Ứng dụng tính từ phân cấp và tính từ không phân cấp (Gradable and non-gradable adjectives) vào IELTS Speaking
Trong bài thi Speaking, để tăng chiều sâu cho bài nói, nhất là khi nói về những trải nghiệm cá nhân, người nói cần có một vốn tính từ phong phú và đa dạng.
Nhưng với thí sinh đang ở band 5.5-6.0, khi đã có thể kể chuyện và đặt câu, việc sử dụng tính từ vẫn còn trở nên rập khuôn và đơn điệu theo công thức “Very + Adj”, trong đó tính từ vẫn còn là một tính từ đơn giản, thường dụng.
Tình trạng này vẫn có thể xảy ra với các thí sinh ở band 6.5-7.0. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu về hai dạng tính từ phân cấp và tính từ không phân cấp (Gradable và Non-gradable), từ đó đề ra phương pháp để khắc phục vấn đề trên để người đọc có thể áp dụng và mở rộng ngữ liệu tính từ của mình.
Key takeaways: |
---|
|
Nhắc lại về tiêu chí Lexical Resource
Tiêu chí Lexical Resource là một trong bốn tiêu chí thuộc Band Descriptor (bảng tiêu chí) được cung cấp bởi British Council. Tiêu chí này đánh giá vốn từ vựng được sử dụng trong bài nói. Hình ảnh trên là những yêu cầu cần có để đạt được Lexical Resource ở các band từ 8 đến 6. Có thể thấy ở từ band 6, thí sinh đã được đánh giá là có thể dùng những từ vựng ít thường dụng hơn (use less common vocabulary). Khi band điểm càng lên cao đến band 7, thí sinh càng có khả năng sử dụng từ linh hoạt và chính xác hơn (allow some flexibility and precision). Và những đặc điểm về ngữ vựng linh hoạt, ít thông dụng lại được thấy ở band 8.
Trong kho từ vựng của người học, khi nhắc tới tính từ, người học có thể nghĩ ngay đến những tính từ đơn giản như happy, sad, fast, slow,... và cũng sử dụng chúng thường xuyên trong bài thi của mình. Nhưng theo đặc điểm của tiêu chí trên, việc đạt được band trên 6.0 xảy ra khi có nhiều hơn những từ ít phổ thông, trong đó bao gồm tính từ. Vì thế, việc đa dạng hoá những tính từ được sử dụng là một điều cần thiết.
Xem thêm:
Tính từ mô tả trong Ielts speaking part 1
Phân loại hai nhóm tính từ và đặc điểm của chúng:
Tính từ phân cấp được (Gradable adjectives)
Đây là nhóm tính từ thường gặp hơn. Khi nói một tính từ là phân cấp được, có nghĩa là có nhiều cấp độ cao thấp khác nhau cho tính chất đang được miêu tả bởi tính từ đó.
Đặc điểm:
Tính từ có thể có dạng so sánh hơn (comparative) và so sánh nhất (superlative): Chẳng hạn như với tính từ ngắn hoặc tận cùng bằng -y như happy, ta sẽ có dạng so sánh hơn là happier than, và so sánh nhất là the happiest. Với tính từ dài như comfortable, chúng ta có more comfortable than và the most comfortable.
2. Tính từ có thể được bổ nghĩa bằng nhiều loại trạng từ:Các trạng từ này có thể ở nhiều cấp độ khác nhau, từ những cấp độ rất nhỏ như a bit/a little (“một chút”), cấp độ nhỏ như pretty/quite/rather (“khá”), cấp độ cao như very/really (“rất”) hoặc cấp độ rất cao như extremely (“cực kỳ”)/totally (“hoàn toàn”).
Một số tính từ phân cấp được khác có thể kể đến như cheap, expensive, angry, hot, cold,... Đây là những tính từ phổ thông, thường xoay quanh trình độ A1 đến B1, dưới band 6.5 của IELTS. Việc liên tục dùng những tính từ này một cách đơn lẻ hoặc theo cấu trúc “Very + Adj” sẽ không đảm bảo tiêu chí Lexical Resource rơi vào band trên 6.5.
Người học cũng nên lưu ý rằng những tính từ trên do chưa mang tính tuyệt đối nên sẽ không đi với trạng từ mang tính tuyệt đối như absolutely.
Tính từ không phân cấp được (Non-gradable adjectives)
Đây là những tính từ không thể có nhiều cấp độ cao thấp khác nhau cho tính chất được miêu tả. Nghĩa là những tính từ trên không thể có dạng so sánh hơn và chỉ có thể được bổ nghĩa bằng một số trạng từ nhất định.
Có hai dạng nhỏ hơn trong nhóm tính từ trên, đó là:
Tính từ chỉ sự tuyệt đối (Absolute adjectives): Đây là những tính từ mà nét nghĩa của nó không có những cấp độ trung gian và chỉ có thể đi với những trạng từ chỉ mức độ cao nhất (absolutely, totally, completely). Một số tính từ thuộc nhóm này bao gồm: dead (đã chết), alive (còn sống), finished (đã hoàn thành), free (miễn phí),...
Tính từ chỉ sự cực độ (Extreme adjectives): Đây là những tính từ đã ở mức độ cao nhất, nghĩa là trong đó đã có nét nghĩa của từ “rất”, nên khi muốn tăng cấp độ của tính từ, ta phải sử dụng kèm với trạng từ chỉ sự tuyệt đối như absolutely, không thể là very hay really. Một số tính từ thuộc nhóm này bao gồm: freezing (“very cold”), filthy (“very dirty”), exhausted (“very tired”),...
Hiểu theo một cách khác, các tính từ phân cấp được là những điểm khác nhau trên thang đo của một tính chất, còn các tính từ không phân cấp được là những giới hạn của thang đo đó.
Chẳng hạn như với thang đo về giá cả, các tính từ phân cấp được như cheap và expensive có thể có những cấp độ khác nhau như a bit cheap, really expensive,...; trong khi đó, những tính từ không phân cấp được như free hay priceless lại là hai đầu của thang đo, và chỉ có thể có những mức độ tuyệt đối như absolutely priceless, totally free,... chứ không thể là really priceless hay very free.
Ứng dụng vào IELTS Speaking
Ứng dụng tính từ phân cấp được trong bài thi Speaking:
Ứng dụng những kiến thức trên, một cách để mở rộng Lexical Resource là đa dạng hoá những trạng từ đi với tính từ phân cấp đang được sử dụng.
Ví dụ:
Câu hỏi: “When you visit new places, what do you like to do?” (Khi bạn đến thăm những nơi mới mẻ, bạn thích làm gì tại đó?)
“The first thing I always do whenever I arrive at a new destination is to take some photos. I think pictures are quite helpful things that can remind you of places you once visited. For most photos, I would just store them on my phone, but for trips that are completely worthwhile, I would even have the photo printed and hung on my wall as a kind of keepsake. Another thing I’d like to do is to ask for more information about the site. Any destination could be extremely rich in history without you knowing about it. At most tourist sites, there will be local guides who are totally willing to tell you more. Some other places might have audio recordings which you can listen to on your own.”
(Điều đầu tiên tôi luôn làm mỗi khi đến một địa danh mới là chụp vài tấm ảnh. Tôi nghĩ những bức ảnh là một thứ rất hữu ích và có thể gợi bạn nhớ về những nơi bạn từng ghé qua. Với phần lớn những bức ảnh thì tôi chỉ lưu chúng trên điện thoại. Nhưng với những chuyến đi thật sự xứng đáng, tôi thậm chí sẽ in hình ra và treo trên tường như một vật lưu niệm. Một thứ khác tôi cũng thích làm đó là hỏi thêm thông tin về địa điểm ấy. Bất cứ nơi nào cũng có thể rất dày về lịch sử mà bạn có thể chưa biết về nó. Ở một số nơi, sẽ có những hướng dẫn viên tại điểm rất sẵn lòng kể thêm cho bạn. Một số nơi khác có thể sẽ cung cấp bản thu âm để bạn có thể tự nghe)
Nếu theo thói quen thông thường, chúng ta có thể dễ bị dùng lại từ very hoặc really nhiều lần tại các vị trí được in đậm. Nhưng với những tính từ như helpful (“hữu ích”), worthwhile (“xứng đáng”), rich (“giàu”, ở đây là giàu lịch sử), willing (“sẵn lòng”), chúng đều là những tính từ phân cấp được. Nên việc kết hợp chúng với các trạng từ khác cũng là một cách rất tốt để mở rộng ngữ vựng của bài nói. Một điều cần lưu ý nữa là việc nắm rõ cấp độ của tính từ cũng rất cần thiết. Nếu tại bài nói trên ta thay những trạng từ in đậm bằng absolutely, đó sẽ không phải là một cách tổ hợp chính xác.
Tuy vậy, một vấn đề thường gặp với việc sử dụng nhiều tính từ không phân cấp được đó là việc lạm dụng very/really trong câu trả lời.
Ví dụ:
Câu hỏi “What is the best season to travel in your country?” (Mùa nào là mùa tuyệt nhất để du lịch ở nước bạn?).
Với một ngữ vựng còn hạn chế, bài nói của thí sinh có thể sẽ diễn ra như sau:
“For me, spring would be a very good time to visit Vietnam. This is because spring is when the Tet holiday happens, so there are a lot of activities. During this season, the flowers are all very beautiful and the weather is always very cool. On the streets, shops and houses are decorated with very pretty ornaments. Many destinations are really crowded with a lot of visitors. They all dress in really beautiful clothes to take pictures. Sometimes, you have to wait for a very long time to take a stylish shot for your photo album. Yet I think this is really worth the wait. If you can come visit my country in the spring, you will surely have a very great experience.”
(Theo tôi, mùa xuân sẽ là mùa tuyệt nhất để đến thăm Việt Nam. Đó là bởi vì mùa xuân là thời điểm của dịp Tết Nguyên đán, nên lúc nào cũng có nhiều hoạt động. Vào mùa này, hoa thì nở rất đẹp còn thời tiết thì luôn mát mẻ. Trên đường phố, nhà cửa quán xá được trang trí rất đẹp. Nhiều địa điểm thì rất đông khách ghé thăm. Họ đều mặc đồ rất đẹp để chụp hình. Đôi lúc bạn phải đợi một quãng thời gian rất lâu để có thể có được một bức ảnh nghệ thuật cho album của mình. Nhưng tôi nghĩ điều này là đáng để đợi chờ. Nếu bạn có thể ghé thăm nước tôi vào mùa xuân, bạn chắc chắn sẽ có một trải nghiệm rất tuyệt vời.)
Trong đoạn trả lời trên, việc có thói quen “Very/really + Adj” là rất thường xảy ra ở những thí sinh band 5.5-6.0. Hai tính từ này sẽ chưa cho thấy được một cách chính xác sự đa dạng trong cấp độ của tính từ. Đó là lúc ta có thể ứng dụng những tính từ không phân cấp được vào bài nói
Ứng dụng tính từ không phân cấp được vào bài thi Speaking
Để có thể loại bỏ thói quen lặp lại Very/Really quá nhiều, thí sinh có thể sử dụng các tính từ không phân cấp vào bài nói và tham khảo bài nói bên dưới cho câu hỏi “What is the best season to travel in your country?” bên trên:
“For me, spring would be a splendid (tuyệt vời) time to visit Vietnam. This is because spring is when the Tet holiday happens, so there are a lot of activities. During this season, the flowers are all blooming (nở rộ) and the weather is always very cool. On the streets, shops and houses are decorated with shining (lấp lánh) ornaments. Many destinations are jam-packed (chật ních) with a lot of visitors. They all dress in elegant (trang nhã) clothes to take pictures. Sometimes, you have to wait for an interminable (không điểm dừng) span to take a stylish shot for your photo album. Yet I think this is really worth the wait (đáng để đợi). If you can come visit my country in the spring, you will surely have an unforgettable (khó quên) experience.”
Có thể thấy, lúc này những tổ hợp “very/really + Adj” đã được thay thế bằng những tính từ không phân cấp được, những tính từ này cũng thuộc trình độ từ B2-C1, tương ứng với band 7.0-8.0 của IELTS. Việc sử dụng các tính từ này cũng góp phần truyền tải được những sắc thái cảm xúc mạnh hơn trong bài nói.
Nhưng dĩ nhiên, thí sinh vẫn luôn có thể vận dụng cả hai nhóm tính từ trên vào bài nói của mình để tối đa hoá band điểm của mình. Điều này có nghĩa là thí sinh vừa có thể sử dụng đa dạng các trạng từ có thể đi với tính từ phân cấp được, xen kẽ với việc sử dụng nhiều tính từ không phân cấp được. Lấy ví dụ đoạn trả lời cho câu hỏi “What places would you like to visit in the future?” (Bạn muốn tham quan những nơi nào trong tương lai?) dưới đây:
“I have always dreamed of visiting France one day. My friends have been there and told me that it was very beautiful. I also saw many photos of natural wonders in France, and I think they all look very nice, which makes me want to go see them in real life. One very famous scenery is the Mont Blanc by the French Alps with a very great view. Another reason that makes me want to visit France is the artistic sites there, which are all really big and attractive. You might know a few of them such as the Louvre museum, or La Musée d’Orsay. They are all very famous around the world because the art in those places are really special. I’m currently learning French and I hope one day I can actually use it with the natives.”
(Tôi đã luôn mơ đến ngày được đi Pháp. Bạn bè tôi đã từng đến đó và bảo tôi rằng nó rất đẹp. Tôi đã có xem qua những bức hình kỳ quan thiên nhiên tại Pháp, và tôi nghĩ chúng trông rất tuyệt. Điều đó làm tôi muốn đi tham quan chúng ngoài thực tế. Một địa danh rất nổi tiếng đó là đỉnh Mont Blanc ở khu vực dãy Alps của Pháp với một cảnh quan rất choáng ngợp. Một lý do khác khiến tôi muốn đi Pháp đó là những địa điểm nghệ thuật ở đó, tất cả đều rất sáng tạo và giàu tính lịch sử. Bạn có thể biết đến một số cái tên như Bảo tàng Louvre hay Bảo tàng Orsay. Những nơi này đều rất nổi tiếng toàn thế giới vì những tác phẩm trong đây đều rất đặc biệt. Hiện tôi đang học tiếng Pháp và mong một ngày sẽ có thể thực hành với người bản xứ)
Có thể thấy vẫn còn khá nhiều từ “very” cũng như “really” bị lặp lại. Ta có thể kết hợp cả hai phương thức trên và cho ra một bài nói như sau:
“I have always dreamed of visiting France one day. My friends have been there and told me that it was magnificent (tráng lệ). I also saw many photos of natural sceneries in France, and I think they all look breathtaking (ngoạn mục), which makes me want to go see them in real life. One notable (đáng chú ý) scenery is the Mont Blanc by the French Alps with a spectacular (choáng ngợp) view. Another reason that makes me want to visit France is the artistic sites there, which are all absolutely gorgeous (tuyệt mỹ). You might know a few of them such as the Louvre museum, or La Musée d’Orsay. They are world-renowned (nổi tiếng toàn cầu) because the art in those places are extremely special (cực kỳ đặc biệt). I’m currently learning French and I hope one day I can actually use it with the natives.”
Trong đoạn trả lời đã được cải tiến có tính từ phân cấp được special, và các tính từ còn lại là không phân cấp được. Với special, ta có thể thay very/really bằng extremely để nhấn mạnh độ đặc biệt của những tác phẩm. Còn với những tính từ còn lại, ta có thể không kết hợp với trạng từ, hoặc kết hợp với absolutely.
Một lưu ý sau cùng đó là việc sử dụng các trạng từ như “very” hay “really” không trực tiếp phản ánh một ngữ vựng hạn hẹp. Nhưng việc lặp lại nhiều lần do thói quen, cộng với việc thường xuyên sử dụng những tính từ ở trình độ A1-B1, sẽ không đáp ứng được hai yêu cầu về sự linh hoạt (flexibility) và việc sử dụng những từ không thông dụng (uncommon), từ đó sẽ không đảm bảo một band điểm Lexical Resource trên 6.0.
Tổng kết
Việc sử dụng đa dạng các tính từ cũng như trạng từ là một nước đi hữu ích cho việc mở rộng vốn từ của bài nói. Ta có thể thực hiện nước đi trên thông qua việc nắm rõ những tính chất của hai dạng tính từ phân cấp được và không phân cấp được, cũng như những kiểu tổ hợp trạng từ và tính từ mới lạ hơn. Điều đó không chỉ làm bài nói có chiều sâu, mà còn đạt được những trình độ cao hơn. Hơn nữa những tính từ mạnh, thường là không phân cấp được, khi kết hợp với những quy tắc về trọng âm (intonation) sẽ làm tăng tính tự nhiên và lôi cuốn cho bài nói.
Bình luận - Hỏi đáp