Tiếp cận và mở đầu bài luận cá nhân apply du học Mỹ

Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích cách để tiếp cận và bắt đầu một bài luận cá nhân apply du học Mỹ (Personal Statement).
author
ZIM Academy
05/01/2021
tiep can va mo dau bai luan ca nhan apply du hoc my

Trong hồ sơ du học tại Mỹ và các nước châu Âu đều yêu cầu một phần rất quan trọng đó là bài luận cá nhân (Personal Statement). Mặc dù mục tiêu chung của bài luận đều là giúp Hội đồng tuyển sinh thấy được con người của thí sinh, nhưng mỗi khu vực, cụ thể giữa Mỹ và Châu Âu lại có những tiêu chí và cách nhìn nhận về bài luận khác nhau. Từ đó mà cấu trúc và cách triển khai của bài viết cũng cần phải thay đổi phù hợp với từng khu vực. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích cách để tiếp cận và bắt đầu một bài luận cá nhân apply du học Mỹ.

Tiếp cận

Đề bài bài luận cá nhân apply du học Mỹ

Đầu tiên chúng ta tham khảo các đề bài luận cá nhân apply du học Mỹ năm 2020-2021:

Some students have a background, identity, interest, or talent that is so meaningful they believe their application would be incomplete without it. If this sounds like you, then please share your story.

The lessons we take from obstacles we encounter can be fundamental to later success. Recount a time when you faced a challenge, setback, or failure. How did it affect you, and what did you learn from the experience?

Reflect on a time when you questioned or challenged a belief or idea. What prompted your thinking? What was the outcome?

Share an essay on any topic of your choice. It can be one you’ve already written, one that responds to a different prompt, or one of your own design.

(Nguồn Common App, xem các đề còn lại tại đây)

Nhận xét:

  • Dù các câu hỏi đều có đề bài khác nhau, nhưng mục đích chung chỉ có một: Hãy cho điều gì đã định hình nên con người bạn? Điều đó có thể là một sự kiện (thành công, thất bại), một đặc điểm cá nhân (ngoại hình, sở thích, đam mê, hoàn cảnh),vv. Quan trọng hơn là điều đó có thể khiến tác giả trở nên đặc biệt trong mắt người đọc.

  • Đặc điểm chung thứ hai: Trọng tâm chính của bài luận là về bản thân người viết.

Những chú ý trước khi viết bài luận cá nhân apply du học Mỹ

Điều ghi nhớ 1: Chủ thể cần viết về là chính bản thân mình.

Chúng ta không phải viết về những thứ xa lạ nào mà chính là bản thân mình – một thứ rất gần gũi, quen thuộc. Sẽ có những góc khuất, những câu chuyện mà chỉ có bản thân người viết mới biết. Đây chính là lúc để thể hiện bản thân mình.

bai-luan-ca-nhan-apply-du-hoc-my

Điều ghi nhớ 2: Không có ý tưởng hay hơn, không có ý tưởng tồi hơn. 

Mục đích của bài luận cá nhân apply du học Mỹ là thể hiện sự đặc biệt của bản thân mình. Khi một ý tưởng ra đời tức ý tưởng đó sẽ là đại diện cho trải nghiệm, con người của tác giả. Mỗi người đều có cái riêng của mình và không ai hoàn toàn giống ai. Vì vậy không thể đánh giá một ý tưởng dở hay tốt, cũng giống như không thể đánh giá con người một thí sinh là dở hay tốt vậy. Điều quan trọng nằm ở cách truyền tải ý tưởng đó đến người đọc.

Điều ghi nhớ 3: Việc đánh giá bài luận là một sự đánh giá chủ quan.

Không giống như bài thi các chứng chỉ, bài luận cá nhân apply du học Mỹ được đánh giá dựa trên cảm quan của người đọc. Sẽ có người thích sự hài hước, có người lại thích nghiêm túc kỷ luật, có người sẽ thích tâm hồn nghệ thuật bay bổng, có người lại thích sự thực tế. Thậm chí kể cả cách viết cũng được đánh giá một cách chủ quan. Để khắc phục điều này, lúc nào cũng sẽ có ít nhất ba giám khảo xem xét bài luận của thí sinh. Tuy nhiên sự khách quan tuyệt đối là khó để đạt được.

Điều ghi nhớ 4: Điều đặc biệt đến từ sự suy ngẫm

Những trải nghiệm của nhiều thí sinh có thể tương đồng với nhau. Tuy nhiên, để biến những chất liệu đó trở nên độc nhất cho bản thân cần phải khai thác thật kỹ. Điều cần làm là suy xét lại những điều đã trải qua một cách sâu sắc, đặt nó trong mối quan hệ của bản thân, từ đó tìm ra thông điệp mà mình muốn truyền tải. Sự khác biệt không nhất thiết phải là những điều đao to búa lớn, chúng cũng có thể đến từ những điều đơn giản nhưng dưới một góc nhìn mới lạ, sáng tạo.

Đọc thêm: Common Application – Cánh cửa vào trường đại học Mỹ

Bắt đầu viết bài luận cá nhân apply du học Mỹ

Thế nào là một mở bài tốt?

Một mở bài tốt cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Thú vị: cần tác động được đến tâm lý của người đọc, khiến họ cảm thấy bị thôi thúc phải đọc thêm. (Gây tò mò, có tính hài hước, hoặc kịch tính)

  • Định hướng: hướng được bài luận về thông điệp lớn muốn truyền tải.

  • Ngắn gọn xúc tích: vì phần quan trọng nhất nằm ở đoạn bài học và thông điệp, người viết không nên dài dòng ở phần mở để dành khoảng trống cho những phần sau.

Lưu ý: Đây là những tiêu chí ở mức độ chung nhất, không đồng nghĩa với việc tất cả các mở bài đều phải tuân theo, và cũng không giới hạn rằng chỉ có ba yếu tố này mới làm nên mở bài tốt.

Ví dụ về những mở bài tốt: (Bạn đọc có thể phân tích xem các ví dụ hoàn thiện các tiêu chí được nêu trên như thế nào và tự đánh giá đó có phải là những mở bài tốt hay không)

  • Ví dụ 1: 

“ It was finally my turn for Show-and-Tell. 

I patted my pocket, checking on my prized possession. Looking to the crowd, I counted thirteen preschoolers and one teacher—full attendance, as I had hoped; everyone needed to see this. 

Eagerly, I rushed to the front and removed my friend from the ziplock bag in my pocket. 

“Hi everyone, this is my new bir-,” I managed to say before all hell broke loose.

“RYAN, YOU CANNOT BRING DEAD ANIMALS TO SCHOOL!” 

I remember finding him on the street outside my apartment. I had seen birds before, but he was the first with a broken neck. Intrigued and inspired, I knew I had to share my discovery in class.” (115 words)

(Nguồn Arpi Park – College App Stuff)

Nhận xét: Trong phần mở đầu bài luận cá nhân apply du học Mỹ, tác giả đi thẳng đến chủ đề chính mà sau này sẽ đi sâu vào “Show and Tell”. Tiếp đến, anh kể nhanh về một câu chuyện khi anh ta tìm được con chim đã chết trong khuôn viên trường. Đây vừa là chi tiết đặc biệt – hiếm có ai sẽ viết về nó – vừa là một hình ảnh súc tích làm tiền đề cho đam mê của anh: “Show and Tell”. 

  • Ví dụ 2:

bai-luan-ca-nhan-apply-du-hoc-my-1

My father said I didn’t cry when I was born. Instead, I popped out of the womb with a furrowed brow, looking up at him almost accusatorially, as if to say “Who are you? What am I doing here?” While I can’t speak to the biological accuracy of his story — How did I survive, then? How did I bring air into my lungs? — it’s certainly true that I feel like I came preprogrammed with the compulsion to ask questions.” (81 words)

(Nguồn The Harvard Crimson)

Nhận xét: Đây là một mở bài bằng một hiện tượng hài hước gây sự chú ý (“I didn’t cry when I was born…”). Tuy rằng ý tưởng không hề phức tạp, nhưng nó lại trở thành một phần dẫn nhập rất hợp lý vào nội dung và ý tưởng lớn của bài là “the compulsion to ask question”. 

Gợi ý xây dựng mở bài

Bước 1: Xác định các đặc điểm bản thân mình muốn truyền tải.

Ví dụ: Hài hước, đam mê nghệ thuật, nhạy cảm. 

Đặc điểm phụ thuộc vào bản thân người viết. Từ những đặc điểm đó người viết sẽ lựa chọn những câu chuyện thể hiện được đặc điểm này để show bản thân mình.

Hãy bắt đầu với những điều bản thân người viết thực sự muốn viết về. Tự hỏi bản thân mình về điều thực sự quan trọng với chính mình, gây cho mình cảm hứng lớn mỗi khi nghĩ về.

bai-luan-ca-nhan-apply-du-hoc-my-2

Bước 2: Tìm kiếm câu chuyện

Tưởng tượng như ta phải kể một câu chuyện về cuộc đời mình. Với 650 từ, việc kể toàn bộ dường như không khả thi. Nhưng nếu tập trung vào một khía cạnh để diễn tả một cách sâu sắc thì là điều có thể. Với những đặc điểm cần thể hiện, người viết sẽ dựa vào đó để tìm những câu chuyện mình đã trải qua mà thể hiện rõ ràng nhất những đặc điểm đó. Chẳng hạn như lòng dũng cảm trong một lần cứu ai đó khỏi tai nạn hay đuối nước, hay về tình yêu dành cho động vật, một hoạt động ngoại khóa yêu thích.

Những câu chuyện luôn cần độ trung thực. Mặc dù không nhất thiết phải thuật lại toàn bộ sự việc (tức nên chọn lọc chi tiết có ý nghĩa), người viết cần đảm bảo rằng trải nghiệm đó thực sự có liên kết chặt chẽ với mình.

Bước 3: Viết ra tất cả những ý tưởng xuất hiện

Sau khi đã hình thành được một câu chuyện, đây là lúc khai thác trải nghiệm đó triệt để. Vì rất khó để xác định được đâu là chi tiết quan trọng với bài chỉ thông qua suy nghĩ, nên việc viết hết tất cả những ý tưởng xuất hiện rồi sau đó chọn lọc là một phương pháp không tồi.

Hạn chế suy nghĩ về việc chi tiết này có nên viết hay cần thiết hay không, hãy thoải mái viết ra mọi ý tưởng trong bước này.

Bước 4: Chọn lọc

Một mở bài lý tưởng sẽ dài khoảng 80-120 từ, vì vậy người viết cần lựa chọn một vị trí phù hợp để viết về trải nghiệm của mình. Sau tất cả những ý tưởng đã được đưa ra ở trên, chọn vùng mà ở đó người đọc xuất phát gần với ý tưởng lớn. Ví dụ như bài viết của Arpi Park trong ví dụ một, thay vì kể về trước đó anh tìm thấy con chim thế nào, đi vào trường sớm hay muộn thì anh đưa anh ta đến phiên cảnh chuẩn bị mang con chim và để chia sẻ với mọi người. Đôi khi có những phần của câu chuyện dù rất hay nhưng vẫn có thể bị loại bỏ vì chúng không đóng góp được nhiều cho ý tưởng bài luận cá nhân apply du học Mỹ.

Bước 5: Liên kết

Đây là lúc đưa sự liên hệ giữa câu chuyện và nội dung chính vào bài. Thường những câu chủ đề sẽ nằm ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn. Câu văn này sẽ đóng vai trò như là lời giải thích cho lý do câu chuyện được kể và vừa là câu dẫn vào chủ đề.

Bước 6: Xem xét lại

Không chỉ riêng với mỗi đoạn mở mà mỗi đoạn văn sau khi viết xong người viết đều cần tự vấn rằng nội dung chính của đoạn là gì, đoạn văn đóng vai trò thế nào trong toàn bài nói chung. Thêm vào đó người viết cần xem xét sự hợp lý giữa câu chuyện và chủ đề. Đôi khi sẽ có những chủ đề không trực tiếp liên quan, có thể dẫn tới nhiều câu hỏi phát sinh từ người đọc. Vì vậy nên từ đầu, khoảng cách từ trải nghiệm đưa ra và chủ đề chính càng gần nhau (dễ suy ra) thì mối liên hệ sẽ càng hợp lí. (Tuy nhiên việc đưa ra hai sự việc trực tiếp đến mức hiển nhiên sẽ không mang lại ý nghĩa cho bài luận cá nhân apply du học Mỹ).

bai-luan-ca-nhan-apply-du-hoc-my-3

Bonus

Kể cả khi bí ý tưởng hay không, việc tham khảo những bài viết tốt đều mang lại lợi ích. Nên nhớ rằng, việc tham khảo khác với đạo văn. Cách để tận dụng những nguồn tham khảo một cách đúng đắn và hiệu quả là liên tục phân tích cách họ liên kết câu chuyện và ý tưởng trong bài luận cá nhân apply du học Mỹ, nhất là làm sao cho những điều đưa ra đều tự nhiên và hợp lý, không hề bị gượng gạo hay giả tạo. Dưới đây là một số nguồn tham khảo những bài luận hay:

Đọc thêm: 5 lưu ý khi viết thư giới thiệu apply các trường nước ngoài

Tổng kết

Trên đây là bài viết nghiên cứu về mở bài và cách viết một mở bài tốt cho bài luận cá nhân apply du học Mỹ. Có thể thấy rằng, phần mở bài là tiền đề rất quan trọng cho các kế hoạch triển khai tiếp theo của bài luận. Đồng thời, đây cũng là chỗ để sự sáng tạo, độc đáo trong mỗi thí sinh được thể hiện. Bởi mỗi hồ sơ chỉ có khoảng mười lăm phút để được xét duyệt, cộng thêm với sự cạnh tranh từ hàng ngàn hay chục ngàn hồ sơ khác, việc có một bài luận nổi bật bên cạnh những con số là điều lợi thế hơn hết. Hy vọng rằng bài viết có thể hỗ trợ các thí sinh trong quá trình viết và chỉnh sửa bài luận của mình để tạo ra sản phẩm thành công nhất!

Đọc thêm: Hướng dẫn cách viết Study Plan du học một cách dễ dàng và hiệu quả

Phạm Tuấn Minh

 

Bạn muốn trở nên tự tin giao tiếp với bạn bè quốc tế hay nâng cao khả năng giao tiếp trong công việc và thăng tiến trong sự nghiệp. Hãy bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu với khóa học tiếng Anh giao tiếp hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu