Banner background

Chiến thuật chinh phục dạng bài Re-order Paragraphs trong PTE Reading

Trong bài viết dưới đây, Anh ngữ ZIM sẽ hướng dẫn người học phương pháp chính phục dạng bài Re-order paragraphs trong PTE Reading.
chien thuat chinh phuc dang bai re order paragraphs trong pte reading

Kì thi PTE là một trong những kì thi ngôn ngữ uy tín được nhiều cơ sở học thuật chấp nhận và đánh giá cao. Trong thời gian gần đây, kì thi này đã trở nên ngày càng phổ biến đối với các bạn thí sinh Việt Nam.

Nối tiếp chuỗi bài viết nhằm cung cấp cho người học cái nhìn tổng quát về kỳ thi PTE, trong bài viết dưới đây, anh ngữ ZIM sẽ giới thiệu cho người học dạng bài Re-order paragraphs trong PTE Reading - tổng quan, tiêu chí chấm điểm và chiến thuật làm bài để người học có thể thành công chinh phục dạng bài này.

Key takeaways:

  • Trong dạng bài Re-order paragraphs, người học được yêu cầu sắp xếp các câu mà đề bài đưa cho sẵn để có thể tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

  • Cách tính điểm dạng bài Re-order paragraphs trong PTE Reading: Người học sẽ nhận được tối đa số điểm nếu sắp xếp chính xác tất cả, và một phần của số điểm nếu mắc phải một hoặc một vài lỗi sai.

  • Chiến thuật làm dạng bài Re-order paragraphs:

(Trước khi đọc)

Bước 1: Đọc lướt qua tất các các câu đề bài cho một cách nhanh chóng.

(Trong khi đọc)

Bước 2: Đọc lần lượt tất cả các câu đề bài cho một cách thật kĩ.

Bước 3: Tìm kiếm câu chủ đề của đoạn văn.

Bước 4: Nghĩ về mối liên hệ giữa các câu

(Sau khi đọc)

Bước 5: Di chuyển câu chủ đề sang bảng Target đầu tiên, bởi vì câu chủ đề thường sẽ nằm ở đầu câu.

Bước 6: Lựa chọn câu có thể theo sau câu chủ đề một cách hợp lý.

Bước 7: Đọc lại đoạn văn để kiểm tra liệu các câu đã được sắp xếp hợp lý hay chưa.

Giới thiệu dạng bài Re-order paragraphs trong PTE Reading

Giới thiệu dạng bài Re-order paragraphs trong PTE Reading

(Trích website: PTE Study Guide)

Re-order paragraphs là dạng bài thứ 3 trong 5 dạng bài của phần thi PTE Reading trong bài thi PTE. Trong dạng bài này, người học được yêu cầu sắp xếp các câu mà đề bài đưa cho sẵn để có thể tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Dạng bài Re-order paragraphs trong PTE Reading nhằm đánh giá khả năng hiểu được cách tổ chức và tính liên kết trong đoạn văn của thí sinh.

Một số đặc điểm của dạng bài Re-order paragraphs:

  1. Hướng dẫn được đặt ở phần trên cùng của máy tính.

  2. Ở phía tay trái, bảng Source (nguồn) chứa 4 hoặc 5 câu đề bài cho sẵn.

  3. Ở phía tay phải, bảng Target (phần bài làm) ban đầu sẽ được để trống. Để có thể điền đáp án vào bảng Target, người học thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nhấn chuột vào hộp text box (hộp văn bản), hộp văn bản được lựa chọn sẽ chuyển sang màu xanh. Thí sinh cũng có thể nhấn chuột và hộp text box vừa chọn nếu muốn hủy chọn hộp text box đó.

Bước 2: Có 3 cách để di chuyển hộp text box vào bảng Target:

  • Nhấn giữa chuột trái và kéo hộp text box vào bảng Target.

  • Nhấn vào nút left/right arrow (mũi tên trái phải) để di chuyển hộp text box giữa hai bảng Source và Target. Thí sinh cũng có thể sử dụng nut up/down (mũi tên lên xuống) để sắp xếp lại thứ tự của các hộp text box.

  • Nhấn hai lần vào hộp text box đã được lựa chọn, hộp text box sẽ được tự động chuyển sang bảng đối diện.

  1. Nhấn vào nút Next (tiếp theo) sau khi đã hoàn thành phần bài làm để di chuyển đến câu hỏi tiếp theo. Thời gian cho phần thi này sẽ được tính vào tổng thời gian của phần thi reading (phần thi Reading thường kéo dài từ 32 đến 41 phút)

Tổng các câu mà đề bài cho sẵn sẽ có độ dài khoảng 150 chữ. Trong mỗi phần thi Reading, sẽ có từ 2 đến 3 câu hỏi dạng bài Re-order paragraphs, và tất cả các câu hỏi sẽ nằm liền kề với nhau.

Cách tính điểm dạng bài Re-order paragraphs trong PTE Reading

Nếu tất cả các hộp text box được sắp xếp chính xác, người học sẽ nhận được số điểm tuyệt đối cho phần thi này. Nếu một hoặc một vài hộp text box được được đặt sai vị trí, chỉ một phần của số điểm sẽ được tính. Dạng bài này sẽ ảnh hưởng đến điểm của các phần sau:

Cách tính điểm dạng bài Re-order paragraphs trong PTE ReadingRe-order paragraphs tests kiểm tra khả năng đọc hiểu của thí sinh trong môi trường học thuật. Dưới đây là một số kĩ năng sẽ được đánh giá:

  • xác định chủ đề hoặc ý chính

  • xác định các luận điểm hoặc ví dụ hỗ trợ

  • xác định mối quan hệ giữa câu và đoạn văn

  • hiểu từ vựng học thuật

  • hiểu sự khác biệt giữa hàm ý và biểu thị

  • suy ra nghĩa của những từ không quen thuộc

  • hiểu thông tin rõ ràng và tiềm ẩn

  • hiểu thông tin cụ thể và trừu tượng

  • phân loại thông tin

  • tuân theo một chuỗi sự kiện hợp lý hoặc theo trình tự thời gian

Xem thêm:

Chiến thuật làm dạng bài Re-order paragraphs trong PTE Reading

Chiến thuật làm dạng bài Re-order paragraphs trong PTE ReadingTrước khi đọc

Bước 1: Đọc lướt qua tất các các câu đề bài cho một cách nhanh chóng. Điều này sẽ có thể giúp thí sinh hiểu được chủ đề của đoạn văn.

Trong khi đọc

Bước 2: Đọc lần lượt tất cả các câu đề bài cho một cách thật kĩ, chú ý những từ nối để xác định các mối quan hệ giữa các câu.

Bước 3: Tìm kiếm câu chủ đề của đoạn văn. Câu chủ đề có thể là một câu cung cấp thông tin tổng quan về chủ đề của đoạn văn. Câu chủ đề sẽ không bắt đầu bởi các từ nối chẳng hạn như “However” và “nevertheless” và nó cũng sẽ thường không chứa những đại từ ám chỉ bất cứ thứ gì của các câu còn lại.

Bước 4: Nghĩ về mối liên hệ giữa các câu để có thể tạo nên đoạn văn hoàn chỉnh.

Sau khi đọc

Bước 5: Di chuyển câu chủ đề sang bảng Target đầu tiên, bởi vì câu chủ đề thường sẽ nằm ở đầu câu. Thí sinh cũng không cần phải lo lắng khi không chắc chắn về câu chủ đề đã lựa chọn, vì thì sinh hoàn toàn có thể sắp xếp lại các câu sau nếu thí sinh thay đổi suy nghĩ.

Bước 6: Lựa chọn câu có thể theo sau câu chủ đề một cách hợp lý. Lặp lại bước này đến khi sắp xếp tất cả các câu đề bài đưa ra. Sử dụng những manh mối liên quan đến từ nối và nghĩa của câu để làm điều này:

  • Chú ý đến mối quan hệ về ngữ pháp. Ví dụ, danh từ thường được thay thế bởi đại từ trong câu tiếp theo, và đối với cùng một danh từ, câu chứa danh từ đó với mạo từ không xác định thường đứng trước câu chứa danh từ đó với mạo từ xác định.

  • Tìm kiếm những từ nối chẳng hạn như “and”, “but” hoặc ‘‘finally’’. Từ đó, kết hợp với nghĩa của câu, người học có thể tìm được những câu đi liền kề với nhau.

  • Chú ý đến trình tự thông tin, chẳng hạn như thứ tự thời gian của câu chuyện

    hoặc thứ tự của một quá trình.

Bước 7: Đọc lại đoạn văn để kiểm tra liệu các câu đã được sắp xếp hợp lý hay chưa.

Lưu ý: Nếu thí sinh không chắc chắn với đáp án của bản thân, sẽ tốt hơn nếu thí sinh thử làm và sắp xếp theo suy nghĩ thay vì bỏ trống phần thi này.

Bài tập

Read the text boxes. Then restore the original order by drawing a line from the text box on the left to the space provided on the right.

(1) Such a willingness, though not easy, could transform those involved.

(2) But the key was a desire to really feel what the other person or party wanted and felt.

(3)The climate of openness and transparency he created in his sessions, if replicated within the family, the corporation, or in politics, would result in less angst and more constructive outcomes.

(4) Rogers felt that psychologists had the most important job in the world, because ultimately, it was not the physical sciences that would save us, but better interactions between human beings.

(Trích sách The Official Guide to PTE: Pearson Test of English Academic)

Đáp án:

(4) Rogers felt that psychologists had the most important job in the world, because ultimately, it was not the physical sciences that would save us, but better interactions between human beings. (3)The climate of openness and transparency he created in his sessions, if replicated within the family, the corporation, or in politics, would result in less angst and more constructive outcomes. (2) But the key was a desire to really feel what the other person or party wanted and felt. (1) Such a willingness, though not easy, could transform those involved.

Dịch nghĩa:

(4) Rogers cảm thấy rằng các nhà tâm lý học có công việc quan trọng nhất trên thế giới, bởi vì cuối cùng, không phải khoa học vật lý sẽ cứu chúng ta mà là sự tương tác tốt hơn giữa con người với nhau. (3) Bầu không khí cởi mở và minh bạch mà ông tạo ra trong các phiên họp của mình, nếu được nhân rộng trong gia đình, tập đoàn hoặc trong chính trị, sẽ mang lại kết quả ít lo lắng hơn và mang tính xây dựng hơn. (2) Nhưng điều quan trọng là mong muốn thực sự cảm nhận được những gì người khác mong muốn và cảm nhận. (1) Sự sẵn lòng như vậy, dù không dễ dàng, có thể chuyển hóa những người liên quan.

Giải thích:

(4) Rogers felt that psychologists had the most important job in the world, because ultimately, it was not the physical sciences that would save us, but better interactions between human beings.

→ Đây là câu đầu tiên bởi vì câu này giới thiệu chủ đề của đoạn văn. Bên cạnh đó, câu này liên kết ý tưởng cho ‘‘Rogers’’ - nhân vật duy nhất trong đoạn văn.

(3)The climate of openness and transparency he created in his sessions, if replicated within the family, the corporation, or in politics, would result in less angst and more constructive outcomes.

→ Đây là câu thứ hai bởi vì nó mở rộng ý chính được đề cập ở câu đầu tiên bằng việc miêu tả kết quả của sự tương tác. Bên cạnh đó, câu cũng sử dụng đại từ nhân xưng ‘‘he’’ nhằm chỉ ra rằng nhân vật này đã được giới thiệu ở câu trước.

(2) But the key was a desire to really feel what the other person or party wanted and felt.

→ Đây là câu thứ ba bởi vì nó mô tả cách thức để đạt được kết quả đã được miêu tả ở câu thứ hai. Từ nối ‘‘but’’ ở đầu nhằm chỉ ra rằng thông tin này liên quan trực tiếp đến câu trước đó.

(1) Such a willingness, though not easy, could transform those involved.

→ Đây là câu cuối cùng bởi vì nó kết thúc đoạn văn bằng việc đề nghị một kết quả tổng quan. Thêm vào đó, ‘‘Such a willingness’’ nhằm ám chỉ cụm ‘‘a desire to really feel what the other person or party wanted and felt’’ ở câu phía trước, chỉ ra rằng câu này sẽ theo sau câu thứ ba.

Tham khảo thêm:

Tổng kết

Trong bài viết trên, Anh ngữ ZIM đã giới thiệu cho người học dạng bài Re-order paragraphs trong PTE Reading - tổng quan, tiêu chí chấm điểm và chiến thuật làm bài một cách đầy đủ chính xác. Hy vọng, người học có thể áp dụng các kiến thức trên vào quá trình chuẩn bị cho kì thi PTE.

Ngoài ra, học viên hãy tham khảo khoá học PTE cam kết đầu ra 4 kỹ năng tiếng Anh tại ZIM, để chinh phục ước mơ du học, làm việc và định cư quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

  • The Official Guide to PTE: Pearson Test of English Academic. Pearson Longman Asia, 2010.

  • “PTE Academic Format: Reading: Pearson PTE.” PTE English Language Tests, www.pearsonpte.com/pte-academic/reading. Accessed 1 Nov. 2023.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
Giáo viên
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...