Từ vựng IELTS Reading: Chủ đề Tâm lý học (Phần 2)

Tâm lý học là một chủ đề khá quen thuộc trong IELTS Reading. Vậy nên hôm nay hãy cùng ZIM khám phá những từ hay xuất hiện trong các bài đọc về chủ đề này nhằm hiểu rõ nội dung bài nhé.
author
Đào Mai Thanh Thảo
05/10/2023
tu vung ielts reading chu de tam ly hoc phan 2

Để giúp người học tăng thêm vốn từ vựng về chủ đề Tâm lý học và có thêm nhiều kiến thức nền tảng thú vị về chủ đề này. Trong phần tiếp theo này, tác giả sẽ tiếp tục cung cấp cho người học các từ vựng phổ biến khác trong IELTS Reading về chủ đề Tâm lý học (Psychlogy) thông qua hai bài đọc Cambridge 15, Test 2, Reading Passage 3 (Having a laugh)Cambridge 18, Test 4, Reading Passage 2 (The growth mindset).

Key takeaways

Các từ vựng trong bài:

  • Mindset (n): tư duy

  • Intelligence (n): trí thông minh

  • Self-esteem (n): lòng tự trọng

  • Mental (a): liên quan đến tâm trí

  • Contentment (n): sự hài lòng

Xem lại: Từ vựng IELTS Reading: Chủ đề Tâm lý học (Phần 1).

Mindset

Định nghĩa: Tư duy. Là tập hợp niềm tin định hướng cách chúng ta hiểu về thế giới và cách xử lý các tình huống trong cuộc sống.

Nguồn gốc từ: Mindset được ghép từ từ “mind” có nghĩa là tâm trí, tư tưởng và từ “set” có nghĩa là sắp xếp, cài đặt.

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc Cambridge 18, Test 4, Reading Passage 2 với hai khái niệm là “growth mindset” và “fixed mindset”.

“The idea of the growth mindset is based on the work of psychologist Carol Dweck in California in the 1990s. In one key experiment, Dweck divided a group of 10- to 12-year-olds into two groups... The second group – those who had been instilled with a ‘growth mindset’ – were subsequently far more likely to put effort into future tasks. Meanwhile, the former took on only those tasks that would not risk their sense of worth. This group had inferred that success or failure is due to innate ability, and this ‘fixed mindset’ had led them to fear of failure and lack of effort...”

(Ý tưởng về tư duy phát triển dựa trên công trình của nhà tâm lý học Carol Dweck ở California vào những năm 1990. Trong một thí nghiệm quan trọng, Dweck chia một nhóm trẻ từ 10 đến 12 tuổi thành hai nhóm.... Nhóm thứ hai – những người được thấm nhuần “tư duy phát triển” – sau đó có nhiều khả năng nỗ lực hơn nhiệm vụ tương lai. Trong khi đó, nhóm thứ nhất chỉ làm những nhiệm vụ không gây ảnh hưởng đến sự tự nhận thức về giá trị. Nhóm này đã suy luận rằng thành công hay thất bại là do khả năng bẩm sinh và “tư duy cố định” này đã khiến họ sợ thất bại và thiếu nỗ lực…)

Trong tâm lý học, “Growth mindset” hay gọi là tư duy phát triển được định nghĩa là niềm tin rằng trí thông minh và khả năng của một người có thể phát triển và cải thiện nhờ thực hành. Những người có tư duy phát triển thường thể hiện sự kiên trì và kiên cường dù họ gặp thất bại – sau mỗi lần thất bại họ sẽ có động lực hơn và làm việc chăm chỉ hơn.

Ngược lại, “Fixed mindset” hay còn gọi là tư duy cố định được định nghĩa là niềm tin năng lực cá nhân không thể thay đổi, cho dù có nỗ lực đến đâu. Những người có tư duy này sẽ thường né tránh thử thách để tránh thất bại, bỏ qua hoặc xem góp ý từ mọi người là chỉ trích và cảm thấy bị đe dọa bởi thành công của người khác.

image-altMột số ví dụ khác của từ “mindset”:

  • Learning to handle difficulties in a mature manner equips you with the appropriate mindset to see things moving in a positive direction. (Học cách xử lý khó khăn một cách trưởng thành sẽ trang bị cho bạn tư duy phù hợp để nhìn mọi việc theo hướng tích cực)

  • A change in the mindsets of teachers was therefore attempted, in part, by the promotion of different types of classroom activities. (Một sự thay đổi trong suy nghĩ của giáo viên đã được thực hiện, một phần nhờ việc thúc đẩy đa dạng các loại hoạt động lớp học)

  • It must go on to professionalism in all things, but the quality mindset is the cornerstone of all professionalism. (Tính chuyên nghiệp là cần thiết trong mọi việc, nhưng tư duy chất lượng mới là nền tảng của mọi sự chuyên nghiệp)

Intelligence

Định nghĩa: Trí thông minh.

Trí thông minh bao gồm khả năng logic, trừu tượng, sự hiểu biết, tự nhận thức, học tập, có trí tuệ xúc cảm, trí nhớ, kế hoạch, và giải quyết vấn đề.

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện nhiều lần trong bài đọc Cambridge 18, Test 4, Reading Passage 2, ví dụ như trong các câu sau:

“The concept of intelligence as something innate has been supplanted by the idea that intelligence is not fixed, and that, with the right training, we can be the authors of our own cognitive capabilities.” (Khái niệm trí thông minh như một thứ gì đó bẩm sinh đã được thay thế bằng ý tưởng cho rằng trí thông minh không cố định và nếu được đào tạo phù hợp, chúng ta có thể trở thành tác giả của khả năng nhận thức của chính mình.)

“Psychologist Alfred Binet, the developer of the first intelligence tests,...” (Nhà tâm lý học Alfred Binet, người phát triển các bài kiểm tra trí thông minh đầu tiên,…)

“Instead, educators such as John Dewey argued that every child’s intelligence could be developed, given the right environment.” (Thay vào đó, các nhà giáo dục như John Dewey lập luận rằng trí thông minh của mọi đứa trẻ đều có thể được phát triển nếu được đưa vào môi trường phù hợp)

Cụm đi kèm (Collocation) và ví dụ áp dụng:

  • Adj + intelligence: acute/considerable/great/high intelligence, low/limited intelligence.

Ví dụ:

He's obviously a man of very high intelligence. (Rõ ràng anh ta là một người có trí thông minh rất cao)

Computer scientists study artificial intelligence. (Các nhà khoa học máy tính nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo)

  • Intelligence test (n): bài kiểm tra trí thông minh

Ví dụ: Intelligence tests can be used to predict future behavior, for interventions, and on some occasions for the diagnoses of some illnesses, such as developmental disorders. (Các bài kiểm tra trí thông minh có thể được sử dụng để dự đoán hành vi trong tương lai, để can thiệp và trong một số trường hợp để chẩn đoán một số bệnh, chẳng hạn như rối loạn phát triển.)

Các thuật ngữ chuyên ngành khác có sử dụng từ “intelligence”

Nhà tâm lý học Howard Gardner trường đại học Harvard đã tạo nên Thuyết Đa Trí Tuệ, cho rằng có tới tám loại hình trí thông minh như sau:

  • Spatial Intelligence (Trí thông minh không gian - thị giác): Khả năng suy nghĩ trừu tượng và đa chiều.

  • Bodily-kinesthetic Intelligence (Trí thông minh thể chất): Khả năng điều khiển cơ thể khéo léo hơn người khác

  • Musical Intelligence (Trí thông minh âm nhạc): Khả năng ghi nhớ nhanh giai điệu, có thể chơi nhạc cụ dễ dàng, cảm thụ âm thanh tinh tế mà người khác không cảm được

  • Linguistic Intelligence (Trí thông minh ngôn ngữ): Khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả để thể hiện bản thân bằng hùng biện, thi ca, có khả năng học, nói được nhiều ngôn ngữ và ghi nhớ bằng ngôn ngữ

  • Logical-mathematical Intelligence (Trí thông minh toán học -Logic): Khả năng lập luận, phân tích các vấn đề, thích tổng hợp và phân tích để tìm ra bản chất và quy luật của các vấn đề.

  • Interpersonal Iintelligence (Trí thông minh giao tiếp -tương tác): Khả năng nhận thức được cảm xúc của người khác, nhanh nhạy trong thiết lập mối quan hệ. Họ cũng làm việc nhóm hiệu quả, biết thông cảm, thấu hiểu và truyền cảm hứng

  • Intrapersonal Intelligence (Trí thông minh nội tâm): Khả năng khám phá chiều sâu bản thân, nhạy cảm, hòa điệu với những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng.

  • Naturalistic Intelligence (Trí thông minh thiên nhiên): Khả năng tinh thông trong việc nhận dạng và phân loại vô số chủng loại động thực vật trong môi trường.

    image-alt

Self-esteem

Định nghĩa: Lòng tự trọng.

Thành phần:

  • Self- (prefix): tiền tố này kết hợp với ới các danh từ, tính từ, hoặc động từ để chỉ một sự vật, tính chất, hay hành động nào đó liên quan đến cá nhân hoặc bản thân sự việc.

  • Esteem (n): có gốc từ estimate, nghĩa là sự đánh giá.

Lòng tự trọng (self-esteem) là sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của bản thân. Lòng tự trọng bao gồm niềm tin về bản thân cũng như các trạng thái cảm xúc, chẳng hạn như chiến thắng, tuyệt vọng, tự hào và xấu hổ.

Trong tâm lý học, lòng tự trọng của một người là một nguồn lực tâm lý quý giá và nói chung nó là một yếu tố rất tích cực trong cuộc sống; nó tương quan với thành tích và sự hài lòng. Việc thiếu lòng tự trọng có thể khiến con người trở nên chán nản, đánh mất tiềm năng của mình hoặc chịu đựng những mối quan hệ và tình huống bị ngược đãi.

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc The growth mindset của Cambridge 18, trong câu sau:

“She has also expressed concerns that her theories are being misappropriated in schools by being conflated with the self-esteem movement…” (Bà ấy cũng bày tỏ nỗi lo rằng những học thuyết của mình đang bị lạm dụng trong các trường học khi bị đánh đồng với phong trào tự trọng)

Trong ngữ cảnh này, nhà giáo dục Dweck không muốn mọi người nhầm lẫn phong trào xây dựng tư duy cầu tiến (growth mindset) ở trường học với phong trào tự trọng vì đối với bà tư duy cầu tiến là một công cụ để học tập và tiến bộ chứ không chỉ là một phương tiện để khiến cho trẻ con cảm thấy tốt hơn.

Cụm đi kèm (Collocation) và Ví dụ áp dụng:

  • Adj + self-esteem: low, poor / high, great self-esteem.

Ví dụ:

Unemployment can cause feelings of inadequacy and low self-esteem. (Thất nghiệp có thể gây ra cảm giác thiếu tự tin và lòng tự trọng thấp)

When self-esteem is high, we lose our mortal fear of jealousy. (Khi lòng tự trọng cao, chúng ta mất đi nỗi sợ hãi ghen tị)

  • Verb + self-esteem: have/build/boost/regain/lose self-esteem.

Ví dụ:

Giving compliments when children do good things can boost their self-esteem. (Khen ngợi khi trẻ làm điều tốt có thể nâng cao lòng tự trọng của trẻ)

The school's aim is to build the self-esteem of the children. (Mục đích của trường là xây dựng lòng tự trọng của trẻ em)

Mental

Định nghĩa: liên quan đến tâm trí, hoặc liên quan đến quá trình suy nghĩ.

Ngữ cảnh: Trong bài đọc Having a laugh, từ này xuất hiện trong đoạn sau:

“Another study, conducted by David Cheng and Lu Wang of Australian National University, was based on the hypothesis that humor might provide a respite from tedious situations in the workplace. This ‘mental break’ might facilitate the replenishment of mental resources…” (Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi David Cheng và Lu Wang của Đại học Quốc gia Úc, dựa trên giả thuyết rằng sự hài hước có thể mang lại sự nghỉ ngơi từ những tình huống tẻ nhạt ở nơi làm việc. “Quãng nghỉ về mặt tinh thần” này có thể tạo điều kiện bổ sung các nguồn lực tinh thần…)

Cụm đi kèm (Collocation) và ví dụ áp dụng:

  • Mental health/ well-being (n): sức khỏe tâm thần. Chính là một trạng thái an lạc về thể lý, tinh thần và xã hội mà không có nghĩa là không bệnh tật hoặc đau yếu.

Ví dụ: Stress has an effect on both your physical and mental health. (Căng thẳng ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn)

  • Mental disorder (n): rối loạn tâm thần. Chính là sự rối loạn đáng kể về mặt lâm sàng trong nhận thức, điều chỉnh cảm xúc hoặc hành vi của một cá nhân.

Ví dụ: He's suffering from severe mental disorder. (Anh ấy đang bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng)

  • Mental block (n): một sự khó khăn trong việc ghi nhớ một cái gì đó hoặc hiểu một cái gì đó.

Ví dụ: He has a mental block about names - he just can't remember them. (Anh ấy gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên - anh ấy không thể nhớ chúng)

  • Mental cruelty (n): bạo hành tinh thần. Là các hành vi khiến người khác đau khổ về mặt tinh thần và dẫn đến chấn thương tâm lý cho người khác.

Ví dụ: She divorced her husband on the grounds of mental cruelty. (Cô ly hôn chồng vì bị bạo hành về tinh thần)

image-altHọ từ (Word family):

  • Mentality (n): tư duy (đồng nghĩa với từ mindset)

Ví dụ: I can't understand the mentality of people who hurt animals. (Tôi không thể hiểu được tâm lý của những người làm tổn thương động vật)

  • Mentalistic (a): liên quan đến suy nghĩ và tâm trí, hoặc nghiên cứu về điều này

Ví dụ: Social interaction may affect the development of children's mentalistic understanding. (Tương tác xã hội có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức tinh thần của trẻ em)

  • Mentally (adv):

Ví dụ: The hospital has issued new guidelines on the treatment of mentally ill patients. (Bệnh viện ban hành hướng dẫn mới về điều trị bệnh nhân tâm thần)

Contentment

Định nghĩa: sự hài lòng.

Ngữ cảnh: Từ này xuất hiện trong bài đọc Having a laugh, ở câu sau:

“The students then were randomly assigned to watch a video clip eliciting either humour, contentment, or neutral feelings.” (Sau đó các sinh viên được chỉ định ngẫu nhiên để xem một video clip gợi sự hài hước, hài lòng hoặc cảm xúc trung lập)

Cụm đi kèm (Collocation) và ví dụ áp dụng:

  • Adj + contentment: deep/ quiet/ real/ true contentment

Ví dụ: They found him sitting on the ground with an air of quiet contentment on his face. (Họ tìm thấy anh ta đang ngồi trên mặt đất với vẻ hài lòng lặng lẽ trên khuôn mặt)

  • Verb + contentment: find contentment

Ví dụ: Most people in contemporary society find contentment in material things. (Hầu hết mọi người trong xã hội hiện đại đều tìm sự hài lòng ở của cải vật chất)

  • A feeling of contentment (phrase): cảm giác hài lòng

Ví dụ: Having a decent job and a happy family brings me a feeling of contentment. (Có một công việc ổn định và một gia đình hạnh phúc mang lại cho tôi cảm giác mãn nguyện)

Họ từ (Word family):

  • Content (n): sự hài lòng và hạnh phúc

Ví dụ: Riches do not always bring content. (Sự giàu có không phải lúc nào cũng mang lại sự hài lòng)

  • Content (a): hài lòng

Ví dụ: Until you make peace with who you are, you'll never be content with what you have. (Bạn sẽ không bao giờ hài lòng với những gì mình có cho đến khi bạn hài lòng với con người thật của bạn)

  • Content (v): làm cho ai đó hài lòng và hạnh phúc

Ví dụ: My apology seemed to content him. (Lời xin lỗi của tôi dường như đã làm hài lòng anh ấy)

Bài tập

Bài tập 1: Nối từ với định nghĩa thích hợp

1. Interpersonal Intelligence

a. belief and confidence in your own ability and value

2. Mentality (n)

b. a clinically significant disturbance in an individual's cognition, emotional regulation, or behavior

3. Mental disorder (n)

c. the ability of a person to relate well with people and manage relationships

4. Self-esteem (n)

d. a happy and satisfied feeling

5. Content (n)

e. a person's particular way of thinking about things

6. Growth mindset (n)

f. the belief that one's intelligence and abilities can develop and improve with practice

Bài tập 2: Điền các từ sau vào ô trống

contentment

mental

self-esteem

mindset

mentally

intelligence

1.     When you change your ………………, you open yourself up to new opportunities and ways of thinking

2.     Living in the love of my family gives me a feeling of deep ………………..

3.     He wasn't ……………….. equipped to handle this situation.

4.     Dolphins show a high level of ……………… They can learn complex tasks quickly and are able to remember the commands they were taught for long periods of time after being trained.

5.     Young people today are likely to be more susceptible to……………….health issues, limiting their opportunities to lead fulfilling lives as adults.

6.     Some young people tend to unfavorably compare themselves with their excellent friends, causing them to suffer from low………………..

Đáp án

Bài tập 1: 1c, 2e, 3b, 4a, 5d, 6f

Bài tập 2:

1.     mindset

2.     contentment

3.     mentally

4.     intelligence

5.     mental

6.     self-esteem

Tổng kết

Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc một số từ vựng và giải thích cụ thể trong ngữ cảnh thuộc chủ đề Tâm lý học. Để nâng cao khả năng sử dụng những từ vựng này, người học nên áp dụng chúng vào các bài viết, bài nói, hay bài tập của mình. Ngoài ra, người học cũng nên tìm hiểu thêm những từ vựng khác liên quan đến chủ đề Tâm lý học để mở rộng vốn từ của mình.

Nguồn tham khảo:

  • Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus, dictionary.cambridge.org/.

  • "Online OXFORD Collocation Dictionary of English." www.freecollocation.com/.

  • Sentence Dictionary Online - Good Sentence Examples for Every Word!, sentencedict.com/.

  • "Wikipedia, Bách Khoa Toàn Thư Mở." Wikipedia, Bách Khoa Toàn Thư Mở, Wikimedia Foundation, Inc, 26 Oct. 2003, vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh. Accessed 9 Sept. 2023.

  • Wikipedia, Wikimedia Foundation, Inc, www.wikipedia.org/. Accessed 9 Sept. 2023.

Người học cần làm quen với các thao tác và làm bài thi IELTS trên máy tính để giúp tự tin hơn trước ngày thi chính thức. Đăng ký tham gia thi thử IELTS trên máy tính tại ZIM có ngay kết quả.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu