Banner background

Từ vựng ngành IT theo ngữ cảnh - Chủ đề: Các thiết bị

Bài viết này sẽ cung cấp cho người học các từ vựng về các thiết bị trong chuyên ngành IT theo phương pháp học theo ngữ cảnh, giúp người học hiểu rõ hơn về các thiết bị trong IT.
tu vung nganh it theo ngu canh chu de cac thiet bi

Bài viết này sẽ cung cấp cho người học một số từ vựng quan trọng liên quan đến các thiết bị trong lĩnh vực IT, và chúng sẽ được trình bày dưới hình thức học từ vựng theo ngữ cảnh. Phương pháp này giúp người học hiểu sâu hơn về cách những từ này được sử dụng và liên quan đến các khía cạnh khác nhau của ngành Công nghệ thông tin.

Key takeaways

Các từ vựng quen thuộc hay được sử dụng về thiết bị trong ngành IT: Computer, Network.

Bổ sung một số thuật ngữ khác về thiết bị:

  • Một số bộ phận: motherboard, microprocessor, peripheral, storage device, core, multithreading, cache, graphics card, video rendering, shader.

  • Thiết bị lưu trữ: hard drive, solid state drive (SSD), USB drive, network drive, optical drive.

  • Các loại bộ nhớ: system memory, intermediate memory, temporary memory.

Các từ vựng quen thuộc về thiết bị trong ngành IT

Từ vựng về thiết bị trong ngành IT

Computer

Phiên âm: /kəmˈpjuːtər/

Nghĩa tiếng Việt: Máy tính.

Giải thích: Trong IT, máy tính là một thiết bị điện tử dùng để xử lý thông tin bằng cách thực hiện các phép tính và thao tác theo lệnh từ người sử dụng. Nó có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu, thực hiện các tác vụ phức tạp từ tính toán đơn giản đến quản lý dự án phức tạp và giao tiếp với người dùng thông qua giao diện đồ họa hoặc dòng lệnh.

Một số từ vựng liên quan

  • Personal computer /ˈpɜːrsənl kəmˈpjuːtər/ (PC) (n): Máy tính cá nhân

  • Laptop /ˈlæpˌtɑːp/ (n): Máy tính xách tay

  • Desktop Computer /ˈdɛskˌtɒp kəmˈpjuːtər/ (n): Máy tính để bàn

  • Server /ˈsɜːrvər/ (n): Máy chủ

  • Tablet /ˈtæblət/ (n): Máy tính để bàn

  • Central Processing Unit /ˈsɛntrəl ˈprəˌsɛsɪŋ ˈjuːnɪt/ (CPU) (n): Bộ vi xử lý

  • Random Access Memory /ˈrændəm ˈækˈsɛs ˈmɛməri/(RAM) (n): Bộ nhớ RAM

  • Hard Drive /hɑrd draɪv/ (n): Ổ cứng

  • Solid-State Drive /ˈsɑlɪd steɪt draɪv/ (SSD) (n): Ổ đĩa thể rắn

  • Graphics Card /ˈɡræfɪks kɑrd/ (n): Thẻ đồ họa

  • Monitor /ˈmɒnɪtər/ (n): Màn hình

  • Keyboard ˈkiːˌbɔrd/ (n): Bàn phím

  • Mouse /maʊs/ (n): Chuột

  • Printer /ˈprɪntər/ (n): Máy in

  • Scanner /ˈskænər/ (n): Máy quét.

Computer

Ngữ cảnh có thể sử dụng

1. Chủ đề xu hướng của thế giới hiện nay:

  • Ngữ cảnh: Người học có thể sử dụng từ “computer” để nói về sự tác động máy tính và các thiết bị đến thế giới hiện nay.

  •  Ví dụ: “Computers have revolutionized the way we work and communicate. They are essential tools in today's digital age. For instance, people use computers for tasks such as word processing, data analysis, and internet browsing.”

2. Chủ đề Làm việc và Học tập:

  • Ngữ cảnh: Người học có thể sử dụng từ “computer” để thảo luận về tầm quan trọng của máy tính trong môi trường làm việc và học tập.

  • Ví dụ: “In the modern workplace, computers are indispensable for tasks like email communication, project management, and data analysis. They enhance efficiency and productivity, allowing employees to complete their work more effectively.”

3. Chủ đề Xã hội và Giáo dục:

  • Ngữ cảnh: Người học có thể sử dụng từ “computer” để nói về vai trò của máy tính trong lĩnh vực giáo dục và xã hội.

  • Ví dụ: “The integration of computers into education has transformed the way students learn. With the help of computers, students can access vast resources online and develop digital literacy, which is crucial in today's information age.”

4. Chủ đề Cuộc sống cá nhân:

  • Ngữ cảnh: Người học có thể sử dụng từ “computer” để nói về việc sử dụng máy tính trong cuộc sống hàng ngày.

  • Ví dụ: “In my daily life, I rely heavily on my computer for various tasks, such as checking emails, social networking, and online shopping. It has become an integral part of my routine.”

5. Chủ đề Công việc và Thị trường lao động:

  • Ngữ cảnh: Người học có thể sử dụng để thảo luận về tác động của công nghệ và tự động hóa trên thị trường lao động.

  • Ví dụ: “The automation of various industries through the use of computers and robots has led to concerns about job displacement. As computers continue to evolve, some manual and repetitive jobs may be at risk of being replaced by automation.”

Network

Phiên âm: /ˈnetˌwɜːrk/

Nghĩa tiếng Việt: Mạng.

Giải thích: Trong IT, mạng là một hệ thống các máy tính và thiết bị kết nối với nhau để chia sẻ thông tin, tài nguyên, và dịch vụ. Các máy tính trong mạng có thể giao tiếp với nhau thông qua cáp, Wi-Fi, hoặc các kết nối khác. Mạng máy tính có thể phạm vi từ mạng LAN (Local Area Network) cho đến mạng WAN (Wide Area Network), bao gồm cả internet.

Một số từ vựng liên quan

  • Router /ˈruː.tər/ (n): Bộ định tuyến

  • Local Area Network /ˈloʊkəl ˈɛriə ˈnɛtwɜːrk/ (n) (LAN): Mạng LAN

  • Wireless Network (Wi-Fi) /ˈwaɪˌfaɪ/ (n) : Mạng không dây

  • Proxy Server /ˈprɒk.si ˈsɜːrvər/ (n) : Máy chủ Proxy

  • Modem /ˈmoʊdəm/ (n): Modem

  • Ethernet Cable /ˈɛθəˌnɛt ˈkeɪbl/ (n): Cáp Ethernet

  • Virtual Private Network (VPN) /ˌvɜːrtʃuəl ˈpraɪvɪt ˈnɛtwɜːrk/ (n): Mạng VPN (Mạng ảo riêng).

Network

Ngữ cảnh có thể sử dụng

1. Chủ đề Công nghệ và Mạng lưới xã hội:

  • Ngữ cảnh: Bạn có thể sử dụng từ “network” để nói về mạng xã hội và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hiện đại hoặc trong việc kết nối với người khác.

  • Ví dụ: “Social networks like Facebook and Twitter have transformed the way people connect and share information. They have become powerful tools for communication and networking with friends and colleagues.”

2. Chủ đề Công nghệ thông tin và Mạng máy tính:

  • Ngữ cảnh: Bạn có thể sử dụng từ “network” để nói về các loại mạng máy tính, chẳng hạn như mạng LAN hoặc WAN.

  • Ví dụ: “Local Area Networks (LANs) are commonly used in homes and offices to connect multiple computers and devices. They allow for the sharing of resources and data within a limited geographical area.”

3. Chủ đề Công nghệ thông tin và An ninh mạng:

  • Ngữ cảnh: Trong bài thi IELTS, bạn có thể sử dụng từ “network” để thảo luận về an ninh mạng và các biện pháp bảo vệ dữ liệu trực tuyến.

  • Ví dụ: “Cybersecurity is a growing concern in the digital age. Companies and individuals must take measures to protect their networks from cyberattacks and data breaches.”

4. Chủ đề Giáo dục và Học tập:

  • Ngữ cảnh: Trong bài thi IELTS Writing Task 2, bạn có thể sử dụng từ “network” để thảo luận về vai trò của mạng internet trong việc học tập và nghiên cứu.

  • Ví dụ: “The internet has expanded access to educational resources through online networks. Students can now participate in global e-learning communities and access a vast network of information for research and self-study.”

Đọc thêm: Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành IT.

Bổ sung một số thuật ngữ khác về thiết bị

Một số bộ phận

  • Motherboard (n) /mʌðərˌbɔrd/: Bộ mạch chủ

  • Microprocessor (n) /ˈmaɪkroʊˌprɑsɛsər/: một loại bộ xử lý điện tử nhỏ gọn, thường gắn liền với CPU

  • Peripheral (n) /pəˈrɪfərəl/: thiết bị ngoại vi hoặc phụ trợ được kết nối với máy tính hoặc thiết bị điện tử chính để cung cấp các chức năng bổ sung. Ví dụ về thiết bị ngoại vi bao gồm bàn phím, chuột, máy in, màn hình cảm ứng và loa.

  • Storage device (n) /ˈstɔrɪdʒ dɪˈvaɪs/: thiết bị được sử dụng để lưu trữ dữ liệu hoặc thông tin. Các ví dụ bao gồm ổ cứng, ổ đĩa SSD (Solid State Drive), ổ đĩa cứng ngoại vi, thẻ nhớ và các loại đĩa quang như đĩa CD và DVD.

  • Core (n) /kɔr/: chỉ thông số của CPU

  • Multithreading (n) /ˈmʌltiˌθrɛdɪŋ/: một kỹ thuật cho phép một CPU hoặc lõi CPU đa nhân xử lý nhiều luồng (threads) cùng một lúc

  • Cache (n) /kæʃ/: một vùng bộ nhớ nhanh được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và thông tin phổ biến mà CPU thường sử dụng để giảm thời gian truy cập dữ liệu từ bộ nhớ chính

  • Graphics card (n): /ˈɡræfɪks kɑrd/: Là thiết bị cắm vào máy tính để chứa GPU và kết nối với màn hình.

  • Video rendering (n):/ˈvɪdi.oʊ ˈrɛndərɪŋ/: Quá trình tạo ra hình ảnh và video sử dụng GPU.

  • Shader (n):/ˈʃeɪdər/: Là một phần của GPU sử dụng để thực hiện các phép tính đồ họa.

CPU

Thiết bị lưu trữ

  • Hard Drive /hɑrd draɪv/ (Ổ đĩa cứng): Là một loại thiết bị lưu trữ dữ liệu dạng cứng, được sử dụng để lưu trữ hệ điều hành, chương trình và dữ liệu trên máy tính.

Ví dụ: “My hard drive is almost full, I need to free up some space.”

  • Solid State Drive (SSD) /ˈsɑlɪd steɪt draɪv/: Loại ổ đĩa thể rắn, không chứa bất kỳ bộ phận cơ học nào, nhanh hơn và bền hơn so với ổ đĩa cứng.

Ví dụ: “Upgrading to an SSD significantly improved my computer's performance.”

  • USB Drive /juːˌɛsˈbi draɪv/ (Ổ đĩa USB): Là thiết bị lưu trữ dữ liệu có kích thước nhỏ gắn vào cổng USB của máy tính.

Ví dụ: “I'll save the file on a USB drive so I can transfer it to another computer.”

  • Network Drive /ˈnɛtˌwɜrk draɪv/ (Ổ đĩa mạng): Là một ổ đĩa được chia sẻ trên mạng, cho phép nhiều người truy cập và chia sẻ dữ liệu.

Ví dụ: “You can access the files on the network drive to collaborate with your colleagues.”

  • Optical Drive /ˈɒptɪkəl draɪv/ (Ổ đĩa quang học): Là loại ổ đĩa được sử dụng để đọc và ghi đĩa CD, DVD hoặc Blu-ray.

Ví dụ: “My laptop no longer has an optical drive, so I can't play DVDs on it.”

Các loại bộ nhớ

  • System Memory /ˈsɪs·təm ˈmem·ə·ri/: Bộ nhớ hệ thống Đây là một loại bộ nhớ trong máy tính được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu và chương trình quan trọng cho hệ thống hoạt động. 

  • Intermediate Memory /ˌɪn·təˈmi·di·ət ˈmem·ə·ri/: Bộ nhớ trung gian. Đây có thể là một bộ nhớ tạm thời được sử dụng để chứa dữ liệu trung gian trong quá trình xử lý dữ liệu hoặc thông tin trung gian trong quá trình truyền tải dữ liệu. 

  • Temporary Memory /ˈtem·pəˌrɛri ˈmem·ə·ri/: Bộ nhớ tạm thời. Đây là bộ nhớ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời trong khi máy tính đang hoạt động. Dữ liệu trong bộ nhớ tạm thời thường bị xóa sau khi máy tính tắt.

Memory

Tổng kết

Trong ngành Công nghệ thông tin, việc nắm vững từ vựng chuyên ngành là một phần thiết yếu để người học có thể thành công và hiệu quả trong công việc và học tập. Chúng ta vừa chỉ đề cập đến một số từ vựng phổ biến về thiết bị trong lĩnh vực IT, nhưng thực tế, có rất nhiều khái niệm kỹ thuật khác chờ đợi để người học khám phá.

Ngoài những từ vựng cơ bản như “Server” hay “Keyboard”, có nhiều thuật ngữ phức tạp hơn như: “Virtualization”, “Blockchain”, “Cloud Computing”, và “Artificial Intelligence” - tất cả đều là trụ cột của ngành IT ngày nay. Thậm chí, một số từ vựng có thể còn khá mới mẻ, đôi khi là khá lạ, và xuất hiện khi công nghệ tiến bộ. Để nắm vững chúng, người học có thể tìm hiểu chi tiết hơn trên các trang web uy tín như Techopedia, Computer Hope và các nguồn tài liệu chuyên ngành khác. Những nguồn này không chỉ giúp người học hiểu rõ các thuật ngữ mà còn giúp họ áp dụng chúng một cách thông minh trong các tình huống thực tế.

Hơn nữa, phương pháp học theo ngữ cảnh có thể áp dụng vào bất kỳ chủ đề từ vựng nào, không chỉ trong IT. Học theo ngữ cảnh đồng nghĩa với việc hiểu từ vựng không chỉ qua định nghĩa, mà còn qua việc thấy nó trong ngữ cảnh thực tế. Chẳng hạn, người học có thể tạo các câu ví dụ hoặc kịch bản thực tế để sử dụng từ vựng một cách hiệu quả. Điều này giúp họ ghi nhớ và áp dụng từ vựng một cách tự nhiên và linh hoạt hơn.

Tóm lại, việc nắm vững từ vựng chuyên ngành trong IT là cực kỳ quan trọng, và việc sử dụng các nguồn tài liệu chất lượng cùng phương pháp học theo ngữ cảnh sẽ giúp người học tiến bộ nhanh chóng và tự tin trong lĩnh vực này.

Đọc tiếp:


Tài liệu tham khảo

  • “Phương pháp học từ vựng theo ngữ cảnh là gì và cách ứng dụng”. ZIM Academy. https://zim.vn/phuong-phap-hoc-tu-vung-theo-ngu-canh-va-ung-dung 

  • “Từ vựng chuyên ngành Technology - Học và nhớ từ bằng gốc Latinh và Hy Lạp”. ZIM Academy. https://zim.vn/tu-vung-chuyen-nganh-technology 

  • Computer Hope Dictionary. https://www.computerhope.com/jargon.htm 

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...