Logic trong một đoạn văn được hình thành như thế nào? (P1)

Tác giả sẽ giải thích rõ về khái niệm tư duy logic và giúp người đọc hiểu được logic trong một đoạn văn được hình thành như thế nào.
logic trong mot doan van duoc hinh thanh nhu the nao p1

Dù khái niệm tư duy logic không còn xa lạ với hầu hết chúng ta và có thể được bắt gặp trong nhiều trường hợp cần đến tư duy đúng đắn để giải quyết các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tư duy logic là gì và làm cách nào để có thể áp dụng thành thạo kỹ năng này trong quá trình suy nghĩ lẫn thực hiện viết các đoạn văn, bài văn mang tính chất học thuật, trong đó tính khách quan, rõ ràng và lập luận logic dựa trên dẫn chứng cụ thể luôn được đề cao. Vì vậy, bài viết này sẽ giải thích rõ về khái niệm tư duy logic và giúp người đọc hiểu được logic trong một đoạn văn được hình thành như thế nào.

Mở đầu – ví dụ về logic trong một đoạn văn

Cùng nhìn vào một lập luận sau: 

logic-trong-mot-doan-van-1

Thoạt nhìn, lập luận trên khá hợp lý khi xét theo mối quan hệ Nguyên nhân – Kết quả: ‘xe hỏng’ dẫn đến ‘không thể đến trường’. Tuy vậy, nếu xem xét lập luận trên kỹ hơn, chúng ta không hề thấy một sự liên kết trực tiếp và rõ ràng nào giữa lý do ‘xe hỏng và khẳng định được nêu ra là ‘không thể đến trường

Một số người sẽ phản biện lập luận trên bằng những câu hỏi như sau: “Tại sao John lại cần đi xe đến trường?”, “Tại sao John không chọn đi xe buýt/ tàu/ … đến trường?”, “Nếu nhà của John ở sát gần trường thì tại sao không đi bộ đến trường? (Tại sao phải dùng xe?)”, “Tại sao John không mượn xe của bạn bè/ người thân để đi đến trường?”, “Tại sao John không thử sửa xe/ mua một chiếc xe mới để đi đến trường?”, … 

Những câu hỏi trên gợi lên nhiều khả năng có thể diễn ra và làm cho khẳng định ban đầu không hoàn toàn chính xác và hợp logic trong một đoạn văn. Vì vậy, việc tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi phản biện đã nêu ở trên chính là chìa khóa để làm cho lập luận ban đầu trở nên thuyết phục hơn. Các câu trả lời chính xác được đưa ra sẽ loại bỏ được những khả năng làm cho lập luận ban đầu thiếu sự logic, đồng thời cũng chính là cầu nối giúp cho mối liên kết giữa lý do ‘xe hỏng’ và khẳng định được nêu ra là ‘không thể đến trường’ trở nên thuyết phục hơn.

Lý do ban đầu

Xe của John bị hỏng

Những lý do khác bên cạnh lý do ban đầu:

John cần đi đến trường bằng xe vì anh ấy không còn lựa chọn giao thông nào khác (vì không có tuyến buýt nào đi đến trường/ nhà xa nên rất khó để kịp giờ đi bộ đến trường/ …).

Xe của John không thể sửa được (vì tiệm sửa xe đóng cửa/ tiệm sửa xe quá xa/ …).

John không thể mua xe (vì không có đủ tiền/ không có cửa hàng bán xe nào ở gần/ …).

Kết luận

John không thể đến trường

Ví dụ trên là minh hoạ sơ bộ cho việc khái niệm tư duy logic (logical thinking) được áp dụng như thế nào trong bối cảnh cuộc sống hằng ngày. Qua sơ đồ trên, có thể thấy để tạo ra một sự liên kết logic trong lập luận, các bằng chứng thực tế (lý do) cần được thu thập và từ đó được sử dụng làm cơ sở chứng minh cho sự đúng đắn của các khẳng định hoặc lập luận (kết quả).

Phó Giáo sư Paul Wai Ling Lai đã chia sẻ tại Hội thảo Thư viện Đại học Hiroshima vào năm 2017 về logical thinking như sau: “Không có bất kỳ một bằng chứng đơn lẻ nào có thể chứng minh 100% một tuyên bố là đúng, sẽ luôn có những khả năng làm nó bị sai.” Hiểu theo cách khác, việc thu thập nhiều hơn một bằng chứng để giải thích cho các khẳng định sẽ giúp tăng thêm sự thuyết phục của các khẳng định ấy, từ đó tính logic trong một đoạn văn sẽ cao hơn nhiều.

Logic là gì?

Theo từ điển Cambridge: “Logic là một cách suy nghĩ hợp lý và dựa trên sự đánh giá tốt.”

Theo Wikipedia: “Logic là nghiên cứu có hệ thống các quy tắc suy luận hợp lệ, tức là các quan hệ dẫn đến việc chấp nhận một mệnh đề (kết luận) trên cơ sở một tập hợp các mệnh đề khác (tiền đề).”

Harry J.Grensler đã từng đinh nghĩa Critical thinking trong cuốn “Introduction to logic” như sau: “Logic là sự đánh giá các lập luận.”

Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng không có sự thống nhất chung về định nghĩa và ranh giới chính xác của thuật ngữ “logic”, tuy vậy “logic” có thể được hiểu chung là sự phân tích và thẩm định tính hợp lý của các lập luận, là một công cụ hữu ích trong việc làm rõ và đánh giá các lý luận, cho dù là về các câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn một vấn đề hay về các chủ đề hàng ngày như trong ví dụ ở đầu bài viết. 

Đọc thêm: Tư duy logic là gì – Các kiểu lập luận theo tư duy phi logic phổ biến

Logical thinking là gì?

Trong cuốn sách Brain Building (2012), Tiến sĩ Karl Albrecht nói rằng cơ sở của tất cả tư duy logic là: “suy nghĩ tuần tự”. 

Bên cạnh đó, Dradley H.Dowden đã từng đề cập đến mặt trái ngược của tư duy logic trong cuốn Logical Reasoning như sau: “Ngược lại với lý luận logic (logical reasoning) là tư duy phi lý (uncritical thinking), ví dụ như tư duy mờ nhạt (fuzzy thinking), tức là việc tin những gì ai đó nói đơn giản chỉ vì họ nêu ra quan điểm trước và việc suy nghĩ hạn hẹp về một vấn đề mà không suy xét đến những thông tin phù hợp nhất.”

Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu được rằng tư duy logic là tư duy theo từng bước. Quá trình tư duy logic liên quan đến việc thu thập những ý tưởng, sự kiện và kết luận quan trọng liên quan đến một vấn đề và sắp xếp chúng theo một tiến trình giống như dây chuyền mang một ý nghĩa riêng. Các vấn đề hoặc tình huống liên quan đến tư duy logic đòi hỏi cấu trúc, mối quan hệ giữa các sự kiện và chuỗi lý luận có ý nghĩa

Do đó, tương tự như tư duy phản biện – critical thinking, tư duy logic đòi hỏi việc sử dụng các kỹ năng lập luận để nghiên cứu và phân tích vấn đề một cách khách quan, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Các lý lẽ cần được sắp xếp một cách nhất quán và mạch lạc để làm cho kết luận cuối cùng trở nên hợp lý. Kết luận không thể sai nếu như cơ sở tiền đề của nó đúng.

Ví dụ về chuỗi lý luận không logic:

  • A: tình huống: Tủ đồ ăn nhà Minh tự nhiên bị kiến bò vào. Sau một lúc tìm kiếm, Minh phát hiện ra có một tổ kiến ở sân sau nhà.

  • B: giải pháp: Để giải quyết việc kiến bò vào tủ đồ ăn nhà mình, Minh đi mua một lọ xịt côn trùng và xịt thẳng vào miệng của tổ kiến.

  • C: kết quả: Tuy vậy, hôm sau tủ đồ ăn nhà Minh vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng bị kiến từ nơi khác bò vào.

logic-trong-mot-doan-van

Ở ví dụ trên, Minh đã thực hiện giải pháp nhưng kết quả (C) không đổi. Cách để giải quyết việc này dứt khoát đó là xử lý việc không cho kiến có cơ hội tiếp cận với đồ ăn trong tủ nữa, tức đáp ứng hệ quả mong muốn (C). Một trong những phương án khả thi là Minh cần sử dụng hộp đựng có nắp hoặc bọc kín đồ ăn – 1 giải pháp tiềm năng (B), nhằm ngăn mùi hương từ đồ ăn có vịt ngọt hoặc giàu protein lan ra không khí, điều mà sẽ thu hút sự chú ý của kiến – nguyên nhân chính (A).  

Từ ví dụ trên, việc cố gắng tư duy và tìm ra gốc rễ của vấn đề, từ đó vận dụng logic để đưa ra những giải pháp phù hợp sẽ giúp dễ dàng đạt được các kết quả mong muốn hơn. Tuần tự trên cần được liên kết với nhau một cách chặt chẽ dưới dạng chuỗi các thông tin phù hợp và chính xác.

Đọc thêm: Tư duy phản biện và ứng dụng trong xây dựng lập luận

Tại sao logical thinking lại quan trọng trong việc xây dựng một đoạn văn?

Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản và diễn đạt ít nhất một nội dung. Những nội dung trong các văn bản có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phản ánh các khía cạnh khác nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. 

Do đó, mỗi đoạn văn bản cần có khả năng hoạt động như một đơn vị tương đối độc lập, biểu đạt nội dung trọn vẹn ở một mức độ nhất định nào đó về logic chữ nghĩa và có kết cấu hoàn chỉnh với các câu văn được sắp xếp logic trong một đoạn văn theo một chủ đích nhất định. Cũng có thể kết luận rằng, mỗi đoạn văn sẽ tương đương với một (hoặc nhiều) luận điểm của bài viết hoặc văn bản.

Việc một đoạn văn được diễn đạt một cách vụng về, thiếu tính logic trong một đoạn văn hoặc các luận điểm được phát triển theo chiều hướng thiếu liên kết sẽ phần nào đó gây khó khăn cho người đọc trong việc nắm bắt được ý nghĩa của các thông tin trong đoạn lẫn nội dung tổng quan của toàn bộ văn bản. 

Đọc thêm: Ứng dụng Critical Thinking vào Academic Writing

Tổng kết

Trong bài viết trên, tác giả đã nêu lên định nghĩa về logic, logical thinking và tầm quan trọng của việc xây dụng logic trong một đoạn văn. Ở phần tiếp theo, tác giả sẽ tiếp tục nói về hình thái của logic trong một đoạn văn, nguyên tắc Kim tự tháp và cách áp dụng.

Đọc thêm: Logic trong một đoạn văn được hình thành như thế nào? (P2)

Nguyễn Quang Hùng

Bạn muốn biết mình đang ở mức độ nào trong thang điểm IELTS hay cần làm quen với làm bài thi IELTS để vững vàng tâm lý trước ngày thi chính thức? Hãy đăng ký thi thử IELTS để trải nghiệm ngay hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu