Banner background

Bí kíp học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày hiệu quả

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những cách học từ vựng tiếng Anh để học 50 (hoặc 100 từ vựng nếu khả thi) mỗi ngày hiệu quả mà không nhàm chán.
bi kip hoc tu vung tieng anh moi ngay hieu qua

Key takeaways

1. Xác định mục tiêu học từ vựng: Mục tiêu học thuật phục vụ các bài thi, giao tiếp và thông hiểu các vấn đề đời sống, xã hội.

2. Phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả: Phụ thuộc vào mục tiêu học và phong cách học tập.

  • Học từ vựng theo chủ đề.

  • Học theo cụm từ thường dùng (chunks).

  • Học kết hợp hình ảnh, âm thanh khi học.

  • Học lặp lại ngắt quãng.

  • Thiết kế sổ từ vựng, hoặc sử dụng Quizlet/Anki.

  • Phương pháp Mnemonics để tối ưu cách học từ vựng tiếng Anh.

3. Cách tạo thói quen học từ vựng tiếng Anh hàng ngày

  • Học từ vựng thông qua bài đọc, bài nghe.

  • Tạo thói quen khung giờ học từ vựng mỗi ngày.

4. Những sai lầm cần tránh khi học từ vựng tiếng Anh

  • Học nhồi nhét.

  • Học nhưng không nắm rõ cách sử dụng.

Từ vựng được coi là nền móng của một ngôi nhà ngôn ngữ. Tầm quan trọng của từ vựng, từ đó, không thể phủ nhận được. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả mỗi ngày mà không nhàm chán. Từ đó, tác giả mong muốn giúp người học nhanh chóng chinh phục cột mốc 3.000 từ vựng thông dụng để có thể hiểu được khoảng 95% trong hầu hết hoàn cảnh thông thường như các cuộc hội thoại, email, tạp chí,…

Xác định mục tiêu học từ vựng tiếng Anh

Hiểu được tầm quan trọng của việc học từ vựng, trước hết, người học cần xác định mục tiêu học từ vựng của bản thân để có thể xây dựng lộ trình học, phương pháp và tài liệu học phù hợp và hiệu quả. 

Một số người học xác định mục tiệu học từ vựng để phục vụ cho các bài thi ở trường, kì thi đánh giá năng lực ngoại ngữ.

Ví dụ, người học học từ vựng để thi IELTS sẽ khác với người học muốn học từ vựng chỉ để làm bài kiểm tra giữa kì, cuối kì trên trường.

Từ đó, mục tiêu này sẽ tạo động lực cho người học, là cơ sở xác định con đường người học cần trải qua để đạt mục tiêu. 

Một số khác đặt mục tiêu học từ vựng thông dụng để nâng cao kiến thức, có thể thông hiểu nội dung thuộc các vấn đề đời sống, xã hội hay để giao tiếp với người bản địa khi đi du lịch.

Những người học này sẽ có ít áp lực hơn trong việc học từ vựng vì họ được lựa chọn những chủ đề từ vựng quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống, sử dụng hiệu quả cho mục tiêu giao tiếp thông thường.

mục tiêu học từ vựng tiếng Anh

Phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học từ vựng hiệu quả. Tuy nhiên người học cần dựa vào mục tiêu học và phong cách học tập của bản thân để cân nhắc lựa chọn được những phương pháp tối ưu, hỗ trợ việc học từ vựng vừa thú vị vừa ý nghĩa.

Một số phương pháp học từ vựng hiệu quả, bao gồm:

Học từ vựng theo chủ đề

Học từ vựng theo chủ đề giúp người học hệ thống hoá được kiến thức, có một khối lượng từ nhất định ở một số chủ đề quen thuộc và học thuật. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều dù mục tiêu học từ vựng gắn với mục đích học thuật hay phục vụ cho giao tiếp hàng ngày.

Ví dụ, khi người học muốn đi du lịch, họ có thể học chủ đề từ vựng về du lịch và văn hoá của các vùng miền, các nước, tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức văn hoá, xã hội và nâng cao trình độ tiếng Anh. 

Việc tìm kiếm chủ đề từ vựng không khó. Tuy nhiên, người học cần xác định trình độ hiện tại của bản thân, sở thích và nhu cầu học để chọn chủ đề phù hợp và hứng thú.

Bên cạnh, việc học những chủ đề quen thuộc trong đời sống và các kì thi, người học có thể làm quen với các list từ vựng thông dụng theo trình độ, AWL (từ vựng học thuật) để tối ưu hoá việc học từ vựng mỗi ngày.

Điều này khiến cho việc học từ vựng ở số lượng lớn (50-100 từ) mỗi ngày trở nên khả thi hơn khi người học không phải “đau đầu” lựa chọn nên học từ nào thật sự cần thiết.

Tham khảo:

Học theo cụm từ thường dùng (chunks)

Một cách học từ vựng khá thú vị, tránh nhàm chán cho người học đó là học từ vựng theo chunks (cụm từ). Người học có thể nhớ và sử dụng từ vựng tốt hơn khi học chúng theo “chunks”.

Ví dụ: Thay vì nhớ chỉ cụm động từ “come up with”, người học nên nhớ cả cụm “come up with an idea”.

Cách tư duy và ghi nhớ này không chỉ giúp người học dễ dàng học thuộc nghĩa của từ mà còn hiểu cách sử dụng và kết hợp từ trong ngữ cảnh cụ thể. Để tối ưu hoá phương pháp này, người học cần ghi chú những cụm hay gặp, hoặc thường dùng kèm đặt câu ví dụ của bản thân, giúp việc ghi nhớ và ôn lại trở nên dễ dàng hơn. [1]

Học kết hợp hình ảnh, âm thanh 

Mỗi người học có phong cách học tập (learning styles) khác nhau nên phương pháp này sẽ thật sự hữu dụng với những người học thuộc phong cách học tập visual và auditory.

Học từ vựng kết hợp với hình ảnh và âm thanh khiến cho quá trình hấp thụ ngôn ngữ trở nên tự nhiên, thú vị và chủ động hơn. Thay vì chỉ ghi nhớ mặt chữ, nghĩa của từ, việc kết hợp với các phương tiện khác này giúp người học liên tưởng tới những hình ảnh, làm quen với cách phát âm, dạng nói của từ mới.

Cách học này giúp khắc sâu kiến thức, tạo động lực cho người học ngôn ngữ đang gặp khó khăn với việc ghi nhớ hay học thuộc lòng nghĩa của từ.

Một số hình thức phổ biến của phương pháp này, bao gồm: học từ vựng qua flashcards, sơ đồ mindmap, tranh ảnh minh hoạ; học qua phim ảnh, video.

Dưới đây là ví dụ của việc kết hợp học từ vựng chỉ với tranh ảnh:

học từ vựng tiếng anh mỗi ngày

Thiết kế Sổ từ vựng, hoặc sử dụng app Quizlet, Anki, …

Để việc học từ vựng đạt hiệu quả, người học cần chuẩn bị riêng một quyển vở để làm sổ từ vựng để thuận tiện cho việc ôn tập với mục đích sử dụng lâu dài.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, người học có thể cân nhắc sử dụng kết hợp với các app như Quizlet hay Anki hỗ trợ việc học và ôn tập từ vựng nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ, người học chọn 1 chủ đề từ vựng và tạo set từ mới trên Quizlet.

Bên cạnh, ghi chú từ, phiên âm, và nghĩa, Quizlet còn chứa kho dữ liệu hình ảnh để người học có thể kết hợp sử dụng, phù hợp với những visual learners trong việc ghi nhớ, liên tưởng từ mới.

Nếu người học muốn nghe cách phát âm hay câu ví dụ của từ mới, với ứng dụng Quizlet, chỉ cần bấm vào từ hoặc câu sẽ có âm thanh đọc hỗ trợ người học việc học phát âm, luyện nói.

học tiếng anh mỗi ngày

tiếng anh mỗi ngày

phương pháp học tiếng anh mỗi ngày

Phương pháp Mnemonics 

Để tối ưu việc học từ vựng, người học có thể tham khảo phương pháp Mnemonics. Quy tắc đơn giản của Mnemonics là gắn từ vựng mới cần được ghi nhớ với những đối tượng quen thuộc, có sự liên kết đặc biệt với đời sống của người học.

Việc ghi nhớ dựa trên những kiến thức, đối tượng gần gũi giúp bộ não dễ tiếp nhận thônh tin và tăng khả năng ghi nhớ sâu.

Hơn nữa, người học khi kết hợp phương pháp này để học từ vựng còn thúc đẩy được tối đa khả năng sáng tạo của người học nhờ vận dụng khả năng liên tưởng và sáng tạo.

Một số ví dụ về phương pháp Mnemonics dưới đây có thể phần nào giúp người học hiểu hơn về cách áp dụng trong việc học từ vựng:

Quy tắc chữ cái đầu

Để ghi nhớ phương hướng, người học hãy nhớ từ NEWS (North, East, West, South) được tạo thành từ các chữ cái đầu của 4 hướng.

Áp dụng Spatial Ordering vào việc sắp xếp thông tin trong dạng Maps

Hay khi ghi nhớ các từ nối trong câu ghép, hãy nhớ từ FANBOYS (for, and, nor, but, or, yet, so).

liên từ fanboys

Liên kết hệ thống bằng câu chuyện và hình ảnh

Để nhớ từ Procrastinate (trì hoãn), hãy tạo câu chuyện ngắn như "Tôi luôn procrastinate việc làm bài tập, vì vậy tôi thường phải thức trắng đêm để hoàn thành vào phút cuối cùng."

Cách tạo thói quen học từ vựng tiếng Anh hàng ngày

Việc xây dựng thói quen học từ vựng hàng ngày là chìa khóa để nâng cao vốn từ vựng của người học. Để thiết lập được thói quen học từ vựng mỗi ngày không chỉ đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại mà người học cần có những phương pháp, chiến lược học khoa học và hiệu quả.

Kết hợp học từ vựng với việc đọc và nghe

Việc này giúp quá trình học từ vựng diễn ra tự nhiên và chủ động hơn. Ví dụ, khi đọc sách, báo, tạp chí hoặc bài viết bằng tiếng Anh, hãy chú ý đến những từ mới mà người học chưa biết nghĩa.

Trong lúc đọc, hãy thử chỉ đoán nghĩa dựa trên ngữ cảnh để hiểu nội dung bài mà không tra từ điển làm ngắt mạch đọc của bài. Sau khi đọc toàn bộ bài đọc, dành thời gian tra cứu nghĩa, cách sử dụng của những từ vựng đó và đặt chúng vào câu.

Thiết lập lịch học từ vựng cố định

Người học nên chọn một khoảng thời gian trong ngày cảm thấy tập trung nhất, ví dụ như 20-30 phút vào buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc trước khi đi ngủ để ôn lại những từ vựng đã học và học thêm từ mới. Việc ôn tập thường xuyên sẽ giúp người học củng cố kiến thức và nhớ lâu hơn.

Trong quá trình ôn tập, người học nên áp dụng phương pháp lặp lại cách quãng (Spaced repetition) để “vận chuyển” từ vựng từ bộ nhớ ngắn hạn vào bộ nhớ dài hạn. Từ đó, không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ, người học hiểu và có thể áp dụng từ mới để sản sinh ra ngôn ngữ ở kỹ năng Nói và Viết.

Việc này làm việc học ngôn ngữ trở nên ý nghĩa hơn khi người học sử dụng và “recycle” được từ vựng đã học trong hoàn cảnh cụ thể.

Những sai lầm cần tránh khi học từ vựng tiếng Anh

Bên cạnh việc lựa chọn được phương pháp học từ vựng hiệu quả, người học cần chú ý, thận trọng với những sai lầm cần tránh để tối ưu hoá việc học từ vựng. 

Một sai lầm điển hình mà người học từ vựng mắc phải là học nhồi nhét số lượng lớn từ vựng mà không có kế hoạch ôn tập kèm theo. Chẳng hạn, người học học nhồi 100 từ mỗi ngày trong một tuần mà không dành thời gian ôn lại những từ đã học, thì chỉ cần đến ngày thứ 3, người học rất có thể sẽ quên những từ đã học của 2 ngày trước đó.

Điều này vừa tốn thời gian vừa tốn công sức của người học mà kết quả lại không như ý muốn. Để khắc phục sai lầm dễ mắc phải này, người học nên cân nhắc phương pháp ôn tập ngắt quãng (Spaced Repetition) và chủ động khơi gợi, gợi nhớ (Active Recall) để việc học từ vựng không trở nên vô nghĩa.

Bên cạnh đó, lỗi sai học nhưng không nắm rõ cách sử dụng cũng khá phổ biến của người học từ vựng ở trình độ mới bắt đầu hay sơ cấp. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi một số người học từ vựng chỉ học nghĩa tiếng Việt của từ tiếng Anh mà chưa nắm rõ sắc thái nghĩa, cách sử dụng từ trong ngữ cảnh, tình huống mà từ vựng được sử dụng, gây khó hiểu cho người nghe / đọc.

Ví dụ khi học từ "serious" với nghĩa tiếng việt là nghiêm trọng, và khi gặp câu “We need to have a serious talk about our relationship” người học đương nhiên sẽ dịch là cuộc trò chuyện nghiêm trọng mà chính xác ở đây cần hiểu là một cuộc nói chuyện nghiêm túc.

Vậy nên khi học từ vựng cần kết hợp học nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt, phiên âm, ví dụ đặt câu, học từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cụm từ cố định để hiểu rõ cách sử dụng từ trong ngữ cảnh cụ thể.

Tổng kết

Bài viết giới thiệu tập trung giới thiệu một số cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả bên cạnh việc xác định mục tiêu học từ vựng, gợi ý, cách tạo thói quen học từ vựng mỗi ngày và những sai lầm cần tránh khi học từ vựng.

Bên cạnh đó, học từ vựng rất quan trọng trong tiếng Anh giao tiếp. Người học có thể tham khảo Khóa học tiếng Anh giao tiếp để tối ưu hoá việc tự học và đạt mục tiêu bản thân đề ra.

Tham vấn chuyên môn
Ngô Phương ThảoNgô Phương Thảo
Giáo viên
Triết lý giáo dục: "Không ai bị bỏ lại phía sau" (Leave no one behind). Mọi học viên đều cần có cơ hội học tập và phát triển phù hợp với mức độ tiếp thu và tốc độ học tập riêng của mình.

Nguồn tham khảo

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...