Bí quyết chinh phục TOEIC® Part 7 qua chiến lược đọc hiểu theo ngữ cảnh
Key takeaways
Skimming, Scanning, và Paraphrasing là ba kỹ năng thiết yếu trong TOEIC Reading Part 7.
Việc áp dụng linh hoạt hai cách tiếp cận Bottom-up và Top-down giúp thí sinh định vị thông tin nhanh, tăng độ chính xác và tối ưu thời gian làm bài.
TOEIC Reading Part 7 thường được xem là phần khó nhất trong bài thi đọc hiểu do đòi hỏi người học phải xử lý một lượng lớn văn bản trong thời gian ngắn. Nhiều thí sinh chưa làm tốt phần thi này không phải vì thiếu kiến thức ngôn ngữ, mà do không có chiến lược làm bài phù hợp với từng dạng câu hỏi trong đề thi. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc ngữ cảnh hóa việc luyện tập: mỗi loại câu hỏi cần được tiếp cận bằng một phương pháp đọc khác nhau. Bài viết này đề xuất cách tối ưu hóa việc làm bài Part 7 thông qua mô hình học tập dựa trên ngữ cảnh, giúp người học nâng cao hiệu quả đọc hiểu và cải thiện điểm số TOEIC.
Vấn đề đặt ra
Phần 7 của đề thi TOEIC Reading bao gồm nhiều văn bản khác nhau với độ dài mỗi văn bản khoảng 80-200 từ. Tuy nhiên, thí sinh chỉ có khoảng 55 phút để đọc các văn bản và trả lời toàn bộ câu hỏi trong phần thi.
Một số dạng câu hỏi chính trong TOEIC Reading Part 7:
Câu hỏi về thông tin tổng quát (Overview questions)
Câu hỏi về thông tin chi tiết (Detailed questions)
Câu hỏi về thông tin (không) được đề cập (NOT/TRUE questions)
Câu hỏi về từ đồng nghĩa (Synonym questions)
Câu hỏi suy luận (Interference questions)
Câu hỏi điền câu vào ô trống (Fill in the blanks questions)

Khi đọc, người học thường có xu hướng tập trung vào từng câu, từng chữ trong văn bản, vì vậy thường kéo dài thời gian đọc bài, dẫn đến việc không kịp trả lời các câu hỏi.
Một sai lầm phổ biến khác của người học là sử dụng một chiến lược duy nhất để xử lý tất cả các câu hỏi trong Part 7. Cách tiếp cận tuyến tính – đọc toàn bộ văn bản rồi mới trả lời từng câu hỏi – khiến người học mất nhiều thời gian và dễ rơi vào quá tải nhận thức. Trong khi đó, đề thi TOEIC được thiết kế với nhiều loại câu hỏi khác nhau, mỗi loại câu hỏi đòi hỏi một cách đọc và tìm kiếm thông tin riêng biệt.
Ví dụ, khi gặp câu hỏi tổng quát như “What is the purpose of the notice?”, người học cần áp dụng kỹ thuật Skimming để nắm ý chính và bố cục văn bản. Trong khi đó, với câu hỏi chi tiết như “According to the email, what will happen on June 25?”, kỹ năng Scanning sẽ giúp xác định thông tin nhanh chóng và chính xác.
Ngoài ra, ngay cả khi tìm được thông tin trong văn bản, người học vẫn có khả năng chọn phương án sai do sự khác nhau trong cách diễn đạt của phương án so với thông tin trong văn bản.
Giải pháp đề xuất
Để khắc phục các tình trạng trên, người học nên áp dụng chiến lược đọc phân loại theo dạng câu hỏi, kết hợp hai cách tiếp cận Top-down và Bottom-up một cách linh hoạt. Với các câu hỏi tổng quát hoặc suy luận, nên ưu tiên tiếp cận từ trên xuống (Top-down), bắt đầu từ việc hiểu bố cục và mục đích văn bản. Ngược lại, với câu hỏi chi tiết hay từ vựng, cách tiếp cận từ dưới lên (Bottom-up) giúp xác định chính xác vị trí thông tin cần thiết.
Đồng thời, việc rèn luyện ba kỹ năng cốt lõi gồm Skimming, Scanning và Paraphrasing sẽ giúp người học xử lý thông tin nhanh, chọn lọc và hiệu quả hơn trong giới hạn thời gian của bài thi.

Cơ sở lý thuyết
Cách tiếp cận ngữ cảnh hóa trong luyện đọc TOEIC Part 7 được củng cố bởi các lý thuyết chính sau:
Lý thuyết sơ đồ (Schema Theory) của Anderson & Pearson (1984) cho rằng người đọc cần kích hoạt những sơ đồ kiến thức tương ứng để hiểu nhanh nội dung văn bản, đặc biệt là các văn bản có cấu trúc quen thuộc như email, thông báo, quảng cáo… [1]. Khi sơ đồ phù hợp được kích hoạt, việc hiểu văn bản diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Mô hình tương tác-bù trừ (Interactive-Compensatory Model) của Stanovich (1980) nhấn mạnh rằng khi một kỹ năng như từ vựng hoặc ngữ pháp còn yếu, người học có thể bù đắp bằng cách suy luận từ ngữ cảnh, từ bố cục văn bản, và từ quan hệ logic giữa các đoạn [2]. Điều này cho phép người học tiếp cận các câu hỏi suy luận trong Part 7 một cách hiệu quả hơn.
Lý thuyết tải nhận thức (Cognitive Load Theory) của Sweller (1988) chỉ ra rằng nếu chiến lược đọc không phù hợp (ví dụ: đọc toàn văn bản từ đầu đến cuối mà không chọn lọc thông tin), người học sẽ bị quá tải nhận thức, đặc biệt trong môi trường thời gian thi giới hạn như TOEIC [3].
Các kĩ năng làm bài cần thiết cho Part 7
Để tăng tốc độ tìm kiếm thông tin trong các văn bản và chọn đáp án cho các câu hỏi một cách hiệu quả, người học cần kết hợp các kỹ năng làm bài cần thiết. Trong đó, 3 kỹ năng quan trọng được kể đến là kỹ năng Skimming (đọc lướt tìm ý chính), kỹ năng Scanning (đọc lướt tìm chi tiết), và kỹ năng Paraphrasing (diễn đạt tương đương).

Kỹ năng đọc lướt tìm ý chính (Skimming)
Định nghĩa và đặc điểm
Skimming là phương pháp mà người đọc không đọc sâu vào nội dung chi tiết của một bài viết hoặc văn bản. Thay vào đó, người đọc sẽ đọc lướt để nắm bắt ý chính và bố cục của văn bản một cách nhanh chóng. Hay nói cách khác, khi gặp một số từ vựng khó mà người đọc chưa biết nghĩa, người đọc có thể bỏ qua và chỉ cần hướng đến mục tiêu là nắm được ý chính.
Kỹ năng Skimming thường được sử dụng khi người học mới tiếp cận văn bản, với mục tiêu nhằm xác định chủ đề và ý chính của văn bản, đồng thời nắm được bố cục, cũng như ý chính của từng đoạn văn. Kỹ năng này được sử dụng chủ yếu để trả lời cho dạng câu hỏi về thông tin tổng quát, và là bước bổ trợ để trả lời cho các dạng câu hỏi còn lại.
Grabe (2009) đề cập rõ ràng đến kỹ năng skimming như một trong những chiến lược quan trọng để phát triển đọc hiểu nhanh trong môi trường thi cử [4] và Nation (2001) cũng xem skimming là một kỹ thuật đọc rộng (extensive reading) phục vụ mục đích hiểu tổng quát, giảm tải nhận thức [5].
Cách thực hiện
Người học đọc văn bản theo trình tự từ trên xuống, tập trung vào các phần cụ thể sau:
Đọc dòng giới thiệu đầu tiên để xác định dạng văn bản và bố cục của văn bản.
Đọc tiêu đề chính và tiêu đề phụ của văn bản (nếu có) nhằm xác định chủ đề của văn bản.
Đọc kỹ đoạn văn đầu tiên của văn bản vì đây là phần dẫn dắt của tác giả liên quan đến chủ đề chính của văn bản.
Đọc các dòng đầu tiên và cuối cùng của các đoạn trong văn bản để nắm được ý chính của từng đoạn.

Ví dụ minh họa
Questions 1-3 refer to the following advertisement.
Discover the Future of Home Entertainment! Introducing the latest in cutting-edge technology for your living room: The Ultimate Smart TV Experience! Say goodbye to ordinary television and step into the future of entertainment. With our state-of-the-art Smart TV, you'll have access to a world of streaming content at your fingertips. Enjoy your favorite shows, movies, and apps in stunning 4K Ultra HD, all from the comfort of your couch. But that's not all! Our TV comes with voice-activated controls, making it easier than ever to find what you love. Plus, it seamlessly integrates with your smart home devices, creating a truly immersive experience. Upgrade your home entertainment today and redefine your viewing experience. Don't miss out – visit your nearest electronics store or go online at www.futuretech.org now to be a part of the future! |
1. What is the purpose of the advertisement? (A) To offer a discount for regular customers (B) To explain a new policy applicable to a certain product (C) To describe a new product (D) To announce a technology conference 2. According to the advertisement, what is one way to control the product? (A) Remote control (B) Voice-activated control (C) Mobile application (D) Built-in buttons | 3. What is one way to purchase the product? (A) By going to an electric company (B) By making an online purchase (C) By calling a designated phone number (D) By subscribing to a monthly service plan |
Xử lý câu 1:
Để xử lý câu hỏi này, người học thực hiện theo trình tự 4 bước. Trong đó, bước đầu tiên áp dụng kỹ năng Skimming như đã được hướng dẫn ở trên.
Bước 1: Đọc lướt văn bản để nắm ý chính: Dựa vào hướng dẫn cho kỹ năng Skimming, người học chú ý vào các phần sau:
Đọc dòng giới thiệu đầu tiên “Questions 1-2 refer to the following advertisement” xác định được đây là bài quảng cáo với bố cục có thể gồm các phần theo trình tự: giới thiệu chung về sản phẩm, chi tiết sản phẩm, cách thức mua hàng hoặc cách tìm hiểu thêm về sản phẩm.
Đọc tiêu đề “Discover the Future of Home Entertainment!” có thể xác định chủ đề của văn bản là quảng cáo về sản phẩm có tác dụng giải trí tại nhà.
Đọc kỹ đoạn văn đầu tiên của văn bản xác định được chủ đề của văn bản là quảng cáo dòng Tivi thông minh.
Đọc các dòng đầu tiên và cuối cùng của các đoạn trong văn bản để nắm được ý chính của từng đoạn, cụ thể:
Đoạn 1: giới thiệu chung về sản phẩm Tivi thông minh.
Đoạn 2: nêu chi tiết về sản phẩm, bao gồm các tính năng nổi trội
Đoạn 3: kêu gọi mua hàng và nêu cách thức để mua
Bước 2: Nhận diện dạng câu hỏi
Dựa vào từ khóa trong câu hỏi để xác định dạng câu hỏi.
Từ khóa trong câu hỏi: What, purpose, advertisement
→ Đây là câu hỏi về thông tin tổng quát, hỏi về mục đích của quảng cáo.
Bước 3: Xác định vùng thông tin chứa đáp án
Dựa vào bố cục của quảng cáo và những thông tin tìm được sau bước 1, thông tin: “Introducing the latest in cutting-edge technology for your living room: The Ultimate Smart TV Experience!” (Giới thiệu sự kết hợp giữa công nghệ hàng đầu và trải nghiệm tuyệt vời nhất cho phòng khách của bạn: Trải nghiệm TV Thông minh Ultimate!) chứa đáp án.
Bước 4: Lựa chọn đáp án
Lần lượt đọc các phương án và lựa chọn phương án phù hợp nhất với vùng thông tin đã xác định.
(A) To offer a discount for regular customers: để cung cấp mức giảm giá cho khách hàng thường xuyên
(B) To explain a new policy applicable to a certain product: để giải thích một chính sách mới áp dụng cho một sản phẩm nhất định
(C) To describe a new product: để mô tả một sản phẩm mới
(D) To announce about a technology conference: để thông báo về một hội nghị công nghệ
→ Như vậy, phương án (C) là phù hợp nhất với nội dung của thông tin đã xác định ở trên.
Kỹ năng đọc lướt tìm chi tiết (Scanning)
Định nghĩa và đặc điểm
Scanning là phương pháp mà người học đọc lướt qua văn bản một cách nhanh chóng, để tìm kiếm một thông tin cụ thể hoặc các yếu tố cụ thể liên quan đến câu hỏi. Wallace (1992) chỉ ra rằng scanning là chiến lược hữu hiệu giúp người đọc tăng tốc độ tìm kiếm thông tin cụ thể trong bài đọc học thuật và bài thi [6]. Trong Accessing Reading, Alderson đã phân biệt scanning với skimming và nhấn mạnh vai trò của scanning trong các bài đọc trắc nghiệm như TOEIC [7].
Phương pháp này thường được sử dụng khi người học đã biết điểm chính hoặc từ khóa cụ thể mà họ muốn tìm trong văn bản, và mục tiêu là xác định nhanh vị trí của chúng trong văn bản.
Kỹ năng này được sử dụng chủ yếu để tìm đáp án cho câu hỏi thông tin chi tiết, câu hỏi thông tin (không) được đề cập, câu hỏi về từ đồng nghĩa và câu hỏi suy luận. Kỹ năng Scanning thường được áp dụng sau kỹ năng Skimming và có thể kết hợp với kỹ năng Skimming để mang lại hiệu quả tối ưu khi tìm kiếm thông tin trong văn bản.

Cách thực hiện
Xác định từ khóa trong câu hỏi và ghi nhớ thông tin cần tìm kiếm
Phân loại từ khóa cần tìm thành từ khóa khó thay thế và từ khóa dễ thay thế (*)
Đọc lướt văn bản và tìm những từ khóa đó, hoặc những từ có nghĩa tương đương với từ khóa
(*) Lưu ý: Từ khóa trong câu hỏi có thể được phân loại như sau:
Từ khóa khó thay thế: bao gồm các tên riêng, con số nổi bật, hầu như không bao giờ bị thay thế trong văn bản → Ưu tiên sử dụng loại từ khóa này để tìm kiếm thông tin.
Từ khóa dễ thay thế: bao gồm các danh từ và có thể bị thay thế bằng cách diễn đạt tương đương trong văn bản → Sử dụng loại từ khóa này để tìm kiếm thông tin khi đề bài không chứa Từ khóa khó thay thế, và dự kiến có thể tìm được từ có nghĩa tương đương với từ khóa.
Ví dụ minh họa
Questions 1-3 refer to the following advertisement.
Discover the Future of Home Entertainment! Introducing the latest in cutting-edge technology for your living room: The Ultimate Smart TV Experience! Say goodbye to ordinary television and step into the future of entertainment.
With our state-of-the-art Smart TV, you'll have access to a world of streaming content at your fingertips. Enjoy your favorite shows, movies, and apps in stunning 4K Ultra HD, all from the comfort of your couch. But that's not all! Our TV comes with voice-activated controls, making it easier than ever to find what you love. Plus, it seamlessly integrates with your smart home devices, creating a truly immersive experience.
Upgrade your home entertainment today and redefine your viewing experience. Don't miss out – visit your nearest electronics store or go online at www.futuretech.org now to be a part of the future! |
1. What is the purpose of the advertisement? (A) To offer a discount for regular customers (B) To explain a new policy applicable to a certain product (C) To describe a new product (D) To announce a technology conference
2. According to the advertisement, what is one way to control the product? (A) Remote control (B) Voice-activated control (C) Mobile application (D) Built-in buttons | 3. What is one way to purchase the product? (A) By going to an electric company (B) By making an online purchase (C) By calling a designated phone number (D) By subscribing to a monthly service plan |
Xử lý câu 2:
Để xử lý câu hỏi này, người học thực hiện theo trình tự 4 bước. Trong đó, bước đầu tiên áp dụng kỹ năng Skimming (bước này đã thực hiện khi trả lời câu hỏi 1), bước thứ 2 sử dụng kỹ năng Scanning như đã hướng dẫn ở trên.
Bước 1: Đọc lướt văn bản để nắm ý chính:
Đọc dòng giới thiệu đầu tiên “Questions 1-2 refer to the following advertisement” xác định được đây là bài quảng cáo với bố cục có thể gồm các phần theo trình tự: giới thiệu chung về sản phẩm, chi tiết sản phẩm, cách thức mua hàng hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm.
Đọc tiêu đề “Discover the Future of Home Entertainment!” có thể xác định chủ đề của văn bản là về sản phẩm có tác dụng giải trí tại nhà.
Đọc kỹ đoạn văn đầu tiên của văn bản xác định được chủ đề của văn bản là quảng cáo dòng Tivi thông minh.
Đọc các dòng đầu tiên và cuối cùng của các đoạn trong văn bản để nắm được ý chính của từng đoạn, cụ thể:
- Đoạn 1: giới thiệu chung về sản phẩm Tivi thông minh.
- Đoạn 2: nêu chi tiết về sản phẩm, bao gồm các tính năng nổi trội
- Đoạn 3: kêu gọi mua hàng và nêu cách thức để mua
Bước 2: Nhận diện dạng câu hỏi
Dựa vào từ khóa trong câu hỏi để xác định dạng câu hỏi.
Từ khóa trong câu hỏi: what, way, control, product
→ Đây là câu hỏi về thông tin chi tiết, hỏi về cách để điều khiển sản phẩm.
Bước 3: Xác định vùng thông tin chứa đáp án
Dựa vào bố cục của quảng cáo và những thông tin tìm được sau bước 1 (Skimming), xác định thông tin về đặc tính sản phẩm thuộc đoạn văn thứ hai. Dùng kỹ năng Scanning để tìm từ khóa “way”, “control” trong đoạn văn này (đây là những từ khóa dễ thay thế và có thể có cách diễn đạt khác trong văn bản). Thông tin: “Our TV comes with voice-activated controls, making it easier than ever to find what you love” (TV của chúng tôi đi kèm với chức năng điều khiển bằng giọng nói, giúp bạn dễ dàng hơn bao giờ hết trong việc tìm kiếm những gì bạn yêu thích.) chứa đáp án.
Bước 4: Lựa chọn đáp án
Lần lượt đọc các phương án và lựa chọn phương án phù hợp nhất với vùng thông tin đã xác định.
(A) Remote control: Điều khiển từ xa
(B) Voice control: Điều khiển bằng giọng nói
(C) Mobile application: Ứng dụng điện thoại
(D) Built-in buttons: Các nút trên sản phẩm
→ Như vậy, phương án (B) là phù hợp nhất với nội dung của thông tin đã xác định ở trên.
Kỹ năng diễn đạt tương đương (Paraphrasing)
Trong những năm gần đây, để tăng độ khó cho các câu hỏi, đề thi TOEIC Reading Part 7 thường có xu hướng thiết kế các phương án có cách diễn đạt tương đương với thông tin trong văn bản, thay vì lặp lại giống hệt thông tin này. Vì vậy, trong một số trường hợp, dù thí sinh đã tìm được thông tin trả lời cho câu hỏi trong văn bản, nhưng vẫn không thể chọn được phương án đúng. Cũng chính vì thế, để có thể làm bài hiệu quả, người học cần tìm hiểu và luyện tập kỹ năng Paraphrasing.
Định nghĩa và đặc điểm
Paraphrasing là phương pháp diễn đạt lại một câu bằng cách thay đổi từ vựng và ngữ pháp của câu, nhưng nghĩa vẫn không thay đổi.
Đây được xem là một kỹ năng đọc hiểu bậc cao quan trọng, giúp người đọc hiểu được các ý tưởng ẩn hoặc nội dung đã được diễn đạt lại trong văn bản – đặc biệt trong những trường hợp thông tin không được nêu trực tiếp. Theo Kintsch, các kỹ năng như vậy đóng vai trò thiết yếu trong quá trình đọc hiểu hiệu quả, vì chúng giúp người đọc hình thành một bức tranh tổng thể, logic về nội dung văn bản, vượt ra ngoài những gì được nêu trực tiếp [8].
Trong bài thi TOEIC, kỹ năng Paraphrasing có thể giúp thí sinh nhận biết nhanh chóng những thông tin tương ứng trong phương án hoặc trong câu hỏi với thông tin tìm được trong văn bản, từ đó có thể chọn được phương án phù hợp.
Các cách để paraphrase thường xuất hiện trong Part 7
Cách 1: Sử dụng từ đồng nghĩa
Là việc sử dụng các từ mang nghĩa giống hoặc gần giống nhau để thay thế cho nhau trong một số trường hợp nhất định.
Ví dụ:
You need to call the restaurant to book a table in advance.
≈ You need to call the restaurant to reserve a table.
→ Sử dụng từ đồng nghĩa “book” và “reserve”.
Cách 2: Thay đổi dạng thức từ/từ loại
Các từ loại thường có thể được chuyển đổi để thay thế cho nhau gồm có động từ (verb), danh từ (noun), tính từ (adjective) và trạng từ (adverb). Khi dạng thức của từ thay đổi, cụm từ/câu sẽ được thêm từ, bớt từ hoặc các từ xung quanh cũng có thể được điều chỉnh để đảm bảo câu không mắc lỗi cả về ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa.
Ví dụ:
You need to order a replacement immediately.
≈ You need to place an order for a replacement immediately.
→ Sử dụng phương pháp thay đổi dạng thức của từ “order”. Động từ “order” trong câu trên đã được chuyển thành danh từ “order” trong cụm “place an order” ở câu dưới.
Cách 3: Thay đổi cấu trúc câu
Chủ thể chính trong câu có thể được thay đổi vị trí: từ vị trí là chủ ngữ đổi sang vị trí của tân ngữ hoặc ngược lại. Thêm vào đó, một số câu văn ở thể chủ động (active voice) có thể được chuyển đổi sang câu bị động (passive voice) hoặc ngược lại.
Ví dụ:
Our sales will increase.
≈ This will help boost our sales.
→ Sử dụng phương pháp thay đổi cấu trúc câu. Chủ thể chính của câu - “our sales” đã được thay đổi vị trí. Ngoài ra, từ “increase” và “boost” cũng là hai từ đồng nghĩa.

Ví dụ minh họa
Questions 1-3 refer to the following advertisement.
Discover the Future of Home Entertainment!
Introducing the latest in cutting-edge technology for your living room: The Ultimate Smart TV Experience! Say goodbye to ordinary television and step into the future of entertainment.
With our state-of-the-art Smart TV, you'll have access to a world of streaming content at your fingertips. Enjoy your favorite shows, movies, and apps in stunning 4K Ultra HD, all from the comfort of your couch. But that's not all! Our TV comes with voice-activated controls, making it easier than ever to find what you love. Plus, it seamlessly integrates with your smart home devices, creating a truly immersive experience.
Upgrade your home entertainment today and redefine your viewing experience. Don't miss out – visit your nearest electronics store or go online at www.futuretech.org now to be a part of the future! |
1. What is the purpose of the advertisement? (A) To offer a discount for regular customers (B) To explain a new policy applicable to a certain product (C) To describe a new product (D) To announce a technology conference
2. According to the advertisement, what is one way to control the product? (A) Remote control (B) Voice-activated control (C) Mobile application (D) Built-in buttons | 3. What is one way to purchase the product? (A) By going to an electric company (B) By making an online purchase (C) By calling a designated phone number (D) By subscribing to a monthly service plan |
Xử lý câu 3:
Để xử lý câu hỏi này, người học thực hiện theo trình tự 4 bước. Trong đó, bước đầu tiên áp dụng kỹ năng Skimming (bước này đã thực hiện khi trả lời câu hỏi 1), bước thứ 2 sử dụng kỹ năng Scanning. Ngoài ra, để tìm được phương án đúng, cần sử dụng kỹ năng Paraphrasing.
Bước 1: Đọc lướt văn bản để nắm ý chính:
Đọc dòng giới thiệu đầu tiên “Questions 1-2 refer to the following advertisement” xác định được đây là bài quảng cáo với bố cục có thể gồm các phần theo trình tự: giới thiệu chung về sản phẩm, chi tiết sản phẩm, cách thức mua hàng hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm.
Đọc tiêu đề “Discover the Future of Home Entertainment!” có thể xác định chủ đề của văn bản là về sản phẩm có tác dụng giải trí tại nhà.
Đọc kỹ đoạn văn đầu của văn bản xác định được chủ đề của văn bản là quảng cáo dòng TV thông minh.
Đọc các dòng đầu tiên và cuối cùng của các đoạn trong văn bản để nắm được ý chính của từng đoạn, cụ thể:
- Đoạn 1: giới thiệu chung về sản phẩm TV thông minh.
- Đoạn 2: nêu chi tiết về sản phẩm, bao gồm các tính năng nổi trội
- Đoạn 3: kêu gọi mua hàng và nêu cách thức để mua
Bước 2: Nhận diện dạng câu hỏi
Dựa vào từ khóa trong câu hỏi để xác định dạng câu hỏi.
Từ khóa trong câu hỏi: how, advertised product, purchased
→ Đây là câu hỏi về thông tin chi tiết, hỏi về cách mua sản phẩm.
Bước 3: Xác định vùng thông tin chứa đáp án
Dựa vào bố cục của quảng cáo và những thông tin tìm được sau bước 1 (Skimming), xác định thông tin về cách thức sản phẩm thuộc đoạn văn thứ ba. Dùng kỹ năng Scanning để tìm từ khóa “advertised product”, “purchased” trong đoạn văn này (đây là những từ khóa dễ thay thế và có thể có cách diễn đạt khác trong văn bản). Thông tin: “visit your nearest electronics store or go online now to be a part of the future” (hãy ghé thăm cửa hàng điện tử gần nhất hoặc truy cập trực tuyến ngay bây giờ để trở thành một phần của tương lai.) chứa đáp án.
Bước 4: Lựa chọn đáp án
Lần lượt đọc các phương án và lựa chọn phương án phù hợp nhất với vùng thông tin đã xác định.
(A) By going to an electric company: Bằng cách đến một công ty điện lực
(B) By making an online purchase: Bằng cách mua sắm trực tuyến
(C) By calling a designated phone number: Bằng cách gọi vào số điện thoại đã chỉ định
(D) By subscribing to a monthly service plan: Bằng cách đăng ký gói dịch vụ hàng tháng
Trong ngữ cảnh của văn bản:
- “purchased” trong câu hỏi là cách diễn đạt tương đương của “to be a part of the future” trong văn bản.
- “making an online purchase” trong phương án (B) là cách diễn đạt tương đương của “go online” trong văn bản.
→ Như vậy, phương án (B) là phù hợp nhất với nội dung của thông tin đã xác định ở trên.
Từ ví dụ này cho thấy, ở một số câu hỏi khó, thông tin trong câu hỏi và trong đáp án có thể có cách diễn đạt khác so với thông tin có nội dung tương đương trong văn bản. Vì vậy, thí sinh cần nhận biết được các cách diễn đạt tương đương này trong câu hỏi để tìm thông tin, và trong các phương án để có thể chọn được đáp án.
Chiến lược làm bài
Để xử lý các dạng câu hỏi trong phần 7, thí sinh có thể áp dụng linh hoạt một trong hai cách tiếp cận sau đây.
Cách tiếp cận thứ nhất: Bottom-up Processing Strategy
Chiến lược này dựa trên việc xử lý các chi tiết ngôn ngữ để xác định thông tin cụ thể trong văn bản. Theo Grabe (2009), bottom-up processing là quá trình tập trung vào việc xử lý từ vựng, cấu trúc và các chi tiết cụ thể trong văn bản để truy vấn đáp án [4].
Để hỗ trợ cho quá trình này, Anderson & Pearson (1988) cho rằng người đọc cần kích hoạt các schema (các cấu trúc kiến thức sẵn có trong trí nhớ) nhằm hiểu nhanh ngữ cảnh của câu hỏi [1], đồng thời, Sweller (1984) trong Cognitive Load Theory cũng khuyến nghị sử dụng kỹ thuật scanning để định vị nhanh từ khóa nhằm giảm tải cho bộ nhớ làm việc. Khi các yếu tố này được kết hợp, người học có thể nhanh chóng định vị và đối chiếu thông tin với câu hỏi, từ đó chọn đáp án chính xác trong thời gian ngắn [3].
Phù hợp với các dạng câu hỏi mà vùng thông tin chứa đáp án thuộc một phần cụ thể, có thể xác định được như:
Câu hỏi về thông tin tổng quát
Câu hỏi về thông tin chi tiết
Câu hỏi về từ đồng nghĩa
Câu hỏi điền câu vào chỗ trống.
(Một số) Câu hỏi thông tin (không) được đề cập

Bước 1: Đọc lướt văn bản để nắm ý chính
Đầu tiên, thí sinh dùng kỹ năng skimming, đọc lướt qua các vùng thông tin sau để nắm ý chính của văn bản, bao gồm:
Đọc dòng giới thiệu đầu tiên để xác định dạng văn bản và bố cục của văn bản.
Ví dụ: “Questions 147 - 148 refer to the following article” cho biết văn bản được cho là một bài báo.
Đọc tiêu đề của văn bản (nếu có) để nắm được chủ đề chung của văn bản.
Đọc các dòng đầu tiên và cuối cùng của các đoạn trong văn bản để nắm được ý chính của từng đoạn.
Bước 2: Nhận diện dạng câu hỏi
Tiếp theo, thí sinh cần xác định dạng câu hỏi dựa vào các từ khóa trong câu hỏi.
Ví dụ: Nếu câu hỏi hỏi về mục đích, chủ đề, thông tin người viết và người đọc văn bản, thì đó là câu hỏi về thông tin tổng quát. Nếu câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi Wh- và hỏi về một thông tin cụ thể trong văn bản (như thời gian, nơi chốn, lý do, số lượng…) thì đó là câu hỏi về thông tin chi tiết.
Bước 3: Xác định vùng thông tin chứa đáp án
Ở bước này, thí sinh dùng kỹ năng scanning, dựa vào từ khóa trong câu hỏi để tìm vùng thông tin chứa đáp án. Đó có thể là một câu hoặc một đoạn văn bản. Sau đó, thí sinh đọc kỹ câu/đoạn văn bản này để xác định nội dung dẫn đến đáp án.
Bước 4: Lựa chọn đáp án
Lần lượt đọc các phương án và lựa chọn phương án phù hợp nhất với vùng thông tin đã xác định.
Ví dụ minh họa 1:
Questions 1-2 refer to the following announcement.
https://www.scbbank.com/news-and-media/media-releases/2022 |
SCB Bank appoints Jade Olwen as Chief Executive 05 Feb 2022 SCB today announces that Jade Olwen has been appointed Chief Executive of SCB Southeast Asia, taking over from David Parker, effective 05 March when full regulatory approval is received. Olwen, formerly Head of Royal Insurance will take on regional leadership responsibilities that include jointly leading regional businesses and functions. SCB would also like to thank Parker for his extraordinary contribution over the past 9 years and for agreeing to continue to serve as an adviser sharing his expertise as non-executive Chairman of SCB. |
1. What is the purpose of the announcement? (A) To report on a merger (B) To introduce a new product (C) To give an update on personnel changes (D) To advertise a job vacancy | 2. What is indicated about Jade Olwen? (A) He has worked at SCB for 9 years. (B) He is David Parker's successor. (C) He used to work in another bank. (D) He will start his new role at SCB immediately. |
Xử lý câu 1:
Bước 1: Đọc lướt văn bản để nắm ý chính
Dùng kỹ năng skimming, đọc lướt văn bản để nắm ý chính. Đây là thông báo dành cho các nhân viên thuộc ngân hàng SCB về việc bổ nhiệm Jack Olwen vào vị trí Giám đốc điều hành mới.
Bước 2: Nhận diện dạng câu hỏi
Dựa vào từ khóa trong câu hỏi để xác định dạng câu hỏi.
Từ khóa trong câu hỏi: What, purpose, announcement
→ Đây là câu hỏi về thông tin tổng quát, hỏi về mục đích của thông báo.
Bước 3: Xác định vùng thông tin chứa đáp án
Dựa vào bố cục của thông báo, thông tin về mục đích thường được nêu ở phần đầu của văn bản, vì vậy tập trung đọc phần này. Thông tin: “SCB today announces that Jade Olwen has been appointed Chief Executive of SCB Southeast Asia, taking over from David Parker, effective 05 March when full regulatory approval is received.” (Hôm nay, SCB thông báo rằng Jade Olwen đã được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của SCB Đông Nam Á, thay thế David Parker, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 3 sau khi nhận được sự chấp thuận đầy đủ theo quy định.) chứa đáp án.
Bước 4: Lựa chọn đáp án
Lần lượt đọc các phương án và lựa chọn phương án phù hợp nhất với vùng thông tin đã xác định.
(A) To report on a merger: để báo cáo về sự sáp nhập
(B) To introduce a new product: để giới thiệu một sản phẩm mới
(C) To give an update on personnel changes: để cập nhật những thay đổi về nhân sự
(D) To advertise a job vacancy: để quảng cáo một vị trí đang trống
→ Như vậy, phương án (C) là phù hợp nhất với nội dung của thông tin đã xác định ở trên.
Cách tiếp cận thứ hai: Top-down Processing Strategy
Chiến lược này dựa trên việc huy động ngữ cảnh và logic văn bản để đưa ra suy luận hợp lý cho các câu hỏi không nêu trực tiếp thông tin. Theo Stanovich (1980), top-down processing là quá trình vận dụng ngữ cảnh và cấu trúc tổng thể của văn bản để bù đắp thông tin còn thiếu, từ đó giúp người đọc đưa ra suy luận phù hợp [2]. Điều này đặc biệt quan trọng với các dạng câu hỏi yêu cầu năng lực loại suy và đánh giá logic, chứ không chỉ truy tìm thông tin cụ thể. Người đọc sẽ cần huy động các dấu hiệu ngữ nghĩa, kết nối nội dung và tổ chức cấu trúc của văn bản để hiểu được thông tin ngầm ẩn. Theo mô hình Interactive-Compensatory, khi gặp thiếu hụt ở tầng thông tin chi tiết, người đọc có thể sử dụng các tín hiệu ngữ cảnh cấp cao hơn để bù đắp và lựa chọn đáp án hợp lý [2].
Thêm vào đó, Grabe (2009) trong Reading in a Second Language cũng nhấn mạnh rằng trong các bài kiểm tra như TOEFL, IELTS, TOEIC: “Reading comprehension must be text-based. Valid inferences are those that are logically derived from explicit or implicit textual evidence.” [4]. Điều này cho thấy suy luận hợp lý không thể dựa vào kiến thức nền riêng lẻ, mà cần được gắn kết chặt chẽ với bằng chứng văn bản – một điểm then chốt trong việc làm các câu hỏi suy luận trong TOEIC Part 7.
Cách tiếp cận này phù hợp với các dạng câu hỏi mà thông tin chứa đáp án nằm dàn trải xuyên suốt cả văn bản, hoặc thí sinh khó xác định được vùng thông tin cụ thể nào dẫn đến đáp án, như:
(Một số) Câu hỏi về thông tin (không) được đề cập
Câu hỏi suy luận

Bước 1: Đọc lướt văn bản để nắm ý chính
Đầu tiên, thí sinh dùng kỹ năng skimming, đọc lướt qua các vùng thông tin sau để nắm ý chính của văn bản, bao gồm:
Đọc dòng giới thiệu đầu tiên để xác định dạng văn bản. Ví dụ: “Questions 147 - 148 refer to the following article” cho biết văn bản được cho là một bài báo.
Đọc tiêu đề của văn bản (nếu có) để nắm được chủ đề chung của văn bản.
Đọc các dòng đầu tiên và cuối cùng của các đoạn trong văn bản để nắm được ý chính của từng đoạn.
Bước 2: Nhận diện dạng câu hỏi
Tiếp theo, thí sinh cần xác định dạng câu hỏi dựa vào các từ khóa trong câu hỏi.
Ví dụ: Nếu câu hỏi có chứa những từ như “stated”, “mentioned”, “indicated”, “true”, “NOT”, thì đó là câu hỏi về thông tin (không) được đề cập. Nếu trong câu hỏi bao gồm những từ như “imply”, “infer”, “expect”, “suggest”, “probably”, “most likely”, thì đó là câu hỏi suy luận.
Bước 3: Xét từng phương án và đối chiếu với thông tin trong văn bản
Ở bước này, thí sinh xét từng phương án một, tìm và đối chiếu với nội dung trên văn bản. Cụ thể, thí sinh xác định nghĩa và từ khóa chính trong phương án, sau đó, dùng kỹ năng scanning để tìm thông tin chứa phương án trong văn bản.
Nếu phương án được đề cập trong văn bản và đáp ứng yêu cầu của câu hỏi thì đó là đáp án.
Nếu phương án không được đề cập, hoặc có thông tin không đúng với văn bản, và không đáp ứng yêu cầu của câu hỏi thì loại phương án đó và xét phương án tiếp theo.
Bước 4: Lựa chọn đáp án
Sau khi xét lần lượt 4 phương án, thí sinh lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Ví dụ minh họa 2:
Questions 1-2 refer to the following announcement.
https://www.scbbank.com/news-and-media/media-releases/2022 |
SCB Bank appoints Jade Olwen as Chief Executive 05 Feb 2022 SCB today announces that Jade Olwen has been appointed Chief Executive of SCB Southeast Asia, taking over from David Parker, effective 05 March when full regulatory approval is received. Olwen, formerly Head of Royal Insurance will take on regional leadership responsibilities that include jointly leading regional businesses and functions. SCB would also like to thank Parker for his extraordinary contribution over the past 9 years and for agreeing to continue to serve as an adviser sharing his expertise as non-executive Chairman of SCB. |
1. What is the purpose of the announcement? (A) To report on a merger (B) To introduce a new product (C) To give an update on personnel changes (D) To advertise a job vacancy | 2. What is indicated about Jade Olwen? (A) He has worked at SCB for 9 years. (B) He is David Parker's successor. (C) He used to work in another bank. (D) He will start his new role at SCB immediately. |
Xử lý câu 2:
Bước 1: Đọc lướt văn bản để nắm ý chính
Dùng kỹ năng skimming, đọc lướt văn bản để nắm ý chính. Đây là thông báo dành cho các nhân viên thuộc ngân hàng SCB về việc bổ nhiệm Jack Olwen vào vị trí Giám đốc điều hành mới.
Bước 2: Nhận diện dạng câu hỏi
Dựa vào từ khóa trong câu hỏi để xác định dạng câu hỏi.
Từ khóa trong câu hỏi: What, indicated, Jade Olwen
→ Đây là câu hỏi về thông tin được đề cập, liên quan đến Jade Olwen.
Bước 3: Xét từng phương án và đối chiếu với thông tin trong văn bản
Xét từng phương án một, tìm và đối chiếu với nội dung trên văn bản.
(A) He has worked at SCB for 9 years: Thông tin không được đề cập. Văn bản chỉ nêu thông tin “SCB would also like to thank Parker for his extraordinary contribution over the past 9 years”, tức David Parker làm việc tại SCB được 9 năm, không phải Jade Olwen.
(B) He is David Parker's successor: Thông tin đúng, được thể hiện trong văn bản ở thông tin: “Jade Olwen has been appointed Chief Executive of SCB Southeast Asia, taking over from David Parker, effective 05 March”.
(C He used to work in another bank: Thông tin không được đề cập.
(D) He will start his new role at SCB immediately: Thông tin không đúng với thông tin trong văn bản. Jade Olwen sẽ làm việc với vai trò mới vào ngày 5 tháng 3, khi quyết định có hiệu lực, không phải ngay lập tức.
Bước 4: Lựa chọn đáp án
Sau khi xét lần lượt 4 phương án, lựa chọn phương án phù hợp nhất.
→ Phương án (B) là phù hợp nhất.
So sánh Bottom-up vs. Top-down Strategy trong TOEIC Part 7
Tiêu chí | Bottom-up | Top-down |
Khái niệm | Dựa vào chi tiết ngôn ngữ: từ vựng, cấu trúc, từ khóa để tìm đáp án. | Dựa vào ngữ cảnh, logic văn bản để suy luận thông tin ngầm. |
Kỹ thuật chính | Skimming + Scanning. | Skimming + Suy luận logic. |
Dạng câu hỏi phù hợp | Dạng câu hỏi mà vùng thông tin chứa đáp án thuộc một phần cụ thể, có thể dễ xác định được như:
| Dạng câu hỏi mà thông tin chứa đáp án nằm dàn trải xuyên suốt cả văn bản, hoặc thí sinh khó xác định được vùng thông tin cụ thể nào dẫn đến đáp án, như:
|
Ưu điểm | Nhanh, chính xác với thông tin cụ thể. | Hiểu sâu, xử lý câu hỏi phức tạp. |
Hạn chế | Khó áp dụng khi thông tin dàn trải. | Dễ sai nếu suy luận thiếu căn cứ. |
Đọc thêm: Phương pháp Top-down và Bottom-up trong Nghe tiếng Anh
Ứng dụng các chiến lược vào TOEIC Reading Part 7
Việc nắm vững từng kỹ năng riêng lẻ như Skimming, Scanning hay Paraphrasing là cần thiết, nhưng để đạt hiệu quả cao nhất trong TOEIC Reading Part 7, người học cần biết kết hợp linh hoạt các kỹ năng với chiến lược phù hợp theo từng dạng câu hỏi. Cụ thể, kỹ năng Skimming thường được sử dụng ở giai đoạn đầu để nắm bắt bố cục văn bản và định hình vùng thông tin; sau đó, Scanning giúp xác định vị trí thông tin chi tiết một cách nhanh chóng; cuối cùng, Paraphrasing đóng vai trò then chốt để nhận diện cách diễn đạt tương đương giữa câu hỏi, phương án và nội dung văn bản. Tùy theo dạng câu hỏi, người học nên lựa chọn chiến lược Top-down hoặc Bottom-up để tối ưu hóa quá trình xử lý thông tin.

Theo Bax [9], quá trình xử lý bài đọc của thí sinh trong các bài kiểm tra ngôn ngữ học thuật như TOEIC phụ thuộc nhiều vào chiến lược đọc nhận thức. Những người đọc hiệu quả thường kết hợp linh hoạt giữa top-down và bottom-up thông qua scanning, skimming và đối chiếu paraphrase – đặc biệt hiệu quả ở các câu hỏi yêu cầu suy luận và nhận diện từ đồng nghĩa. Ngoài ra, như Day và Bamford [10] chỉ ra, kỹ năng extensive reading là nền tảng quan trọng giúp tăng tốc độ và khả năng nhận diện cấu trúc văn bản – tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các chiến lược đọc theo ngữ cảnh và cá nhân hóa trong môi trường thi áp lực thời gian như TOEIC.
Để rèn luyện sự kết hợp này, người học có thể áp dụng phương pháp luyện tập theo chu trình ba bước:
Bước 1: Phân tích dạng câu hỏi
Trước mỗi câu hỏi trong đề luyện, xác định rõ đó là câu hỏi thuộc loại nào (tổng quát, chi tiết, suy luận, từ đồng nghĩa…). Việc phân loại chính xác sẽ giúp xác định kỹ năng và chiến lược cần dùng.
Bước 2: Thực hành có mục tiêu
Với từng loại câu hỏi, luyện tập kỹ năng phù hợp (VD: skimming cho câu hỏi tổng quát, scanning cho câu hỏi chi tiết, paraphrasing cho câu suy luận). Người học có thể đánh dấu từ khóa, khoanh vùng thông tin, rồi đối chiếu với đáp án để kiểm chứng.
Bước 3: Rút kinh nghiệm và tích hợp
Sau mỗi bài luyện, người học nên tự đánh giá lại quá trình làm bài: mình đã sử dụng kỹ năng nào? Đã kết hợp đúng kỹ năng với dạng câu hỏi chưa? Có bỏ sót bước nào không? Việc thường xuyên tự điều chỉnh sẽ giúp hình thành tư duy chiến lược và khả năng xử lý linh hoạt trong các bài thi thực tế.
Bằng cách hệ thống hóa và luyện tập tích hợp như vậy, người học không chỉ nâng cao khả năng đọc hiểu mà còn cải thiện rõ rệt tốc độ và độ chính xác khi làm bài TOEIC Reading Part 7 – yếu tố then chốt để đạt điểm cao trong kỳ thi.
Tham khảo thêm:
Lộ trình học TOEIC Reading từ con số 0 - Sai lầm cần tránh & Tài liệu tham khảo
Các nguồn đọc giúp cải thiện kỹ năng TOEIC Reading hiệu quả nhất
Tổng kết
TOEIC Reading Part 7 đặt ra thách thức lớn cho người học tiếng Anh không chỉ bởi khối lượng văn bản cần xử lý trong thời gian giới hạn, mà còn bởi yêu cầu cao về khả năng suy luận, liên kết thông tin và vận dụng vốn từ vựng trong ngữ cảnh. Bài viết này đã phân tích hai hướng tiếp cận chính – Top-down và Bottom-up và 3 kỹ năng cần thiết Skimming, Scanning, Paraphrasing như những công cụ nhận thức giúp người học xử lý văn bản hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để thực sự tối ưu hóa quá trình đọc hiểu, việc tích hợp các phương pháp tiếp cận này với chiến lược học tập theo ngữ cảnh (contextualized learning) là điều thiết yếu. Học tập trong ngữ cảnh đề thi TOEIC không chỉ giúp người học nhận diện cấu trúc văn bản và loại hình câu hỏi TOEIC, mà còn hỗ trợ họ phát triển tư duy phản biện và kỹ năng suy luận – những năng lực then chốt trong môi trường thi thực tiễn.
Nếu người học mong muốn nâng cao điểm số TOEIC một cách hiệu quả, Khóa học TOEIC tại ZIM chính là lựa chọn phù hợp. Với lộ trình học cá nhân hóa, khóa học giúp tiết kiệm 80% thời gian tự học và cam kết đầu ra cho cả 4 kỹ năng. Liên hệ ngay hotline 1900-2833 (nhánh số 1) hoặc chat tư vấn nhanh ở góc dưới màn hình để được giải đáp chi tiết.
TOEIC is a registered trademark of ETS. This product is not endorsed or approved by ETS.
Nguồn tham khảo
“A schema-theoretic view of basic processes in reading.” Handbook of Reading Research. Longman, 01/01/1984. Accessed 19 June 2025.
“Toward an Interactive-Compensatory Model of Individual Differences in the Development of Reading Fluency.” Reading Research Quarterly. International Reading Association, 01/01/1980. Accessed 18 June 2025.
“Cognitive load during problem solving: Effects on learning.” Cognitive Science. Elsevier, 01/01/1988. Accessed 18 June 2025.
“Reading in a Second Language: Moving from Theory to Practice.” Cambridge University Press, 31/12/2008. Accessed 18 June 2025.
“Learning Vocabulary in Another Language.” Cambridge University Press, 01/01/2001. Accessed 18 June 2025.
“Reading.” Oxford University Press, 01/01/1992. Accessed 18 June 2025.
“Assessing Reading.” Cambridge University Press, 31/12/1999. Accessed 18 June 2025.
“The role of knowledge in discourse comprehension: A construction-integration model.” Psychological Review. American Psychological Association, 31/12/1987. doi.org/10.1037/0033-295X.95.2.163. Accessed 18 June 2025.
“The cognitive processing of candidates during reading tests: Evidence from eye-tracking.” SAGE Publications, 01/01/2013. Accessed 18 June 2025.
“Extensive Reading in the Second Language Classroom.” Cambridge University Press, 01/01/1998. Accessed 18 June 2025.
Bình luận - Hỏi đáp