20 cấu trúc thông dụng trong giao tiếp tiếng Anh – Phần 1
Trong quá trình luyện tập giao tiếp tiếng Anh, người học không những phải chú ý đến việc phát âm đúng phiên âm Quốc tế mà cần phải diễn đạt lời nói đúng cấu trúc ngữ pháp. Trên thực tế, có rất nhiều cấu trúc ngữ pháp và các mẫu câu giao tiếp mà người học sẽ gặp xuyên suốt quá trình học tiếng Anh, đặc biệt là phần thi IELTS Speaking Part 1 – phần thi giống như giao tiếp hằng ngày và hỏi các chủ đề quen thuộc. Vì thế, bài viết này sẽ tổng hợp một số mẫu câu giao tiếp thông dụng để giúp người học có cơ sở và kiến thức cơ bản về câu giao tiếp để luyện tập và vận dụng trong cuộc trò chuyện thực tế, cũng như bài thi IELTS Speaking Part 1.
20 cấu trúc câu giao tiếp thông dụng và ví dụ
Mẫu câu dùng để chào hỏi
Ngoài cách hỏi “How are you?” thông thường, người bản xứ còn hỏi thăm bằng nhiều cách khác nhau như sau:
How do you do?/ How are you doing? – Bạn khoẻ không? / Bạn thế nào rồi?
2 mẫu câu hỏi trên được sử dụng với ý nghĩa hỏi thăm có tính chất trang trọng, khách sáo hơn “How are you?”
Ngoài ra, “How do you do?” còn được dùng trong những mối quan hệ trang trọng hơn, lịch thiệp hơn, ví dụ như mối quan hệ công việc.
Ví dụ:
Mrs Anna: Hello. My name is Anna, and I’m the managing director of ABC Company. It’s a pleasure to meet you! (Chào anh. Tên của tôi là Anna và tôi là giám đốc điều hành của công ty ABC. Rất hân hạnh được gặp anh!)
Mr John: Hi. I’m John. How do you do? (Chào chị. Tôi là John. Rất hân hạnh được gặp chị.)
How’s it going? – Dạo này bạn thế nào?
How’s everything? How are things? – Mọi chuyện như thế nào rồi?
3 mẫu câu hỏi trên dùng để chào hỏi bất kỳ ai và được sử dụng trong mối quan hệ bè bạn thân thiết hoặc được sử dụng trong những đoạn hội thoại ngắn.
Ví dụ:
Pete: Hey Jessie! How’s everything? (Chào Jessie! Mọi chuyện thế nào rồi?)
Jessie: Pretty good (Nghĩa tương đương “I’m fine”). How about you? (Mình khá ổn. Còn bạn thì sao?)
Pete: I’m doing well! (Mình cũng ổn.)
Xem thêm: Ngôn ngữ trang trọng và không trang trọng trong tiếng Anh giao tiếp – Phần 1
Mẫu câu dùng để hỏi xin hoặc nhờ giúp đỡ
Trong giao tiếp tiếng Anh, người nói sẽ bắt gặp những tình huống hỏi mượn hoặc nhờ giúp đỡ một việc gì đó. Trong tình huống, này người nói cũng sẽ dùng những câu sử dụng Modal verb (Động từ khuyết thiếu) hoặc cấu trúc “Do you mind…?” để hỏi xin hoặc nhờ giúp đỡ.
Can you/ Could you + V0, (please)?
Can you give me a hand with this? : Bạn có thể giúp tôi một tay không?
Can I ask a favour? : Tôi có thể nhờ bạn giúp không?
Could you help me for a second? : Bạn có thể giúp tôi trong giây lát được không?
Ví dụ:
Mum: Can you do the washing-up, please? (Con có thể đi giặt đồ được không?)
John: I’m sorry, I can’t. I have to do my homework. (Xin lỗi con không làm được. Con phải làm bài tập.)
Mum: Oh. Well, go and start your homework now. (Oh. Thế thì con đi làm bài tập ngay đi nhé!)
Do you mind if S + Vs/es?
Ví dụ:
John: Do you mind if I turn on the TV? (Bạn có phiền nếu tôi bật TV không?)
Kate: Sure, go ahead. (Được chứ, cứ tự nhiên.)
Mẫu câu hỏi giá cả
Dưới đây là một số câu hỏi về giá cả của đồ vật mà người học có thể vận dụng khi muốn biết giá của món đồ hoặc muốn hỏi giá một cách lịch sự:
How much is + chủ ngữ số ít ? / How much are + chủ ngữ số nhiều?
How much is this dress? : Cái váy này bao nhiêu tiền?
How much is these dresses? : Những cái váy này bao nhiêu tiền?
How much does + chủ ngữ số ít + cost ? / How much do + chủ ngữ số nhiều + cost?
How much does this book cost? : Quyển sách này giá bao nhiêu?
How much do these books cost? : Những quyển sách này giá bao nhiêu?
Cấu trúc câu khác:
Do you know how much this costs?: Bạn có biết món này giá bao nhiêu không?
Can you check the price of this hat for me, please? – Bạn có thể kiểm tra giá của cái nón này giúp tôi được không?
Mẫu câu để diễn tả sự thích thú, yêu thích
Subject + be interested in something
Subject + be keen on something
Subject + be fond of something
Ví dụ:
Xem thêm: Cách trả lời các dạng câu hỏi IELTS Speaking Part 1 – Phần 1 dạng Like and Dislike questions
Cụm từ để diễn tả sự tình cờ
by chance
by accident
Mẫu câu này đươc dùng khi người nói muốn diễn đạt sự việc tình cờ xảy ra, ví dụ như “tôi tình cờ gặp bạn A trên đường đến đây.”. Vị trí của 2 cụm từ này có thể ở vị trí đầu câu như cụm trạng ngữ hoặc đứng sau động từ chính của câu.
Ví dụ:
Anna: You know what? I and Kate met by chance in a shopping mall. She’s very beautiful today. (Bạn biết gì không? Tôi tình cờ gặp được Kate ở trung tâm thuơng mại. Hôm nay cô ấy rất đẹp.)
or By chance, I and Kate met in a shopping mall. She’s very beautiful today.
John: Oh. It’s a long time since I last met her. (Oh. Đã lâu rồi kể từ lần cuối tôi gặp cô ấy.)
Mẫu câu dùng để diễn tả dành bao nhiêu thời gian/ tiền bạc cho việc gì
Subject + spend + time/money + on + Noun
Cấu trúc trên được sử dụng khi người nói muốn diễn đạt là đã dành ra bao nhiêu thời gian/ tiền bạc vào việc gì.
Ví dụ:
Mum: Have you done your homework yet?
Anna: Yes, mom. I’ve spent 2 hours on my homework.
Xem thêm: Cách diễn đạt thông dụng trong giao tiếp ở 4 nước nói tiếng Anh – Phần 1
Subject + spend + time/money + (on) + V-ing
Cấu trúc trên được sử dụng khi người nói muốn diễn đạt là đã dành ra bao nhiêu thời gian/ tiền bạc để làm việc gì.
Ví dụ:
Pete: Is your brother at home, Anna?
Anna: Of course. He’s always spending the whole weekend sleeping.
Mẫu câu dùng để diễn tả gặp khó khăn làm việc gì
Subject + have difficulty+ V-ing
Cấu trúc trên được dùng khi người nói muốn diễn đạt rằng mình gặp khó khăn trong việc làm một cái gì đó
Ví dụ:
Mum: Why are you so sad, son? (Sao con buồn vậy?)
Boy: My teacher said that she always had difficulty reading my handwriting. (Cô giáo nói cô luôn thấy khó khăn khi đọc chữ viết của con.)
Mum: Aw. It’s okay! I’ll help you work on it.
Cấu trúc diễn tả đã từng làm việc gì
Subject + used to + V0
Cấu trúc trên được sử dụng khi người nói muốn kể lại những thói quen đã từng có trong quá khứ nhưng hiện tại không còn tiếp diễn nữa.
Ví dụ:
John: How often do you go swimming?
Anna: I used to go swimming twice a week when I was young. But now I’m too busy to arrange time for that. (Tôi thường đi bơi hai lần một tuần khi tôi còn nhỏ. Nhưng bây giờ tôi quá bận để sắp xếp thời gian cho việc đó.)
Xem thêm: Cách trả lời các dạng câu hỏi IELTS Speaking Part 1 – Phần 2
Cấu trúc diễn tả quen hoặc dần quen làm một việc gì
Subject + be used to + V0
Cấu trúc trúc trên được sử dụng khi người nói muốn kể đã từng làm việc gì đó rất nhiều lần hoặc đã có kinh nghiệm với việc đó rồi.
Ví dụ:
John: How was the trip? (Chuyến đi của bạn thế nào rồi?)
Anna: Pretty good. However, no matter how many times I fly, I’ll never be used to take-off and landing! (Khá tốt. Nhưng cho dù tôi bay bao nhiêu lần, tôi sẽ không bao giờ quen với việc cất cánh và hạ cánh!)
Subject + get used to + V0
Cấu trúc trúc trên được sử dụng khi người nói muốn kể đang trở nên quen với một việc nào đó. Đây là một quá trình của việc dần trở nên quen với việc gì đó
Ví dụ:
John: The bus arrives at 5:30 am. Is it too early for you? (Xe buýt đến lúc 5 giờ 30 sáng. Có sớm quá không nhỉ?)
Pete: Not at all. I’ve got used to getting up early in the morning. (Không đâu. Tôi đã quen dần với việc dậy sớm buổi sáng.)
Mẫu câu để diễn tả việc thích cái gì hơn
Subject + prefer + noun/V-ing 1 + to + noun/V-ing 2
Cấu trúc trên dùng để diễn tả sự yêu thích một cái gì đó hơn một cái gì. Đối với cấu trúc này, người nói mà có thể không cần phải nói rõ đối tượng thứ hai (noun/V-ing 2).
Ví dụ:
Pete: Do you want to eat out or order pizza? (Bạn muốn đi ăn ở ngoài hay đặt pizza về?)
John: Well, I prefer eating pizza at home to going out. (Tôi thích ăn pizza ở nhà hơn là đi ra ngoài.)
Tổng kết
Như vậy, bài viết đã tổng hợp 10 cấu trúc thông dụng giúp người học có thể ứng dụng trong quá trình giao tiếp tiếng Anh hằng ngày. Phần tiếp theo của “20 cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thông dụng trong giao tiếp” sẽ chia sẻ cho độc giả 10 cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh còn lại.
Xem thêm: 20 cấu trúc giao tiếp tiếng Anh thông dụng – Phần 2
Đàm Huệ Phương
Bình luận - Hỏi đáp