Series Tự học #1: IELTS Speaking
Học tập tự quản lý tập trung vào khả năng của người học để hiểu và kiểm soát môi trường học tập của họ. Các yếu tố quan trọng của học tự quản lý bao gồm đặt ra mục tiêu, lựa chọn chiến lược, áp dụng các chiến lược học tập, theo dõi tiến trình và tự đánh giá.
Zimmerman, một nhà khoa học về giáo dục, đã phát triển mô hình Phân tích Bộ ba về SRL, tập trung vào sự tương tác giữa môi trường, hành vi và yếu tố cá nhân trong quá trình học tập tự quản lý. Một bảng gồm 15 chiến lược tự quản lý học tập được trình bày, bao gồm tự đánh giá, tổ chức và biến đổi thông tin, đặt ra mục tiêu và lập kế hoạch, tìm kiếm thông tin và nhiều chiến lược khác. Các chiến lược có thể được nhóm thành các loại cá nhân, hành vi và môi trường, phản ánh những khía cạnh khác nhau của học tập tự quản lý.
Việc áp dụng hiệu quả những chiến lược này có thể dẫn đến hiệu suất học tập cao hơn. Bài viết cung cấp hướng dẫn về cách áp dụng những chiến lược này để cải thiện kỹ năng IELTS Speaking. Các chiến lược như tổ chức kiến thức, đặt ra mục tiêu và tự đánh giá được thảo luận trong ngữ cảnh chuẩn bị IELTS Speaking. Các công cụ như ChatGPT và Google Bard có thể hỗ trợ việc tạo các ví dụ và đề xuất từ vựng. Việc tạo danh sách kiểm tra cho tự đánh giá và tìm sự hỗ trợ từ giáo viên và bạn bè được nhấn mạnh. Tầm quan trọng của việc tạo môi trường học tập thuận lợi, đặc biệt là khi ghi âm và luyện tập. Đề xuất các công cụ và tài liệu AI để tăng cường vốn từ vựng, cách phát âm và hiểu rõ tiêu chí IELTS Speaking.
Key takeaways | ||
---|---|---|
| ||
Tự điều chỉnh trong học tập
Self - regulated learning đề cập đến khả năng người học hiểu và kiểm soát được môi trường học tập của mình. Khi đó, người học cần phải đặt ra mục tiêu, lựa chọn các chiến lược học tập, áp dụng các chiến lược học tập, quan sát và đánh giá tiến trình và kết quả học tập (Schunk, 1996).
Zimmerman, một nhà khoa học về giáo dục, đã phát triển một số mô hình về Self - regulated learning. Mô hình đầu tiên có thể kể đến Phân tích bộ ba về Self - Regulated learning (Triadic Analysis of SRL). Mô hình này phản ánh sự tương tác của 03 hình thái trong Self - Regulated learning bao gồm: environment (môi trường), behaviour (hành vi), và person level (cá nhân).
Để có thể dễ vận dụng các lý thuyết trên vào quá trình tự học của mình, người học có thể tham khảo Bảng chiến lược tự học được phát triển bởi Effenly, Caroll, và Barr vào năm 2013 bao gồm 15 chiến lược. Cụ thể:
1. Self - evaluating (tự đánh giá).
Người học tự đánh giá quá trình học tập hoặc kết quả học tập của mình.
Ví dụ: Người học kiểm tra bài làm của mình và tự đánh giá xem bài làm có đạt yêu cầu để ra hay không.
2. Organizing and Transforming ( Tổ chức và chuyển đổi).
Người học sắp xếp các kiến thức, tài liệu đã học để cải thiện cho việc học tập.
Ví dụ: Người học vẽ lại mindmap từ vựng về một chủ đề để dễ ghi nhớ trước khi vào luyện tập.
3. Goal-setting and planning (Đặt mục tiêu và lên kế hoạch).
Người học đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch học tập.
Ví dụ: Người học đặt ra mục tiêu phải đạt được ít nhất 39 câu đúng trong bài thi IELTS Reading trong 1 tháng luyện tập.
4. Seeking information (Tìm kiếm thông tin)
Người học tìm kiếm thông tin cho việc học tập.
Ví dụ: Người học vào blog bài giảng của ZIM Academy để tìm tài liệu về từ vựng chủ đề Accommodation.
5. Keeping records and monitoring (Lưu giữ và giám sát)
Người học lưu giữ các kết quả học tập của mình.
Ví dụ: Người học ghi chú lại số câu đúng qua các bài Test IELTS Reading.
6. Environmental structuring.
Người học sắp xếp môi trường xung quanh để giúp việc học trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ: Người học tắt điện thoại để tập trung hơn trong việc học.
7. Self - consequating.
Người học tự đưa ra các phần thưởng cho mình khi đạt được mục tiêu trong học tập.
Ví dụ: Nếu hoàn thành được 40 câu IELTS Reading, người học có thể tự thưởng mình một phần quà.
8. Rehearsing and memorizing.
Người học ghi nhớ các kiến thức đã học thông qua các luyện tập.
Ví dụ: Người học có thể ứng dụng Active Recall và phần luyện tập của mình để gợi nhớ kiến thức.
9 - 11. Seeking social assistance.
Người học tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài, có thể kể đến như các bạn đồng trang lứa, thầy cô, hoặc người lớn.
Ví dụ: Khi không hiểu, người học có thể nhờ thầy cô giải đáp để tìm ra hướng giải quyết.
12 - 14. Reviewing records.
Xem lại các ghi chú của mình.
Ví dụ: Xem lại các ghi chú trong tập về các điều cần tránh khi viết Academic Writing trước khi thi.
15. Một số chiến lược khác.
Từ đây, các chiến lược này có thể được nhóm thành 3 nhóm tương ứng với 03 hình thể của Self - regulated learning đã được đề cập phía trên:
Personal
Tổ chức và chuyển đổi (Organizing and Forming).
Thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch (Goal setting and planning).
Ghi nhớ kiến thức (Rehearsing and memorizing).
Behaviour
Tự đánh giá (Self - evaluation).
Tự thưởng (Self - consequating).
Environment
Thiết lập môi trường (Environmental structuring).
Tìm kiếm thông tin (Seeking information).
Ôn tập (Reviewing).
Tìm kiếm sự hỗ trợ (Seeking assistance).
Qua đó có thể thấy rằng việc tự điều chỉnh/ tự chủ trong học tập không chỉ bị ảnh hưởng bởi một mình người học, mà nó còn đến từ các yếu tố môi trường và hành vi khác nhau.
Ứng dụng vào IELTS Speaking
Có nghiên cứu chỉ ra rằng những người học áp dụng tốt các chiến lược học tập trên có thành tích học tập cao hơn những người học còn lại. Vì vậy, đây có thể là các chiến lược đáng được ứng dụng ngày vào việc học IELTS của các học viên đang chuẩn bị cho kỳ thi này.
Lấy bối cảnh một học viên đang tự học kỹ năng IELTS Speaking và chuẩn bị cho kỳ thi này vào 03 tháng nữa. Người học ngoài việc lên lớp học, cần phải tự luyện thêm tại nhà để nâng cao kỹ năng.
Người học có thể áp dụng các chiến lược học tập trên vào việc rèn luyện kỹ năng IELTS Speaking của mình như sau:
Personal
Tổ chức và chuyển đổi (Organizing and Forming)
Ở chiến lược này, người học sắp xếp các tài liệu học tập nhằm cải thiện việc học của mình. Trong trường hợp này, người học có thể hệ thống lại các kiến thức trong IELTS Speaking như sau:
Về chiến lược: Người học hệ thống lại các chiến lược mở rộng cho phần thi IELTS Speaking Part 1. Ở Part 2, người học hệ thống lại các cấu trúc câu dành cho các chủ đề lớn ở phần thi này (People, Items, Experience, Places). Ở Part 3, người học hệ thống lại các chiến lược mở rộng trong phần thi này, có thể kể đến như các cấu trúc P.I.C, A.R.E.A,…
Về từ vựng: Người học có thể ứng dụng Mind map để hệ thống lại các từ vựng theo chủ đề. Một chủ đề có thể được chia ra thành các nhánh nhỏ như: Vocabulary, Collocations, Phrasal verbs, và Idioms.
Thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch (Goal setting and planning)
Người học có thể lên kế hoạch luyện kỹ năng Speaking theo ngày, tuần, hoặc là tháng. Có nhiều cách tiếp cận từ việc, có thể kể đến như (1) việc lên kế hoạch luyện tập đều đặn kỹ năng nói mỗi ngày 30 phút, (2) hoặc chia các ngày mỗi ngày luyện tập một tiêu chí trong IELTS Speaking,…
Thiết lập mục tiêu rất quan trọng trong bối cảnh người học tự ôn luyện trong quá trình học tập. Trong trường hợp luyện lập một mình, người học có thể ghi âm bài nói lại trong mỗi lần luyện tập. Sau đó từ file ghi âm, phân tích các điểm cần cải thiện theo tiêu chí chấm điểm. So sánh band điểm ước lượng của mình hiện tại so với band điểm mong muốn, và từ đó đưa ra các mục tiêu cụ thể để đạt được. Ví dụ: Sau khi nghe audio recording, người học nhận thấy rằng mình sử dụng sai thì Quá khứ đơn nhiều, đặc biệt là trong phần 2 bài nói. Việc sai ngữ pháp một cách có hệ thống có thể làm điểm ngữ pháp của mình phần nào giới hạn ở những band điểm 5 6. Đối với thí sinh muốn đạt điểm cao hơn (7 hoặc 8) thì điều này cần cải thiện. Từ đó có thể rút ra mục tiêu ở các lần luyện tập sau trong recording lỗi sai ngữ pháp thì Quá khứ đơn cần giảm 50%.
Cần phải lưu ý rằng việc lên kế hoạch học tập cần phải được điều chỉnh hợp lý theo kết quả học tập.
Ghi nhớ kiến thức (Rehearsing and memorizing)
Ở chiến lược này người học vận dụng các bài tập để ghi nhớ kiến thức. Người học có thể áp dụng các kỹ thuật khác nhau để gợi nhớ từ vựng, hoặc củng cố kiến thức. Có thể kể đến các kỹ thuật như:
Active recall: Kỹ thuật này giúp người học truy hồi lại kiến thức đã học. Ví dụ: Người học vẽ lại sơ đồ mind map về từ vựng theo chủ đề đã học, hoặc chỉ đơn giản là liệt kê lại các từ vựng/ cấu trúc câu đã học tại lớp vào nháp. Việc lặp đi lặp lại kỹ thuật active recall nhiều lần sẽ giúp kiến thức được ghi nhớ sâu hơn, và dần dần sẽ được truy hồi nhanh hơn, việc này quan trọng trong lúc người học tham gia kì thi.
Spaced repetition: Kỹ thuật này giúp người học ôn tập lại kiến thức một cách có hệ thống theo thời gian dựa trên các nghiên cứu về đường cong quên lãng trong não bộ con người.
Nếu kết hợp tốt hai kỹ thuật Active recall và Spaced - repetition thì người học có thể sẽ ghi nhớ được kiến thức sâu hơn, và truy hồi kiến thức nhanh hơn.
Behavior
Tự đánh giá (Self - evaluation)
Để có thể tự đánh giá được kỹ năng Speaking mình của mình, người học cần nắm rõ nội dung trong các tiêu chí chấm điểm trong phần thi IELTS Speaking. Để dễ dàng đánh giá bài nói của mình, người học có thể thu âm bài nói và chuyển sang dạng text (văn bản). Việc chuyển sang dạng text sẽ giúp người học thấy được lỗi sai về ngữ pháp cũng như sự hạn chế về từ vựng trong bài nói. Người học có thể dùng Google Docs với tính năng Voice Typing để chuyển từ audio sang text.
Hơn nữa, việc hình thành Checklist rất quan trọng. Checklist có thể được dùng để kiểm tra bài nói đã phần nào đạt đến band điểm mong muốn chưa. Người học có thể tự làm một checklist cho bản thân được thiết kế dựa trên IELTS Speaking Band Descriptors, hoặc dùng các công cụ AI để tạo giúp (Chat GPT, Google Bard,…)
Việc tự đánh giá cần phải được kết hợp với các chiến lược như Goal setting and Planning, và Rehearsing ở trên. Vì khi đánh giá, người học sẽ có bức tranh tổng quan về điểm mạnh và điểm cần cải thiện, từ đó đưa ra các bài luyện tập phù hợp để cải thiện và đưa ra mục tiêu cụ thể cho quá trình luyện tập.
Gợi ý: Các thủ thuật cải thiện từng tiêu chí trong IELTS Speaking.
Phát âm
Nếu phát âm còn chưa chuẩn xác về phụ âm hoặc nguyên âm: Hãy học bảng IPA.
Nếu phát âm còn chưa chuẩn về ngữ âm: Hãy luyện tập phương pháp Shadowing.
Từ vựng
Cải thiện từ vựng theo chủ đề: Người học có thể tham khảo các đầu sách như Vocabulary in Use, Vocabulary for IELTS,…
Cải thiện Collocations, Idioms, hoặc Phrasal Verbs theo chủ đề: Người học có thể tham khảo các đầu sách Collocations in Use, Idioms in Use, hoặc Phrasal Verbs in Use,…
Ngoài ra, người học có thể đọc cái bài mẫu để hiểu được cách dùng từ. Có hai cách để đọc bài mẫu. Cách 1, người học truy cập vào các bài giảng, hoặc blog bài giảng tại nơi học tập để đọc các bài mẫu có sẵn. Cách 2, người học dùng các công cụ AI (Google Bard, Chat GPT) để tạo các bài mẫu với các yêu cầu riêng.
Tự thưởng (Self - consequating)
Khi đặt ra các mục tiêu và hoàn thành được các mục tiêu. Người học có thể từ thưởng cho mình một ngày nghỉ.
Environment
Thiết lập môi trường (Environmental structuring)
Khi luyện tập Speaking, người học cần thiết lập một môi trường yên tĩnh, đặc biệt là khi ghi âm để tránh các tạp âm ảnh hưởng đến việc phân tích recordings về sau.
Tìm kiếm thông tin (Seeking information)
Như đã đề cập ở trên, để cải thiện tiêu chí Lexical Resource, người học có thể tham khảo các sách viết về Vocabulary, Collocation, Phrasal verb, và Idiom.
Bên cạnh các sách, người học có thể sử dụng các công cụ AI để tìm kiếm từ vựng (xem mục bên trên).
Trước khi luyện nói, người học có thể tìm kiếm các từ vựng thích hợp theo chủ đề từ các nguồn trên, sau đó ghi chú lại các từ vựng mình thích. Trong khi nói, người học có thể áp dụng các từ vựng mới vào cách trả lời của mình. Sau khi nói, người học ghi chú lại từ vựng theo sơ đồ mindmap ở bước trên.
Ví dụ: Khi chuẩn bị luyện tập chủ đề Sports, người học có thể thực hiện việc tìm kiếm thông tin cho buổi luyện tập như sau:
Tìm kiếm các collocations, phrasal verbs có liên quan đến chủ đề Sports (có thể tìm thấy ở các sách được giới thiệu trên).
Tìm kiếm các collocations, phrasal verbs qua bài mẫu của AI. Người học có thể yêu cầu AI viết bài mẫu cho từng câu hỏi. Từ đó, có thể học một số từ yêu thích lấy từ các bài mẫu của AI.
Sau khi hoàn thành quá trình trước khi nói, người học vận dụng các từ vựng mới vừa được ghi chú vào bài nói, và lưu trữ chúng sau khi nói.
Ôn tập (Reviewing)
Người học có thể tự đọc lại các từ vựng đã ghi chú trong sách, hoặc các note về cách chuyển ý trong Part 2, các note về cách dùng các Fillers trong IELTS Speaking.
Hoặc đọc lại các cách triển khai ý trong IELTS Speaking Part 3.
Tìm kiếm sự hỗ trợ (Seeking assistance)
Các thầy cô có thể là sự hỗ trợ hữu ích nhất khi học sinh gặp khó khăn trong quá trình luyện tập. Một trong những khó khăn dễ gặp nhất có thể là việc am hiểu được các tiêu chí chấm điểm trong IELTS Speaking. Người học có thể nhờ thầy cô giải thích các tiêu chí chấm điểm này.
Bên cạnh đó, các bạn học cũng có thể hỗ trợ người học trong quá trình tự luyện Speaking.
Các công cụ hỗ trợ việc tự học IELTS Speaking
ChatGPT: Tạo các Sample (Bài mẫu), gợi ý các cách trả lời các câu hỏi IELTS Speaking, gợi ý từ vựng, collocations, phrasal verbs, hoặc idioms theo yêu cầu.
Google Bard: Công dụng tương tự với ChatGPT, tuy nhiên trong khi ChatGPT cần tài khoản nước ngoài để đăng ký thì Google Bard có phép Email ở Việt Nam đăng ký sử dụng.
SpeechTexter: Cho phép ghi âm trên ứng dụng và sau đó tự động chuyển thành văn bản. Công cụ rất hữu ích cho việc phân tích recording đã đề cập ở trên.
Eslaspeak: Cho phép người học luyện phát âm và đưa ra nhận xét đúng/sai về các nguyên và phụ âm.
Tổng kết
Các chiến lược này có thể được áp dụng tốt vào quá trình luyện tập IELTS Speaking của người học. Cùng với các công nghệ tiên tiến, tự học không còn là một quá trình khó khăn với người học. Tuy nhiên, người học cần phải lưu ý khi sử dụng các công nghệ, tính chính xác của AI không phải luôn luôn 100%.
Đọc tiếp:
Nguồn tham khảo
Kirschner, Paul A., and Carl Hendrick. How Learning Happens: Seminal Works in Educational Psychology and what They Mean in Practice. 2024.
Người học cần gấp chứng chỉ IELTS để du học, định cư, tốt nghiệp, hay thăng tiến trong sự nghiệp nhanh chóng? Đạt điểm cao trong thời gian ngắn với khóa học luyện thi IELTS cấp tốc hôm nay!
Bình luận - Hỏi đáp