Cách cải thiện tiêu chí Task Response band 6.0 - 7.0 với dạng bài Discuss both views
Trái với hai kỹ năng có thể dễ dàng tự luyện tập như Listening và Reading, kỹ năng Writing lại được nhiều thí sinh coi là kỹ năng “khó nhằn” nhất trong bài thi IELTS. Thật vậy, không ít thí sinh tuy đã đạt đến band điểm Overall cao như 7.5 hay 8.0, nhưng với kỹ năng Writing lại mắc kẹt ở band điểm từ 6.0 đến 6.5.
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là bởi tuy đã có vốn từ vựng, ngữ pháp rộng, các thí sinh này lại chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu của đề bài.
Key takeaways |
---|
|
Tiêu chí chấm điểm của bài viết Writing Task 2
Trước khi bắt đầu đi vào phân tích sâu hơn về các cách cải thiện tiêu chí Task Response từ band điểm 6.0 lên 7.0 trong dạng bài Discussion Essay, người đọc cần hiểu về quy trình phân tích và đánh giá bài viết IELTS Writing Task 2. Theo IELTS Writing Band Descriptors (Bảng miêu tả tiêu chí đánh giá từng thang điểm) do Hội đồng thi cung cấp, bài viết Writing Task 2 sẽ được đánh giá qua 4 tiêu chí:
Task Response (Mức độ đáp ứng yêu cầu của đề bài)
Coherence and Cohesion (Độ mạch lạc và liên kết của bài viết)
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
Grammatical Range and Accuracy (Độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp)
Trong đó, Task Response (TR) là tiêu chí được giám khảo sử dụng để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu nêu ra trong đề bài. Ví dụ như: Thí sinh có viết lạc đề hay không? Bài văn có trả lời các câu hỏi của đề bài hay không?
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng với mỗi dạng câu hỏi Writing Task 2, yêu cầu về mặt Task Response cũng sẽ có sự khác nhau. Giả dụ với dạng bài Opinion Essay (Đoạn văn nêu quan điểm), đề bài đặt ra câu hỏi “To what extend to you agree or disagree?” để đáp ứng TR thì thí sinh cần nêu ra quan điểm cuối cùng là: đồng ý, không đồng ý, hay thiên về một bên.
Tuy nhiên, với dạng câu hỏi Two-part Questions (Đoạn văn trả lời 2 câu hỏi), thì tiêu chí TR lại được đánh giá chủ yếu dựa trên câu trả lời của thí sinh cho 2 câu hỏi của đề bài.
So sánh tiêu chí Task Response band 6 và 7
Tiêu chí TR cho band điểm 6.0 và 7.0 được British Council (Hội đồng Anh) và IDP miêu tả cụ thể như sau:
Band | Task Response |
---|---|
6 |
|
7 |
|
Các tiêu chí trên có thể được dịch sang tiếng Việt như sau:
Thang điểm | Đáp ứng yêu cầu đề bài |
---|---|
6 |
|
7 |
|
Qua đó, thí sinh có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa tiêu chí Task Response band 6.0 và 7.0 xoay quanh hai điểm lớn như sau: (1) Phát triển và giải thích rõ ràng, đồng đều các luận điểm; (2) Đưa ra quan điểm/kết luận rõ ràng và xuyên suốt cả bài viết.
Task Response với dạng bài Discussion Essay
Dạng bài Discussion Essay thường yêu cầu người học thảo luận về hai quan điểm trái chiều hoặc hai mặt của một vấn đề. Đặc điểm nhận biết của dạng bài này là các câu hỏi như: ‘Discuss both views and give your opinion’ hay ‘Discuss both views’. Với đề bài trên, người học cần đáp ứng cùng lúc hai yêu cầu: (1) Phân tích cơ sở của cả hai quan điểm được nêu, (2) Nêu rõ quan điểm cá nhân về vấn đề.
Discussion Essay có tính mở nhiều hơn so với các câu hỏi Writing Task 2 khác. Lý do là vì dạng bài này cho phép thí sinh tự do thảo luận cơ sở của các quan điểm mà không đề ra giới hạn nào. Tuy nhiên, cũng chính vì sự “mở” này mà thí sinh thường sẽ khó xác định trọng tâm và đáp ứng yêu cầu của đề bài. Đồng thời cũng dễ bị lạc đề hoặc tập trung quá nhiều, lan man vào phát triển một luận điểm mà bỏ quên các luận điểm còn lại.
Ví dụ với đề bài: Some people say the government should give healthcare the first priority, some others believe there are more important priorities to spend the taxpayers’ money. Discuss both views and give your opinion.
Gợi ý câu trả lời:
Mở bài band 6+: It is often said that authorities should allocate most of their budget to the healthcare sector, while opponents maintain that resources should rather be used for other priorities. This essay will discuss the debate, and give reasons why I lean towards the latter view.
Có thể thấy câu trả lời trên đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đề bài (Chính phủ có nên đặt vấn đề chăm sóc sức khỏe lên làm ưu tiên hàng đầu hay không & Đưa ra quan điểm của thí sinh về vấn đề). Việc quyết định bài viết rơi vào band 6 hay 7 sẽ phụ thuộc vào cách thí sinh phát triển luận điểm trong bài:
Band 6: Nếu 1 trong 2 mặt của vấn đề được phát triển chi tiết, trong khi mặt còn lại thì sơ sài hoặc không đủ thuyết phục; Thí sinh đưa ra quan điểm đôi khi còn chưa rõ ràng và lặp lại.
Band 7: Nếu cả 2 mặt của vấn đề được giải thích rõ ràng, dù còn một vài mặt cần phải được bổ sung thêm một số nội dung để có thể đầy đủ hơn; Thí sinh thể hiện quan điểm xuyên suốt, không bị lặp lại.
Dưới đây là một vài phương pháp thí sinh có thể áp dụng để cải thiện điểm của tiêu chí Task Response từ band 6 lên 7:
Tham khảo thêm
Xác định rõ ràng và đầy đủ các yếu tố trong đề bài
Để tránh bị lan man và lạc đề, dau khi đọc đề bài Discussion Essay, thí sinh nên hình thành phản xạ gồm 2 bước như sau:
Bước 1: Xác định rõ tất cả các yếu tố được nhắc đến trong đề bài, bao gồm:
Yêu cầu của bài (prompt)
2 quan điểm chính cần bàn luận
Các đối tượng xuất hiện trong bài (nếu có)
Bước 2: Đề ra quan điểm cá nhân trước khi đi vào viết bài
Thí sinh đồng ý với quan điểm nào? Tại sao?
Ví dụ với đề bài: Some people argue that we should do research into their family history. Others, agree with the view that we should focus on the present and future generations. Discuss both views and give your own opinion.
Bước 1:
Yêu cầu của bài: Bàn luận về 2 quan điểm và nêu ý kiến cá nhân
2 quan điểm chính cần bàn luận:
(1) Should do research into the history of families (Tạm dịch: nên tìm hiểu về lịch sử của gia đình)
(2) Should focus on the present and future (Tạm dịch: nên tập trung đầu tư cho hiện tại và tương lai)
Đối tượng: Families, family members, relatives, hiện tại vs. tương lai, etc.
Bước 2:
Thí sinh đồng ý với quan điểm thứ 2 (gia đình nên chú trọng hơn vào đầu tư cho hiện tại và tương lai)
Lý do:
Việc tìm hiểu về lịch sử gia đình tiêu tốn thời gian và tiền bạc, không đem lại quá nhiều lợi ích rõ rệt
Hiện tại - Gia đình cần lo về chỗ ở, công việc, nuôi dưỡng con cháu
Tương lai - Sự phát triển của con cháu nên được ưu tiên hàng đầu
Lưu ý để đảm bảo tiêu chí TR:
Thí sinh nên đưa ra quan điểm rõ ràng ở cả 3 phần: Mở, thân, và kết bài
Trong phần thân bài, thí sinh cần nêu rõ và giải thích quan điểm của mình, trong đó 2 đoạn thân bài nên có độ dài gần bằng nhau để không bị tính là bài viết quá thiên về một luận điểm.
Xây dựng thesis statement sắc bén để đảm bảo Task Response
Theo bài viết ‘Opinion Essay Introduction: The Thesis Statement’ từ website ieltsliz.com, các câu statement (câu luận điểm) bao gồm hai loại: Background statement và Thesis statement. Trong đó, câu văn background statement có vai trò giới thiệu chủ đề của bài bằng cách paraphrase (diễn đạt lại) chủ đề của đề bài, còn thesis statement sẽ là câu trả lời của thí sinh với câu hỏi được đưa ra (Ví dụ: đồng ý, không đồng ý, v.v.).
Trên thực tế, thesis statement có thể được hiểu là 1-2 câu văn ngắn gọn trình bày luận điểm của người viết. Một câu thesis statement hay sẽ giúp người đọc và giám khảo hình dung được phần nào cấu trúc và các luận điểm phụ sẽ được đưa ra trong bài. Vì vậy, thí sinh cần triển khai thesis statement ở ngay phần Introduction (Mở bài) của bài văn Task 2.
Theo website hỗ trợ viết học thuật Scribbr, để xây dựng một thesis statement sắc bén, rõ ràng và thể hiện đúng quan điểm của người viết, câu văn của thí sinh cần đáp ứng những tiêu chí như:
Concise - Ngắn gọn: Thesis statement nên ngắn gọn trong vòng 1-2 câu và đi thẳng vào trọng tâm
Contentious - Có tính tranh luận: Câu văn thesis statement đưa ra quan điểm chung của người viết, và sẽ được giải thích thêm bằng dẫn chứng, phân tích
Coherent - Mạch lạc: Câu thesis statement nên là một luận điểm bao quát được các ý nhỏ hơn. Ngược lại, tất cả các vấn đề được đề cập trong thesis statement cũng cần được giải thích rõ ràng trong các câu văn tiếp theo của bài
Riêng với dạng bài Discussion essay, thí sinh cần phát triển câu văn thesis statement bằng cách đề cập tới hai vế của đề bài và đưa ra quan điểm cá nhân. Thí sinh có thể tham khảo một số mẫu mở bài sau đây:
Task Response & Lập luận mạch lạc, logic
Để giúp cho việc phát triển và giải thích các luận điểm trở nên dễ dàng hơn, thí sinh cần luyện tập thói quen phát triển ý sao cho mạch lạc và logic nhất. Trong việc viết lách nói chung và viết học thuật nói riêng, một bài viết tốt là bài viết đảm bảo được độ mạch lạc (coherence), liên kết giữa các câu văn và các thông tin trong bài.
Dưới đây là một số công cụ thí sinh có thể sử dụng để đảm bảo tính mạch lạc cho một bài viết:
Phương pháp | Công dụng | Ví dụ |
---|---|---|
Sử dụng các đại từ (Pronouns) |
| “Those who support prioritizing healthcare often cite various benefits that the strategy can bring to elderly people. These range from the prevention of diseases that are popular in older ages, to easier access to medical treatments.” |
Lặp lại các từ, cụm từ (Repetition) |
| “Government of the people, by the people, and for the people, shall not perish from the earth” - Abraham Lincoln (Gettysburg Address) |
Sử dụng từ nối (Transitional words) |
| “Additionally, these adults will become more confident in aging, knowing they will receive medical treatments of equal quality to their parents. As a result, they can fully concentrate on contributing to the development of the economy.” |
Sử dụng cấu trúc song song (Parallelism) |
| “Since the elderly’s health is secured, young people, especially those currently in the workforce, can mitigate the mental and financial burden of worrying about their parents' well-being” |
Bên cạnh việc phát triển ý sao cho mạch lạc, luyện tập tư duy logic cũng góp phần quan trọng giúp cho thí sinh tránh được tình trạng phát triển luận điểm lan man hay không liên quan đến chủ đề của bài, từ đó đảm bảo Task Response.
Nhìn chung, đây là một phương pháp đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập từ thí sinh. Tuy nhiên, trong quá trình suy nghĩ ý tưởng, thí sinh có thể củng cố thêm tính logic cho luận điểm của mình bằng những cách sau:
Sử dụng cấu trúc P.I.E: P.I.E là viết tắt của Point-Illustration-Explanation, lần lượt đại diện cho 3 phần quan trọng khi triển khai một đoạn văn thân bài, đó là: Luận điểm-Minh họa-Giải thích. Việc áp dụng cấu trúc P.I.E là cần thiết để giúp cho mạch suy nghĩ của thí sinh được rõ ràng và nhất quán.
Phản biện: Hãy nghĩ về các câu hỏi phản biện cho ý tưởng ban đầu bằng cách đặt ra những câu hỏi như: Tại sao? Điều này có luôn luôn đúng? Lập luận đưa ra có logic không? … Từ việc tìm và giải thích các câu hỏi phản biện, thí sinh có thể làm cho lập luận ban đầu trở nên thuyết phục hơn.
Lấy ví dụ thực tế: Thí sinh nên sử dụng ví dụ, bằng chứng cụ thể (lý do) để làm cơ sở chứng minh cho sự đúng đắn của các lập luận (kết quả).
Chú trọng phân tích và giải thích
Bên cạnh các kỹ thuật đã phân tích ở trên, thí sinh cũng cần lưu ý về cách phân tích và giải thích các quan điểm, ví dụ hỗ trợ một cách chi tiết và sâu sắc để đáp ứng yêu cầu của Task Response band 7. Trong đó, thí sinh được khuyến khích sử dụng các kỹ thuật như định nghĩa, so sánh, lấy ví dụ cụ thể để làm rõ quan điểm trong bài và đảm bảo Task Response.
Kỹ thuật | Vai trò | Cách áp dụng |
Nêu định nghĩa |
| Cung cấp một định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ và khái niệm đưa ra trong bài |
So sánh |
| Đưa ra sự so sánh giữa 2 ý tưởng, quan điểm được nêu ra trong đề bài |
Lấy ví dụ cụ thể |
| Đưa ra ví dụ cụ thểcó liên quan đến luận điểm (có thể kèm theo tên riêng hoặc số liệu). Ví dụ cần được giải thích hoặc rút ra ý nghĩa để liên kết với luận điểm mà người viết đưa ra |
Đọc thêm: Những lỗi thường gặp về tiêu chí Task Response & cách khắc phục
Luyện tập và phân tích mẫu bài viết
Luyện tập viết bài đáp ứng tiêu chí Task Response band 7.0
Bài tập 1: Lên ý tưởng cho 2 đoạn thân bài
Thí sinh dành khoảng 5-10 phút lên ý tưởng cho 2 đoạn thân bài theo cấu trúc P.I.E để trả lời đề bài dưới đây:
“Some people believe that success in sports depends on physical ability. Others believe that there are more important factors.
Discuss both views and give your own opinion.”
Bài tập 2: Viết bài essay hoàn chỉnh
Từ các ý tưởng đã thành lập, thí sinh hãy dành khoảng 15-20 phút để triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh cho câu hỏi trên.
Sau khi đã có bài văn hoàn chỉnh, thí sinh hãy tham khảo các tiêu chí dưới đây để tự đánh giá liệu bài viết của bản thân đã có đủ các yêu cầu của tiêu chí Task Reponse band 7.0 chưa. Và từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp cho bài.
Đáp án gợi ý
Bài tập 1:
Lên ý tưởng cho đoạn thân bài 1:
Câu chủ đề của đoạn 1: Chiến thắng trong thể thao phụ thuộc vào năng lực thể chất
Point | Năng lực thể chất là một phần thiết yếu của chiến thắng trong thể thao |
---|---|
Illustration 1 | Các môn thể thao như chạy marathon, nhảy cao, nhảy xa đòi hỏi vận động viên phải có năng lực thể chất cao |
Explanation 1 | Nếu không có nền tảng thể lực tốt thì sẽ rất khó cạnh tranh |
Illustration 2 | Các môn thể thao như boxing hoặc võ tổng hợp đòi hỏi vận động viên phải trong tình trạng tốt |
Explanation 2 | Bởi các môn thể thao này phải chịu đựng những chấn thương rất lớn trong cả quá trình luyện tập và thi đấu |
Lên ý tưởng cho đoạn thân bài 2:
Câu chủ đề của đoạn 2: Có các yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng đằng sau chiến thắng trong thể thao
Point | Năng lực thể chất không phải yếu tốt duy nhất đằng sau thành công của vận động viên đẳng cấp thế giới |
---|---|
Illustration 1 | Sức mạnh tinh thần trong thể thao |
Explanation 1 | Trong lịch sử của thể thao đã từng có các vận động viên vĩ đại nhưng vì thiếu sức mạnh tinh thần nên đã không giành được chiến thắng |
Illustration 2 | May mắn cũng đóng vai trò lớn trong việc thắng thua |
Explanation 2 | Các yếu tố khách quan như quỹ đạo di chuyển của bóng, thời tiết tại sân thi đấu… cũng có thể làm ảnh hưởng đến chiến thắng của vận động viên |
Bài tập 2:
Bài viết dưới đây được trích dẫn từ cuốn sách ZIM IELTS Writing Review Vol.7 (47 tests in 2022). Thí sinh quan tâm đến việc cải thiện kỹ năng Writing có thể đặt mua sách ở đây.
“While some people believe that physical ability is the main factor behind success in sport, others feel that there are other aspects which are more important. Personally, I believe that there are many factors which contribute to being successful in sport, and physical ability is just one of those. Firstly, physical ability is certainly an important, and in many cases, essential part of winning in sport. Take athletic sports such as the 100m sprint, high jump, and long jump for example. These sports require athletes to have a tremendously high level of physical prowess, including strength, stamina, speed, endurance, and balance. Without extremely high levels of physical ability, athletes simply cannot compete against other world-class athletes to win gold medals or become world champions. Furthermore, sports such as boxing and mixed martial arts require fighters to be in exceptionally good shape and condition, and be able to withstand tremendous punishment in order to fight against other world-class fighters for the title. However, I do not believe that physical ability is the only, or main factor, behind the success of countless world champion athletes throughout the years. Another critical factor behind success is mental strength. Even many of the greatest sportsmen in history have failed to win due to mental weakness. Without a strong and focused mind, athletes cannot deal with the mental pressures that they face in high-pressure situations. Furthermore, along with physical and mental ability, I believe that luck also plays a role in many victories. Sometimes it’s the lucky bounce of a tennis ball that wins a match, or the lucky weather conditions for a surfer on the day of competition. In conclusion, while physical ability no doubt has its place among the factors behind sporting success, mental strength, and preparation, along with luck, also play key roles in the success of any sportsman.” Word count: 306 words |
Vocabulary highlight:
1. the main factor behind: yếu tố chính đằng sau.
2. many factors which contribute to: nhiều yếu tố
góp phần vào.
3.essential part of winning: một phần thiết yếu của chiến thắng.
4. athletic sports: các môn thể thao dựa trên sự cạnh tranh về thể chất của người tham gia, đòi hỏi thể lực và kỹ năng.
5. a tremendously high level of physical prowess: một mức độ rất cao của năng lực
thể chất.
6. compete against: cạnh tranh, thi đấu với.
7. world-class athletes to win gold medals or become world champions: vận động viên đẳng cấp thế giới để giành huy chương vàng hoặc trở thành nhà vô địch thế giới.
8. to be in exceptionally good shape: để được trong tình trạng đặc biệt tốt.
9. withstand tremendous punishment: chịu hình phạt khủng khiếp.
10. critical factor: yếu tố quan trọng.
11. the greatest sportsmen in history: những vận động viên vĩ đại nhất trong lịch sử.
12. a strong and focused mind: một tâm trí mạnh mẽ và tập trung.
13. world champion athletes: nhưng vận động viên vô địch thế giới.
14. mental strength: Sức mạnh tinh thần.
15. luck also plays a role in: may mắn cũng đóng một vai trò trong.
16. wins a match: chiến thắng một trận đấu.
17. competition: cuộc thi.
Phân tích tiêu chí Task Response của bài mẫu:
Bằng cách đọc kỹ và so sánh bài viết dưới đây với các tiêu chí đưa ra trong Band Descriptors ở trên, có thể thấy bài viết đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như:
Thỏa mãn cùng lúc 2 yêu cầu của đề bài: (1) bàn luận 2 quan điểm, (2) đưa ra ý kiến cá nhân.
Quan điểm của người viết được nêu rõ ở cả 3 phần: Mở, thân, kết bài. Trong đó, người viết đã khôn khéo viết lại câu từ (paraphrase) để tránh bị trùng lặp.
Quan điểm ở Mở bài - “I believe that there are many factors which contribute to being successful in sport, and physical ability is just one of those”.
Quan điểm ở đoạn Thân bài 2 - I do not believe that physical ability is the only, or main factor, behind the success of countless world champion athletes throughout the years.
Quan điểm ở Kết bài - While physical ability no doubt has its place among the factors behind sporting success, mental strength, and preparation, along with luck, also play key roles in the success of any sportsman.
Bàn luận, xây dựng, phát triển, và giải thích đồng đều cả 2 quan điểm ở 2 đoạn thân bài tương ứng, trong đó không có luận điểm nào bị bỏ ngỏ.
Tổng kết
Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu những sự khác biệt căn bản nhất giữa bài viết đạt band 6.0 và band 7.0 tiêu chí Task Response của dạng bài Discussion Essay, hướng dẫn các phương pháp hiệu quả để cải thiện Task Response, cũng như cung cấp cho người đọc các cấu trúc linh hoạt, chính xác để sử dụng trong các câu hỏi Discussion.
Bên cạnh đó, người đọc cũng nên lưu ý về tầm quan trọng của Task Response trong IELTS Writing, bởi đây là yếu tố tiên quyết trong quá trình đánh giá bài viết của thí sinh. Để bài viết Writing Task 2 phản ánh đúng nhất năng lực và vốn tiếng Anh của bản thân, thí sinh cần luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng đạt band 7.0 trong tiêu chí Task Response trước khi chú trọng đến các tiêu chí khác trong Band Descriptors.
Tài liệu tham khảo
Andersen, Sarah. “Pronouns: Cohesion within Paragraphs.” San José State University Writing Center, https://sjsu.edu/writingcenter/docs/handouts/Pronouns.pdf
Liz. Opinion Essay Introduction: The Thesis Statement. https://ieltsliz.com/ielts-thesis-statement-for-writing-task-2/
McCombes, Shona. “How to Write a Thesis Statement | 4 Steps & Examples.” Scribbr, July 2023, www.scribbr.com/academic-essay/thesis-statement/
Bình luận - Hỏi đáp