Listening là một trong bốn kỹ năng của bài thi IELTS, bên cạnh Reading, Writing và Speaking. Bài thi IELTS Listening kéo dài trong khoảng thời gian 30 phút và các thí sinh sẽ phải trả lời tổng số 40 câu hỏi, được chia ra làm 4 phần khác nhau. Để có thể hoàn thành phần thi này với điểm số mong muốn, việc làm quen với dạng đề cũng như đưa ra phương pháp làm bài đúng đắn là điều cần thiết. Trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về dạng bài IELTS Listening Part 1 và cách tiếp cận.
Cùng chủ đề:
Giới thiệu dạng bài IELTS Listening Part 1
Ở phần IELTS Listening Part 1, thí sinh sẽ được nghe một đoạn hội thoại hỏi và đáp giữa hai người, thông thường là cuộc nói chuyện qua điện thoại trong bối cảnh đời sống hằng ngày, xoay quanh các nội dung như đặt phòng (khách sạn, căn hộ, phòng tổ chức sự kiện,…), đặt tour du lịch, trao đổi thông tin việc làm, phỏng vấn, các thông tin về hội thảo, hội nghị hay đặt hàng,…
Có 10 câu hỏi trong phần 1, đa số thuộc dạng form/ table/ note completion (Điền từ vào bảng/ biểu mẫu thông tin), như ví dụ dưới đây:
Đề bài minh họa
Đề bài minh họa
Ngoài ra “sentence completion” – điền từ vào câu cũng là dạng bài xuất hiện trong phần I nhưng với tần suất ít hơn, và thường rơi vào những câu cuối cùng.
Nhìn chung ở phần này, các thông tin được yêu cầu điền vào bảng đa số liên quan đến thông tin cá nhân như: tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp và một số thông tin chung khác về thời gian, địa điểm, hoặc cách thức, tùy thuộc vào chủ đề cuộc trò chuyện. Đây đều là những từ vựng phổ biến, và số lượng từ tối đa cho đáp án cũng được đưa ra ở đề bài.
Ví dụ: “write no more than one word and/ or a number”
Lưu ý: Từ đầu năm 2020, có một số sự thay đổi nhỏ trong bài thi listening, cụ thể như tên của từng phần sẽ đổi từ IELTS Listening Section 1, 2, 3, 4 sang Part 1, 2, 3, 4. Ngoài ra, phần đọc ví dụ cho 1 câu hỏi mẫu của Part 1 cũng bị lược bỏ. Thí sinh cần nắm được sự thay đổi này để chủ động quản lý thời gian trong quá trình đọc đề và chuẩn bị nghe.
Các dạng thông tin thường gặp trong IELTS Listening Part 1 và lưu ý khi làm bài
Như đã đề cập ở trên, có một số loại thông tin thường được yêu cầu trong các câu hỏi của phần 1, cụ thể:
Thông tin cá nhân
Tên, địa chỉ và quốc tịch
Ví dụ đề bài
Danh từ riêng hay tên riêng thường là đáp án phù hợp nhất để trả lời cho các câu hỏi có liên quan đến thông tin cá nhân của một người như tên (name), địa chỉ (address) và quốc tịch (nationality). Các thông tin này sẽ được đánh vần từng chữ cái, do vậy thí sinh cần nắm chắc cách đọc của từ ký tự trong bảng chữ cái tiếng Anh, cụ thể:
A /eɪ/ | B /bi/ | C /si/ | D /di/ | E /i/ | F /ef/ | G /dʒiː/ | H /eɪtʃ/ |
I /aɪ/ | J /dʒeɪ/ | K /keɪ/ | L /el/ | M /em/ | N /en/ | O /əʊ/ | P /piː/ |
Q /kjuː/ | R /ɑr/ | S /es/ | T /ti/ | U /ju/ | V /viː/ | W /ˈdʌb·əl·ju/ | X /eks/ |
Y /waɪ/ | Z /zi/ /zed/ |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Chữ cái “Z” có 2 cái phát âm khác nhau là /zi/và /zed/
Một số cặp từ dễ nhầm lẫn cần chú ý như S – H; J – G; B – P
Chữ cái “E” có phiên âm tiếng anh tương tự như cách đọc chữ cái “I” trong tiếng Việt, do vậy rất dễ gây ra nhầm lẫn.
Một số lưu ý khi nghe thông tin về tên riêng
Tên người
Đối với tên người thí sinh cần phân biệt:
Family name = last name: Họ
First name = given name: Tên
Thí sinh cũng cần làm quen với một số tên, họ phổ biến vì những tên này được mặc định là người nghe đã biết, do vậy sẽ không được đánh vần, ví dụ: Smith, James …
Tên địa chỉ
Tên địa chỉ thông thường bao gồm các phần như sau
Số nhà – Tên đường – tên thành phố, thị trấn, khu vực
Ví dụ: 32 Leeds Avenue, Belfast; 497 Eastside, Docklands
Một số những danh từ chung quen thuộc như “road”, “street”, “avenue” cũng được đưa vào tên riêng và những danh từ này thông thường sẽ không được đánh vần.
Số điện thoại và mã hàng hóa, bưu điện
Trong IELTS Listening Part 1, các thí sinh cũng sẽ gặp các câu hỏi liên quan đến những con số, chẳng hạn như: số điện thoại (phone number), mã bưu điện (postcode), hay có thể là số lượng, số tuổi. Do vậy, thí sinh cần nắm chắc cách đọc các số trong tiếng Anh.
Lưu ý:
Có 3 cách đọc số “0” trong tiếng Anh đó là “Zero” “nought” và “oh”
2 số giống nhau liên tiếp sẽ được đọc với từ “double”, ví dụ: 22 – double two
3 số giống nhau liên tiếp sẽ được đọc với từ “Triple”, ví dụ: 444 – triple four
Mã hàng hóa, mã bưu điện thường gồm cả chữ và số kết hợp, ví dụ: AT32GK
Thông tin về thời gian (giờ, ngày, tháng, năm)
Các khoảng thời gian được đưa ra có thể là giờ, buổi, ngày trong tuần hoặc tháng, năm và cũng có thể là các mùa. Thí sinh có thể dựa vào giới từ đi liền trước từ cần tìm trong câu hỏi để giới hạn loại thời gian. Cụ thể:
Một số giới từ và loại thời gian đi cùng
In [tháng/ năm/ mùa/ buổi trong ngày] | In March/ April/ August/ September/ December In 2018/ 2020/ 1980 In the spring/ summer/ autumn/ winter In the morning/ afternoon/ evening |
On [ ngày/ ngày và tháng/ ngày, tháng và năm] | On the twenty-second of August ( on 22nd, August ) On 25th January On 11st June, 2020 |
At [giờ/ thời điểm trong ngày/ ngày lễ] | At 5 o’clock, at 3 P.M, at 12:30 At Christmas, At noon, at midnight |
Một số từ vựng về thời gian
Các ngày trong tuần
Monday (thứ 2) | Tuesday (thứ 3) | Wednesday (thứ 4) | Thursday (thứ 5) |
Friday (thứ 6) | Saturday (thứ 7) | Sunday (chủ nhật) |
|
Các tháng trong năm
January (tháng 1) | February (tháng 2) | March (tháng 3) | April (tháng 4) |
May (tháng 5) | June (tháng 6) | July (tháng 7) | August (tháng 8) |
September (tháng 9) | October (tháng 10) | December (tháng 11) | November (tháng 12) |
Các ngày trong tháng được tính theo số thứ tự từ 1 đến 31
|
|
|
Trong bài thi IELTS, các thông tin về ngày tháng năm có thể được viết tắt như “June, 22th” hoặc “22th, June”.
Đối với việc đọc giờ, ngoài cách đọc thông thường tương tự cách đọc của số đếm còn có một số cách đọc khác, cụ thể như dưới đây:
Giờ | Cách đọc 1 | Cách đọc 2 |
4: 50 | “Four fifty” | “Ten to five” Đây là các đọc giờ kém, có nghĩa là 5 giờ kém 10 (còn 10 phút nữa là đến 5 giờ) – Cách nói: đưa số giờ kém ra trước + “TO” + mốc thời gian gần đến (số giờ) Ví dụ: 3:40 – twenty to four; 9:45 – a quarter to ten (a quarter = 15 phút) |
5: 10 | “Five ten” | “Ten past five” Đây là cách đọc giờ hơn, có nghĩa là đã qua 5 giờ được 10 phút – Cách nói: lấy số phút hơn đặt trước + “PAST”+ mốc thời gian hiện tại (số giờ) Ví dụ: 7:20 – twenty past seven; 12: 30 – half past twelve (half = 30 phút) |
Lưu ý: cách đọc các con số từ 13 đến 19 có thể bị nhầm lẫn với cách đọc các số hàng chục như 20, 30, 40, 50… để nhận biết, thí sinh cần tập trung vào trọng âm được nhấn của từ.
Đối với các số từ 13 đến 19, trọng âm nhấn vào âm tiết số 2 (vào “_teen”), ví dụ:
13: Thirteen /θɝːˈtiːn/ – 14: Fourteen /ˌfɔːrˈtiːn/
Mặt khác, các số chục được nhấn trọng âm vào âm tiết đầu, ví dụ:
30: Thirty /ˈθɝː.t̬i/ – 40: Forty /ˈfɔːr.t̬i/
Thông tin về tiền và giá tiền
Thông tin về giá tiền cũng là một nội dung thường gặp trong phần nghe IELTS Listening Part 1. Các đơn vị tiền tệ phổ biến trong IELTS là Pound (£) (Đồng Bảng Anh) và Dollar ($) (Đô La Mỹ)
Các ký hiệu tiền tệ thường được đặt trước số tiền, ví dụ như £150, $25, … Do vậy trong phần nghe, thí sinh cần kiểm tra kỹ các thông tin đã được cho sẵn để tránh thông tin dư thừa trong đáp án.
Khi đọc giá tiền của một sản phẩm, con số giá tiền sẽ được đọc trước, đơn vị tiền đi theo sau. Cách đọc số tiền cũng tương tự như cách đọc số đếm, ví dụ:
£1000 = one thousand Pounds
$ 250 = two hundred and fifty Dollars
Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần lưu ý cách đọc các số tiền lẻ
Ví dụ:
£30.18
Thirty pounds eighteen
Thirty pounds (and) eighteen pence
Hoặc nói rút gọn là Thirty eighteen
$ 14.50
Fourteen dollars fifty
Fourteen dollars and fifty cents
Hoặc nói rút gọn là Fourteen fifty
Các bước tiếp cận IELTS Listening Part 1
Đọc đề và nghe hướng dẫn làm bài
Việc đọc đề giúp thí sinh xác định được các yêu cầu cần thiết về số lượng từ tối đa cho phép trong đáp án. Ngoài ra, trong quá trình nghe hướng dẫn, các thông tin về chủ đề cũng như bối cảnh chung của đoạn hội thoại cũng được đưa ra nhằm giúp thí sinh định hướng bài nghe tốt hơn. Sau khi kết thúc phần hướng dẫn, thí sinh cần tập trung vào các câu hỏi trong đề.
Đọc câu hỏi và gạch chân từ khóa
Việc đọc trước nội dung câu hỏi, đồng thời gạch chân các từ khóa là bước quan trọng giúp xác định loại thông tin cần điền là tên riêng, con số hay thời gian, tiền tệ ,.. Vì phần 1 đa số thuộc dạng điền thông tin vào các bảng, đơn, biểu mẫu, nên những từ khóa mà thí sinh cần chú ý là những từ nằm về phía bên trái, được đặt trước dấu hai chấm “:”. Bên cạnh đó, thí sinh còn có thể xác định trước từ loại của đáp án cần tìm dựa vào vị trí chỗ trống trong câu cùng với các từ liền trước hoặc liền sau đáp án cần tìm. Việc xác định loại từ của từ cần điền là một cách giúp thí sinh chủ động hơn trong quá trình nghe cũng như loại trừ đáp án khi sai cần thiết để trả lời câu hỏi chính xác hơn.
Một số từ loại phổ biến thường gặp trong IELTS Listening Part 1 gồm có:
Vị trí: thường đứng đầu câu làm chủ ngữ và là chủ thể thực hiện hành động trong câu hoặc làm tân ngữ đứng sau động từ, là chủ thể nhận hành động hoặc tác động của hành động)
Đáp án cần tìm trong bài nghe đa số là danh từ chỉ người, vật, sự vật và sự việc. Các danh từ này được chia thành hai loại là danh từ đếm được và không đếm được. Nếu xác định đáp án cần tìm là danh từ đếm được thì trong quá trình nghe, ngoài các thông tin đi kèm được cho trong đề, thí sinh cần chú ý cả phát âm để xác định danh từ cần tìm đang được chia ở số ít hay nhiều. Cụ thể, danh từ được chia ở dạng thức số nhiều sẽ phải thêm s hoặc es vào sau danh từ. Ngược lại, danh từ đếm được ở dạng số ít thường đi kèm với mạo từ a, an, the, hoặc từ chỉ định this, that. Ngoài ra, đi liền trước danh từ có thể có các tính từ bổ nghĩa hoặc từ hạn định như lượng từ (many, some, a lot of, few…), số từ (one, two, three, four..), từ sở hữu (my, your, his, her, their…) hay các từ chỉ định (these, those)
Động từ
Các động từ thường nằm sau chủ ngữ trong câu, các động từ thường gặp trong IELTS Listening là các động từ chỉ hành động. Ngược lại, động từ khiếm khuyết hay trợ động từ, động từ tobe đa số sẽ không phải là đáp án cần tìm.
Khi xác định từ loại cần điền là động từ, thí sinh cũng cần dựa vào ngữ cảnh trong các câu hỏi để xác định thì phù hợp cho động từ này.
Nghe và điền câu trả lời
Thí sinh nghe và điền câu trả lời phù hợp, chú ý đánh vần, viết hoa khi cần thiết cũng như đảm bảo đúng số từ được quy định.
Ví dụ cách làm một bài IELTS listening part 1 được trình bày như dưới đây:
(Hình minh họa từ một đề thi trong sách Cambridge IELTS 15)
Bước 1: Từ yêu cầu đề bài, bước đầu thí sinh có thể xác định được số từ tối đa được điền vào đáp án là một từ và/ hoặc một con số.
Instruction: “Part 1, you will hear a woman phoning a friend to get information about a job agency”
Title: “Bankside Recruitment Agency”
Dựa vào thông tin chung của đề và tựa đề biểu mẫu, thí sinh định hướng được nội dung chính của cuộc hội thoại là giữa 2 người bạn, họ đang trao đổi với nhau về thông tin liên quan đến một trung tâm môi giới việc làm.
Bước 2: Sau phần hướng dẫn, thí sinh sẽ có một khoảng thời gian ngắn để đọc đề và gạch chân từ khóa cần thiết. Trong ví dụ ở trên, các từ khóa có thể dùng để giới hạn và xác định đáp án đã được gạch chân, cụ thể ở các vị trí đáp án như sau:
Từ khóa “name”: loại thông tin là tên riêng của một người và sẽ được đánh vần
Từ khóa “call”, “in the”: loại thông tin cần tìm là khoảng thời gian thích hợp nhất để gọi cho người quản lý trung tâm. Vì giới từ được cho là “in the…” nên thí sinh có thể giới hạn loại thời gian ở đây là buổi trong ngày
Các đáp án dự đoán có thể là “in the morning”, “in the afternoon” hoặc “in the evening”.
Từ khóa “good”, “skills”, trong đó “good” là một tính từ đứng trước chỗ trống, và sau chỗ trống là một danh từ “skills”, vậy từ thích hợp ở giữa sẽ là một danh từ có thể kết hợp với “skills” tạo thành danh từ ghép (compound noun) chỉ một kỹ năng.
Các đáp án dự đoán có thể là “communication skills”, “solf skills”, “planning skills”, “problem-solving skills”, “office skills”
Từ khóa “one” là một số từ, do vậy chỗ trống cần một từ loại là danh từ, cụ thể dựa vào thông tin phía trước như giới từ “for”, thí sinh có thể đoán ở vị trí số 4 yêu cầu thông tin về thời gian
Các đáp án dự đoán: “a year”, “a month”, “a week”
Từ khóa “pay”, đơn vị tiền tệ “£”: thông tin cần tìm là số tiền, cụ thể hơn là mỗi tuần “per week”
Từ khóa “wear a”, động từ “wear” và mạo từ “a” giúp thí sinh xác định được thông tin cần điền là danh từ chỉ một loại trang phục cho buổi phỏng vấn.
Các đáp án dự đoán: “T-shirt”, “skirt”, “suit”
Tương tự, dựa vào từ khóa, thí sinh cũng có thể xác định được từ loại của từ cần tìm ở vị trí chỗ trống số (7), (8), (9) đều là một danh từ.
Đối chiếu với đáp án đúng của bài trên, Thí sinh có thể thấy các đáp án trùng khớp với phần thông tin dự đoán là khá nhiều.
Tổng kết
Như vậy, đối với IELTS Listening Part 1, thí sinh cần làm quen với dạng đề và các loại thông tin thường được đưa ra. Điều này giúp thí sinh có thể chủ động hơn trong quá trình làm bài. Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng nghe của bản thân.
Trần Thị Ngọc Huyền
Bình luận - Hỏi đáp