Banner background

Từ vựng IELTS Reading: Chủ đề Tâm lý học (Phần 1)

Tâm lý học là một chủ đề khá quen thuộc trong IELTS Reading. Vậy nên hôm nay hãy cùng ZIM khám phá những từ hay xuất hiện trong các bài đọc về chủ đề này nhằm hiểu rõ nội dung bài nhé.
tu vung ielts reading chu de tam ly hoc phan 1

Chủ đề Tâm lý học (Psychology) là đề tài không còn quá xa lạ với người học IELTS Reading bởi tần suất xuất hiện ngày càng dày đặc và mang tính phổ biến hơn. Hiểu được việc còn nhiều người học gặp khó khăn về kiến thức nền tảng và từ vựng trong những bài đọc mang tính học thuật, bài viết dưới đây sẽ phân tích hai bài đọc Cambridge 15, Test 2, Reading Passage 3 (Having a laugh)Cambridge 18, Test 4, Reading Passage 2 (The growth mindset) để cung cấp cho người học một số những từ vựng chuyên ngành thuộc chủ đề Tâm lý học thường xuất hiện trong bài đọc, bao gồm nghĩa (meaning), giải thích về ngữ cảnh sử dụng (context), ví dụ minh hoạ (example), những cụm từ liên quan (collocation), và nguồn gốc/lịch sử của từ (word origin).

Bài viết cũng sẽ giới thiệu các khái niệm cơ bản và các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực này để đem đến cho người học những kiến thức tổng quan về Tâm lý học.

image-alt

Key takeaways

Thuật ngữ về chủ đề Tâm lý học hay gặp trong IELTS Reading:

  • Human psychology (cụm danh từ) : tâm lý con người

  • Psychological scientist (cụm danh từ) ; Pyschologist (n): nhà tâm lý học

  • Neuroscience (danh từ): khoa học thần kinh

  • Social perception (cụm danh từ): nhận thức xã hội

  • Self-perception (cụm danh từ): sự tự nhận thức

  • Cognitive ability (cụm danh từ): khả năng nhận thức

  • Cognitive dissonance (cụm danh từ): sự bất hòa trong nhận thức

Human psychology

Định nghĩa: tâm lý con người

  • Human (tính từ): liên quan đến con người

  • Psychology (danh từ): tâm lý học (ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy).

Ngữ cảnh:

Like other human emotions and expressions, laughter and humor provide psychological scientists with rich resources for studying human psychology, ranging from the development of language to the neuroscience of social perception.”

Human psychology được dùng trong bài đọc Having a laugh để chỉ nghiên cứu về tâm trí và hành vi của con người. Các nhà khoa học tâm lý xem tiếng cười và sự hài hước như là nguồn tài nguyên dồi dào cho việc nghiên cứu tâm lý con người. Tiếng cười và sự hài hước được chứng minh là một biến thể quan trọng để giao tiếp xã hội, cụ thể là đóng vai trò như mật mã đối với các hệ thống phân cấp xã hội phức tạp của con người. Ngoài ra, tiếng cười và sự hài hước không những vui mà còn quan trọng hơn là tiếp thêm sinh lực.

Ngoài human psychology, một số collocations có thể gặp trong bài đọc về chủ đề này là:

  • Analytical psychology (Tâm lý học phân tích): được phát triển bởi nhà tâm thần học Carl Jung chỉ tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng.

Ví dụ: Analytical psychology distinguishes between a personal unconscious and a collective unconscious.

( Dịch nghĩa: Tâm lý học phân tích phân biệt giữa vô thức cá nhân và vô thức tập thể)

  • Apllied pyschology (Tâm lý học ứng dụng): sử dụng các phương pháp tâm lý và phát hiện của tâm lý học khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn về hành vi và kinh nghiệm của con người và động vật.

Ví dụ: Practical ability is a very important quality for students of applied psychology.

(Dịch nghĩa: Năng lực thực hành là một phẩm chất rất quan trọng đối với sinh viên ngành tâm lý học ứng dụng.)

  • Clinical psychology (Tâm lý học lâm sàng): một tích hợp của khoa học, lý thuyết, và kiến thức lâm sàng với mục đích tìm hiểu, ngăn ngừa và giảm các căng thẳng tâm lý hay rối loạn chức năng và thúc đẩy hạnh phúc chủ quan và sự phát triển của cá nhân.

Ví dụ: Sanford was influential in shaping American clinical psychology educational standards.

(Dịch nghĩa: Sanford có ảnh hưởng trong việc định hình các tiêu chuẩn giáo dục tâm lý học lâm sàng của Mỹ.)

  • Comparative psychology (Tâm lý học so sánh): môn tâm lý học đề cập đến việc nghiên cứu khoa học về hành vi ở động vật và quá trình tinh thần/tâm lý/tâm thần của động vật không phải người, đặc biệt là những điều này liên quan đến lịch sử phát sinh gen, những dấu hiệu của sự thích nghi và phát triển hành vi.

Ví dụ: Children do not merely have veins of cruelty; they have, as comparative psychology knows, the blood and impulses of primitive man.

(Dịch nghĩa: Tâm lý học so sánh đã chỉ ra trẻ em không chỉ có tính độc ác, chúng sở hữu bản năng của con người nguyên thủy.)

Nguồn gốc từ:

Human là một từ tiếng Anh trung đại được mượn từ humain của tiếng Pháp cổ, rốt cuộc bắt nguồn từ dạng tính từ của homō là hūmānus tiếng Latinh.

Psychology = psycho- + -logy.

  • Gốc từ Psycho- bắt nguồn từ tiếng Latin psyche, mang nghĩa “the human spirit, soul or mind” trong tiếng Anh, hay “tâm hồn” trong tiếng Việt.

  • Gốc từ -logy chỉ đến môn học; môn học về chủ đề nào đó.

Psychological scientist/ Psychologist

Định nghĩa: Nhà khoa học tâm lý hay còn gọi là nhà tâm lý học.

  • Psychological (tính từ): thuộc về tâm lý học.

  • Scientist (danh từ): nhà khoa học. Là chuyên gia trong một lĩnh vực khoa học, thường thực hiện nghiên cứu nhằm hiểu biết đầy đủ hơn về sự vận hành của tự nhiên và dựa vào những nguyên lý của tự nhiên để ứng dụng cho cuộc sống của con người.

Ngữ cảnh:

Cụm từ psychological scientist xuất hiện trong bài đọc Having a laugh, Test 2, Cambridge 17 được dùng để chỉ những chuyên gia nghiên cứu vai trò của tiếng cười trong giao tiếp xã hội dưới góc nhìn tâm lý học:

“The findings of psychological scientists reveal the importance of humour” (Những phát hiện của các nhà tâm lý học cho thấy tầm quan trọng của sự hài hước)

Ví dụ: Most philosophers and psychological scientists shared the firm belief that their disciplines were substantially different in some ways.

( Hầu hết các triết gia và nhà khoa học tâm lý đều có chung niềm tin vững chắc rằng các nguyên tắc của họ về cơ bản là khác nhau ở một khía cạnh nào đó.)

Một từ ngữ chuyên ngành khác có nghĩa tương tự với cụm từ này là psychologist, xuất hiện trong bài đọc The growth mindset, Cambridge 17, trong câu sau:

Psychologist Alfred Binet, the developer of the first intelligence tests, was one of many 19th-century scientists who held that earlier view and sought to quantify cognitive ability.” (Nhà tâm lý học Alfred Binet, người phát triển các bài kiểm tra trí thông minh đầu tiên, là một trong nhiều nhà khoa học ở thế kỷ 19 đã có quan điểm ban đầu và tìm cách đo lường khả năng nhận thức).

Ví dụ: Skinner was the psychologist who popularized behavior modification.

(Dịch nghĩa: Skinner là nhà tâm lý học đã phổ biến việc sửa đổi hành vi)

Neuroscience

Định nghĩa: Khoa học thần kinh

Khoa học thần kinh kiểm tra cấu trúc và chức năng của bộ não con người và hệ thần kinh. Các nhà thần kinh học sử dụng sinh học tế bào và phân tử, giải phẫu và sinh lý học, hành vi và nhận thức của con người cũng như các nguyên tắc khác để lập bản đồ não bộ ở cấp độ cơ học. Khoa học thần kinh đã giúp các nhà tâm lý học hiểu thêm về vai trò của não trong các rối loạn tâm lý.

Ngữ cảnh:

Cụ thể, trong bài đọc tiếng cười và khiếu hài hước chính là chất liệu dồi dào cho nghiên cứu thần kinh trong nhận thức xã hội.

Ví dụ:

  • Thanks to advances in neuroscience, we now know that adult brains can grow and change.

(Dịch nghĩa: Nhờ những tiến bộ trong khoa học thần kinh, giờ đây chúng ta biết rằng bộ não của người trưởng thành có thể phát triển và thay đổi.)

  • Based on the current achievements in the philosophy of mind and neuroscience, the author explores the brain death problem through the conception of self-consciousness.

(Dịch nghĩa: Dựa trên những thành tựu hiện nay về triết học tâm trí và khoa học thần kinh, tác giả đẫ có thể tìm hiểu vấn đề chết não thông qua quan niệm về sự tự ý thức.)

Nguồn gốc từ:

Neuroscience = Neuro- + science (danh từ)

  • Gốc từ Neuro- xuất phát từ một danh từ trong tiếng Hy Lạp là neuron, nghĩa là “nerves, the nervous system” trong tiếng Anh và “tế bào thần kinh, hệ thần kinh” trong tiếng Việt.

  • Từ science có gốc Latin là scientia, tức cũng là sự hiểu biết, khoa học.

Perception

Định nghĩa: Nhận thức.

Chính là cách chúng ta nhìn nhận sắp xếp và lí giải những ấn tượng cảm giác của mình để đưa ra ý nghĩa cho một tình huống thực tế hoặc một đối tượng.

Ngữ cảnh:

Trong bài đọc Having a laugh (Cambridge 15), xuất hiện collocation của từ perception là social perception.

Social perception ở đây có nghĩa là nhận thức xã hội,một nhánh chủ đề tâm lý học xã hội, tập trung vào quá trình con người xử lý, lưu trữ và áp dụng thông tin về những người khác và các tình huống xã hội. Nó tập trung vào vai trò của các quá trình nhận thức trong các tương tác xã hội.

Cụ thể trong bài đọc, khi một người nhận thức được địa vị xã hội của mình cao hơn những người còn lại, họ thường tạo ra những tiếng cười áp đảo thay vì những tiếng cười bẽn lẽn. Trong khi đó, những người có địa vị xã hội thấp sẽ có nhiều khả năng thay đổi tiếng cười của họ dựa trên vị trí quyền lực của họ. Ví dụ khi họ trong một vai trò quyền lực của người trêu chọc, tông cười của họ sẽ thay đổi về cao độ và âm lượng.

Và một collocation khác là self-perception cũng xuất hiện trong bài đọc The growth mindset (Cambridge 17).

“A lot of what drives students is their innate beliefs and how they perceive themselves. There is a strong correlation between self-perception and achievement…”

Self-perception là quá trình tự nhận thức, sự tự nhận thức, sự nhận thức về bản thân. Trong bài đọc, sự tự nhận thức được nhắc đến như là một yếu tố thúc đẩy động lực của học sinh nhưng nó không hiệu quả bằng thành tích thực tế.

Một số collocation với Perception hay gặp trong chủ đề Tâm lý học:

Distored/ misguided/ mistaken/ fasle perception: nhận thức sai lầm

Ví dụ: He claimed this distorted perception of his wealth was due to his popularity as a public figure.

(Dịch nghĩa: Anh ta khẳng định nhận thức sai lệch về sự giàu có của mình là do sự nổi tiếng với tư cách là người của công chúng.)

Subjective perception (Nhận thức chủ quan): một ý kiến hoặc đánh giá từ kinh nghiệm cá nhân và quan điểm sống.

Ví dụ: The subjective perception was higher for men than for women.

(Dịch nghĩa: Nhận thức chủ quan của nam giới cao hơn nữ giới.)

Intituative perception (Nhận thức qua trực giác): cách thức ta liên kết và suy luận ra ý nghĩa xa hơn.

Ví dụ: Early stages of human evolution possess an intuitive perception of reality, including a clairvoyant perception of spiritual realities.

(Những giai đoạn đầu trong quá trình tiến hóa của con người sở hữu nhận thức trực quan về thực tại, bao gồm cả nhận thức thấu thị về thực tại tâm linh.)

Họ từ (Word family):

  • Perceive (v): nhận thức, nhận thấy

Ví dụ: The way people perceive the real world is strongly influenced by the language they speak. (Cách mọi người nhìn nhận thế giới thực bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ngôn ngữ họ nói)

  • Perceptual (adj): liên quan đến khả năng nhận thức

Ví dụ: Children's talk indicates to the gifted teacher the intellectual and perceptual level that each child has reached. (Cuộc nói chuyện của trẻ cho người giáo viên có năng khiếu thấy mức độ trí tuệ và nhận thức mà mỗi trẻ đã đạt đến.)

Nguồn gốc từ:

Danh từ Perception bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp perceptio, nghĩa là “perception, apprehension, a taking” trong tiếng Anh.

Các collocations của từ cognitive

Cognitive (tính từ): liên quan đến nhận thức, tư duy và ý thức.

Có hai collocations của từ cognitive xuất hiện ở bài đọc The growth mindset là cognitive capalitycognitive dissonance.

Cognitive capality/ ability (Khả năng nhận thức)

Khả năng nhận thức được định nghĩa là khả năng trí tuệ tổng quát bao gồm lý luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, tư duy trừu tượng, hiểu ý tưởng phức tạp và học hỏi từ kinh nghiệm.

Ngữ cảnh:

“The concept of intelligence as something innate has been supplanted by the idea that intelligence is not fixed, and that, with the right training, we can be the authors of our own cognitive capabilities.”

Trong bài đọc, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu được đào tạo đúng cách, chúng ta tự rèn luyện được khả năng nhận thức (cognitive abilities) của chính mình. Hay nói cách khác, trí thông minh của mọi đứa trẻ đều có thể được phát triển nếu có môi trường phù hợp.

Cognitive dissonance (Sự bất đồng trong nhận thức)

Sự bất đồng/nghịch lý trong nhận thức  một hiện tượng tâm lý có thể xảy ra với bất cứ ai, là sự khó chịu mà một người cảm thấy khi hành vi của họ không phù hợp với các giá trị hoặc niềm tin của họ.

Ngữ cảnh:

“One of the greatest impediments to successfully implementing a growth mindset, however, is the education system itself: in many parts of the world, the school climate is obsessed with performance in the form of constant testing, analyzing and ranking of students – a key characteristic of the fixed mindset. Nor is it unusual for schools to create a certain cognitive dissonance when they applaud the benefits of a growth mindset but then hand out fixed target grades in lessons based on performance.”

Dịch nghĩa: Một trong những cản trở lớn nhất để thực hiện thành công tư duy cầu tiến là chính hệ thống giáo dục: tại nhiều nơi trên thế giới, môi trường giáo dục bị ảm ảnh bởi thành tích thông qua các kì kiểm tra, phân tích và xếp hạng học sinh liên tục – một đặc điểm chính của tư duy cố định. Không có gì lạ khi các trường học tạo ra sự bất đồng nhận thức nhất định, khi họ vừa tán dương những lợi ích của tư duy cầu tiến nhưng sau đó lại cho học sinh những thang điểm cố định trong các bài học dựa vào thành tích.

Một số collocations khác với cognitive hay gặp trong chủ đề Tâm lý học:

Cognitive development (Phát triển nhận thức): là sự phát triển về kiến thức, kỹ năng, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng xử lý giúp trẻ tư duy và hiểu biết về thế giới xung quanh.

Ví dụ: Identifying specific environmental risk factors is necessary to inform intervention planners aiming to promote children's cognitive development.

(Dịch nghĩa: Việc xác định các yếu tố rủi ro môi trường cụ thể là cần thiết để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định can thiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ.)

Cognitive psychology (Tâm lý học nhận thức): Tâm lý học nhận thức là nghiên cứu khoa học về các quá trình tinh thần như " chú ý, việc sử dụng ngôn ngữ, trí nhớ, nhận thức, giải quyết vấn đề, sáng tạo và tư duy.

Ví dụ: His specialty is cognitive psychology, and he focuses on memory, judgment, and imagery, particularly in relation to emotion.

(Dịch nghĩa: Chuyên môn của ông là tâm lý học nhận thức và ông tập trung vào trí nhớ, khả năng phán đoán và hình ảnh, đặc biệt là liên quan đến cảm xúc.)

Cognitive therapy (Trị liệu nhận thức): một loại trị liệu tâm lý dựa trên khái niệm rằng những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác thể chất cũng như hành động của của con người được kết nối với nhau nhằm loại bỏ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Phương pháp này nhằm mục đích giúp bệnh nhân có vấn đề về tâm lý theo cách tích cực bằng cách chia nhỏ các vấn đề thành các phần nhỏ và giải quyết chúng một cách tuần tự.

image-alt

Ví dụ: Cognitive therapy can help those who have become depressed and are afraid of facing challenges or taking risks.

(Dịch nghĩa: Liệu pháp nhận thức có thể giúp ích cho những người bị trầm cảm và sợ phải đối mặt với thử thách hoặc rủi ro.)

Họ từ (Word family):

  • Cognition (n): quá trình nhận thức, sự nhận thức

Ví dụ: Creative cognition is one inherent aspect of human cognition. (Nhận thức sáng tạo là một khía cạnh cố hữu của nhận thức con người.)

  • Cognitively (adv): một cách có nhận thức

Ví dụ: The act of communicating is among the most complex and cognitively demanding of activities. (Hành động giao tiếp là một trong những hoạt động phức tạp và đòi hỏi nhận thức cao nhất)

Nguồn gốc từ:

Cognitive = Cognito + -ive

Danh từ Cognition đến từ tiếng Latin, cụ thể là cognito. Từ này có nghĩa là “a getting to know, ability to comprehend” trong tiếng Anh, hay “quá trình nhận thức, sự nhận thức” trong tiếng Việt. Hậu tố -ive là hậu tố thành lập tính từ.

Tham khảo thêm: Từ vựng IELTS Reading: Chủ đề Tâm lý học (Phần 2)

Tổng kết

Qua bài viết này, tác giả hy vọng người học đã có thêm kiến thức nền tảng cũng như kiến thức từ vựng về chủ đề Tâm lý học. Hy vọng với những kiến thức mới này, người đọc sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi tiếp thu những nội dung thuộc chủ đề này.

Nguồn tham khảo:

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
GV
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...