Sự khác biệt giữa phong cách văn nói và văn viết trong bài thi IELTS (P.2)

Trong khi văn nói có xu hướng sử dụng nhiều hơn các tiếng lóng thì văn viết lại thiên về sử dụng các cụm danh động từ. Đâu là nguyên nhân cho sự khác biệt này?
author
ZIM Academy
12/12/2020
su khac biet giua phong cach van noi va van viet trong bai thi ielts p2

Trong phần trước của “Sự khác biệt giữa phong cách văn nói và văn viết trong bài thi IELTS“, tác giả đã đưa ra định nghĩa và mối tương quan giữa văn nói và văn viết. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những điểm khác nhau trong phong cách văn nói và văn viết và hướng dẫn cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong bài thi IELTS.

Sự khác biệt giữa phong cách văn nói và văn viết

Khác biệt văn nói và văn viết trong cách sử dụng từ ngữ

So với văn viết, văn nói có xu hướng sử dụng nhiều hơn các tiếng lóng (colloquial expressions), các từ viết tắt, sự kiểm soát câu từ khi nói (monitoring) và sự tự nhiên trong việc đưa ra quan điểm (evidential).

Đọc thêm: Ngôn ngữ trang trọng và không trang trọng trong tiếng Anh giao tiếp – Phần 1

Theo Chafe (1979): “Colloquial expressions occur more often in informal situations. The use of monitoring (e.g., “you know”, “I mean”) and evidentials (e.g., “I think”, “I guess”) depends on the relationship between communicator and recipient.” (Tiếng lóng được dùng nhiều hơn trong những tình huống giao tiếp không trang trọng. Việc có sai sót trong quá trình nói (VD: “bạn biết mà”, “ý tôi là”) và cách đưa ra quan điểm tự nhiên (VD: “tôi nghĩ là”, “tôi đoán là”) phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người nói và người nghe).

Trong khi đó, văn viết lại thiên về sử dụng các cụm danh động từ (verbal nouns), các từ ngữ được tiêu chuẩn hóa (literary expressions).

Nghiên cứu của tác giả Gisela tại phòng thí nghiệm trường đại học California, Berkeley – khảo sát về tần suất sử dụng các cụm từ được đề cập ở trên trong cả văn nói và văn viết trên 8 sinh viên nữ từ các chuyên ngành khác nhau (Theo Haas (1979) nữ giới có khả nẳng phản ứng với các chủ đề và việc sử dụng ngôn ngữ) – cũng đưa ra kết quả tương tự với số liệu cụ thể như sau:

khac-biet-trong-su-dung-tu-ngu

Theo đó, tần suất sử dụng các từ lóng (colloquial expressions) trong việc tường thuật (story) và diễn giải (explanation) cũng như sự sai sót trong quá trình nói (monitoring) và sự tự nhiên trong việc đưa ra quan điểm (evidential) trong văn nói cao gấp đôi, thậm chí là gấp 6 lần so với văn viết.

Ví dụ, khi thể hiện sự đồng thuận về một vấn đề, người nói có thể sử dụng các từ lóng phổ biến: “OK”, “I think so” mang nghĩa “tôi đồng ý”, “tôi cũng nghĩ vậy”. Trong khi đó văn viết thiên về việc sử dụng các từ ngữ trang trọng: “From my point of view, this sentiment is valid to some extent” (từ quan điểm của tôi, nhận định này là đúng theo một phạm vi nào đó), “I side with this view” (tôi đồng ý với quan điểm này).

Bên cạnh đó, văn nói còn có xu hướng sử dụng thành ngữ (idiomatic expressions) trong tiếng Anh hiện đại trong khi văn viết nghiêng về sử dụng các cụm từ cụ thể. Ví dụ, cụm thành ngữ “It costs an arm and a leg” được sử dụng trong giao tiếp thường ngày với nghĩa một thứ gì đó rất đắt đỏ. Tuy nhiên trong văn viết tác giả thay thế bằng những tính từ và trạng từ mang nghĩa chính xác như “exorbitantly expensive” (quá đắt).

Trong khi đó, văn viết thường sử dụng các cụm từ chính xác, các cụm danh động từ (verbal nouns) để diễn tả hành động được nói đến hơn. Ví dụ:

Văn nói: The salary of employees is increasing.

Văn viết: There is an increase in the salary of the employees.

Khác biệt trong hình thức biểu hiện

Theo Chafe, văn viết có xu hướng sử dụng các cấu trúc thể bị động (passive voice), câu gián tiếp (Indirect quotes) và các từ ngữ được tiêu chuẩn hóa nhiều hơn so với văn nói, biểu hiện cụ thể như sau:

su-khac-biet-van-noi-va-van-viet-trong-hinh-thuc-bieu-dat

 

Theo đó, cấu trúc câu bị động và thì quá khứ hoàn thành được sử dụng trong văn viết gấp 5 lần so với văn nói trong trường hợp đưa ra lý lẽ để làm rõ vấn đề. Trong khi đó, cấu trúc câu gián tiếp cũng được sử dụng nhiều hơn trong các văn bản viết so với văn nói.

Ví dụ, văn viết có xu hướng sử dụng các chủ ngữ giả “It is believed that” (được tin rằng), “there is/are” (có bao nhiêu),…

Văn nói và văn viết giúp người đọc biểu hiện cảm xúc theo những phương thức khác nhau:

Trong cả văn nói và văn viết, ý nghĩa của câu được xác định dựa vào ngữ cảnh của văn bản hay đoạn hội thoại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết, hàm ý của câu có thể được điều chỉnh theo những phương thức khác biệt. Ví dụ, cùng một câu “Con của mẹ giỏi nhỉ” nhưng mang những ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào ngữ khí, giọng điệu trong giao tiếp của người nói. Hãy xem các trường hợp khác nhau sau đây:

Trường hợp 1: Cậu học sinh đi học đạt điểm cao, cậu hãnh diện về khoe mẹ:

“Mẹ ơi, hôm nay cô giáo cho con 10 điểm”

“Đưa mẹ xem nào. Con của mẹ giỏi nhỉ”

Trường hợp 2: Cậu học sinh trốn học đi chơi, về đến nhà cậu bị mẹ phát hiện:

“Hôm nay con dám trốn học đi chơi à? Con của mẹ giỏi nhỉ?”

Rõ ràng trong cả hai trường hợp này người đọc đã cảm nhận được sự khác nhau rõ rệt trong sắc thái của hai câu nói trên. Nếu như trường hợp thứ nhất người mẹ nói câu “Con của mẹ giỏi nhỉ” với hàm ý khen ngợi con trai mình đã xuất sắc đạt kết quả tốt, câu nói này trong trường hợp thứ hai mang nghĩa không hài lòng, thậm chí là tức giận khi con trai của mình trốn học đi chơi, trong trường hợp này người đọc có thể hiểu là: “Con của mẹ giỏi nhỉ, dám bỏ học đi chơi cơ đấy.”

Đối với văn viết, sắc thái biểu cảm của câu có thể được thể hiện bằng các dấu câu tiếng Anh như: dấu chấm hỏi (?) trong câu nghi vấn, dấu 3 chấm (…) nếu muốn liệt kê hoặc ngắt câu, dấu chấm than (!) dùng để bộc lộ cảm xúc trong câu cảm thán, …

Xét ví dụ đoạn văn sau (Road to IELTS Reading test 2, passage 2 – British Council)

Why not eat insects? So asked British entomologists Vincent M. Holt in the title of his 1885 treatise on the benefits of what he named entomophagy – the consumption of insects (and similar creatures) as a food source. The prospect of eating dishses such as “wireworm sauce” and “slug soup” failed to garner favor amongst those in the stuffy, proper, Victorian social milieu of his time, however, and Holt’s visionary ideas were considered at best eccentric, at worst an offense to every refined palate.

Tại sao chúng ta không ăn côn trùng? Hãy hỏi nhà nghiên cứu sâu bọ Vinccent M. Holt trong luận thuyết về những lợi ích của việc ăn côn trùng, được gọi là “entomophagy” – việc ăn côn trùng cũng như các sinh vật tương tự. Tuy nhiên, việc ăn các món ăn như sốt ấu trùng, súp sên lại không được ưa chuộng bởi những người dân ở Victoria thời đó và ý tưởng dài hạn của Holt được coi như là điên rồ nhất và gây khó chịu cho những người có khẩu vị tinh tế.

Có thể thấy tác giả sử dụng dấu chấm hỏi (?) ở câu đầu tiên như một cách đặt vấn đề và làm rõ vấn đề ở những câu tiếp theo. Ngoài ra, các dấu câu như dấu gạch ngang (-) với chức năng giải thích, dấu ngoặc đơn (…) chú thích thêm thông tin cho cụm từ được nói đến và dấu ngoặc kép (“…”) trích dẫn các tên gọi và thuật ngữ.

khac-biet-trong-hinh-thuc-bieu-hien

Đọc thêm: Cách sử dụng dấu câu trong IELTS Writing

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh

Việc phân biệt sự khác nhau giữa văn nói và văn viết có thể giúp người đọc có sự kiểm soát tốt hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Cụ thể như sau:

Tránh việc sử dụng những từ vựng không trang trọng (informal) của văn nói trong văn viết. Xét ví dụ sau:

Văn nói: Kids now can watch funny educational programs to better their knowledge.

Văn viết: Nowadays, children can watch many humorous educational program to improve their knowledge.

(Ngày nay trẻ em có thể xem nhiều chương trình giáo dục vui nhộn để cải thiện kiến thức)

Các từ không trang trọng (kid: trẻ em, funny: vui nhộn, better: cải thiện) được sử dụng nhiều trong văn nói, đặc biệt là trong giao tiếp, đã được thay đổi thành những từ phù hợp hơn (children, humorous, improve) với nghĩa tương tự phù hợp với tính trang trọng của văn bản.

Tránh việc sử dụng thành ngữ (idiomatic expressions) và các từ lóng trong văn viết IELTS Writing: thành ngữ được dùng với ý nghĩa mang tính tượng hình và liên tưởng (ví dụ thành ngữ “a piece of cake” với nghĩa dễ dàng như ăn bánh) và tiếng lóng có ý nghĩa khác với nghĩa gốc, thường được dùng trong một cộng đồng nhất định (ví dụ “bae” (before anyone else: người quan trọng nhất) thường được dùng để gọi người yêu – một từ khá phổ biến đối với cộng đồng giới trẻ). Trong khi đó văn viết thường mang ý nghĩa trực tiếp, trang trọng và hướng đến nhiều đối tượng người đọc, vì vậy việc sử dụng thành ngữ và các từ lóng là một điều hạn chế.

su-dung-ngon-ngu-phu-hop-ngu-canh

Kết luận

Mặc dù văn nói và văn viết cùng hướng đến một mục đích chung: truyền đạt ý chí, suy nghĩ giữa con người và phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin, văn nói và văn viết vẫn có một vài điểm khác biệt ở nhiều khía cạnh. Vì thế, người học cần nhận ra các điểm khác biệt này để có thể kiểm soát ngôn ngữ của mình trong quá trình sử dụng hai phương thức để luyện thi IELTS, cũng như tránh sai lầm không đáng có khi làm bài thi IELTS. 

Nguyễn Thị Mai Minh

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu