Ngôn ngữ trang trọng và không trang trọng trong tiếng Anh giao tiếp – Phần 2

Bài viết cung cấp cho người đọc cách sử dụng formal và informal language trong giao tiếp một cách chính xác, hiệu quả.
author
ZIM Academy
04/10/2020
ngon ngu trang trong va khong trang trong trong tieng anh giao tiep phan 2

Tiếp nối series “Ngôn ngữ trang trọng và không trang trọng trong tiếng Anh giao tiếp“, phần này tác giả sẽ cung cấp cho người đọc cách sử dụng formal và informal language trong giao tiếp một cách chính xác, hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ trong trọng và không trang trọng

Việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ trang trọng hay không trang trọng sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính là đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp. Việc sử dụng ngôn ngữ không trang trọng thường diễn đạt ý một cách trực tiếp và thẳng thắng hơn, do vậy người nói cần chú ý để tránh gây hiểu nhầm hoặc thể hiện sự thô lỗ, mất lịch sự. Ngược lại, ngôn ngữ trang trọng cũng có thể tạo ra khoảng cách trong cuộc trò chuyện hoặc khiến cho cuộc đối thoại trở nên mất tự nhiên nếu không được sử dụng đúng hoàn cảnh. 

Người nói ngoài ra còn có thể dựa vào việc sử dụng ngôn ngữ của các đối tượng khác trong cuộc trò chuyện để đoán ngữ cảnh giao tiếp trong lần đầu tiếp xúc. Việc này sẽ góp phần giúp người nói hòa nhập nhanh chóng hơn với những người xung quanh.

Xem thêm: Ngữ pháp của Anh – Anh và Anh – Mỹ có gì khác biệt? – Phần 1

Ngày nay, đa số các từ điển phổ biến như Cambridge, Oxford, Longman đều hỗ trợ người dùng trong việc tra cứu hình thái của từ là trang trọng hay không, hoặc từ đang tra có phải từ lóng (slang) hay ngôn ngữ thông tục (colloquial). Do vậy thí sinh có thể tra từ điển trước khi sử dụng một mới từ mới để tránh gây các lỗi không đáng có trong giao tiếp.

Ví dụ:

ngon-ngu-trang-trong-khong-trang-trong

(ví dụ được lấy trong từ điển Cambridge)

Một số ngữ cảnh cụ thể sử dụng ngôn ngữ trang trọng và không trang trọng

Đối với ngôn ngữ nói (Speaking)

Hình thức trang trọng

Đối với văn nói, ngôn ngữ trang trọng được sử dụng chủ yếu trong các ngữ cảnh học thuật và những tình huống nghiêm túc như:

  • Trong công việc: các cuộc họp doanh nghiệp, báo cáo, thuyết trình

  • Trong giáo dục: các bài giảng chuyên môn, hội thảo, bài phát biểu buổi lễ (khai giảng, tốt nghiệp)

  • Trong các nghi thức, hội nghị lớn như hội nghị thượng đỉnh và các cuộc họp cấp cao

Nếu đối tượng trong giao tiếp là những người lớn tuổi, cấp trên, đối tác hoặc một người xa lạ chưa có nhiều quen biết, ngôn ngữ trang trọng cũng thường được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng, thái độ lịch sự hay lễ phép.

Hình thức không trang trọng

Ngôn ngữ không trang trọng được dùng trong các cuộc đối thoại hàng ngày trong cuộc sống giữa các đối tượng là bạn bè, đồng nghiệp hay người thân quen. Điều này tạo cảm giác thoải mái, tự nhiên và thân mật khi giao tiếp.

ngon-ngu-khong-trang-trong

Ngoài ra, một số các chương trình giải trí, thực tế hay các hoạt động vui chơi cũng có thể sử dụng ngôn ngữ không trang trọng.

Xem thêm:

Cách diễn đạt thông dụng trong giao tiếp ở 4 nước nói tiếng Anh – Phần 1

Đối với ngôn ngữ viết (Writing)

Hình thức không trang trọng:

Ngôn ngữ không trang trọng thông thường được sử dụng khi nhắn tin, gửi thư, email hoặc bưu thiếp cho người nhận là người thân quen (bạn bè, người trong gia đình, …).

Hình thức trang trọng

Phần lớp các hình thức viết sẽ sử dụng ngôn ngữ trang trọng, đặc biệt trong công việc và học tập như:

  • Các bài thi, kiểm tra, bài viết học thuật (luận án, đồ án, bài nghiên cứu)

  • Trong các tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa

  • Trong các văn bản, đơn từ của cơ quan nhà nước hoặc của doanh nghiệp, công ty

  • Trong các bản báo cáo, hợp đồng, đơn xin việc

  • Trong thư tín khi đối tượng được nhận là đối tác, cấp trên, thầy cô,…

ngon-ngu-trang-trong

Các từ/ cụm từ và cách diễn đạt phổ biến của hình thái trang trọng và không trang trọng trong một số ngữ cảnh giao tiếp

Trong chào hỏi và làm quen

ngon-ngu-trang-trong-va-khong-trang-trong

Đưa ra yêu cầu, đề nghị hoặc xin phép

Formal language:

  • May I…? 

  • Could I…?

  • I suggest that …

  • I wonder if… 

  • Would you prefer…?

  • Would you mind if I…?

  • Do you mind if I..?

Informal language:

  • Can I…?

  • Why don’t we…?

  • What about…?

  • How about…?

  • Shall we…?

Ví dụ: 

  • Hình thức trang trọng: 

May I go out? (Có thể cho tôi xin phép ra ngoài được không?) 

Would you mind if I take a sit here? (Bạn có phiền không nếu như tôi ngồi ở đây?)

  • Hình thức không trang trọng:

Can I go out? (Tôi ra ngoài được không?)

Can I sit here? (Tôi ngồi đây được không?)

Xem thêm: 20 cấu trúc thông dụng trong giao tiếp tiếng Anh – Phần 1

Đặt câu hỏi

Formal language: Câu hỏi gián tiếp bằng

  • Can you tell me…

  • Could you please tell me…?

Informal language: Câu hỏi trực tiếp với từ để hỏi

  • What?

  • Where? 

  • When?

  • Why?

  • How?

Ví dụ:

  • Excuse me! Could you please tell me where the manager is. (Xin lỗi! Bạn có thể vui lòng cho tôi biết người quản lý ở đâu không) – trang trọng

  • Where is the manager? (Quản lí đâu rồi?) – không trang trọng

Tổng kết

Như vậy, có thể thấy, có nhiều sự khác biệt giữa hai phong thái sử dụng ngôn ngữ trang trọng và không trang trọng. Bài viết trên hy vọng giúp người dùng nắm được những đặc điểm và sự khác nhau này để có thể sử dụng được ngôn ngữ một cách tự nhiên cũng như đạt được hiệu quả trong giao tiếp.

Xem thêm: Ứng dụng nguyên tắc 7C trong giao tiếp tiếng Anh và hoạt động thuyết trình

Trần Thị Ngọc Huyền

Tham khảo thêm khóa học luyện thi IELTS online tại ZIM Academy, học viên được hướng dẫn cụ thể, sửa lỗi sai chi tiết, theo sát tiến độ và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu