Banner background

Các cấu trúc câu nhấn mạnh trong IELTS Speaking

Giới thiệu thêm tới độc giả những cấu trúc câu nhấn mạnh được phát triển từ cấu trúc câu cơ bản giúp phát triển câu trả lời IELTS Speaking
cac cau truc cau nhan manh trong ielts speaking

Trong bài viết này, tác giả muốn giới thiệu thêm tới độc giả những cấu trúc câu nhấn mạnh được phát triển từ cấu trúc câu cơ bản trong bài viết Các cấu trúc câu phổ biến trong IELTS Writing Task 2. Cụ thể, khi người nói muốn nhấn mạnh một thành phần trong câu, vị trí các thành phần trong câu sẽ được thay đổi theo cấu trúc mới, với những thành phần cần được nhấn mạnh sẽ đưa lên đầu câu và theo sau là cách thành phần còn lại. Tuy nhiên, với mỗi kiểu câu nhấn mạnh khác nhau, người viết sẽ phải thay đổi cấu trúc và thêm vào một vài thành phần nhất định để câu mang ý nghĩa nhấn mạnh khác nhau.

Cấu trúc câu đảo ngữ (Inversion)

Cấu trúc đảo ngữ (Inversion) là trường hợp các phó từ – các từ dùng để bổ sung ý  nghĩa trong câu – không đứng ở vị trí bình thường của nó mà được đảo lên đứng ở đầu câu, nhằm nhấn mạnh nội dung mà người nói muốn truyền đạt. Trong trường hợp đó, ngữ pháp sẽ thay đổi, phó từ đứng đầu câu, sau đó là trợ động từ rồi mới đến chủ ngữđộng từ chính.

Các cấu trúc đảo ngữ được chia theo ý nghĩa nhấn mạnh khác nhau như sau:

Cấu trúc đảo ngữ với từ phủ định

Từ No hoặc từ Not đứng đầu câu

No + N + Auxiliary V + S + Vo/ V3-ed 

Not any +  N + Auxiliary +  S + Vo/ V3-ed 

(động từ nguyên mẫu hoặc động từ ở thể quá khứ phân từ)

Lưu ý: Auxiliary V viết tắt của Auxiliary Verb, có nghĩa là trợ động từ. Trợ động từ là động từ bổ sung ý nghĩa chức năng hoặc ngữ pháp cho mệnh đề mà nó xuất hiện, để diễn đạt thì, hoặc diễn đạt sự nhấn mạnh. Trợ động từ không mang ý nghĩa mà sẽ thường kết hợp với động từ nguyên thể hoặc một phân từ tương ứng cung cấp nội dung chính của mệnh đề. Có 12 trợ động từ phổ biến, bao gồm “ be”, “do”, “did”, “have”, “can”, “shall”, “will”, “may”, “must”. Ngoại trừ “have”, “be” “do”, tất cả các Trợ động từ còn lại được xếp vào hàng Động từ khiếm khuyết (Modal auxiliary verb)

Ví dụ:

cac-cau-truc-cau-nhan-manh-trong-ielts-speaking-vi-du-1

Khi muốn nhấn mạnh trạng thái không có của vật nào đó, người học có thể đưa từ “No” hoặc cụm từ “Not any” đứng đầu câu kèm với danh từ chỉ sự vật đó, sau đó là thành phần trợ động từ và chủ ngữ. Động từ của câu sẽ được đặt ở dạng nguyên mẫu hoặc quá khứ phân từ.

Cụm từ chứa “No”

Cụm từ chứa “No” + Auxiliary V + S + Vo/ V3-ed

(động từ nguyên mẫu hoặc động từ ở thể quá khứ phân từ)

Về cấu trúc đảo ngữ với các cụm từ chứa No, người học sử dụng tương tự như cấu trúc với từ “No + N” hoặc “Not any + N” để nhấn mạnh nghĩa phủ định của câu. Sau đây là các cụm từ chứa No thường được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh giao tiếp, kèm theo nghĩa của các cụm từ.

At no time

Chưa bao giờ

At no time would she love him for his heart. (Chưa bao giờ cô ấy yêu anh ta vì trái tim.)

In no way

Không đời nào

In no way did she marry him for his money. (Không đời nào cô ấy cưới anh ta vì tiền)

On no condition

Tuyệt đối không

On no condition should you come closer to me. (Tuyệt đối đừng nên lại gần tôi nữa.)

On no account

Không vì bất cứ lý do gì

On no account should you be late for your own wedding. (Không vì lý do do mà bị trễ cho đám cưới của chính mình.)

Under/ In no circumstances

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không

In no circumstances can students be rude to their teachers (Trong bất kỳ hoàn cảnh nào học sinh cũng không thể thô lỗ với giáo viên của mình.)

No longer

Không còn nữa

No longer does she work in that company. (Cô ấy không còn làm ở công ty đấy nữa.)

Trạng từ phủ định

Never/ Rarely/ Seldom /Little/ Hardly ever + Auxiliary V + S + Vo/ V3-ed

(động từ nguyên mẫu hoặc động từ ở thể quá khứ phân từ)

Ví dụ:

  • I will never go to such a crowded place again.

  • Đảo ngữ: Never will I go to such a crowded place again.
    (Tôi sẽ không bao giờ đi đến nơi đông người như vậy nữa.)

Các trạng từ như “never, rarely, seldom, little, hardly ever” không chứa từ “no” hoặc “not” nhưng chúng lại mang ý nghĩa phủ định. Vì vậy khi đặt chúng ở đầu câu với mục đích để nhấn mạnh, người học phải đảo ngữ bằng cách đưa trợ động từ lên ngay sau các trạng từ này, sau đó đến chủ ngữ và động từ chính ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc đảo ngữ với giới từ

Cụm giới từ + V + S

Ví dụ:

  • Thousands of vehicles pass through the Golden Bridge every day.

  • Đảo ngữ: Through the Golden Bridge pass thousands of vehicles every day.(Qua cây cầu vàng hàng ngàn xe cộ đi hàng ngày.)

Trong khi người học cần phải bổ sung thêm trợ động từ (Auxiliary Verb) đối với cấu trúc đảo ngữ có từ phủ định đứng đầu câu, người học không cần phải bổ sung thêm trợ động từ (Auxiliary Verb) đối với cấu trúc câu đảo ngữ với cụm giới từ đứng đầu câu.

Đọc thêm: Cụm giới từ thường gặp trong IELTS Writing Task 2

Câu chẻ (Cleft sentence)

Cấu trúc câu chẻ (Cleft Sentences) là dạng câu thường được sử dụng phổ biến với chức năng nhấn mạnh vào một thành phần nhất định trong câu như chủ ngữ, tân ngữ hay trạng từ, hay có thể là một sự việc, đối tượng đáng chú ý nào đó trong câu. Câu chẻ hay câu nhấn mạnh là một dạng câu ghép bao gồm mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc kết hợp kèm các đại từ quan hệ.

Ví dụ: It was the last year’s storm that took away thousands of people’s lives.(Chính là trận bão năm ngoái cái đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người.)

Câu trên nhấn mạnh cơn bão chính là nguyên nhân cho sự mất mạng của hàng ngàn người.

Câu chẻ với mệnh đề It

cac-cau-truc-cau-nhan-manh-trong-ielts-speaking-cau-truc-cau-che

Lưu ý: Động từ “be” trong câu chẻ sẽ được chia cùng thì với động từ chính của câu

Câu chẻ với mệnh đề It là loại câu chẻ phổ biến nhất. Thông tin xuất hiện sau mệnh đề It được nhấn mạnh cho người nghe. Mệnh đề theo sau mệnh đề It được kết nối bằng cách sử dụng “that” và mệnh đề sau chứa thông tin đã được hiểu. Người học có thể bỏ qua “that” trong các tình huống không trang trọng khi hoặc khi cụm từ nhấn mạnh là tân ngữ trong câu.

Phân tích một ví dụ về câu đơn sau: 

My father received an expensive watch on his 50th birthday. (Bố tôi đã nhận một cái đồng hồ đắt tiền vào sinh nhật lần thứ 50 của ông.)

Câu đơn này gồm có các thành phần như sau:

  • Chủ ngữ: My father (bố tôi)

  • Động từ: received (nhận)

  • Tân ngữ: an expensive watch (một cái đồng hồ đắt tiền)

  • Trạng từ: on his 50th birthday (vào sinh nhật lần thứ 50 của ông)

Người học có thể sử dụng câu chẻ với mệnh đề It để nhấn mạnh vào từng thành phần trên ở trong câu, tùy thuộc vào mục đích khác nhau khi sử dụng câu chẻ.

Nhấn mạnh chủ từ (Subject focus)

It + be + danh từ/đại từ – chỉ người + that/who + V …

Từ câu ví dụ trên, để nhấn mạnh chủ ngữ bằng cấu trúc câu chẻ “It”, người viết sẽ đưa thành phần chủ ngữ lên mệnh đề It, sau đó các từ quan hệ “that” hoặc “who” và giữ nguyên các thành phần còn lại trong câu.

Ví dụ:  

  • Câu gốc: My father received an expensive watch on his 50th birthday.

  • Câu chẻ: It was my father who/ that received an expensive watch on his 50th birthday.

Nhấn mạnh chủ ngữ chỉ người “my father”. Ở đây, ý của người nói muốn nhấn mạnh “bố tôi” là người nhận được đồng hồ, mà không phải là những người khác trong gia đình nhận được.

Lưu ý: với chủ ngữ chỉ vật, cách sử dụng câu chẻ với mệnh đề It không có nhiều thay đổi, ngoại trừ việc người học chỉ được dùng từ nối “that” và không được dùng từ khác để thay thế.

Với chủ ngữ chỉ vật

It + be + danh từ – chỉ vật + that + …

Ví dụ với chủ ngữ chỉ vật:

  • Câu gốc: His bad behavior made his parents embarrassed. (Cách cư xử tệ của cậu bé đã khiến bố mẹ cậu ấy xấu hổ.)

  • Câu chẻ: It was his bad behavior that made his parents embarrassed. (Chính cách cư xử tệ của cậu bé khiến bố mẹ cậu ấy xấu hổ.)

Nhấn mạnh chủ ngữ chỉ vật “His bad behavior” 

Nhấn mạnh tân ngữ (Object focus)

cac-cau-truc-cau-nhan-manh-trong-ielts-speaking-cau-truc-nhan-manh-tan-ngu

Lưu ý: trong cấu trúc câu chẻ It nhấn mạnh tân ngữ, người học không cần phân biệt tân ngữ là danh từ chỉ vật hay chỉ người, vì người học có thể sử dụng chung một từ nối “that” cho cấu trúc câu này.

Từ câu ví dụ phân tích đầu tiên, người học có thể chuyển sang câu mệnh đề It với việc nhấn mạnh vào tân ngữ bằng cách đưa thành phần tân ngữ lên mệnh đề It, sau đó sử dụng từ nối “that” và giữ nguyên vị trí còn lại của các thành phần khác ở sau.

Ví dụ:  

  • Câu gốc: My father received an expensive watch on his 50th birthday.

  • Câu chẻ: It was an expensive watch that my father received on his 50th birthday.

Nhấn mạnh tân ngữ “an expensive watch”. 

Nhấn mạnh trạng ngữ (Adverbial focus): 

It + be + cụm trạng từ + that + S + V …

Tương tự cách chuyển đổi từ câu đơn sang câu chẻ với mệnh đề It với thành phần tân ngữ, người viết lặp lại các bước như sau: đưa thành phần trạng ngữ lên mệnh đề It, sau đó sử dụng từ nối “that” và giữ nguyên vị trí còn lại của các thành phần khác ở phía sau.

Ví dụ:  

  • Câu gốc: My father received an expensive watch on his 50th birthday.

  • Câu chẻ: It was on his 50th birthday that my father received an expensive watch.

Nhấn mạnh trạng từ chỉ thời gian “on his 50th birthday”. 

Lưu ý: Đối với cụm trạng từ chỉ nơi chốn, người viết có thể thay từ “that” thành đại từ quan hệ “where”, và đối với cụm trạng từ chỉ thời gian, người viết có thể thay từ “that” thành đại từ quan hệ “when”

Ví dụ về nhấn mạnh trạng từ chỉ nơi chốn

cac-cau-truc-cau-nhan-manh-trong-ielts-speaking-vi-du

Nhấn mạnh trạng từ chỉ nơi chốn: “in Hanoi City”.

Đọc thêm: Các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh dễ bị nhầm lẫn (P.2)

Tổng kết

Việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp này sẽ giúp chúng ta nhấn mạnh các đối tượng mà mình muốn đề cập đến, dưới vai trò là các thành phần của câu: chủ ngữ, tân ngữ, trạng từ. Từ đó, tạo ấn tượng, gây sự chú ý cho người đọc, người nghe về vấn đề được bàn tới.

Tuy nhiên để sử dụng các cấu trúc nhấn mạnh một cách thành thạo, người học bước đầu nên làm quen với các cấu trúc này ở dạng hình thức viết để nắm và hiểu rõ những đặc điểm riêng của từng cấu trúc nhấn mạnh. Song song với việc ghi nhớ và lặp lại theo hình thức viết, người học cần phải tiếp xúc với các cấu trúc câu này qua hình thức nghe. Bởi vì các cấu trúc câu nhấn mạnh này khá phổ biến trong văn nói của người bản địa, do đó người học có thể chủ động xem phim, các video hoặc các bài luyện nghe bằng tiếng Anh để nắm được cách sử dụng của các cấu trúc câu nhấn mạnh cũng như ngữ cảnh sử dụng chúng. Sau khi ghi nhớ và lặp lại liên tục ở hình thức viết và hình nói nghe – nói, người học đã sẵn sàng cho bước cuối cùng là sử dụng các cấu trúc câu nhấn mạnh trong bài nói của bản thân, để từ đó có thể thể hiện rõ quan điểm của mình cùng với việc cải thiện điểm số trong các bài thi nói tiếng Anh nói chung và bài thi IELTS Speaking nói riêng.

Đọc thêm: Giới thiệu phương pháp ghi nhớ Loci và Phạm vi ứng dụng của phương pháp

Trịnh Thị Thu Trang

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...