Tổng hợp ngữ pháp Movers cần lưu ý trong bài thi cho bé
Key takeaways
Một số chủ điểm ngữ pháp phổ biến trong bài thi Movers:
So sánh hơn và so sánh nhất,
Động từ bất quy tắc và có quy tắc, Động từ + to V-inf, Động từ + V-ing, want/ask someone to do something, must + V-inf ,have (got) to/had to, shall, could.
Giới từ chỉ thời gian
Từ để hỏi (Wh-questions)
Mệnh đề quan hệ
Tân ngữ gián tiếp
Bài thi Movers là một trong những bước đầu quan trọng trên hành trình học tiếng Anh của trẻ nhỏ, giúp xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc và sự tự tin trong giao tiếp. Với mong muốn hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc ôn tập cùng con, bài viết này sẽ tổng hợp những điểm ngữ pháp mover quan trọng nhất. Đồng thời, bài viết cung cấp các phương pháp hiệu quả để việc học tập trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Những điểm ngữ pháp thường gặp trong bài thi Movers
Động từ
Một trong những chủ điểm ngữ pháp vô cùng quan trọng trong bài thi Movers là ngữ pháp liên quan đến động từ. Hiểu rõ và luyện tập các cấu trúc này không chỉ giúp trẻ hoàn thành tốt bài thi Movers mà còn nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của trẻ.
Động từ bất quy tắc và có quy tắc
Thì quá khứ đơn (Past Simple) là một trong những thì quan trọng thường xuất hiện trong bài thi Movers, giúp các bé mô tả những sự kiện hoặc hành động đã xảy ra trong quá khứ. Động từ trong thì này được chia thành hai loại chính:
Động từ có quy tắc: Đây là các động từ khi chuyển sang thì quá khứ sẽ thêm hậu tố "-ed."
Ví dụ: "walk" → "walked," "play" → "played."
Quy tắc này dễ nhớ, nhưng cần chú ý cách thêm "-ed" ở các trường hợp đặc biệt, như khi động từ kết thúc bằng "e" thì chỉ thêm "d" ("like" → "liked").
Động từ bất quy tắc: Đây là nhóm động từ không tuân theo quy tắc thêm "-ed" mà có các dạng quá khứ riêng biệt cần học thuộc.
Ví dụ: "go" → "went," "eat" → "ate."
Đây là phần gây khó khăn hơn vì đòi hỏi bé phải ghi nhớ qua việc thực hành thường xuyên.
Cấu trúc "Động từ + V-ing":
Sau đây là những động từ thường đi với một động từ khác được chia ở dạng V-ing mà trẻ cần nắm vững trước khi tham gia bài thi Movers: Admit, Avoid, Consider, Delay, Enjoy, Finish, Imagine, Keep, Mind, Miss, Practice, Recommend, Risk, Suggest,...
Ví dụ: I enjoy reading books. (Tôi thích đọc sách.)
Trong bài thi Movers, cấu trúc này thường xuất hiện khi trẻ được yêu cầu miêu tả các thói quen hoặc sở thích của mình. Để nắm vững, trẻ nên thực hành đặt câu về các hoạt động hàng ngày.
Cấu trúc "Động từ + to V-inf":
Thường được dùng để chỉ mục đích hoặc ý định. Sau đây là những động từ thường đi với một động từ khác được chia ở dạng to V-inf mà trẻ cần nắm vững trước khi tham gia bài thi Movers: Agree, Ask, Attempt, Choose, Decide, Expect, Hope, Intend, Plan, Pretend, Promise, Refuse, Seem, Tend, Threaten, Want,...
Ví dụ: I want to go to the park. (Tôi muốn đi công viên.)
Ngoài ra, trẻ cần nắm vững các cấu trúc liên quan đến một số động từ như: want/ask, must, have to, shall, could,...
Cấu trúc "want/ask someone to do something" Cấu trúc này được sử dụng để biểu thị mong muốn hoặc yêu cầu ai đó làm điều gì đó.
Cấu trúc "must + V-inf" (Thể hiện sự bắt buộc) Trong bài thi Movers, các câu thể hiện sự bắt buộc hoặc trách nhiệm thường xuất hiện trong phần bài đọc và nghe. Việc hiểu và sử dụng đúng cấu trúc này giúp trẻ diễn đạt ý rõ ràng hơn khi nói và viết.
Cấu trúc "have (got) to/had to" Cấu trúc này được sử dụng để diễn tả sự cần thiết hoặc bổn phận phải làm gì đó. Trẻ nên luyện tập bằng cách sử dụng các tình huống thực tế để áp dụng cấu trúc này.
Ví dụ: I’ve got to finish my homework before playing. (Tôi cần hoàn thành bài tập về nhà trước khi chơi.)
Cấu trúc "shall" (Dùng để đưa ra lời đề nghị) Cấu trúc "shall" thường được sử dụng để đưa ra các lời đề nghị hoặc hỏi ý kiến. Đây là dạng câu đặc biệt phù hợp để trẻ thực hành giao tiếp với người lớn, chẳng hạn như trong các bài nói tình huống.
Ví dụ: Shall I help you wash the car, Mum? (Con có thể giúp mẹ rửa xe không?)
Cấu trúc "could" (Dạng quá khứ của "can") Cuối cùng, cấu trúc "could" thường được sử dụng để diễn đạt khả năng hoặc sự cho phép trong quá khứ. Đây là một trong những cấu trúc dễ nhớ và rất hữu ích để trẻ sử dụng linh hoạt trong các bài tập nói và viết.
Ví dụ: I could swim when I was a kid. (Tôi có thể bơi khi tôi còn bé.)
So sánh
So sánh bằng
Cấu trúc so sánh bằng dùng để so sánh sự tương đồng giữa hai sự vật, sự việc hoặc người. Cấu trúc này diễn tả rằng hai đối tượng có tính chất giống nhau về mức độ, chất lượng hoặc đặc điểm nào đó.
Cấu trúc: S + V + as + adj/adv +as + Object/ Noun/ Pronoun |
So sánh hơn
So sánh hơn dùng để chỉ sự khác biệt giữa hai sự vật, sự việc hoặc người, trong đó một đối tượng có mức độ hoặc chất lượng hơn đối tượng còn lại.
Với tính từ/ trạng từ ngắn
Cấu trúc so sánh hơn: S + V + adj/adv-er + than + Object/ Noun/ Pronoun
Với tính từ, trạng từ dài
Với các tính từ, trạng từ dài, ta không cần biến đổi chúng mà chỉ cần thêm “more” trước đó.
Cấu trúc cụ thể như sau: S + V + more + adj/adv + than + Object/ Noun/ Pronoun
So sánh hơn nhất
So sánh hơn nhất là việc so sánh một đối tượng với nhiều đối tượng khác (từ 2 đối tượng trở lên) hoặc một tập thể để làm nổi bật một tính chất, đặc điểm, thuộc tính nào đó của đối tượng.
Với tính từ, trạng từ ngắn
Cấu trúc so sánh hơn nhất: S + V + the + adj/adv-est + than + Object/ Noun/ Pronoun
Với tính từ, trạng từ dài
Với các tính từ, trạng từ dài, ta dùng "the most" trước tính từ/trạng từ đó để tạo so sánh nhất
Công thức cụ thể như sau: S + V + the most + adj/adv + than + Object/ Noun/ Pronoun
Liên từ (Conjunctions)
Liên từ được sử dụng để nối các từ, cụm từ hoặc câu lại với nhau. Trong bài thi Movers, các liên từ thông dụng bao gồm:
And: Nối hai ý đồng nhất.
Ví dụ: "I like apples and oranges."
But: Nối hai ý trái ngược.
Ví dụ: "I like tea, but I don’t like coffee."
Or: Đưa ra sự lựa chọn.
Ví dụ: "Would you like tea or coffee?"
Giới từ chỉ thời gian (Prepositions of Time)
Giới từ chỉ thời gian giúp xác định thời điểm của hành động. Một số giới từ phổ biến bao gồm:
At: Dùng cho thời điểm cụ thể.
Ví dụ: "I will meet you at 3 PM."
On: Dùng trước ngày tháng.
Ví dụ: "My birthday is on June 5th."
In: Dùng trước tháng, năm, hoặc mùa.
Ví dụ: "We will go on vacation in July."
Từ để hỏi (Question Words)
Từ để hỏi được sử dụng để đặt câu hỏi và thu thập thông tin. Các từ để hỏi phổ biến bao gồm:
What: Hỏi về sự vật, sự việc.
Where: Hỏi về địa điểm.
When: Hỏi về thời gian.
Who: Hỏi về người.
Why: Hỏi về lý do.
How: Hỏi về tính chất, và cách thức.
Mệnh đề quan hệ (Relative Clauses)
Mệnh đề quan hệ là mệnh đề được thêm vào để mô tả hoặc giải thích thêm về danh từ trong câu. Các mệnh đề này thường bắt đầu bằng các đại từ quan hệ như who, which, that, whose, whom.
Có hai loại mệnh đề quan hệ chính:
Mệnh đề quan hệ xác định (Defining Relative Clauses): Cung cấp thông tin cần thiết để xác định danh từ, không có dấu phẩy trước mệnh đề.
Mệnh đề quan hệ không xác định (Non-defining Relative Clauses): Cung cấp thông tin thêm nhưng không cần thiết để xác định danh từ (câu vẫn có nghĩa nếu bỏ đi mệnh đề này), có dấu phẩy trước và sau mệnh đề.
Tân ngữ gián tiếp
Tân ngữ gián tiếp là danh từ hoặc đại từ chỉ người hoặc vật nhận được lợi ích từ hành động của động từ. Nó thường xuất hiện trong các câu có động từ chuyển tiếp (transitive verbs), tức là những động từ cần có tân ngữ để hoàn thành ý nghĩa. Tân ngữ gián tiếp thường đứng trước tân ngữ trực tiếp (direct object) trong câu.
Một số động từ thường dùng với tân ngữ gián tiếp bao gồm:
Give: "She gave him a book."
Tell: "Can you tell me a story?"
Show: "He showed her the way."
Offer: "They offered us some help."
Send: "I will send you the details."
Xem thêm:
Cách giúp con ôn tập ngữ pháp Movers hiệu quả

Lập kế hoạch ôn tập rõ ràng
Để giúp con ôn tập ngữ pháp Movers hiệu quả, việc lập kế hoạch rõ ràng là rất quan trọng. Phụ huynh có thể chia thời gian học thành từng chủ điểm ngữ pháp nhỏ, mỗi ngày tập trung vào một nội dung cụ thể. Ví dụ, Thứ Hai ôn thì hiện tại đơn, Thứ Ba học về các giới từ chỉ vị trí. Cách tiếp cận này giúp trẻ không bị quá tải và dễ dàng ghi nhớ hơn.
Kết hợp học lý thuyết với thực hành
Sau khi học lý thuyết, phụ huynh nên khuyến khích con làm bài tập thực hành hoặc tham gia các trò chơi liên quan để củng cố kiến thức. Các ứng dụng như Quizlet là những lựa chọn lý tưởng, vừa thú vị vừa bổ ích. Việc học kết hợp thực hành không chỉ giúp trẻ nhớ lâu mà còn tăng khả năng áp dụng vào thực tế.
Sử dụng hình ảnh và trò chơi
Trẻ em thường học tốt hơn khi kiến thức được minh họa bằng hình ảnh hoặc truyền tải qua các trò chơi. Phụ huynh có thể sử dụng flashcards, tổ chức trò chơi ghép từ hoặc đố vui để làm sinh động buổi học. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ hứng thú hơn với việc học mà còn hỗ trợ phát triển tư duy ngôn ngữ.
Tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh
Việc thường xuyên khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày là một cách hiệu quả để ôn tập ngữ pháp. Phụ huynh có thể hỏi con các câu Wh-questions như: “What do you want to eat?” hoặc “Where is your book?” để rèn luyện phản xạ và khả năng ứng dụng ngữ pháp vào thực tế.
Làm đề thi thử Movers
Luyện tập với các đề thi thử sẽ giúp trẻ làm quen với cấu trúc bài thi và cải thiện kỹ năng làm bài. Điều này không chỉ giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào kỳ thi thật mà còn nhận biết được những điểm cần cải thiện.
Tổng kết
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng điểm qua những chủ điểm ngữ pháp mover quan trọng cần ôn tập và các phương pháp học tập hiệu quả để giúp trẻ đạt kết quả tốt nhất. Hy vọng rằng, thông qua những gợi ý này, các bậc phụ huynh sẽ có thêm công cụ hữu ích để đồng hành cùng con trên hành trình chinh phục tiếng Anh. Đừng quên ghé thăm ZIM Helper để tìm kiếm thêm các tài liệu học tập, bài tập thực hành và nhận sự hỗ trợ từ cộng đồng học tập của ZIM!
Bình luận - Hỏi đáp