Chinh phục phần thi VSTEP Speaking Part 3: Bí quyết & Bài mẫu
Giới thiệu
VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) là bài thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh khá phổ biến trong nước. Chứng chỉ này được chia làm 6 bậc từ A1 - C2, đối tượng dành cho tất cả học sinh, sinh viên, nhân viên công chức, học viên chuẩn bị bảo vệ thạc sĩ… Giống như TOEIC hay IELTS, VSTEP cũng kiểm tra cả 4 kỹ năng của người thi là nghe, nói, đọc, viết. Bài thi nói gồm có 3 phần, phần thi VSTEP Speaking Part 3 sẽ được giới thiệu cụ thể dưới đây.
Key Takeaways | ||
---|---|---|
|
Tổng quan về VSTEP Speaking Part 3
VSTEP Speaking Part 3 là phần thi phát triển chủ đề, bao gồm 2 phần và kéo dài trong 5 phút:
Phần 1: Thí sinh sẽ nhận được một chủ đề đi kèm 2-3 gợi ý cho sẵn. Sau 1 phút chuẩn bị, thí sinh sẽ trình bày câu trả lời của mình trong khoảng 2-3 phút. Thí sinh có thể trả lời dựa theo các gợi ý đã cho hoặc phát triển, bổ sung thêm ý kiến của bản thân.
Ví dụ: Public transport should be encouraged.
Reduce environmental pollution.
Reduce traffic jam.
Be less expensive than private cars.
Phần 2: Thí sinh sẽ hỏi thêm một vài câu liên quan đến chủ đề đã cho ở phần 1.
Ví dụ:
What environmental benefits are associated with promoting public transport?
What improvements can be made to public transport infrastructure to make it more attractive to the public?
In what situations do private vehicles have advantages over public transport?
Xem thêm: Tổng quan về phần thi Speaking VSTEP Part 2.
Chiến thuật trả lời VSTEP Speaking Part 3
Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu trả lời, thí sinh sẽ có 1 phút để chuẩn bị. Vì vậy, hãy tận dụng tối đa thời gian này để lên ý tưởng và sắp xếp bài viết. Ví dụ, với đề bài “Learning English brings a lots of opportunities and advantages” và 3 luận điểm chính đi kèm, thí sinh có thể làm rõ hơn như sau:
Connect with people from all over the world: make friends with individuals from all corners of the globe, understand cultures…
Higher salary: increases employability, access to a wider range of career opportunities…
Easier to travel around the world: breaks down communication barriers.
Bố cục bài nói VSTEP Speaking Part 3
Bài nói của thí sinh nên có bố cục rõ ràng, gồm mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài nêu chủ đề, thân bài phát triển các ý tưởng của chủ đề, còn kết bài tổng kết lại chủ đề.
Mở bài: Giới thiệu chủ đề bằng cách diễn đạt lại đề bài với từ vựng và cấu trúc khác. Thí sinh cũng có thể nêu “I totally agree/ disagree with the statement/ argument that…” để thể hiện quan điểm của bản thân ngay từ đầu.
Ví dụ: I totally agree that learning English opens up a world of opportunities and advantages. Beyond the obvious practical benefits, such as being able to travel and find a good job with a higher salary, it also enriches your life in many ways.
Thân bài: Liệt kê 3 luận điểm chính của bài nói. Với mỗi luận điểm, thí sinh hãy tận dụng những lý lẽ đã có ở phần chuẩn bị, đồng thời bổ sung các dẫn chứng liên quan để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
Ví dụ: One significant advantage is the ability to connect with people from diverse backgrounds. By speaking English, we can make friends with individuals from all corners of the globe, fostering cultural understanding and forging international friendships. This not only enhances our social network but also broadens our perspective, exposing us to different traditions, beliefs, and ways of thinking.
Lưu ý, khi chuyển giữa các ý chính, thí sinh cần sử dụng các từ nối hoặc các dạng discourse marker khác như firstly, secondly,… để tăng tính liên kết cho bài nói của mình và giúp người nghe dễ theo dõi hơn.
Kết bài: Tóm tắt lại luận điểm bằng một câu ngắn gọn, tránh những câu hỏi mở hoặc liên kết đến vấn đề không liên quan.
Ví dụ: To conclude, English is a tool that enriches our personal and professional life, enabling us to explore the world, build meaningful connections, and pursue diverse opportunities.
Ở phần 2, giám khảo sẽ hỏi những câu cụ thể hơn liên quan đến chủ đề. Với phần này, thí sinh nên tránh trả lời Yes hoặc No. Với mỗi câu hỏi, hãy trả lời khoảng 3-4 câu, bao gồm câu khái quát, câu nêu lý lẽ và dẫn chứng. Ngoài ra, thí sinh nên sử dụng các từ nối và cấu trúc, từ vựng đa dạng hơn, tránh lặp ý tưởng của bài nói trước.
Ví dụ: You mentioned that learning English enhances travel experiences. Could you share a memorable travel moment where your English proficiency played a crucial role?
Absolutely. During a solo trip to London, I found myself in a situation where I needed directions. Thanks to my English language skills, I could approach locals, ask for help, and navigate through the city seamlessly. It not only made my travel more enjoyable but also highlighted how knowing English transforms the way we engage with new environments and cultures.
Xem thêm: Tổng quan về phần thi VSTEP Speaking Part 1.
Các lỗi thường gặp strong VSTEP Speaking Part 3
Phân bổ bài nói chưa hợp lý: Trong phần trả lời VSTEP Speaking Part 3, thí sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho phần mở đoạn hoặc kết đoạn. Lỗi này có thể khiến phần thân bài quá ngắn và không diễn đạt hết tất cả các luận điểm. Để khắc phục, thí sinh chỉ nên dành 1-2 câu cho phần mở bài/ kết bài và bám theo bố cục khi trình bày phần thân bài.
Từ vựng và ngữ pháp chưa phong phú: Lặp từ và cấu trúc có thể ảnh hưởng đến số điểm cuối cùng. Vì vậy, thí sinh nên chuẩn bị lượng từ vựng và cấu trúc phong phú bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa, các cấu trúc câu ghép, mệnh đề quan hệ, câu điều kiện… linh hoạt.
Nói quá nhanh hoặc chậm: Thí sinh cũng gặp rủi ro mất điểm nếu nói quá nhanh để hoàn thành hoặc quá chậm gây chán ngắt. Để không mắc phải lỗi này, hãy tự ghi âm khi ôn luyện ở nhà, nghe lại và tự điều chỉnh cho phù hợp.
Câu trả lời thiếu logic: Để câu trả lời liền mạch hơn, thí sinh nên tạo bố cục cho bài nói ngay từ đầu. Ngoài ra, hãy sử dụng các từ nối giữa trong đoạn văn và giữa các phần.
Các chủ đề và bài mẫu VSTEP Speaking Part 3
Bài mẫu 1
Encouraging regular family dinners fosters strong bonds and communication.
Strengthen family bonds
Improve communication
Reinforce the family
Encouraging regular family dinners plays a pivotal role in fostering strong bonds and communication within a family unit.
Firstly, these occasions provide an opportunity for families to strengthen their bonds. As members gather around the table, they share not just food but also stories, experiences, and laughter. This communal setting nurtures a sense of togetherness, fostering a deeper understanding and connection among family members.
Secondly, regular family dinners contribute significantly to enhanced communication. In the hustle of daily life, finding time to converse becomes a challenge. However, the dinner table acts as a sanctuary where open discussions can unfold. Children learn to express themselves, share their challenges, and seek advice in this supportive environment. Parents, in turn, gain insights into the lives of their children, creating an atmosphere of trust and understanding.
Lastly, these shared meals often become a tradition, reinforcing the family unit. Establishing a routine of regular dinners cultivates a sense of stability and continuity. Families create memories around the dinner table, and these shared moments become cherished milestones in the family narrative.
In essence, the benefits of regular family dinners extend far beyond a common practice, they are a cornerstone for building strong familial bonds and fostering open, meaningful communication.
Bản dịch:
Ăn tối với gia đình thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự gắn kết và kết nối trong gia đình.
Thứ nhất, những dịp này tạo cơ hội cho các gia đình củng cố mối quan hệ của họ. Khi các thành viên quây quần quanh bàn, họ không chỉ chia sẻ đồ ăn mà còn chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm và tiếng cười. Khung cảnh này nuôi dưỡng cảm giác gắn kết, thúc đẩy sự hiểu biết và giúp các thành viên kết nối sâu sắc hơn.
Thứ hai, những bữa tối gia đình thường xuyên góp phần đáng kể vào việc tăng cường giao tiếp. Trong cuộc sống hối hả hàng ngày, việc tìm ra thời gian để trò chuyện trở thành một thách thức. Tuy nhiên, bàn ăn đóng vai trò như một nơi tôn nghiêm, nơi các cuộc thảo luận cởi mở có thể diễn ra. Trẻ học cách thể hiện bản thân, chia sẻ những thách thức và tìm kiếm lời khuyên trong môi trường này. Ngược lại, cha mẹ hiểu hơn về cuộc sống của con cái họ, tạo ra bầu không khí tin cậy và hiểu biết.
Cuối cùng, những bữa ăn chung này thường trở thành một truyền thống, củng cố tình đoàn kết gia đình. Việc thiết lập thói quen ăn tối đều đặn sẽ nuôi dưỡng cảm giác ổn định và liên tục. Các gia đình tạo ra những kỷ niệm quanh bàn ăn tối và những khoảnh khắc được chia sẻ này trở thành những cột mốc đáng trân trọng trong câu chuyện gia đình.
Nhìn chung, lợi ích của những bữa tối gia đình không chỉ là thói quen, chúng là nền tảng để xây dựng mối quan hệ gia đình bền chặt và thúc đẩy sự giao tiếp cởi mở, có ý nghĩa.
Bài mẫu 2
Implementing screen time limits for children positively impacts their cognitive development.
Balance between using smartphones and other activities
Encourage them to join other educational activities
Good for sleeping
Implementing screen time limits for children can significantly contribute to their positive cognitive development.
Firstly, excessive screen time, especially on electronic devices, has been linked to various negative cognitive effects, such as reduced attention span and impaired memory. By setting limits, parents and caregivers create a structured environment that encourages a healthier balance between screen-based activities and others.
Secondly, screen time restrictions promote engagement in alternative activities that foster cognitive growth. Children need a diverse range of experiences to enhance their problem-solving skills, creativity, and critical thinking. Limiting screen time encourages them to explore educational games, read books, or engage in interactive play, all of which contribute positively to cognitive development.
Lastly, restricted screen time facilitates better sleep habit. Excessive screen exposure, particularly before bedtime, can disrupt sleep patterns, leading to fatigue and difficulty concentrating during the day. By imposing limits, children are more likely to establish healthy sleep routines, further supporting optimal cognitive functioning.
In conclusion, setting screen time limits for children not only mitigates potential negative cognitive effects but also creates an environment conducive to diverse learning experiences, ultimately fostering positive cognitive development.
Bản dịch:
Việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị của trẻ em có thể góp phần đáng kể vào sự phát triển của trẻ.
Thứ nhất, thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều, đặc biệt là các thiết bị điện tử, gây ra nhiều tác động tiêu cực về nhận thức, chẳng hạn như giảm khả năng tập trung và suy giảm trí nhớ. Bằng cách đặt ra các giới hạn, cha mẹ và người chăm sóc tạo ra một môi trường có sự cân bằng lành mạnh hơn giữa các hoạt động có sử dụng thiết bị điện tử và các hoạt động khác.
Thứ hai, việc hạn chế thời gian sử dụng thiết bị sẽ thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động thay thế nhằm thúc đẩy sự phát triển nhận thức. Trẻ em cần nhiều trải nghiệm đa dạng để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, tính sáng tạo và tư duy phản biện. Việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị khuyến khích trẻ khám phá các trò chơi mang tính giáo dục, đọc sách hoặc tham gia các trò chơi tương tác, tất cả đều góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức.
Cuối cùng, hạn chế thời gian sử dụng thiết bị sẽ giúp trẻ có thói quen ngủ nghỉ tốt hơn. Tiếp xúc với màn hình quá nhiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ, có thể làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi và khó tập trung trong ngày. Bằng cách áp đặt các giới hạn, trẻ có nhiều khả năng hình thành thói quen ngủ lành mạnh hơn, tối ưu thêm chức năng nhận thức.
Tóm lại, việc đặt giới hạn thời gian sử dụng thiết bị cho trẻ không chỉ giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm ẩn về nhận thức mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho trải nghiệm học tập đa dạng, cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển nhận thức tích cực.
Bài mẫu 3
Promoting a healthy diet and regular exercise routines significantly contributes to children's overall well-being.
Receive enough nutrients
Maintain physical and mental health
Improve academic performance
Promoting a healthy diet and regular exercise routines is paramount for fostering children's overall well-being.
Firstly, a balanced diet ensures that children receive the necessary nutrients for optimal growth and development. Nutrient-rich foods like fruits, vegetables, and whole grains contribute to physical health, bolstering immune systems and fostering strong bones and muscles.
Secondly, regular exercise plays a pivotal role in maintaining a child's physical and mental health. Engaging in activities such as sports or outdoor play not only helps in preventing obesity but also enhances cardiovascular fitness and motor skills. Furthermore, physical activity stimulates the release of endorphins, promoting positive moods and reducing stress and anxiety.
Lastly, the combined effect of a nutritious diet and consistent exercise positively impacts academic performance. Studies indicate that children who adopt healthy lifestyle habits exhibit improved concentration, better cognitive function, and enhanced memory retention.
In conclusion, advocating for a wholesome lifestyle encompassing a nutritious diet and regular exercise is integral to securing the well-being of children, fostering physical health, mental resilience, and academic success.
Bản dịch:
Thúc đẩy một chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục thường xuyên là điều tối quan trọng để nuôi dưỡng sức khỏe tổng thể của trẻ.
Thứ nhất, một chế độ ăn uống cân bằng đảm bảo trẻ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển tối ưu. Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt góp phần tăng cường sức khỏe thể chất, tăng cường hệ thống miễn dịch và nuôi dưỡng xương và cơ bắp chắc khỏe.
Thứ hai, tập thể dục thường xuyên đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Tham gia các hoạt động như thể thao hay vui chơi ngoài trời không chỉ giúp ngăn ngừa béo phì mà còn tăng cường thể lực tim mạch và kỹ năng vận động. Hơn nữa, hoạt động thể chất kích thích giải phóng endorphin, thúc đẩy tâm trạng tích cực và giảm căng thẳng, lo lắng.
Cuối cùng, sự kết hợp của chế độ ăn uống dinh dưỡng và tập thể dục đều đặn sẽ tác động tích cực đến kết quả học tập. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ áp dụng thói quen lối sống lành mạnh sẽ cải thiện khả năng tập trung, chức năng nhận thức tốt hơn và tăng cường khả năng duy trì trí nhớ.
Tóm lại, áp dụng một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống bổ dưỡng và tập thể dục thường xuyên là không thể thiếu để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, bồi dưỡng sức khỏe thể chất, khả năng phục hồi tinh thần và thành công trong học tập.
Bài mẫu 4
Implementing flexible work hours enhances employee satisfaction and productivity in the workplace.
Promote diverse needs of the workforce
Improve work-life balance
Create an innovative work environment
Implementing flexible work hours is a pivotal strategy to elevate both employee satisfaction and workplace productivity.
Firstly, it acknowledges and accommodates the diverse needs of the workforce. Employees, who may have different chronotypes or personal commitments, can tailor their work schedules to align with their peak productivity hours, leading to more focused and efficient work.
Secondly, flexible work hours contribute to improved work-life balance. This accommodation fosters a positive psychological impact on employees, reducing stress and burnout. When individuals can balance professional and personal responsibilities effectively, they bring a renewed sense of dedication to their tasks, positively influencing productivity.
Finally, this approach reflects a progressive organizational culture, boosting employee morale. Feeling trusted and valued, individuals are more likely to engage actively in their roles, promoting a collaborative and innovative work environment.
As a result, the implementation of flexible work hours not only meets the individual needs of employees but also creates a more dynamic, satisfied, and ultimately, more productive workforce.
Bản dịch:
Thực hiện giờ làm việc linh hoạt là một chiến lược quan trọng để nâng cao sự hài lòng của nhân viên và năng suất làm việc.
Thứ nhất, nó thừa nhận và đáp ứng nhu cầu đa dạng của lực lượng lao động. Nhân viên, những người có thể có thời gian làm việc hoặc cam kết cá nhân khác nhau, có thể điều chỉnh lịch làm việc của mình để phù hợp khoảng thời gian làm việc có năng suất cao nhất, giúp làm việc tập trung và hiệu quả hơn.
Thứ hai, giờ làm việc linh hoạt góp phần cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Sự điều chỉnh này có tác động tâm lý tích cực đến nhân viên, giảm căng thẳng và kiệt sức. Khi các cá nhân có thể cân bằng giữa trách nhiệm nghề nghiệp và cá nhân một cách hiệu quả, họ sẽ cống hiến nhiều hơn cho nhiệm vụ của mình, và điều này ảnh hưởng tích cực đến năng suất.
Cuối cùng, cách tiếp cận này phản ánh tổ chức có văn hoá tiến bộ, muốn nâng cao tinh thần nhân viên. Cảm thấy được tin cậy và có giá trị, các cá nhân có nhiều khả năng tham gia tích cực vào vai trò của mình hơn, thúc đẩy môi trường làm việc hợp tác và đổi mới.
Do đó, việc thực hiện giờ làm việc linh hoạt không chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhân của nhân viên mà còn tạo ra lực lượng lao động năng động hơn, hài lòng hơn và cuối cùng là làm việc hiệu quả hơn.
Bài mẫu 5
Adopting eco-friendly practices at home positively impacts the environment and instills a sense of responsibility in children.
Reduce ecological footprint
Foster a sense of responsibility
Adopting eco-friendly practices at home not only contributes to a healthier environment but also imparts valuable lessons to the younger generation.
Firstly, incorporating green habits, such as recycling and reducing energy consumption, directly lessens our ecological footprint. By segregating waste and opting for energy-efficient appliances, families actively participate in preserving natural resources and minimizing pollution. These practices, when consistently applied, contribute to broader environmental conservation efforts.
Secondly, instilling eco-friendly habits in children fosters a sense of responsibility towards the planet. When youngsters witness the importance of sustainable choices, it shapes their worldview and encourages a proactive stance. Simple acts like turning off lights when not in use or using reusable items instead of disposables become ingrained in their behavior, setting the foundation for a more environmentally conscious adulthood.
In conclusion, embracing eco-friendly practices within the home has a dual impact—benefiting the environment directly and nurturing a generation who is responsible for our planet. The collective efforts of individual households can create a ripple effect, leading to a more sustainable and harmonious coexistence with nature.
Bản dịch:
Việc áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường tại nhà không chỉ góp phần tạo nên một môi trường lành mạnh hơn mà còn truyền đạt những bài học quý giá cho thế hệ trẻ.
Thứ nhất, kết hợp các thói quen xanh, chẳng hạn như tái chế và giảm tiêu thụ năng lượng, trực tiếp làm giảm dấu chân sinh thái của chúng ta. Bằng cách phân loại rác thải và lựa chọn các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các gia đình tích cực tham gia vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu ô nhiễm. Những biện pháp này, khi được áp dụng nhất quán, sẽ góp phần vào những nỗ lực bảo tồn môi trường rộng lớn hơn.
Thứ hai, việc rèn luyện thói quen thân thiện với môi trường ở trẻ em sẽ nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm đối với hành tinh này. Khi người trẻ chứng kiến tầm quan trọng của những lựa chọn bền vững, điều đó sẽ hình thành thế giới quan của các em và khuyến khích lập trường chủ động. Những hành động đơn giản như tắt đèn khi không sử dụng hoặc sử dụng những vật dụng có thể tái sử dụng thay vì đồ dùng một lần sẽ ăn sâu vào hành vi của các em, tạo nền tảng để khi lớn lên các em có ý thức hơn về môi trường.
Tóm lại, việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường tại nhà có tác động kép—trực tiếp mang lại lợi ích cho môi trường và nuôi dưỡng một thế hệ có trách nhiệm với hành tinh. Những nỗ lực chung của từng hộ gia đình có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa, dẫn đến cuộc sống bền vững và hài hòa hơn với thiên nhiên.
Bài mẫu 6
Establishing mindful eating habits in the family cultivates a positive relationship with food for children.
Be aware of food choice
Promote discussions between family members
Prevent bad eating habits
Establishing mindful eating habits within a family framework significantly contributes to fostering a positive relationship with food for children.
Firstly, mindful eating instills a sense of awareness regarding food choices and their impact on overall well-being. When children are encouraged to be present during meals, paying attention to the tastes, textures, and nutritional value of their food, they develop a deeper understanding of the connection between what they eat and how it affects their bodies.
Secondly, family meals create a supportive environment for mindful eating practices. Shared meals provide an opportunity for open discussions about food, nutrition, and the cultural significance of various dishes. When children witness positive attitudes toward food within their family, it sets a precedent for a healthy relationship with eating. Moreover, these shared experiences promote a sense of unity, strengthening familial bonds.
Lastly, establishing mindful eating habits from a young age can contribute to preventing potential issues such as overeating or developing unhealthy relationships with food. By promoting moderation, balance, and a positive outlook on various food items, children are less likely to engage in unhealthy eating habits.
Cultivating mindful eating habits within the family not only nourishes the body but also nourishes a positive relationship with food for children. This approach empowers them to make informed choices, fosters family unity, and guards against potential issues related to food and body image.
Bản dịch:
Việc thiết lập thói quen ăn uống có ý thức trong khuôn khổ gia đình góp phần đáng kể vào việc nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực với thực phẩm cho trẻ.
Thứ nhất, ăn uống có ý thức giúp trẻ biết lựa chọn thực phẩm và hiểu tác động của chúng đối với sức khỏe tổng thể. Khi trẻ được khuyến khích có mặt trong bữa ăn, chú ý đến mùi vị, kết cấu và giá trị dinh dưỡng của thức ăn, các em sẽ hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa những gì đang ăn và nó ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào.
Thứ hai, bữa ăn gia đình tạo ra môi trường hỗ trợ cho việc thực hành ăn uống có ý thức. Bữa ăn chung tạo cơ hội cho các cuộc thảo luận cởi mở về thực phẩm, dinh dưỡng và ý nghĩa văn hóa của các món ăn khác nhau. Khi trẻ có thái độ tích cực đối với thức ăn trong gia đình mình, điều đó sẽ tạo tiền lệ cho mối quan hệ lành mạnh với việc ăn uống. Hơn nữa, những kinh nghiệm này còn thúc đẩy cảm giác đoàn kết, củng cố mối quan hệ gia đình.
Cuối cùng, việc thiết lập thói quen ăn uống có ý thức từ khi còn nhỏ có thể góp phần ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn như ăn quá nhiều hoặc phát triển mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm. Bằng cách thúc đẩy sự điều độ, cân bằng và cái nhìn tích cực về các loại thực phẩm khác nhau, trẻ em ít có khả năng sa đà vào các thói quen ăn uống không lành mạnh.
Việc rèn luyện thói quen ăn uống có ý thức trong gia đình không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mà còn nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực với thức ăn. Cách tiếp cận này trao quyền cho trẻ, để các em đưa ra những lựa chọn sáng suốt, thúc đẩy sự đoàn kết trong gia đình và bảo vệ trẻ khỏi các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến thực phẩm.
Bài mẫu 7
Encouraging studying abroad opens up diverse educational opportunities and enriches a student's global perspective.
Enrich learning experience
Promote language proficiency
Promote personal growth
Encouraging students to study abroad is a pivotal step towards broadening educational horizons and fostering a global mindset.
Firstly, studying in foreign countries exposes students to diverse academic methodologies and cultural perspectives, providing an enriching learning experience. Interacting with international faculty and peers enhances their adaptability and critical thinking skills, essential in navigating today's interconnected world.
Secondly, studying abroad promotes language proficiency. Immersed in an environment where the language is spoken daily, students develop a practical command of a second language. This linguistic competency not only facilitates communication but also opens doors to global job markets.
Lastly, cultural immersion sparks personal growth. Experiencing different traditions and lifestyles encourages students to embrace diversity and cultivate empathy. These qualities are invaluable in an era where collaboration across borders is crucial.
In short, encouraging students to study abroad is an investment in creating well-rounded individuals equipped to thrive in our interconnected global community.
Bản dịch:
Khuyến khích học sinh đi du học là một bước quan trọng hướng tới việc mở rộng tầm nhìn giáo dục và thúc đẩy tư duy toàn cầu.
Thứ nhất, học tập ở nước ngoài giúp sinh viên tiếp cận với các phương pháp học thuật và quan điểm văn hóa đa dạng, mang lại trải nghiệm học tập phong phú. Tương tác với giảng viên quốc tế và các đồng nghiệp giúp nâng cao khả năng thích ứng và kỹ năng tư duy phê phán của họ, điều cần thiết trong việc làm chủ thế giới kết nối ngày nay.
Thứ hai, du học giúp nâng cao trình độ ngôn ngữ. Đắm mình trong môi trường sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, học sinh sẽ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ hai một cách thực tế. Năng lực ngôn ngữ này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp mà còn mở ra cánh cửa cho thị trường việc làm toàn cầu.
Cuối cùng, sự hòa nhập văn hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Trải nghiệm những truyền thống và lối sống khác nhau khuyến khích học sinh đón nhận sự đa dạng và trau dồi sự đồng cảm. Những phẩm chất này là vô giá trong thời đại mà sự hợp tác xuyên biên giới là rất quan trọng.
Nói tóm lại, khuyến khích sinh viên đi du học là một khoản đầu tư nhằm giúp cá nhân trở nên toàn diện và được trang bị tốt để phát triển trong cộng đồng toàn cầu kết nối của chúng ta.
Bài mẫu 8
Promoting the use of public transport reduces traffic congestion and contributes to a cleaner, sustainable urban environment.
Reduce traffic jam
Promote environmental sustainability
Improve community well-being
Promoting the use of public transport is integral to alleviating traffic congestion and fostering a cleaner, sustainable urban environment.
Firstly, efficient public transportation systems can significantly reduce the number of private vehicles on the road, thereby easing traffic congestion. As more individuals opt for buses, trains, or subways, the overall vehicular density decreases, leading to smoother traffic flow and reduced travel times.
Secondly, embracing public transport aligns with environmental sustainability goals. Traditional modes of transportation, especially individual cars, contribute substantially to air pollution and carbon emissions. Public transport, on the other hand, often involves more energy-efficient vehicles, reducing the overall ecological footprint of urban commuting.
Lastly, a well-utilized public transport system promotes community well-being by fostering a sense of shared responsibility. Citizens become more aware of the collective impact of their transportation choices, encouraging a shift towards sustainable options.
In conclusion, advocating for public transport is a multifaceted approach that not only tackles traffic congestion but also contributes significantly to a cleaner and more sustainable urban environment.
Bản dịch:
Thúc đẩy việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng là điều không thể thiếu để giảm bớt tắc nghẽn giao thông và thúc đẩy môi trường đô thị sạch hơn, bền vững hơn.
Thứ nhất, hệ thống giao thông công cộng hiệu quả có thể giảm đáng kể số lượng phương tiện cá nhân trên đường, từ đó giảm bớt tắc nghẽn giao thông. Khi nhiều người lựa chọn xe buýt, xe lửa hoặc tàu điện ngầm, mật độ phương tiện tổng thể sẽ giảm, dẫn đến luồng giao thông thông suốt hơn và giảm thời gian di chuyển.
Thứ hai, sử dụng phương tiện giao thông công cộng phù hợp với mục tiêu bền vững về môi trường. Các phương thức vận tải truyền thống, đặc biệt là ô tô cá nhân, góp phần đáng kể vào ô nhiễm không khí và lượng khí thải carbon. Mặt khác, giao thông công cộng thường sử dụng các phương tiện tiết kiệm năng lượng hơn, làm giảm dấu chân sinh thái tổng thể của việc di chuyển.
Cuối cùng, một hệ thống giao thông công cộng được sử dụng tốt sẽ thúc đẩy sự thịnh vượng của cộng đồng bằng cách nuôi dưỡng ý thức về trách nhiệm chung. Khi người dân nhận thức rõ hơn về tác động của việc sử dụng phương tiện công cộng, họ sẽ có hướng đến các lựa chọn bền vững hơn.
Tóm lại, ủng hộ giao thông công cộng là một cách tiếp cận nhiều mặt, không chỉ giải quyết tắc nghẽn giao thông mà còn góp phần đáng kể vào một môi trường đô thị sạch hơn và bền vững hơn.
Tổng kết
Bài viết trên đây đã giới thiệu cụ thể về phương pháp làm bài VSTEP Speaking Part 3 và các lưu ý để tránh mắc lỗi, đạt điểm cao ở phần thi này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến VSTEP hay các chứng chỉ tiếng Anh khác, người học có thể để lại thắc mắc trên diễn đàn ZIM Helper để được giải đáp.
Nguồn tham khảo
VSTEP LÀ GÌ? - CLA - BKHN. CLA. (2022, August 24). https://cla.hust.edu.vn/vstep/vstep-la-gi/
Tham khảo thêm khóa học luyện thi VSTEP tại ZIM, giúp học viên có lộ trình học tập phù hợp với từng trình độ và mục tiêu cụ thể, đạt được điểm số VSTEP mong muốn.
Bình luận - Hỏi đáp