụng thực tế từ kết quả nghiên cứu. Do đó, bài viết này sẽ hướng dẫn người đọc chi tiết từng giai đoạn của Discussion cũng như cung cấp cho người đọc những mẫu câu thông dụng nên được sử dụng khi hình thành phần Discussion.

Đọc thêm các phần trước:

Key Takeaways

Giai đoạn thứ 6 - Discussion, sau khi đã hoàn thành giai đoạn Method và Result (được hướng dẫn ở phần 3 của Series), người học sẽ cần trình bày các thông tin sau trước khi đi đến giai đoạn cuối của bài nghiên cứu :

  • Original Hypothesis : Giả thuyết ban đầu

  • Important findings : Tóm tắt những phát hiện quan trọng

  • Explanation/ Speculation :Giải thích/Suy đoán trong quá trình nghiên cứu

  • Limitations : Hạn chế khi nghiên cứu

  • Implications : Các hàm ý suy ra được từ nghiên cứu

  • Applications - Ứng dụng của nghiên cứu

  • Recommendations - Các khuyến nghị sau khi hoàn thành kết quả nghiên cứu

Tổng quan về Discussion trong Research Paper

Phần Discussion (Thảo luận) là phần phản ánh ý nghĩa, tầm quan trọng, mức độ cần thiết của kết quả nghiên cứu đối với việc giải quyết các vấn đề có liên quan đang xảy ra trong xã hội. Vì vậy, nó nên được tập trung vào việc giải thích và đánh giá những kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo/phương pháp thu nhập dữ liệu mà người viết đã sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu đồng thời đưa ra các lập luận và kết luận tổng thể. Thông thường, phần Discussion sẽ bao gồm phần nhỏ và tuân theo thứ tự sau:

  • Original Hypothesis (Giả thuyết ban đầu): Những giả thuyết người viết đặt ra về kết quả của quá trình nghiên cứu ở phần Introduction (Giới thiệu).

  • Important findings (Những phát hiện quan trọng): Tóm tắt sơ lược các kết quả liên quan trực tiếp đến giả thuyết của người viết và mang tính ứng dụng cao. 

  • Explanation/ Speculation (Giải thích/Suy đoán): Giải thích hoặc đưa ra suy đoán về lý do tại sao lại tồn tại những kết quả như trên.

  • Limitations (Hạn chế): Các mặt hạn chế của kết quả thu được làm giảm độ tin cậy của kết quả thu được.

  • Implications (Hàm ý): Kết quả nghiên cứu phản ánh/ giải thích cho khía cạnh nào của vấn đề/chủ đề nghiên cứu.

  • Applications (Các ứng dụng): Các phương pháp ứng dụng bài viết nghiên cứu và kết quả của bài nghiên cứu vào thực tiễn.

  • Recommendations (Khuyến nghị): Người viết khuyến khích độc giả và các nhà nghiên cứu khác tiếp tục quá trình nghiên cứu để khai thác vấn đề sâu sắc hơn.

Cách viết chi tiết từng giai đoạn của Discussion trong Research Paper

cau-truc-va-cach-viet-bai-viet-nghien-cuu-research-writing-paper-phan-4-a8ea-so-do

Bước 1: Original Hypothesis

Original Hypothesis có thể coi là phần mở đầu của Discussion, nơi người viết lật lại các giả thuyết được đặt ra trước khi thực hiện nghiên cứu và so sánh chúng với kết quả nghiên cứu thu được. Bên cạnh đó, người viết cần phải chú ý nhấn mạnh mục đích cốt lõi của bài viết một lần nữa. Lưu ý rằng, khi đề cập đến giả thuyết ban đầu, người viết bắt buộc phải sử dụng thì Quá khứ (Past Tense).

Ví dụ:

Sinh viên A viết phần Original Hypothesis cho bài viết nghiên cứu của mình như sau:

In Vietnam, students and parents are still familiar with the traditional education model - going to public school. Hence, Homeschooling is considered as a very new term. People accept homeschooling only when there are special cases. My initial prediction was that people who major in education and parents would favor the traditional education model.

(Ở Việt Nam, học sinh và phụ huynh vẫn quen với mô hình giáo dục truyền thống - các trường công lập. Do đó, giáo dục tại nhà được coi là một thuật ngữ rất mới. Mọi người chỉ chấp nhận giáo dục tại nhà khi có những trường hợp đặc biệt. Dự đoán ban đầu của tôi là những người chuyên về giáo dục và các bậc cha mẹ sẽ ủng hộ mô hình giáo dục truyền thống.)

➱ Original Hypothesis của sinh viên A cho rằng vì giáo dục tại nhà vẫn còn mới ở Việt Nam nên các bậc phụ huynh và giáo viên sẽ không ủng hộ cho hình thức giáo dục này.

Bước 2: Important Findings

Đây là giai đoạn mà rất nhiều các nhà nghiên cứu trẻ mắc phải lỗi sai khi cố gắng nêu ra tất cả các kết quả thu nhập được (tương tự như phần Result), khiến người đọc không thể nắm bắt được thông tin cốt lõi mà người viết muốn truyền tải. Thay vào đó người viết nên tóm tắt các kết quả đó trong từ 1 đến 2 câu và so sánh chúng với Original Hypothesis. Dưới đây là một số cấu trúc thông dụng dùng để so sánh Original Hypothesis với các Important Findings:

●  In line with the hypothesis, … (Kết quả tương tự với giả thuyết được đặt ra rằng, … )

●  Contrary to the original hypothesis… (Trái ngược với giả thuyết ban đầu …)

●  The results contradict the claims of X (200X) that … (Kết quả mâu thuẫn với tuyên bố của X (200X) rằng … )

●  The results might suggest that X. However, based on the findings of similar studies, a more plausible explanation is Y. (Kết quả có thể gợi ý rằng X. Tuy nhiên, dựa trên kết quả của các nghiên cứu tương tự, một lời giải thích hợp lý hơn là Y.)

Ví dụ:

Sinh viên A rút ra được các Important Findings như sau:

Contrary to the original hypothesis, both models received neutral opinions at the end of the survey, which was not favored by either side. This means people did not favor any of the two teaching models suggested in the questionnaire. It can be seen as a signal that Vietnamese parents started to be open to new education models and traditional school was no longer the only choice.

(Trái ngược với giả thuyết ban đầu, cả hai mô hình đều nhận được ý kiến trung lập vào cuối cuộc khảo sát, không được bên nào ủng hộ. Điều này có nghĩa là mọi người không ủng hộ bất kỳ mô hình giảng dạy nào được đề xuất trong bảng câu hỏi. Đây có thể coi là tín hiệu cho thấy phụ huynh Việt Nam bắt đầu cởi mở hơn với mô hình giáo dục mới và trường học truyền thống không còn là sự lựa chọn duy nhất.)

Bước 3: Explanation/Speculation

Kết quả của quá trình nghiên cứu có thể đã quá rõ ràng đối với người viết nhưng đối với các độc giả, người viết cần một lần nữa tóm lược các lý do cốt lõi hình thành nên kết quả này. Để phát triển phần lập luận và giải thích thuyết phục nhất, người học có thể tham khảo các hướng tiếp cận vấn đề sau:

  • Hướng tiếp cận 1: So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả hoặc lập luận của các bài nghiên cứu khác được nêu trong Literature Review. Lưu ý sử dụng thì hiện tại đơn (Present Tense) khi ứng dụng hướng tiếp cận này trong bài viết.

  • Hướng tiếp cận 2: Thảo luận xem nghiên cứu có đi đúng với hướng đi ban đầu mà người viết đã đặt ra trong Original Hypothesis hay không.

  • Hướng tiếp cận 3: Liệt kê tất cả các hướng giải thích (chủ quan và khách quan) và kết luận về ý kiến của người viết đối với kết quả nghiên cứu ở cuối bài.

Ví dụ:

Sinh viên A ứng dụng hướng tiếp cận 3 để viết phần Explanation cho bài viết nghiên cứu của mình:

There are three main possible conclusions to profoundly explain the neutral result between these two education models. Firstly, Vietnamese parents were those who tended to stability before making long-lasting and safe decisions for their children. Therefore, there were none of the two methods which totally fit their child, and besides these two models, parents also wanted to consult other models. Secondly, each student had different characteristics or specific forms so experts and parents were not likely to choose traditional education or homeschooling. Finally, homeschooling was a new alternative educational method in Vietnam, thus, experts and parents were not able to give an accurate assessment for this method.

(Có thể có ba kết luận chính để giải thích một cách sâu sắc kết quả trung lập giữa hai mô hình giáo dục này. Thứ nhất, cha mẹ Việt Nam là những người có xu hướng ổn định trước khi đưa ra những quyết định lâu dài và an toàn cho con cái của họ. Vì vậy, không có phương pháp nào trong hai phương pháp hoàn toàn phù hợp với con mình, ngoài hai mô hình này, các bậc phụ huynh cũng muốn tham khảo thêm các mô hình khác. Thứ hai, mỗi học sinh có những đặc điểm hoặc hình thức cụ thể khác nhau nên các chuyên gia và phụ huynh không có khả năng chọn giáo dục truyền thống hoặc giáo dục tại nhà. Cuối cùng, giáo dục tại nhà là một phương pháp giáo dục thay thế mới ở Việt Nam, do đó, các chuyên gia và phụ huynh chưa thể đưa ra đánh giá chính xác về phương pháp này.)

Bước 4: Limitations

Tất cả các nghiên cứu đều tồn tại những hạn chế nhất định, vì thế việc thừa nhận và xác định các hạn chế này ngay trong bài viết nghiên cứu là cần thiết để chứng minh độ đáng tin cậy của một nghiên cứu. Tuy vậy, người viết nên tránh chỉ đơn thuần là liệt kê tất cả các lỗi trong quá trình nghiên cứu mà hãy tập trung cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng thể về những gì có thể và không thể kết luận hoặc ứng dụng từ nghiên cứu của mình. Người viết có thể sử dụng danh sách các lỗi thường gặp trong viết nghiên cứu dưới để để kiểm tra xem bài viết nghiên cứu của mình có mắc phải các lỗi tương tự hay không:

  • Lựa chọn đối tượng nghiên cứu chưa phù hợp.

  • Số lượng người tham gia nghiên cứu quá thấp chưa đủ để rút ra kết luận tổng quát cho toàn bộ quá trình nghiên cứu.

  • Lựa chọn phương pháp/thiết bị nghiên cứu chưa phù hợp.

  • Hạn chế về thời gian khiến nghiên cứu chưa thật sự hoàn chỉnh.

  • Các vấn đề mang tính khách quan khác như khác biệt về văn hoá, tín ngưỡng cá nhân, vị trí địa lý,

Ví dụ:

Sinh viên A xác định có 2 vấn đề hạn chế trong ứng dụng cho bài viết nghiên cứu của minh bao gồm phương pháp nghiên cứu chưa phù hợp và giới hạn về đối tượng tham gia nghiên cứu.

The research paper was limited to the Ho Chi Minh City area so it was impossible to equate the whole country. Perhaps the idea of homeschooling education will not be accepted if applied in other provinces of Vietnam such as Ca Mau, Ben Tre, Dong Nai, Dong Thap, etc To explain this, facilities, as well as living standards and literacy levels, are not as high as in the key cities of Vietnam, namely Ho Chi Minh City, Hanoi), they cannot meet the necessary and sufficient conditions to apply home education to their children. Furthermore, it was impossible to avoid error cases  during the online survey, which researchers cannot take initiative (random choices, duplicate, etc).

(Bài nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh nên không thể đánh đồng cả nước. Có lẽ ý tưởng giáo dục tại nhà sẽ không được chấp nhận nếu được áp dụng ở các tỉnh khác của Việt Nam như Cà Mau, Bến Tre, Đồng Nai, Đồng Tháp, v.v. cao như ở các thành phố trọng điểm của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội), họ không thể đáp ứng các điều kiện cần và đủ để áp dụng giáo dục tại nhà cho con em mình. Hơn nữa, không thể tránh khỏi các trường hợp sai sót trong quá trình khảo sát trực tuyến mà các nhà nghiên cứu không thể chủ động (lựa chọn ngẫu nhiên, trùng lặp, v.v.).)

Bước 5: Implications

Implications (Hàm ý) giúp người đọc thấy được kết quả nghiên cứu có tầm ảnh hưởng quan trọng như thế nào đối với các toàn bộ các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Implications còn có thể coi Implications là phần kết luận cho toàn bộ bài nghiên cứu dựa trên kết quả thu được. Có 2 loại Implications phổ biến trong viết nghiên cứu, bao gồm:

  • Theoretical Implications (Hàm ý lý thuyết): Các số liệu thu nhập được chỉ đưa ra được các kết luận mang tính lý thuyết chứ chưa được đưa vào ứng dụng ở bất kì tình huống cụ thể nào trong cuộc sống.

  • Practical Implications (Hàm ý thực tiễn): Các số liệu thu nhập được có độ tin cậy cao, có thể sử dụng như một giải pháp thực tế nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu.

Ví dụ:

Sinh viên A viết phần Implications của bản thân theo hướng Theoretical Implications:

The opinion towards choosing which education models to apply to their children shown on the survey was neutral. Therefore, it seems that when it comes to their children’s education, parents tend to choose a learning environment where teachers have professional degrees. However, traditional school programs do not help children to develop their full potential (the curriculum is out of date which inhibits the potential of their child). Thus, they would look for another model which is more creative and effective. For experts, their opinions mostly are theories and not highly practical due to the lack of application in life. Therefore, the figures collected are only at a theoretical level and do not actually give adequate answers to actual educational problems, or whether home-schooling or school-based learning is the most suitable decision for the child's development.

(Ý kiến về việc lựa chọn mô hình giáo dục nào để áp dụng cho con em họ được thể hiện trong cuộc khảo sát là trung lập. Vì vậy, dường như khi nói đến việc giáo dục con cái của họ, các bậc cha mẹ có xu hướng chọn một môi trường học tập mà giáo viên có bằng cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các chương trình học truyền thống không giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình (chương trình học lạc hậu sẽ kìm hãm tiềm năng của trẻ). Do đó, họ sẽ tìm kiếm một mô hình khác sáng tạo và hiệu quả hơn. Đối với các chuyên gia, ý kiến của họ phần lớn là lý thuyết và không có tính thực tiễn cao do ít ứng dụng vào cuộc sống. Do đó, những con số thu thập được chỉ dừng lại ở mức lý thuyết và chưa thực sự đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho các vấn đề giáo dục thực tế, hay việc học ở nhà hay học ở trường là quyết định phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ.)

Bước 6: Applications

Mặc dù cấu trúc chung của một bài nghiên cứu không bắt buộc phải có phần Applications, các bài nghiên cứu thể hiện rõ cho người đọc thấy được tính ứng dụng của chúng trong cuộc sống luôn được đánh giá cao và đáng tin cậy hơn. Ở phần này người viết cần nêu rõ ứng dụng của kết quả nghiên cứu lên từng nhóm đối tượng khác nhau, và kết quả có thể xảy ra sau khi áp dụng những thông tin thu nhập được từ bài viết.

Ví dụ:

Sinh viên A có phần Applications như sau:

This research can be used as a reference for both parents and teachers to have general knowledge about the two models as well as their benefits and drawbacks.  The result of this research points out the weakness of these methods which are able to revolutionize. Traditional education needs to innovate the curriculum, the way of teaching, the concept, etc while homeschooling must be more widespread and well-known in Vietnam.

(Nghiên cứu này có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho cả phụ huynh và giáo viên để có kiến thức chung về hai mô hình cũng như lợi ích và hạn chế của chúng. Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra điểm yếu của các phương pháp này vốn có khả năng cách mạng hóa. Giáo dục truyền thống cần phải đổi mới chương trình, cách dạy, quan niệm, v.v. trong khi giáo dục tại nhà phải được phổ biến và rộng rãi hơn ở Việt Nam.)

Bước 7: Recommendations

Recommendations (Khuyến nghị) là phần cuối của Discussion, nơi người viết khuyến khích các nhà nghiên cứu khác tiếp tục tìm hiểu về chủ đề nghiên cứu của mình hoặc sử dụng bài viết nghiên cứu này như một tài liệu tham khảo cho các bài viết khác có liên quan tới chủ đề nghiên cứu trong tương lai.

Ví dụ:

Sinh viên A có phần Recommendations như sau:

Educational models and methods should always be a crucial topic considered by every educator and parent. Thus, this research only exploits some minority elements of home-learning. I believe that problems surrounding the homeschooling model can still be studied and expanded further in the future. I also encourage larger-scale research on this issue within Vietnam in order to have a macro perspective of the effectiveness of homeschooling models on Vietnamese students.

(Các mô hình và phương pháp giáo dục luôn phải là một chủ đề quan trọng được mọi nhà giáo dục và phụ huynh cân nhắc. Vì vậy, nghiên cứu này chỉ khai thác một số yếu tố thiểu số của việc học ở nhà. Tôi tin rằng những vấn đề xung quanh mô hình giáo dục tại nhà vẫn có thể được nghiên cứu và mở rộng hơn nữa trong tương lai. Tôi cũng khuyến khích nghiên cứu quy mô lớn hơn về vấn đề này ở Việt Nam để có cái nhìn vĩ mô về hiệu quả của mô hình giáo dục tại nhà đối với học sinh Việt Nam.)

Tổng kết

Phần 4 của Series Cấu trúc và cách viết Research Paper đã hướng dẫn chi tiết các bước để hoàn thành giai đoạn thứ 6 - Discussion. Giai đoạn này cung cấp những thông tin giả định, những thiếu sót cũng như các bình luận của mỗi nghiên cứu sinh sau khi tổng kết kết quả của nghiên cứu.

Phần tiếp theo của series này sẽ giới thiệu giai đoạn cuối cùng và các bước hoàn thiện một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.

Xem tiếp: Cấu trúc và cách viết bài viết nghiên cứu (Research Paper) - Phần cuối

Bạn muốn trở nên tự tin giao tiếp với bạn bè quốc tế hay nâng cao khả năng giao tiếp trong công việc và thăng tiến trong sự nghiệp. Hãy bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu với khóa học tiếng Anh giao tiếp hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu