Banner background

Research Paper: Cấu trúc và cách viết bài viết nghiên cứu - Phần 3

Phần 3 của series Giới thiệu về cấu trúc của một bài luận nghiên cứu (Research Paper) bằng tiếng Anh, hướng dẫn lên kế hoạch nghiên cứu chi tiết và cách viết một bài luận hoàn chỉnh cho đối tượng sinh viên và nghiên cứu sinh.
research paper cau truc va cach viet bai viet nghien cuu phan 3

Ở hai phần trước, người đọc đã được hướng dẫn về các bước cơ sở đầu tiên để hoàn thành một Research Paper. Trong phần này, bài viết sẽ tiếp tục hướng dẫn người đọc cách viết hai bước quan trọng nhất của phần lựa chọn phương pháp nghiên cứu (Method) cũng như tập trung vào phần trình bày cách phân tích những kết quả có được sau quá trình nghiên cứu (Result).

Đọc thêm các phần trước:

Key Takeaways

Ở bước kế cuối giai đoạn 4 – Trình bày phương pháp Nghiên cứu – sinh viên cần viết chính xác phần Materials (1 trong 2 phần quan trọng nhất trong giai đoạn), bao gồm các bước sau: 1. 1. Tổng quan, Miêu tả thành phần chính và Miêu tả quá trình thực hiện

2. Hướng dẫn xây dựng Research Paper hoàn chỉnh

  • Để hoàn thành giai đoạn 4, sinh viên cần tóm tắt sơ lược quá trình thu thập thông tin từ người tham gia nghiên cứu.

  • Giai đoạn 5 là phân tích kết quả nghiên cứu, bao gồm 2 đề mục chính sinh viên cần nắm là phương pháp trình bày thông tin và cách đặt tên sơ đồ, bảng biểu.

Hướng dẫn xây dựng Research Paper hoàn chỉnh

Giai đoạn 4: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu (Method)

Cách viết phần Materials

Materials (tư liệu, dữ liệu) là phần mô tả chi tiết về dụng cụ/kỹ thuật, phương pháp đo lường, phương pháp thí nghiệm, và các tư liệu khác được dùng để thực hiện các bước trong Procedure (quá trình). Đây là một trong 2 phần quan trọng nhất của Method và không thể lược bỏ ở bất kỳ bài viết nghiên cứu nào. Thông thường, Materials sẽ được viết theo trình tự 3 bước sau đây:

Bước 1 - Overview (Tổng quan): Bao gồm từ một đến hai câu trình bày thông tin tổng quát về các dữ liệu/phương pháp thu thập thông tin và lý do khỉ sử dụng chúng trong từng phần của Procedures.

Bước 2 - Description of principal parts (Miêu tả các phần chính): Liệt kê những dụng cụ/kỹ thuật, tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin. Đưa ra những câu mô tả tổng quan về các dụng cụ/tài liệu này. Có cách để sắp xếp các tài liệu trong viết nghiên cứu, bao gồm:

  • Spatial arrangement (Sắp xếp theo không gian): Liệt kê những tính năng/đặc điểm của dụng cụ/tài liệu theo hướng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái sang phải hoặc theo các trình tự về không gian khác. Hướng sắp xếp này phù hợp nhất cho các bài viết nghiên cứu sử dụng dụng cụ nghiên cứu phức tạp, được hợp thành từ nhiều bộ phận nghiên cứu khác nhau.

  • Functional arrangement (Sắp xếp theo chức năng): Mô tả tính năng đặc điểm của dụng cụ/tài liệu theo thứ tự của chúng trong Procedures từ đầu đến cuối. Hướng sắp xếp này thường được được dùng trong các bài viết nghiên cứu có phần Procedures đi theo một trình tự nhất định.

Bước 3 - Functional description (Miêu tả quá trình thực hiện): Mô tả chi tiết chức năng của từ tài liệu/dụng cụ được sử dụng trong bước 2.

Ví dụ: Sinh viên A viết phần Materials trong bài viết nghiên cứu của mình theo 3 phần như sau:

  • Bước 1 - Overview:

Phương pháp đo lường được sinh viên A sử dụng là “Questionnaire” (bảng câu hỏi), sinh viên A sẽ giới thiệu tổng quan về số lượng câu hỏi cũng như các phần chính của bảng câu hỏi trong phần này.

The questionnaire included a total of 19 items whose aim was to collect information from a number of people about two kinds of teaching models: traditional schooling and homeschooling. Furthermore, we would send them five e-books as a thank you for their participation.

(Bảng câu hỏi bao gồm tổng cộng 19 mục nhằm mục đích thu thập thông tin từ một số người về hai loại mô hình dạy học: dạy học truyền thống và dạy học tại nhà. Hơn nữa, chúng tôi sẽ gửi cho họ năm cuốn sách điện tử như một lời cảm ơn vì sự tham gia của họ.)

  • Bước 2 - Description of principal parts: Sinh viên A lựa chọn sắp xếp thông tin trong bước 2 theo hướng Functional arrangement. Giới thiệu các câu hỏi trong bảng câu hỏi theo trình tự mà những người tham gia thí nghiệm sẽ trả lời.

The first two questions were intended to gather the information of the participants. In the first question, they would be asked to fill in their emails to increase the authenticity of the study. The second question aimed to classify them into two groups: highly specialized groups and parent groups. Each group would answer two different questionnaire sections.

(Hai câu hỏi đầu tiên nhằm thu thập thông tin của những người tham gia. Trong câu hỏi đầu tiên, họ sẽ được yêu cầu điền vào email của họ để tăng tính xác thực của nghiên cứu. Câu hỏi thứ hai nhằm phân loại họ thành hai nhóm: nhóm chuyên môn cao và nhóm phụ huynh. Mỗi nhóm sẽ trả lời hai phần bảng câu hỏi khác nhau.)

  • Bước 3 - Functional description: Miêu tả chi tiết bảng câu hỏi đã tiến hành ở buớc hai:

The first section included eight items that were specialized for the first target group: Lecturer in Primary Education, Primary School Teacher, and Students who major in Primary Education. Items number three and four asked about the right age range to start homeschooling. From items sixth to tenth, the information collected was about the drawbacks of traditional education, using dichotomous questions, short answer questions, multiple-choice questions, and checkbox questions. The second section included nine items, which were designed for people belonging to the second group: Primary Students’ Parents.For parents, the research's aim was to focus on their experience at home, the strengths and weaknesses parents encountered when starting homeschooling. Thus, the parent group's questionnaire was designed with multiple checkbox questions in order to save time and make them feel comfortable.

(Phần đầu tiên bao gồm tám mục chuyên biệt dành cho nhóm đối tượng đầu tiên: Giảng viên Giáo dục Tiểu học, Giáo viên Tiểu học và Sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. Mục số ba và bốn hỏi về độ tuổi thích hợp để bắt đầu đi học tại nhà. Từ mục thứ sáu đến thứ mười, thông tin thu thập được là về những mặt hạn chế của giáo dục truyền thống, sử dụng câu hỏi phân đôi, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi hộp kiểm. Phần thứ hai bao gồm chín mục, được thiết kế cho những người thuộc nhóm thứ hai: Cha mẹ học sinh tiểu học. Đối với phụ huynh, mục đích của nghiên cứu là tập trung vào trải nghiệm của họ ở nhà, những điểm mạnh và điểm yếu mà phụ huynh gặp phải khi bắt đầu dạy con tại nhà. Do đó, bảng câu hỏi của nhóm phụ huynh được thiết kế với nhiều câu hỏi dạng hộp kiểm để tiết kiệm thời gian và tạo cảm giác thoải mái cho họ.)

Cách viết phần Procedure

Ở phần Procedure, người viết cần trình bày chi tiết quá trình thực hiện nghiên cứu bao gồm trình tự những người tham gia (Participants) phải thực hiện trong quá trình diễn ra nghiên cứu, cách thức thu nhập thông tin theo trình tự xảy ra trong thực tế của chúng.

Vì đặc tính của phần Procedure là báo cáo lại quá trình đã xảy ra nên toàn bộ phần Procedure phải được viết bởi vì quá khứ đơn. Bên cạnh đó, tất cả các Procedure đều được bắt đầu bằng một Procedural Description (Mô tả tổng quan quá trình).

Ví dụ: Sinh viên A có phần Procedure như sau:

Đầu tiên sinh viên A bắt đầu phần Procedure của mình với một câu Procedural Description: The survey was made to accumulate Vietnamese people’s point of view about homeschooling in Vietnam, especially in Ho Chi Minh City, its advantages and disadvantages when applying the system of learning to elementary learners.

(Cuộc khảo sát được thực hiện nhằm tích lũy quan điểm của người Việt Nam về giáo dục tại nhà ở Việt Nam, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hệ thống học cho học sinh tiểu học.)

Sau đó sinh viên A tiếp tục mô tả chi tiết các bước trong quá trình thực hiện nghiên cứu:

In order to conduct the survey in the quarantine period, a questionnaire in Google form was sent out to the group of the Primary Education Department of Saigon University. To collect information from parents whose children are studying in primary school, the questionnaire was posted on a large number of popular media forums in Vietnam such as webtretho.com, lamchame.com, etc. They were also encouraged to record responses according to their own experience rather than simply taking multiple-choice questions. Only a small number of parents responded to the survey because homeschooling is still an uncommon education model in Vietnam.

(Để thực hiện khảo sát trong giai đoạn cách ly, một bảng câu hỏi trên Google form đã được gửi đến nhóm của Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sài Gòn. Để thu thập thông tin từ các bậc phụ huynh có con em đang học tiểu học, bảng câu hỏi đã được đăng tải trên nhiều diễn đàn truyền thông nổi tiếng ở Việt Nam như webtretho.com, lamchame.com,… Họ cũng được khuyến khích ghi lại các câu trả lời theo ý mình. kinh nghiệm hơn là chỉ đơn giản là làm các câu hỏi trắc nghiệm. Chỉ có một số ít phụ huynh trả lời khảo sát vì dạy học tại nhà vẫn là một mô hình giáo dục phổ biến ở Việt Nam.)

Giai đoạn 5: Phân tích kết quả nghiên cứu (Results)

Tổng quan về Results trong Research Paper

Results (Phân tích kết quả nghiên cứu) là phần quan trọng thứ 3 trong toàn bài nghiên cứu. Ở phần Result, người viết sẽ trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu và đưa ra nhận xét ngắn gọn cho từng nhóm kết quả nghiên cứu thu được. Kết quả nghiên cứu trong phần này được trình bày dưới dạng số liệu (figures) và văn bản viết (written text). Trong đó, số liệu được biểu diễn trên các dạng bảng biểu, sơ đồ và phần nhận xét số liệu được trình bày bằng văn bản viết. Khi viết phần Result người viết cần chú ý bao hàm được tất cả điểm chính sau đây của số liệu:

cau-truc-va-cach-viet-bai-viet-nghien-cuu-research-writing-paper-phan-3-so-lieuPhương pháp sắp xếp thông tin trong Results

Tất cả các số liệu/kết quả thu nhận được trong phần Results đều được sắp xếp thông tin theo một trong hai cách dưới đây:

Cách 1: Phương pháp trình bày thông tin theo 3 yếu tố chính

Yếu tố 1 - Location of Results (Vị trí của số liệu/kết quả): một câu khẳng định đơn giản trình bày thông tin về vị trí của số liệu trong biểu đồ hoặc bài viết nghiên cứu. Lưu ý thì được sử dụng ở yếu tố 1 luôn luôn là thì hiện tại.

Yếu tố 2 - Most Important Findings (Những yếu tố quan trọng trong số liệu): các câu mô tả chi tiết về số liệu như số liệu lớn nhất, số liệu thấp nhất, các xu hướng chính của số liệu, … Lưu ý thì được sử dụng ở yếu tố 2 luôn luôn là thì quá khứ.

Yếu tố 3 - Comments (Nhật xét số liệu): các câu nhận xét về số liệu (giải thích tại sao lại có số liệu như vậy, số liệu có khác so với ước tính ban đầu hay không, … )

Ví dụ: Sinh viên A viết phần Result cho một số liệu theo cách 1 như sau:

Yếu tố 1 - Location: Figure 1 shows parents’ points of view about homeschooling and whether they will recommend homeschooling to others or not. (Hình 1 cho thấy quan điểm của phụ huynh về việc học tại nhà và liệu họ có giới thiệu cách học tại nhà cho người khác hay không.)

Yếu tố 2 - Findings: While there was a small number of people that tended to stick to the traditional education system (22,2%), most of the participants (77,8%) held the view that it depended on children’s condition.

(Trong khi có một số ít người có xu hướng gắn bó với hệ thống giáo dục truyền thống (22,2%), hầu hết những người tham gia (77,8%) đều cho rằng nó phụ thuộc vào tình trạng của trẻ em.)

Yếu tố 3 - Comments: This means parents did realize that the possibility of homeschooling can be brought to their children. Nevertheless, homeschooling was chosen by none of the respondents; the results could tell parents’ hesitation about their own ability to homeschool their children.

(Điều này có nghĩa là các bậc cha mẹ đã nhận ra rằng khả năng giáo dục tại nhà có thể được mang lại cho con cái của họ. Tuy nhiên, không ai trong số những người được hỏi lựa chọn việc học tại nhà; kết quả có thể nói lên sự do dự của các bậc cha mẹ về khả năng của chính họ trong việc dạy con tại nhà.)

Cách 2: Phương pháp trình bày thông tin rút gọn

Kết hợp yếu tố 1 và 2: Đưa ra các câu mô tả chi tiết về số liệu sau đó sẽ chú thích vị trí của số liệu trong ngoặc đơn.

Yếu tố 3: Viết các câu nhận xét/ giải thích về số liệu tương tự như cách 1.

Ví dụ:Sinh viên A viết phần Result cho một số liệu khác trong bài nghiên cứu của mình theo cách 2 như sau:

Kết hợp yếu tố 1 và 2: Nearly half of the people (44,4%) taking the survey said that finding the materials that suit their children’s learning progress is difficult (Figure 5). (Gần một nửa số người (44,4%) tham gia cuộc khảo sát nói rằng việc tìm kiếm tài liệu phù hợp với tiến độ học tập của con họ là khó khăn (Hình 5).)

➯ Vị trí của số liệu trong phần Result của sinh viên A là “Figure 5” (Hình 5), được đặt trong ngoặc đơn.

Yếu tố 3: As the child is homeschooled, it is best that you design a specific curriculum based on his or her ability, and the instructions from organizations are for reference only. Therefore, a well-planned curriculum and materials are hard to come by.

(Vì trẻ được học tại nhà, tốt nhất là bạn nên thiết kế một chương trình giảng dạy cụ thể dựa trên khả năng của trẻ và hướng dẫn của các tổ chức chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, một chương trình và tài liệu được lên kế hoạch tốt là điều khó có thể đạt được.)

Cách viết Yếu tố 2: Findings trong Results

Có 3 phương pháp chính để mô tả yếu tố 2 - Findings trong Results, bao gồm:

Cách 1- Comparisons among Groups (so sánh số liệu thuộc cùng một nhóm): So sánh các loại số liệu khác nhau thuộc cùng một nhóm bằng cách sử dụng cấu trúc Comparative (so sánh hơn) hoặc Superlative (so sánh nhất).

Ví dụ: Greek workers had the highest working hours in both types of job. (Công nhân Hy Lạp có số giờ làm việc cao nhất trong cả hai loại công việc.)

Cách 2- Fluctuation of a variable over Time (xu hướng của số liệu): Cho thấy xu hướng của số liệu qua một khoảng thời gian hoặc nhiều cột mốc thời gian khác nhau.

Ví dụ:The percentage of education consumption tended to have an upward trend throughout the examined period.

(Tỷ lệ tiêu dùng cho giáo dục có xu hướng tăng trong suốt thời kỳ được kiểm tra.)

Cách 3- Relationship between two or more Variable (mối quan hệ giữa số liệu thuộc 2 nhóm khác nhau): Cho thấy mối liên hệ giữa số liệu này với số liệu khác bằng các liên từ tương quan (correlative conjunction) hoặc từ nối.

Ví dụ: Fossil fuels depletion was not significantly related to global warming. (Sự cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch không liên quan đáng kể đến sự nóng lên toàn cầu.)

Cách viết Yếu tố 3: Comments trong Results

Có 2 cách để miêu tả yếu tố 3 - Comments trong Result, bao gồm:

Cách 1 - Alternating Pattern (Nhận xét riêng từng số liệu): Đối với cách này, người viết sẽ viết riêng phần Comments cho từng số liệu khác nhau trong Results.

Cách 2 - Sequential Pattern (Nhận xét chung một nhóm số liệu): Người viết gộp chung một nhóm số liệu có những điểm tương đồng với nhau và rút ra nhận xét về chúng sau khi hoàn thành Yếu tố 1 và Yếu tố 2.

Ví dụ: Sinh viên A viết phần Comments theo cách 2 cho một nhóm các số liệu ở phần Result trong bài viết nghiên cứu của mình như sau:

Based on the data collected from Figure 1, Figure 2, and Figure 3; the perspective of parents and experts toward the homeschooling model is completely open. They can even evaluate the possibility of homeschooling applications in the setting of a traditional educational environment that gradually appears to have a lot of restrictions. However, there are crucial principles and specific conditions that must be followed, such as assessing the appropriate age and psychological status of the child before applying to homeschooling. In conclusion, homeschooling is still an educational model that is difficult to apply on a large scale.

(Dựa trên dữ liệu thu thập được từ Hình 1, Hình 2 và Hình 3; quan điểm của phụ huynh và các chuyên gia đối với mô hình giáo dục tại nhà là hoàn toàn cởi mở. Họ thậm chí có thể đánh giá khả năng ứng dụng giáo dục tại nhà trong bối cảnh môi trường giáo dục truyền thống dần xuất hiện nhiều hạn chế. Tuy nhiên, có những nguyên tắc quan trọng và những điều kiện cụ thể phải được tuân thủ, chẳng hạn như đánh giá độ tuổi và tình trạng tâm lý phù hợp của trẻ trước khi áp dụng cho hình thức giáo dục tại nhà. Tóm lại, dạy học tại nhà vẫn là một mô hình giáo dục khó áp dụng trên diện rộng.)

Cách đặt tên sơ đồ, bảng biểu trong Results

Đặt tên cho các sơ đồ, bảng biểu sẽ giúp người đọc nắm được nội dung chính được thể hiện trên các bảng biểu. Vì vậy, khi đặt tên cho chúng người đọc cần tuân thủ các quy tắc chung về đặt tên sau:

  • Luôn luôn đặt tên biểu đồ ở dạng rút gọn, bỏ đi các từ không cần thiết như mạo từ hoặc giới từ. Có thể sử dụng Gerund (danh động từ) làm chủ ngữ hoặc thể Passive Voice (Bị động) khi đặt tên.

  • Tên biểu đồ không thể được đặt dưới dạng câu hỏi.

  • Tên biểu đồ cần phản ánh nội dung chính của biểu đồ và có độ dài ngắn gọn dưới 10 từ.

  • Đối với biểu đồ thuộc dạng bảng (Table), tên biểu đồ sẽ có dạng: Table + số thứ tự của biểu đồ theo trình tự xuất hiện trong bài viết nghiên cứu + tên biểu đồ.

  • Đối với biểu đồ thuộc các dạng khác, tên biểu đồ sẽ có dạng: Figure + số thứ tự của biểu đồ theo trình tự xuất hiện trong bài viết nghiên cứu + tên biểu đồ.

Ví dụ:Sinh viên A đặt tên cho biểu đồ có dạng Bar chart (Dạng cột) cho bài viết nghiên cứu của mình như sau:

cau-truc-va-cach-viet-bai-viet-nghien-cuu-research-writing-paper-phan-3-bieu-doFigure 1. Parents’ approval of homeschooling (Hình 1. Sự chấp thuận của phụ huynh đối với việc học tại nhà)

Tổng kết

Phần 3 của Series Cấu trúc và cách viết Research Paper đã hướng dẫn sinh viên viết hoàn chỉnh giai đoạn 4 - Method - 1 trong những giai đoạn trọng điểm trong 1 bài nghiên cứu và hướng dẫn phân tích kết quả nghiên cứu ở giai đoạn 5 - Results. Phần Results có nhiều cách để tiếp cận tuy nhiên tác giả chỉ giới thiệu 2 cách phổ biến và dễ ứng dụng nhất, đi kèm với phân tích mẫu để người đọc có thể tham khảo và ứng dụng lên nghiên cứu của mình. Phần tiếp theo của series này sẽ giới thiệu các phần còn lại để hoàn tất một bài Research Paper.

Xem tiếp: Cấu trúc và cách viết bài viết nghiên cứu (Research Paper) - Phần 4

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...