Describe a talk you gave to a group of people - Cách trả lời, bài mẫu & từ vựng

Describe a talk you gave to a group of people là đề thi rất quen thuộc trong bài thi IELTS Speaking. Nằm trong nhóm bài Experience, kiến thức của chủ đề này có thể được áp dụng với những bài thi cùng nhóm bài hoặc được sử dụng trong tình huống giao tiếp Tiếng Anh thường ngày. Bài viết này sẽ cung cấp các từ vựng, cách lên ý tưởng cũng như một số cấu trúc hữu ích cho đề thi này nói riêng và kĩ năng Speaking nói chung.
author
Nguyễn Phương Hà
08/09/2023
describe a talk you gave to a group of people cach tra loi bai mau tu vung

Key takeaways

1. Trả lời các câu hỏi gợi ý When/Why/How/ để ra ý tưởng chính cho bài.

2. Bài mẫu hoàn chỉnh của IELTS Speaking Part 2.

3. Một số từ vựng của bài mẫu.

4. Trả lời câu hỏi Part 3:

  • Why do people get nervous when they speak in public?

  • Why do many people find it hard to give a talk to young children?

Cách lên ý tưởng cho đề bài “Describe a talk ...”

Đề bài “Describe a talk ...” thuộc nhóm chủ đề “Describe an experience” trong IELTS Speaking Part 2, thí sinh thường được yêu cầu mô tả về một trải nghiệm (đáng nhớ, ngại ngùng, du lịch, ăn tối,…) của mình. Thông thường, đối với nhóm chủ đề này, có những phần mà thí sinh luôn luôn phải nhắc đến đó là:

  1. Trải nghiệm đó là gì?

  2. Trải nghiệm đó xảy ra vào lúc nào?

  3. Bạn cảm thấy như thế nào về trải nghiệm đó?

Xác định ý tưởng

Trước hết, học viên cần xác định đó là một trải nghiệm tích cực/tiêu cực cho bài viết. Từ đó, học viên có thể tự đưa ra các câu hỏi để lên ý tưởng.

Với trải nghiệm tích cực, thí sinh có thể tham khảo câu hỏi gợi ý:

  1. What you achieved

  2. How you celebrated it

  3. Who you celebrated it with

  4. And how you felt about it.

Với trải nghiệm tiêu cực, thí sinh có thể tham khảo câu hỏi gợi ý:

  1. When it was

  2. What exactly happened

  3. Why it was disappointing to you

  4. And explain how you felt about it.

Lên thân bài

Học viên có thể áp dụng cue cards (câu hỏi gợi ý) có sẵn trong bài hoặc tự trả lời theo câu hỏi của bản thân. Bên cạnh đó. nếu phần câu hỏi chưa giúp học viên thêm các chi tiết cho bài nói, học viên nên áp dụng cách trả lời theo 5 WH:

  • What: Tìm hiểu sâu hơn về các mặt của câu hỏi mà đề bài đưa ra

  • When: Suy nghĩ sâu hơn về khoảng thời gian xảy ra sự kiện, hiện tượng.

  • Why: Một trong các chữ Wh được sử dụng phổ biến, nhằm chỉ nguyên nhân của câu trả lời đưa ra.

  • Who: Mở rộng ý tượng về các đối tượng cùng tham gia hoạt động, các nhân vật liên quan đến sự kiện

  • Where: Giúp người học mở rộng ý tưởng về địa điểm, nơi chốn của một sự kiện cụ thể

Tìm hiểu thêm: Phương pháp 5W1H và cách áp dụng vào Describe an experience trong IELTS Speaking Part 2.

Sử dụng các từ vựng cùng chủ đề

Ngoài ra, thí sinh có thể viết ra các từ, cụm từ, và thành ngữ liên quan đến chủ đề. Ví dụ: 'pollution', thí sinh có thể viết ra các từ liên quan như: climate change, governments, corporations, taxes, fossil fuels, etc.

Sử dụng những từ này làm cơ sở cho các ý chính và hỗ trợ trong việc lên ý tưởng. Thí sinh có thể tham khảo trang web wordstorm.com để bắt đầu nghĩ ra ý tưởng với phương pháp này.

Cách take note cho phần thi IELTS Speaking Part 2

Thí sinh có thể tham khảo cách take note cho bài thi như sau:

  • Sơ đồ tư duy: Tạo sơ đồ tư duy bằng cách vẽ một chủ đề hoặc ý tưởng trung tâm ở giữa trang và phân nhánh với các chủ đề phụ. Điều này có thể giúp thí sinh hình dung được ý tưởng của mình dễ dàng hơn. Thí sinh có thể tham khảo các bước cụ thể sau:

  • Bắt đầu với một cụm từ khóa xác định chủ đề chính. Nhấn mạnh cụm từ đó ở giữa trang giấy.

  • Tại ô chủ đề đó, học viên hãy viết ra một cụm từ tóm tắt sự kiện hoặc ý tưởng chính đầu tiên được đề cập. Đối với mỗi sự kiện hoặc chi tiết liên quan trực tiếp đến ý kiến ​​đó, hãy viết một cụm từ tóm tắt nó, khoanh tròn cụm từ đó và tiếp tục triển khai ý tưởng với các chi tiết nhỏ hơn như ví dụ.

Ví dụ: Describe a memorable trip.

Destination: Paris, France

  • Iconic landmarks

  • Rich history and culture

  • Renowned cuisine

Travel Companions: Family

  • Excitement and anticipation

  • Shared experiences and memories

  • Bonding moments

Activities and Experiences:

  • Visiting the Eiffel Tower

  • Exploring Louvre Museum

  • River Seine cruise

  • Trying French pastries and cuisine

  • Attending a local festival

Emotional Impact:

  • Sense of awe and wonder

  • Deep appreciation for art and history

  • Feeling connected to the city's charm

  • Nostalgia for the trip years later

Lessons and Takeaways:

  • Value of travel and exploration

  • Importance of shared experiences

  • Cultural appreciation and understanding

  • Cherishing family time

Conclusion:

  • Unforgettable and cherished memories

  • Paris as a dream destination

  • Impact on personal growth and perspective

Bài mẫu chủ đề “Describe a talk you gave to a group of people”

Describe a talk you gave to a group of people.

You should say:

  • When and to whom you gave the speech?

  • What was the speech about?

  • Why you gave the speech?

  • How did you feel about it?

Gợi ý cách lên dàn bài

Với 4 câu hỏi gợi ý trên, học viên nên tư duy để nghĩ ra cách lên ý tưởng cho bài nói.

When and to whom you gave the speech?

  • Khi bắt gặp phần này, hãy tập trung vào việc xác định người hoặc nhóm mà thí sinh đã nói cùng. Học viên có thể chọn người thân hoặc bạn bè để có thể dễ miêu tả và dẫn dắt mạch câu chuyện trong trường hợp này.

What was the speech about?

  • Trong phần này, học viên cần mô tả chi tiết nội dung bài nói đó. Hãy miêu tả cụ thể và cung cấp các chi tiết liên quan về bài nói: như bối cảnh, mục đích bài nói là gì, cao trào của bài nói. Đặc biệt, thí sinh nên nhấn mạnh vào đoạn cao trào để làm nổi bật bài nói của mình. Nếu là học sinh, học viên nên chọn những câu chuyện gần gũi, dễ bắt gặp với bản thân như sự phản đối khi làm việc nhóm, hoặc trên trường lớp. Tuy nhiên, học viên có thể thỏa sức sáng tạo nếu có câu chuyện thú vị hơn.

Why you gave the speech?

  • Đây là một phần quan trọng của bài viết. Học viên có thể suy nghĩ về các yếu tố, giá trị để mình trình bày bài nói đó. Trình bày rõ ràng quan điểm của mình và hỗ trợ chúng bằng các lập luận hợp lý. Ví dụ, thí sinh quyết định phát biểu vì đây là lần cuối gặp mặt, hoặc thí sinh là người đại diện phát ngôn cho các buổi tiệc; hoặc vì trường hợp đột xuất mà người nói chính không thể tham gia,….

How did you feel about it?

  • Ở đây, người nói nên giải thích cách truyền đạt suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình về quyết định với người hoặc nhóm đưa ra quyết định đó. Người đọc nên suy nghĩ cảm xúc khi nói, sau khi nói là gì.

Gợi ý dàn bài

Để có một bài nói tốt, người học nên trả lời các câu hỏi gợi ý từ trên xuống dưới, mỗi câu hỏi có thể trả lời từ 2 đến 3 chi tiết. Sau đây là gợi ý cho dàn bài từ ZIM:

When and to whom you gave the speech?

  • The event took place last year, and I addressed a gathering of fellow students, faculty, and friends.

What was the speech about?

  • Reflect on the ups and downs during university time

  • Show appreciation to peers and mentors.

Why you gave the speech?

  • I wanted to step out of my comfort zone and express my gratitude to my beloved people, who backed me up when I was in trouble.

How did you feel about it?

  • Mixed feelings, but happy and grateful.

Bài mẫu hoàn chỉnh

I would like to describe a speech I gave at my college farewell party. The event took place last year, and I addressed a gathering of fellow students, faculty, and friends.

Actually, I was quite reserved and camera-shy; however, I still chose to give this speech as I wanted to step out of my comfort zone and express my gratitude to my beloved people, who backed me up when I was in trouble.

As I stood on the stage, facing the expectant eyes of my peers and mentors, my nerves initially got the better of me. However, as I started speaking and felt the warmth of the audience's response, my apprehension gradually transformed into confidence. My talk was just about reflecting on the ups and downs we had together, the friendship we forged, the challenges we faced, and the lessons we learned. The genuine smiles and nods from the crowd encouraged me to speak from my heart, sharing how sympathetic my friends were to me when I struggled.

The applause I was showered with showed that I had touched the hearts of those present. I had mixed feelings since I wanted my speech to last forever so that we would not have to end these 4 years. On the other hand, I knew that we had to get over here to embark on new adventures ahead.

Dịch:

Tôi muốn mô tả một bài phát biểu của tôi tại bữa tiệc chia tay trường đại học của tôi. Sự kiện này diễn ra vào năm ngoái, và tôi đã phát biểu trước một nhóm sinh viên, giảng viên và bạn bè.

Trên thực tế, tôi khá dè dặt và ngại chụp ảnh; tuy nhiên, tôi vẫn chọn bài phát biểu này vì tôi muốn bước ra khỏi vùng an toàn của mình và bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân yêu của tôi, những người đã ủng hộ tôi khi tôi gặp khó khăn.

Khi tôi đứng trên sân khấu, đối mặt với ánh mắt mong đợi của các bạn bè và người cố vấn của mình, ban đầu sự lo lắng của tôi đã lấn át hơn cả. Tuy nhiên, khi tôi bắt đầu nói và cảm nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khán giả, sự e ngại của tôi dần chuyển thành sự tự tin. Bài nói chuyện của tôi chỉ là suy ngẫm về những thăng trầm mà chúng tôi đã có cùng nhau, tình bạn mà chúng tôi đã tạo dựng, những thử thách mà chúng tôi gặp phải và những bài học mà chúng tôi đã học được. Những nụ cười và cái gật đầu chân thành từ đám đông đã khuyến khích tôi nói ra từ trái tim mình, chia sẻ rằng bạn bè đã đồng cảm với tôi như thế nào khi tôi gặp khó khăn.

Những tràng vỗ tay dành cho tôi chứng tỏ rằng tôi đã chạm đến trái tim của những người có mặt. Tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn vì tôi muốn bài phát biểu của mình kéo dài mãi mãi để chúng tôi không phải kết thúc 4 năm học này. Mặt khác, tôi biết rằng chúng tôi phải vượt qua để bắt đầu những cuộc hành trình phía trước.

Tìm hiểu thêm:

Từ vựng chủ đề “Describe a talk you gave to a group of people”

Từ vựng/Cụm từ

Nghĩa

reserved (adj)

ngại ngùng

forge (v)

phát triển, xây dựng

step out of my comfort zone (idiom)

bước ra khỏi vùng an toàn

back somebody up (phrasal verb)

ủng hộ ai đó

get the better of someone/something (idiom)

đánh bại ai đó, lán át cái gì đó

ups and downs (idiom)

thăng trầm

embark on something (phrasal verb)

bắt đầu một cái gì đấy

get over (phrasal verb)

vượt qua cái gì đấy

be showered with something (idiom)

được tràn ngập, đắm chìm trong

Ví dụ:

  • reserved (adj): ngại ngùng

Anna was a reserved person who often kept her thoughts and emotions to herself, but when she participated in the debate club, she surprised everyone with her eloquence and persuasive arguments. (Anna là một người kín đáo, thường giữ kín những suy nghĩ và cảm xúc của mình, nhưng khi tham gia câu lạc bộ tranh luận, cô đã khiến mọi người ngạc nhiên với tài hùng biện và lập luận thuyết phục của mình..)

  • forge (v): phát triển, xây dựng

In order to improve her culinary skills, Emily decided to forge a partnership with a renowned chef and attend a prestigious cooking school. (Để cải thiện kỹ năng nấu nướng của mình, Emily quyết định hợp tác với một đầu bếp nổi tiếng và theo học một trường dạy nấu ăn danh tiếng.)

  • step out of my comfort zone (idiom): bước ra khỏi vùng an toàn

Julia was hesitant at first, but she stepped out of her comfort zone and took a solo backpacking trip across Europe, creating unforgettable memories and lifelong friendships. (Lúc đầu, Julia do dự, nhưng cô ấy đã bước ra khỏi vùng an toàn của mình và thực hiện chuyến du lịch một mình khắp châu Âu, tạo nên những kỷ niệm khó quên và tình bạn trọn đời.).

  • back somebody up (phrasal verb): ủng hộ ai đó

When Sarah proposed a new project idea, her colleagues were quick to back her up with data and research, convincing the management of its potential success. (Khi Sarah đề xuất một ý tưởng dự án mới, các đồng nghiệp của cô đã nhanh chóng hỗ trợ cô bằng dữ liệu và nghiên cứu, thuyết phục ban quản lý về khả năng thành công của nó.)

  • get the better of someone/something (idiom): đánh bại ai đó, lán át cái gì đó

The tricky puzzle game initially frustrated Tim, but after several attempts, he finally got the better of it and completed all levels. (Trò chơi giải đố hóc búa ban đầu khiến Tim thất vọng, nhưng sau nhiều lần thử, cuối cùng anh ấy đã chơi tốt hơn và hoàn thành tất cả các cấp độ.)

  • ups and downs (idiom): thăng trầm

Over the years, their relationship had its fair share of ups and downs, but their strong love and commitment always brought them back together. (Trong những năm qua, mối quan hệ của họ đã có những lúc thăng trầm, nhưng tình yêu và sự cam kết mạnh mẽ của họ luôn đưa họ trở lại bên nhau..)

  • embark on something (phrasal verb): bắt đầu một cái gì đấy

John had always dreamed of starting his own business, and after years of planning, he finally embarked on the entrepreneurial journey and opened a successful café. (John luôn mơ ước được bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình, và sau nhiều năm lên kế hoạch, cuối cùng anh cũng bắt đầu hành trình kinh doanh và mở một quán cà phê thành công.)

  • get over (phrasal verb): vượt qua cái gì đấy

After the sudden loss of her beloved pet, it took Emily some time to get over the grief and find solace in the memories they shared. ( Sau sự ra đi đột ngột của thú cưng yêu quý, Emily phải mất một thời gian để vượt qua nỗi đau và tìm thấy niềm an ủi trong những kỷ niệm mà họ đã chia sẻ.)

  • be showered with something (idiom): được tràn ngập, đắm chìm trong

On her birthday, Tina was showered with heartfelt messages, gifts, and love from her friends and family, making it a truly special day. (Vào ngày sinh nhật của mình, Tina đã nhận được những tin nhắn, món quà và tình yêu chân thành từ bạn bè và gia đình của cô ấy, khiến ngày đó trở thành một ngày thực sự đặc biệt.)

image-alt

IELTS Speaking Part 3

Chiến lược lên ý tưởng IELTS Speaking Part 3

1. Chia nhỏ đối tượng

Học viên có thể trả lời câu hỏi dựa trên suy nghĩ áp dụng trong các đối tượng khác nhau để làm phong phú câu trả lời. Ví dụ cho phương pháp này có thể là:

  • Regarding/In terms of/When it comes to/Speaking of…. + the youth/the old generation/children/the middle-aged…etc

  • Regarding/In terms of/When it comes to/Speaking of…. + tên dân tộc trên thế giới (the Vietnamese/the Korean/the European….etc)

  • Regarding/In terms of/When it comes to/Speaking of…. + nhóm nghề nghiệp (có thể đối lập nhau như the white collar/blue collar)

  • Regarding/In terms of/When it comes to/Speaking of…. + tính từ để chỉ một nhóm người (the sporty group >< the idle group)

2. Đưa ra ý kiến phản biện, trái chiều

Tuy việc nhất quán với một ý tưởng có thể gây ấn tượng với giám khảo, nhưng khi bị bí ý tưởng, thí sinh hoàn toàn có thể phản bác ý tưởng đó để làm phong phú câu trả lời của bản thân.

3. Đưa ra ví dụ cụ thể

Đây là một cách thường xuyên được áp dụng khi trả lời các câu hỏi Speaking IELTS Part 3. Tuy nhiên, thí sinh cần chú ý chọn các ví dụ mang tính bao quát, nói chung, hoặc các thông tin từ các nghiên cứu, trích dẫn từ bài báo…. không nên chọn ví dụ đến từ trải nghiệm của bản thân hoặc người thân, mang tính cá nhân.

Ví dụ:

  • For example, on average, about 37% of adults in the US consumed fast food on any given day. This shows that junk food has been increasingly popular with the American, no matter how unhealthy it is.

But NOT

For example, my friend in the US always has 5 meals in a week which is just friend chicken and coke. This shows that junk food has been increasingly popular with the American, no matter how unhealthy it is.

4. Nêu ra mặt thuận/bất lợi

Đây là một cách rất phổ biến để làm phong phú câu trả lời Part 3. Bởi vấn đề nào cũng sẽ luôn có mặt lợi và hại, vì vậy, thí sinh có thể phát triển được nhiều ý tưởng dựa vào cách này.

Áp dụng cụ thể

Why do people get nervous when they speak in public?

The fear of public speaking, known as glossophobia, can happen due to psychological and physiological factors. On the psychological side, social anxiety is one of the factors. Public speaking involves being the center of attention, which can be challenging for individuals with social anxiety. The fear of being the focus of a large group's attention can lead to heightened nervousness, fear of judgment, or even humiliation. In addition, talking in front of people may generate physiological responses. Public speaking triggers the body's fight-or-flight response, leading to physiological changes such as increased heart rate, sweating, and trembling. These physical responses can amplify nervousness and discomfort.

Dịch:

Nỗi sợ nói trước công chúng, được gọi là glossophobia, có thể xảy ra do các yếu tố tâm lý và sinh lý. Về mặt tâm lý, lo lắng xã hội là một trong những yếu tố. Nói trước công chúng liên quan đến việc trở thành trung tâm của sự chú ý, điều này có thể là thách thức đối với những người mắc chứng lo âu xã hội. Nỗi sợ trở thành tâm điểm chú ý của một nhóm lớn có thể dẫn đến căng thẳng tột độ, sợ bị phán xét hoặc thậm chí là bị sỉ nhục. Ngoài ra, nói chuyện trước mặt mọi người có thể tạo ra các phản ứng sinh lý. Nói trước công chúng kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của cơ thể, dẫn đến những thay đổi sinh lý như tăng nhịp tim, đổ mồ hôi và run rẩy. Những phản ứng vật lý này có thể khuếch đại sự lo lắng và khó chịu.

Why do many people find it hard to give a talk to young children?

Communicating with children may be a struggle for many people because of interactive elements. Children respond well to interactive elements in a talk, such as questions, games, or hands-on activities. Implementing these elements effectively may be challenging for some adults who are not accustomed to engaging with young audiences, or who tend to talk with lots of theoretical knowledge. Besides, young children typically have shorter attention spans, making it necessary to capture and maintain their interest throughout the talk. Keeping children engaged requires creativity and dynamic presentation skills.

Dịch:

Giao tiếp với trẻ em có thể là một cuộc đấu tranh cho nhiều người vì các yếu tố tương tác. Trẻ em phản ứng tốt với các yếu tố tương tác trong bài nói chuyện, chẳng hạn như câu hỏi, trò chơi hoặc hoạt động thực hành. Việc triển khai các yếu tố này một cách hiệu quả có thể là một thách thức đối với một số người lớn không quen tiếp xúc với khán giả nhỏ tuổi hoặc những người có xu hướng nói chuyện với nhiều kiến ​​thức lý thuyết. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường có khoảng thời gian chú ý ngắn hơn, do đó cần phải nắm bắt và duy trì sự quan tâm của chúng trong suốt buổi nói chuyện. Để trẻ tham gia đòi hỏi sự sáng tạo và kỹ năng thuyết trình năng động.

Qua bài viết này, tác giả đã hướng dẫn chi tiết cách lên dàn bài, gợi ý một số từ vựng và cách trả lời đầy đủ cho đề IELTS Speaking Part 2 Describe a talk you gave to a group of people cùng với một số câu trả lời của Part 3. Mong người đọc có thể nắm rõ hơn để hoàn thành tốt trong kì thi IELTS của bản thân.


Nguồn tham khảo:

“English Dictionary, Translations & Thesaurus.” Cambridge Dictionary, https://dictionary.cambridge.org/.

IELTSREWIND. “Describe a Speech You Gave - IELTS Rewind.” IELTS Rewind, 10 July 2023, ieltsrewind.com/describe-a-speech-you-gave.

Lộ trình ôn luyện IELTS cụ thể và hiệu quả là yếu tố then chốt giúp người học đạt được điểm cao. Học thử khóa học luyện thi IELTS tại ZIM để trải nghiệm hôm nay.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu