IELTS Writing Task 2 Band Descriptors & cách cải thiện điểm từng tiêu chí

Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến người học về 4 tiêu chí chấm điểm trong IELTS Writing Task 2 Band Descriptors và hướng dẫn người học cách để đạt điểm cao ở các tiêu chí đó.
ielts writing task 2 band descriptors cach cai thien diem tung tieu chi

Để chuẩn bị thật tốt cho bài thi IELTS, cụ thể là IELTS Writing, việc xác định band điểm mình mong muốn trước khi bắt tay vào ôn luyện là điều hết sức cần thiết. Bởi khi xác định được mục tiêu, thí sinh có thể xây dựng hoặc đăng ký khóa học với lộ trình phù hợp, đồng thời chọn được những tài liệu luyện tập chất lượng để phục vụ việc ôn tập.

IELTS Writing Band Descriptors là gì?

IELTS Writing Band Descriptors là bảng miêu tả tiêu chí đánh giá từng thang điểm của phần thi viết trong IELTS, do hội đồng thi IELTS cung cấp để làm tiêu chí đánh giá chấm điểm kỹ năng viết.

Các tiêu chí chấm điểm IELTS Writing Task 2 gồm:

  • Task Response (Mức độ đáp ứng các yêu cầu của đề bài)

  •  Coherence and Cohesion (Độ mạch lạc của bài viết)

  •  Lexical Resource (Nguồn từ vựng)

  •  Grammatical Range and Accuracy (Chính xác về ngữ pháp)

4 tiêu chí chấm điểm IELTS Writing Task 2

Task Response

Mục tiêu của tiêu chí Task Response

Task Response là tiêu chí chủ yếu dùng để đánh giá bài viết của thí sinh dựa trên mức độ đáp ứng các yêu cầu của đề bài (thí sinh có bị lạc đề hay không, có trả lời được các câu hỏi của đề bài hay không).

Cách để đạt điểm cao ở tiêu chí Task Response

Sau khi đọc đề bài IELTS Writing Task 2, người học nên tập cho mình thói quen gồm 2 bước sau:

Bước 1: Xác định rõ tất cả các yếu tố được nhắc đến trong đề bài, bao gồm:

  • Yêu cầu của bài (lệnh đề)

  • Chủ đề của bài

  • Các đối tượng xuất hiện trong bài

Bước 2: Viết bài sao cho đáp ứng được yêu cầu của bài, đúng chủ đề và đề cập đến những đối tượng xuất hiện ở đề bài.

Ví dụ:

Đề bài: Some people who have been in prison become good citizens later, and it is often argued that these are the best people to talk to teenagers about the dangers of committing a crime. To what extent do you agree or disagree? 

(Một số tù nhân sau này hoàn lương trở thành những công dân tốt, và người ta cho rằng những cựu tù nhân là những người phù hợp nhất để chia sẻ với trẻ vị thành niên về sự nguy hiểm của việc phạm pháp. Bạn đồng tình hay không đồng tình với quan điểm này?)

Bước 1: Xác định rõ tất cả các yếu tố được nhắc đến trong đề bài.

  • Yêu cầu của bài: Nêu quan điểm của bản thân: đồng ý hay không đồng ý

  • Chủ đề của bài: cựu tù nhân chia sẻ với trẻ vị thành niên về sự nguy hiểm của việc phạm pháp

  • Các đối tượng xuất hiện trong bài: cựu tù nhân, trẻ vị thành niên, sự nguy hiểm của việc phạm pháp

Bước 2: Viết bài sao cho đáp ứng được yêu cầu của bài, đúng chủ đề và đề cập đến những đối tượng xuất hiện ở đề bài.

Trong bài viết, thí sinh cần nêu rõ và giải thích quan điểm của mình về chủ đề để cựu tù nhân chia sẻ với trẻ vị thành niên về sự nguy hiểm của việc phạm pháp.

Nếu thí sinh đi sâu phân tích chủ đề mà không nêu rõ quan điểm của bản thân ở đầu và cuối bài, hoặc thí sinh nói lan sang đối tượng tù nhân đang trong thời gian giam giữ thì tức là bài viết chưa đáp ứng được yêu cầu của bài.

Coherence and Cohesion

Mục tiêu của tiêu chí Coherence and Cohesion

  • Coherence (tính mạch lạc) là tiêu chí đánh giá mức độ rõ ràng mà thông tin trong bài viết được truyền đạt đến người đọc. Nói cách khác, nếu người đọc hiểu rõ đoạn văn đang nói về cái gì (về người, vật, sự kiện,...) tức là đoạn văn đó thỏa mãn được tiêu chí Coherence.

  • Cohesion (tính liên kết) là tiêu chí đánh giá mức độ chặt chẽ trong mối quan hệ về nghĩa giữa các câu trong bài viết. Một tập hợp đơn thuần của các câu riêng lẻ là chưa đủ để tạo nên một văn bản có nghĩa. Giữa các câu đòi hỏi phải có một yếu tố đóng vai trò kết dính với nhau. Yếu tố đó được gọi là tính liên kết.

Cách để đạt điểm cao ở tiêu chí Coherence and Cohesion

Để đảm bảo tính Coherence (tính mạch lạc), thí sinh cần xây dựng bài văn thỏa mãn được các yêu cầu sau:

1. Ở cấp độ tổng thể bài viết: có bố cục hợp lý giữa các đoạn văn để thông điệp chính của bài được truyền đạt một cách hiệu quả

Ví dụ: dàn bài bài luận band 9.0 của thầy Simon – cựu giám khảo IELTS, viết để trình bày luận điểm “Ex-prisoners are the best people to talk to teenagers about the dangers of committing a crime”.

Cách để đạt điểm cao ở tiêu chí Coherence and Cohesion

Ta thấy:

  • Đoạn mở bài nêu rõ luận điểm của bài viết.

  • Chủ đề của bài viết được làm sáng tỏ bởi 2 luận cứ chính - 2 đoạn thân bài.

    • Đoạn thân bài 1: phân tích lý do vì sao “các thanh thiếu niên sẽ dễ bị thuyết phục bởi những người chia sẻ từ kinh nghiệm”.

    • Đoạn thân bài 2: phân tích lý do vì sao “những cách thức khác sẽ không hiệu quả bằng việc cựu tù nhân tự chia sẻ”.


      → Đoạn thân bài 1 sẽ hỗ trợ cho đoạn thân bài 2, nếu đặt đoạn thân bài 2 lên trước thì sẽ không có đủ cơ sở để so sánh và rút ra kết luận là “không hiệu quả bằng”.

  • Đoạn kết bài khẳng định lại quan điểm của tác giả về luận điểm của bài viết.

2. Ở cấp độ đoạn văn: có câu chủ đề (Topic Sentence - TS) ở mỗi đoạn làm rõ chủ đề chính của bài. Các câu văn trong đoạn (Supporting Sentence - S) được sắp xếp hợp lý để phát triển luận điểm đó.

Ví dụ: Đoạn thân bài 1 do Thầy Simon triển khai:

In my opinion, teenagers are more likely to accept advice from someone who can speak from experience. Reformed offenders can tell young people about how they became involved in crime, the dangers of a criminal lifestyle, and what life in prison is really like. They can also dispel any ideas that teenagers may have about criminals leading glamorous lives. While adolescents are often indifferent to the guidance given by older people, I imagine that most of them would be extremely keen to hear the stories of an ex¬offender. The vivid and perhaps shocking nature of these stories is likely to have a powerful impact.

Phân tích đoạn văn:

  • Có luận điểm chính là “teenagers are more likely to accept advice from someone who can speak from experience” (thiếu niên có xu hướng chấp nhận lời khuyên từ những người chia sẻ từ kinh nghiệm) để làm rõ chủ đề bài viết Ex-prisoners are the best people to talk to teenagers about the dangers of committing a crime”.

  • Có 2 luận cứ để phát triển luận điểm chính: 

    • They can also dispel any ideas that teenagers may have about criminals leading glamorous lives

    • The vivid and perhaps shocking nature of these stories is likely to have a powerful impact.


      → Hai luận cứ này đều theo sau tiền đề “Reformed offenders can tell young people about how they became involved in crime, the dangers of a criminal lifestyle, and what life in prison is really like.” (Những phạm nhân đã hoàn lương có thể kể cho người trẻ những câu chuyện về con đường dẫn họ tới việc phạm pháp, sự nguy hiểm của lối sống phạm pháp và cuộc sống trong tù sẽ như thế nào). Nếu như không có câu tiền đề này, các luận cứ sẽ không có căn cứ để khẳng định và không thuyết phục với người đọc. 

3. Ở cấp độ câu văn: Mỗi câu cần có một vai trò cụ thể trong việc diễn đạt ý của đoạn (câu ví dụ, câu tiền đề, câu kết luận,…). Vị trí của các vế trong câu, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng cần được lựa chọn hợp lý để phù hợp với vai trò này.

Ví dụ:

  • While adolescents are often indifferent to the guidance given by older people, I imagine that most of them would be extremely keen to hear the stories of an ex¬offender.
    → Dạng chủ động (active voice) được sử dụng trong câu đầu để cho thấy ý kiến đưa ra là của tác giả, mang hàm ý tự tin và khẳng định.

  • It is assumed that most of them would be extremely keen to hear the stories of an ex-offender, although adolescents are often indifferent to the guidance given by older people.
    → Dạng bị động (passive voice) trái lại làm mất đi sự chắc chắn này vì chủ ngữ không còn là đại từ “I” mà là chủ ngữ giả “It”.

Để gia tăng độ liên kết (Cohesion) cho bài viết, thí sinh có thể sử dụng các phương thức sau:

1. Dùng liên từ (Conjunctions)

Sử dụng liên từ một cách hiệu quả và tự nhiên để kết nối các ý trong câu, các câu trong đoạn, giúp bài văn trở nên mượt mà, đồng thời làm nổi bật được mối liên hệ của chúng (quan hệ nguyên nhân - kết quả, quan hệ tương đồng - tương phản, quan hệ bổ sung,...)

Ví dụ, các liên từ thể hiện mối quan hệ:

  • Nguyên nhân - kết quả: Because, due to, as a result, so, therefore,...

  • Tương đồng - tương phản: Likewise, also, although, despite, however, but,...

  • Bổ sung: In addition, additionally, moreover, furthermore,...

2. Tham chiếu (Reference)

Tham chiếu là phương thức sử dụng một từ hoặc cụm từ để chỉ một thành phần đã được nhắc tới ở trước đó (tham chiếu phía trước), hoặc gợi ý những đối tượng sắp được nhắc đến ở phía sau (tham chiếu phía sau). Phương thức này được sử dụng để tránh lỗi lặp từ.

Ví dụ:

Timely measures should be taken to prevent the foreseeable extinction of some animal species. They can be reducing carbon footprint, protecting natural habitats, and increasing awareness about the importance of biodiversity.

They ở đây đang đề cập đến Timely measures đã xuất hiện trước đó.

3. Thay thế (Substitution) 

4. Lược bỏ (Ellipsis)

5. Liên kết ngữ vựng (Lexical Cohesion)

Lexical Resource

Mục tiêu của tiêu chí Lexical Resource

Lexical resource là tiêu chí đánh giá phạm vi của từ vựng mà thí sinh sử dụng để có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều chủ đề khác nhau.

Cách để đạt điểm cao ở tiêu chí Lexical Resource

Nhìn chung, phạm vi của từ vựng càng rộng hoặc cách diễn đạt càng chính xác và phù hợp với ngữ cảnh, thí sinh có thể nhận được điểm số cao hơn.

Phân tích sâu hơn, để ghi điểm cao ở tiêu chí này, thí sinh cần đảm bảo được:

1. Độ đa dạng (range of vocabulary): sử dụng synonym để tránh lỗi lặp từ.

Ví dụ: The dish is good. → The dish is mouth-watering.

2. Độ linh hoạt và chính xác (flexibility and precision): sử dụng từ vựng với nét nghĩa cụ thể, tránh lỗi chính tả, lỗi từ loại của từ, lỗi dùng từ không chuẩn trong ngữ cảnh.

Ví dụ so sánh:

  • Ví dụ 1: The result of this survey is not reliable. Only some people agreed to attend, and some of them were even ineligible. (Kết quả của cuộc khảo sát này không quá tin cậy. Chỉ có một số người đồng ý tham gia, và một số trong số đó thậm chí còn không đủ điều kiện tham gia.)
    → Hạn định từ ‘some’ khiến người nghe nghi ngờ độ chính xác của ‘kết quả của cuộc khảo sát’.

  • Ví dụ 2: The result of this survey is not reliable. Only few people agreed to attend, and many of them were even ineligible. (Kết quả của cuộc khảo sát này không quá tin cậy. Chỉ có rất ít người đồng ý tham gia, và rất nhiều trong số đó thậm chí còn không đủ điều kiện tham gia.)
    → So với ví dụ bên trên, ví dụ thứ hai truyền đạt nội dung cụ thể và chính xác hơn với hai hạn định từ có sắc thái ít – nhiều rõ ràng là ‘few’ và ‘many’.

3. Mức độ sử dụng từ vựng ít phổ biến: có thể là một từ cao cấp ít dùng, hoặc là nét nghĩa ít phổ biến của một từ thường dùng

Ví dụ:

  • House (n) ngôi nhà → Common words

  • House (v) cung cấp chỗ ở → Less common words => sử dụng ‘house’ với vai trò là động từ trong câu sẽ giúp người học tạo được ấn tượng tốt với giám khảo.

4. Văn phong (style): văn phong phải trang trọng (formal), hạn chế tối đa sử dụng ngôn ngữ thông tục (informal language) như idioms, phrasal verbs, slangs,...

Grammatical Range and Accuracy

Mục tiêu của tiêu chí Grammatical Range and Accuracy

  • Range (độ đa dạng) dùng để đánh giá mức độ kết hợp và sử dụng đa dạng cấu trúc đơn giản với cấu trúc phức tạp của thí sinh. 

  • Accuracy (độ chính xác) đánh giá việc sử dụng thành phần và cấu trúc ngữ pháp một cách chính xác.

Bên cạnh đó, trong quá trình viết bài, người học vẫn phải đảm bảo sự dễ hiểu và hiệu quả truyền đạt khi sử dụng ngữ pháp phức và phức tạp.

Cách để đạt điểm cao ở tiêu chí Grammatical Range and Accuracy

Để tăng điểm Grammatical Range and Accuracy, người học cần:

1. Kết hợp sử dụng cấu trúc đơn giản và cấu trúc phức tạp.

Ví dụ:

In conclusion, both the Internet and students should be the culprits behind the degraded quality of students’ assignments. While the Internet may supply learners with unreliable information and indirectly encourage them to plagiarize, it is students who take responsibility for not scrutinizing information resources and intentionally engaging in plagiarism.

(Tóm lại, cả Internet và bản thân học sinh đều có thể coi là thủ phạm đằng sau sự suy giảm trong chất lượng làm bài tập của học sinh. Trong khi Internet cung cấp cho người học những thông tin không đáng tin cậy và gián tiếp khuyến khích chúng đạo văn, thì chính học sinh lại là người nên chịu trách nhiệm cho việc không xem xét kỹ thông tin trước khi làm bài và cố tình thực hiện hành vi đạo văn trong khi làm bài.)

Phân tích:

  • Câu đơn: In conclusion, both the Internet and students should be the culprits behind the degraded quality of students’ assignments.

  • Câu phức: While the Internet may supply learners with unreliable information and indirectly encourage them to plagiarize, it is students who take responsibility for not scrutinizing information resources and intentionally engaging in plagiarism.

Trong đó, mệnh đề thứ 2 của câu phức sử dụng cấu trúc câu chẻ: it is students who take responsibility for not scrutinizing information resources and intentionally engaging in plagiarism.

2. Gia tăng sử dụng các hình thái ngữ pháp phức tạp: Câu phức (Complex sentence), Câu ghép (Compound sentence), Câu phức-ghép (Complex-Compound sentence).

Ví dụ:

  • Câu phức: Although adolescents are often indifferent to the guidance given by older people, most of them will definitely love the stories of an ex-offender. (Mặc dù bọn trẻ thường thờ ơ với những lời chỉ giáo của người lớn, hầu hết bọn chúng chắc chắn sẽ thích nghe câu chuyện của một cựu tội phạm)

  • Câu ghép: The internet can be harmful to young children, but it makes people’s lives so much easier. When people use public transports, the number of private vehicles will decrease, so the amount of vehicle emissions can be reduced. (Khi người ta sử dụng phương tiện công cộng, số lượng phương tiện cá nhân sẽ giảm xuống, do đó đến lượng khí thải xe cộ cũng giảm theo.)

  • Câu phức-ghép: When people use public transports, the number of private vehicles will decrease, so the amount of vehicle emissions can be reduced. (Khi người ta sử dụng phương tiện công cộng, số lượng phương tiện cá nhân sẽ giảm xuống, do đó đến lượng khí thải xe cộ cũng giảm theo.)

3. Sử dụng đúng cấu trúc ngữ pháp.

Ví dụ:

  • Cấu trúc đúng:

    • Although + clause, clause

    • Because + clause, clause

  • Cấu trúc SAI:

    • Although + clause, but clause

    • Because + clause, so clause

4. Sử dụng đúng dấu câu.

Ví dụ:

  • Câu đúng: The number of private vehicles will decrease. Therefore, the amount of vehicle emissions can be reduced.
    Hoặc: The number of private vehicles will decrease; therefore, the amount of vehicle emissions can be reduced.

  • Câu SAI: The number of private vehicles will decrease, therefore, the amount of vehicle emissions can be reduced.

Chi tiết IELTS Writing Task 2 Band Descriptors theo từng thang điểm

Sau đây là IELTS Writing Task 2 Band Descriptors do hội đồng thi IELTS cung cấp để làm tiêu chí đánh giá chấm điểm cho từng thang điểm ở kỹ năng viết Writing Task 2.

Task Response

Band

Task response

9

▪ thực hiện đầy đủ các yêu cầu của đề

▪ trình bày rõ ràng quan điểm của người viết về chủ đề bằng hệ thống ý tưởng liên quan, mở rộng và hỗ trợ làm rõ chủ đề

8

▪ thực hiện vừa đủ các yêu cầu của đề

▪ có hệ thống ý tưởng liên quan, mở rộng và hỗ trợ làm rõ chủ đề

7

▪ đáp ứng tất cả các yêu cầu của đề bài 

▪ thể hiện quan điểm rõ ràng trong suốt bài viết

▪ trình bày, mở rộng và hỗ trợ các ý chính, nhưng có xu hướng mắc lỗi khái quát hóa quá mức và/hoặc các ý tưởng hỗ trợ có thể thiếu tập trung

6

▪ đáp ứng tất cả các yêu cầu của đề bài mặc dù một số phần có thể được triển khai đầy đủ hơn những phần khác 

▪ trình bày quan điểm liên quan đến chủ đề dù các kết luận có thể không rõ ràng hoặc lặp đi lặp lại 

▪ trình bày các ý chính liên quan nhưng một số có thể không được triển khai đủ sâu/không rõ ràng

5

▪ chỉ đáp ứng một phần yêu cầu đề bài; định dạng bài viết có thể không phù hợp ở một vài chỗ

▪ thể hiện được quan điểm của người viết nhưng cách phát triển bài không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể không có rút ra được kết luận. 

▪ trình bày một số ý chính nhưng rất hạn chế và không phát triển đầy đủ; có thể chứa những chi tiết không liên quan

4

▪ chỉ đáp ứng yêu cầu của đề bài một cách tối thiểu hoặc bị lạc đề/xa đề; định dạng bài viết có thể không phù hợp 

▪ có trình bày quan điểm nhưng không rõ ràng

▪ trình bày được một số ý chính nhưng không rõ ràng, khó xác định và có thể lặp đi lặp lại, không liên quan hoặc không được hỗ trợ tốt

3

▪ không thể hiện rõ ràng quan điểm của người viết

▪ trình bày rất ít ý tưởng, phần lớn trong số đó không được phát triển hoặc không liên quan đến chủ đề

2

▪ hầu như không đáp ứng được yêu cầu của đề bài 

▪ không thể hiện được quan điểm của người viết

▪ có cố gắng trình bày một hoặc hai ý tưởng nhưng không biết cách phát triển những ý tưởng đó

1

▪ bài viết là hoàn toàn không liên quan đến yêu cầu của đề bài

0

▪ không viết bài

▪ không cố gắng thực hiện yêu cầu của đề bài theo bất kỳ cách nào 

▪ viết theo bài mẫu một cách hoàn toàn thuộc lòng

Nghiên cứu thêm về tiêu chí Task Response trong IELTS Writing Task 2 Band Descriptors

Coherence and Cohesion

Band

Coherence and Cohesion

9

▪ sử dụng các công cụ liên kết một cách mượt mà và không gây ra sự chú ý 

▪ chia đoạn văn một cách khéo léo (mỗi đoạn tập trung giải quyết một yêu cầu/khía cạnh cụ thể, trình bày đoạn văn một cách dễ nhìn)

8

▪ sắp xếp trình tự thông tin và ý tưởng một cách logic 

▪ quản lý tốt tất cả các khía cạnh của sự gắn kết 

▪ chia đoạn văn một cách hợp lý 

7

▪ tổ chức thông tin và ý tưởng một cách logic; bài văn thể hiện được luận điểm trung tâm của bài một cách xuyên suốt (từ mở bài đến kết bài)

sử dụng một loạt các công cụ liên kết một cách phù hợp mặc dù có đôi chỗ chưa tận dụng hoặc lạm dụng

▪ trong mỗi đoạn văn trình bày rõ một chủ đề trọng tâm 

6

▪ tổ chức thông tin và ý tưởng một cách mạch lạc; bài văn nhìn chung thể hiện được luận điểm trung tâm của bài một cách xuyên suốt (từ mở bài đến kết bài)

▪ có sử dụng các công cụ liên kết một cách hiệu quả nhưng tính liên kết trong và/hoặc giữa các câu có thể sai hoặc là máy móc

▪ chưa có sự ổn định trong việc dùng phép dẫn chiếu một cách rõ ràng và hợp lý

5

▪ có sắp xếp thông tin và ý tưởng; tuy nhiên bài văn chưa thể hiện được luận điểm trung tâm của bài một cách xuyên suốt (từ mở bài đến kết bài)

▪ các công cụ liên kết bị sử dụng một cách không phù hợp, không chính xác hoặc lạm dụng 

▪ có thể bị lặp từ do thiếu sử dụng phép dẫn chiếu và phép thay thế 

▪ các thông tin và ý tưởng có thể không viết được dưới dạng đoạn văn hoàn chỉnh 

4

▪ trình bày được thông tin và ý tưởng nhưng không sắp xếp chúng một cách mạch lạc và không thể hiện được luận điểm trung tâm của bài một cách xuyên suốt

▪ sử dụng các công cụ liên kết đơn giản nhưng có thể không chính xác hoặc bị lặp từ

▪ các thông tin và ý tưởng có thể không viết được dưới dạng đoạn văn hoàn chỉnh 

3

▪ có thể sử dụng rất ít các công cụ liên kết đơn và nếu sử dụng được thì những công cụ đó không tạo được mối quan hệ logic giữa các ý tưởng

2

▪ hầu như không sắp xếp được ý tưởng cho bài viết

1

▪ không thể hiện được ý tưởng nào

0

▪ không viết bài

▪ không cố gắng thực hiện yêu cầu của đề bài theo bất kỳ cách nào 

▪ viết theo bài mẫu một cách hoàn toàn thuộc lòng

Nghiên cứu thêm về tiêu chí Coherence and Cohesion trong IELTS Writing Band Descriptors

Lexical Resource

Band

Lexical Resource

9

▪ sử dụng lượng từ vựng lớn một cách tự nhiên và biết cách sử dụng các từ vựng phức tạp 

▪ hiếm mắc lỗi dùng từ, nếu mắc lỗi thì thường là vì “lỡ” miệng

8

▪ sử dụng lượng từ vựng lớn

▪ truyền đạt ý nghĩa một cách súc tích, linh hoạt và trôi chảy

▪ sử dụng các từ vựng ít phổ biến một cách khéo léo nhưng đôi khi có thể mắc lỗi trong việc lựa chọn từ ngữ hoặc sử dụng collocation

▪ mắc một số lỗi về phát âm hoặc cấu tạo từ

7

▪ sử dụng lượng từ vựng để tạo sự linh hoạt và chính xác. 

▪ sử dụng các từ vựng ít phổ biến hơn nhưng đôi khi có thể mắc lỗi trong việc lựa chọn từ ngữ, chính tả và / hoặc cấu tạo từ.

6

▪ sử dụng lượng từ vựng vừa đủ để đáp ứng yêu cầu đề bài.

▪ có cố gắng sử dụng những từ vựng ít phổ biến hơn nhưng không có độ chính xác. 

▪ vẫn mắc một số lỗi về chính tả và /hoặc về cấu tạo từ, nhưng chúng không gây cản trở.

5

▪ sử dụng một lượng từ vựng hạn chế, nhưng đủ để đáp ứng yêu cầu đề bài. 

▪ có thể mắc các lỗi chính tả và / hoặc trong cách cấu tạo từ gây ra một số khó khăn cho người đọc.

4

▪ sử dụng từ vựng cơ bản và những từ này có thể được sử dụng lặp đi lặp lại hoặc có thể không phù hợp với yêu cầu đề bài.

▪ chưa kiểm soát được sự cấu tạo từ và/hoặc chính tả. 

▪ những lỗi sai sẽ gây khó hiểu cho người đọc. 

3

▪ chỉ sử dụng rất ít từ vựng và gần như không điều khiển được cách phát âm và không biết chọn cấu tạo từ

▪ những lỗi sai có thể bóp méo nghiêm trọng thông điệp muốn truyền tải

2

▪ chỉ sử dụng cực kỳ ít từ vựng

▪ không điều khiển được cách phát âm và không biết chọn cấu tạo từ

1

▪ chỉ sử dụng được 1 vài từ đơn lẻ

0

▪ không viết bài

▪ không cố gắng thực hiện yêu cầu của đề bài theo bất kỳ cách nào 

▪ viết theo bài mẫu một cách hoàn toàn thuộc lòng

Nghiên cứu thêm về tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Writing Task 2 Band Descriptors

Grammatical Range and Accuracy

Band

Grammatical Range and Accuracy

9

▪ sử dụng lượng lớn cấu trúc một cách tự nhiên và chính xác

▪ hiếm mắc lỗi ngữ pháp, nếu mắc lỗi thì thường là vì “lỡ” miệng

8

▪ sử dụng lượng lớn cấu trúc 

▪ hầu hết các câu văn đều không mắc lỗi

▪ rất ít khi mắc lỗi hoặc sử dụng cấu trúc không phù hợp

7

▪ sử dụng đa dạng cấu trúc phức tạp

▪ hầu hết các câu văn đều không mắc lỗi

▪ sử dụng đúng ngữ pháp và dấu câu nhưng có thể mắc một vài lỗi

6

▪ kết hợp sử dụng cấu trúc đơn giản và phức tạp

▪ mắc một vài lỗi về ngữ pháp và dấu câu nhưng không ảnh hưởng tới truyền đạt thông tin

5

▪ chỉ sử dụng được một lượng hạn chế các cấu trúc

▪ có cố gắng sử dụng các câu phức tạp nhưng thường những câu này sẽ không chính xác bằng các cấu trúc câu đơn

▪ thường xuyên mắc lỗi ngữ pháp và dấu câu

▪ các lỗi này có thể gây ra khó khăn cho người đọc

4

▪ chỉ sử dụng được một lượng rất hạn chế các cấu trúc và hiếm khi sử dụng được mệnh đề phụ thuộc

▪ một số cấu trúc được sử dụng đúng tuy nhiên thường xuyên sai ngữ pháp và dấu câu

3

▪ có nỗ lực viết câu hoàn chỉnh nhưng lỗi sai ngữ pháp và dấu câu khiến thông điệp bị bóp méo

2

▪ không thể viết thành câu ngoại trừ những câu đã học thuộc lòng từ trước

1

▪ hoàn toàn không thể viết thành câu

0

▪ không viết bài

▪ không cố gắng thực hiện yêu cầu của đề bài theo bất kỳ cách nào 

▪ viết theo bài mẫu một cách hoàn toàn thuộc lòng

Nghiên cứu thêm về tiêu chí Grammatical Range and Accuracy trong IELTS Writing Band Descriptors

Tổng kết

Bài viết đã cung cấp cho người học về những tiêu chí đánh giá phần thi IELTS Writing Task 2 Band Descriptors với từng thang điểm cụ thể. Hy vọng qua bài viết, thí sinh sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu hơn về các tiêu chí này, từ đó biết bản thân đang cần đẩy mạnh ưu điểm và khắc phục điểm hạn chế nào trong kỹ năng viết, từ đó có lộ trình và cách ôn luyện thích hợp cho bài thi IELTS sắp tới.

Lộ trình ôn luyện IELTS cụ thể và hiệu quả là yếu tố then chốt giúp người học đạt được điểm cao. Học thử khóa học luyện thi IELTS tại ZIM để trải nghiệm hôm nay.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (4 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu