Hiểu và áp dụng liên kết từ vựng để nâng cao kỹ năng trong IELTS Writing
Key takeaways
Phương thức liên kết bao gồm từ vựng, ngữ pháp và từ nối.
Liên kết từ vựng rất quan trọng.
Hệ thống phân loại liên kết từ vựng của Halliday (1985) được sử dụng phổ biến.
Sự đa dạng, sự liên kết với kiến thức và sự tương tác gây khó khăn.
Cần chọn hệ thống phân loại phù hợp, học theo chủ đề và chú ý trường từ vựng.
Trong quá trình phân tích và hiểu một văn bản, mối quan hệ giữa các phần khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính mạch lạc và ý nghĩa tổng thể. Các biện pháp liên kết từ vựng, như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng và phép lặp, giúp kết nối các ý tưởng, duy trì dòng chảy logic và tăng cường khả năng diễn đạt. Hiểu rõ những yếu tố này không chỉ cải thiện kỹ năng đọc hiểu mà còn nâng cao năng lực viết, giúp truyền tải thông tin một cách chính xác và thuyết phục hơn.
Liên kết từ vựng và mối quan hệ giữa các thành phần trong văn bản
Mối quan hệ giữa các phần văn bản
Theo Halliday và Hassan, một văn bản (text) là một tập hợp các câu nhau có tính mạch lạc (coherence) tạo thành một thể thống nhất có ý nghĩa, hay nói cách khác, mối quan hệ giữa các thành phần của văn bản được duy trì nhờ vào sự mạch lạc [1]. Để đảm bảo tính mạch lạc của văn bản, người viết thường dùng ba phương thức liên kết (cohesion devices) sau:
Liên kết từ vựng (lexical cohesion devices)
Liên kết ngữ pháp (grammatical cohesion devices)
Vì vậy, đối với người đọc hoặc người nghe, để hiểu chính xác mối quan hệ giữa các thành phần trong văn bản, cần khả năng phân tích những phương pháp liên kết được tác giả sử dụng.
Tham khảo thêm: Các phương thức tạo tính liên kết (Cohesion) trong IELTS Writing
Hiểu mối quan hệ giữa các thành phần trong văn bản thông qua liên kết từ vựng
Theo hệ thống phân loại của Halliday (1985) [2], liên kết từ vựng có thể được phần chia thành năm nhóm chính: Lặp từ (Repetition), đồng nghĩa (Synonym), quan hệ tập hợp – thành phần (hyponymy), quan hệ chỉnh thể – bộ phận (meronymy), và trường từ liên quan (Collocation).
Lặp từ (Repetition)
Đây là hình thức đơn giản nhất của liên kết từ vựng. Từ được sử dụng ở phần trước được tái sử dụng ở những phần sau trong văn bản để tạo tính liên kết, giúp người đọc dễ dàng theo dõi.
Ví dụ: The car sped down the highway. The car swerved to avoid an obstacle in the road. (Chiếc xe lao nhanh trên đường cao tốc. Chiếc xe đã chuyển hướng để tránh một chướng ngại vật trên đường.)
Đồng nghĩa (Synonym)
Trong nhiều trường hợp, thay vì lặp lại y hệt từ đã dùng, những từ đồng nghĩa (Synonym) hoặc gần nghĩa có thể được nhắc lại để đảm bảo tính liên kết mà không gây nhàm chán.
Ví dụ: The movie was fantastic. It was such a great film that everyone applauded at the end. (Bộ phim thật tuyệt vời. Đó là một tác phẩm xuất sắc đến mức mọi người đều vỗ tay vào cuối buổi.)
Ví dụ này cho thấy cách sử dụng từ đồng nghĩa như “fantastic” và “great” để duy trì tính liên kết giữa các câu, tránh lặp từ mà vẫn giữ cho văn bản mạch lạc.
Điều đáng lưu ý là trong hệ thống phân loại này, Halliday liệt kê cả những trường hợp dùng từ trái nghĩa để liên kết vào nhóm này như những trường hợp đặc biệt.
Ví dụ: He was exhausted, but soon he felt energized after a good rest. (Anh ấy kiệt sức, nhưng sau đó anh cảm thấy tràn đầy năng lượng sau khi nghỉ ngơi tốt.)
Ví dụ này minh họa cách sử dụng từ trái nghĩa “exhausted” (kiệt sức) và “energized” (tràn đầy năng lượng) để liên kết hai ý đối lập trong câu, tạo nên sự mạch lạc và nhấn mạnh sự thay đổi trạng thái của nhân vật.
Quan hệ tập hợp – thành phần (hyponymy)
Đây là hình thức sử dụng một từ chỉ sự vật hiện tượng cụ thể hơn (hyponym) để liên kết với từ chỉ sự vật hiện tượng tổng quát hơn đã xuất hiện trước đó.
Ví dụ: The garden was full of flowers. Roses, daisies, and tulips were blooming brightly. (Khu vườn tràn ngập hoa. Hoa hồng, hoa cúc và hoa tulip đang nở rộ rực rỡ.)
Từ cụ thể hơn (Roses, daisies, và tulips) để liên kết với từ tổng quát hơn đã xuất hiện trước đó (flowers). Điều này giúp bổ sung thông tin chi tiết, tạo mối liên kết chặt chẽ và làm rõ nghĩa cho ý tưởng chung về loài hoa trong khu vườn.
Quan hệ chỉnh thể – bộ phận (meronymy)
Đây là hình thức dùng từ ngữ nhắc đến những phần nhỏ hơn của một sự vật, hiện tượng toàn thể đã được nhắc đến trước đó.
Ví dụ: The car broke down on the highway. The engine started making strange noises before it completely stopped. (Chiếc xe bị hỏng trên đường cao tốc. Động cơ bắt đầu phát ra những tiếng động lạ trước khi nó hoàn toàn ngừng hoạt động.)
“Engine” (động cơ) là một phần của “car” (xe). Việc nhắc đến động cơ giúp mở rộng thông tin về nguyên nhân sự cố của chiếc xe, tạo mối liên kết logic và rõ ràng giữa các câu.
Trường từ liên quan (Collocation)
Trong hệ thống phân loại này, Halliday dành nhóm này để mô tả những trường hợp những từ ngữ có quan hệ ngữ nghĩa nhất định, nhưng không thuộc vào những nhóm đã được mô tả ở trên (lặp, đồng nghĩa, trái nghĩa, hay quan hệ toàn thể). Lưu ý rằng, từ collocation được Halliday dùng để mô tả nhóm liên kết này có xu hướng xuất hiện cùng nhau về mặt ngữ nghĩa, chứ không có ý nghĩa rằng những từ ngữ này phải hay đứng cạnh nhau như nghĩa phổ biến của từ collocation.
Ví dụ: The teacher prepared a lesson with many interactive activities. The students felt very engaged. (Giáo viên đã chuẩn bị một bài học với nhiều hoạt động tương tác. Học sinh cảm thấy rất hứng thú.)
Trong ví dụ trên, “teacher” (giáo viên), “lesson” (bài học), và “students” (học sinh) không liên kết qua các hình thức liên kết ngôn ngữ rõ ràng đã nêu, nhưng về mặt ngữ nghĩa, chúng thường liên quan đến nhau trong ngữ cảnh giáo dục.
Khó khăn trong việc nhận biết các phương thức liên kết từ vựng
Không ít người học gặp khó khăn trong việc hiểu văn bản thông qua các phương thức liên kết từ vựng. Hiện tượng này có thể được giải thích từ những phương diện sau:
Sự đa dạng của liên kết từ vựng
Nhiều hệ thống phân loại chưa thống nhất
Sự gắn liền của phương thức liên kết từ vựng với kiến thức
Tương tác giữa các phương thức liên kết
Sự đa dạng của liên kết từ vựng
Trong ba nhóm liên kết trên, phương thức liên kết từ vựng được đánh giá là đa dạng hơn so với hai nhóm còn lại do đặc thù tính chất đa dạng của ngôn ngữ [3]. Điều này sẽ gây khó khăn nhất định với người học tiếng Anh trong việc nắm bắt toàn diện những phương thức liên kết từ vựng được sử dụng, từ đó ngăn cản khả năng hiểu trọn vẹn mối quan hệ giữa các thành phần và ý nghĩa toàn thể của văn bản.
Nhiều hệ thống phân loại chưa thống nhất
Có nhiều hệ thống phân loại biện pháp liên kết từ vựng trong tiếng Anh, mỗi hệ thống đều có được xây dựng với nhiều mục đích và dựa trên những góc nhìn khác nhau. Có thể kể đến những hệ thống từ những tên tuổi lớn trong giới ngôn ngữ học như Halliday & Hasan (1976) [1], Hasan (1984) [4], Halliday (1985/1994) [2], McCarthy (1988) [5], Morris & Hirst (1991) [6], Hoey (1991) [7], Martin (1992) [8].
Nhìn chung các hệ thống chia sẻ những điểm tương đồng cơ bản, như Lặp từ (repetition) là phân nhóm lớn xuất hiện trong hầu hết các hệ thống, ngoại trừ của McCarthy. Từ đồng nghĩa (Synonymy), trái nghĩa (antonymy), hay quan hệ tập hợp – thành phần (hyponymy) và Quan hệ chỉnh thể – bộ phận (meronymy) cũng được tích hợp trong hầu hết các hệ thống, tuy có thể được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau.
Sự khác biệt của các hệ thống thể hiện sự tiến hóa của phân loại liên kết từ vựng. Những hệ thống thời đầu của Hasan và Halliday được xây dựng dựa trên phân tích truyện dành cho trẻ em, với các phân nhóm riêng biệt rõ ràng để phù hợp với thể loại này. Các hệ thống như McCarthy (1988) và Morris & Hirst (1991) đã mở rộng phạm vi phân tích sang nhiều loại diễn ngôn nói và viết, đòi hỏi các danh mục đa dạng hơn. Tuy nhiên, tường trừ liên quan (collocation), dù nổi bật trong nghiên cứu của Halliday & Hasan, lại ít được nhấn mạnh trong các hệ thống khác, như hệ thống của Hoey (1991) chỉ đề cập một phần. Trong hệ thống Hoey (1991), các yếu tố ngữ pháp như thay thế (substitution) và lặp lại đại từ (pronoun repetition) được tích hợp vào để mở rộng khái niệm liên kết từ vựng. Hệ thống của Martin (1992) giúp làm rõ phân nhóm tường trừ liên quan (collocation), giải thích các quan hệ collocation phức tạp mà vốn thường bị coi là mơ hồ và gây tranh cãi.
Sự đa dạng các hệ thống có thể khiến người học cảm thấy bối rối, vì họ phải làm quen với nhiều thuật ngữ và quy tắc khác nhau. Hơn nữa, việc lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cũng phụ thuộc vào mục đích học tập của từng người, dẫn đến sự không đồng nhất trong việc tiếp cận và áp dụng các biện pháp liên kết từ vựng. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả trong việc học mà còn tạo ra rào cản trong việc phân tích và hiểu sâu các văn bản, vì người học cần phải linh hoạt trong việc áp dụng các biện pháp khác nhau để tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các phần của văn bản.
Sự gắn liền của phương thức liên kết từ vựng với kiến thức
Để đảm bảo tính mạch lạc trong văn bản, liên kết từ vựng được thể hiện qua cả những kết nối hiện hữu trong văn bản, và cả kiến thức bên ngoài (những gì người đọc biết từ thực tế)[9]. Ngoài liên kết lặp từ, những phương thức khác của liên kết từ vựng, đặc biệt là liên kết trường từ vựng, trong nhiều trường hợp cần có kiến thức nền nhất định để hiểu được mạch liên kết.
Ví dụ: Pandemics bring about significant changes to our society. However, throughout human history, infectious diseases have always been present. The Black Death served as a stark reminder for humanity. (Đại dịch mang lại những thay đổi đáng kể cho xã hội của chúng ta. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử nhân loại, bệnh truyền nhiễm luôn hiện hữu. Cái Chết Đen đã trở thành một lời nhắc nhở mạnh mẽ cho nhân loại.)
Trong ví dụ trên, nội dung chính về các đại dịch bệnh truyền nhiễm được duy trì bằng các trường từ vựng liên quan (pandemics, infectious diseases, và the Black Death). Tuy nhiên, đối với cụm Black Death, người đọc cần kiến thức nền về lịch sử để biết rằng đây là một đại dịch đã diễn ra tại châu Âu trong quá khứ. Nếu không nắm được kiến thức này, người đọc có thể gặp khó khăn trong việc hiểu mạch liên kết.
Tương tác với các liên kết ngữ pháp
Trong một văn bản, các phương thức liên kết từ vựng không tồn tại riêng lẻ mà có sự phụ thuộc và tương tác lẫn nhau để tạo nên tính mạch lạc. Ví dụ, từ đồng nghĩa có thể được sử dụng sau khi một từ đã được lặp lại, nhằm tránh lặp từ gây nhàm chán nhưng vẫn duy trì được mối liên kết. Tương tự, các từ thuộc cùng một trường từ vựng có thể giúp làm rõ và bổ sung cho những quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, vân vân. Hơn thế nữa, sự kết hợp giữa liên kết từ vựng và liên kết ngữ pháp cũng diễn ra rất thường xuyên, vì liên kết bằng các hình thức ngữ pháp không thể diễn đạt ý nghĩa trọn vẹn khi đứng một mình [7]. Sự kết hợp này tạo ra một mạng lưới chặt chẽ, nơi các yếu tố từ vựng cung cấp chiều sâu và nội dung, còn các yếu tố ngữ pháp đảm bảo cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu, làm rõ mối quan hệ giữa các phần. Tuy nhiên, chính sự kết hợp chặt chẽ này cũng mang đến những sự bối rối với người học tiếng Anh trong việc nhận diện các yếu tố liên kết để nắm bắt mạch văn bản.
Đọc thêm: Tính mạch lạc (Coherence) trong văn viết học thuật
Những điều cần lưu ý để nâng cao khả năng nhận biết phương thức liên kết từ vựng cho mục đích hiểu văn bản
Chọn hệ thống phân loại phù hợp với trình độ
Khi học về liên kết từ vựng, điều đầu tiên bạn cần chú ý là chọn hệ thống phân loại phù hợp với trình độ của mình. Có nhiều hệ thống phân loại khác nhau, mỗi hệ thống có cách tiếp cận riêng. Hệ thống của Halliday (1985) được giới thiệu trong bài viết này phù hợp với phần lớn người học tiếng Anh ở nhiều trình độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu người học nhận thấy đây không phải là hệ thống dễ hiểu và phù hợp với bản thân, hãy chủ động tìm hiểu và phân tích các hệ thống thay thế khác nhau để tìm được hệ thống phù hợp.
Kết hợp học phương thức liên kết ngữ pháp với học từ vựng theo chủ đề
Học theo chủ đề là một phương pháp hiệu quả để nâng cao khả năng sử dụng từ vựng trong liên kết. Bằng cách tập trung vào một chủ đề cụ thể, người học có thể dễ dàng ghi nhớ và áp dụng các từ vựng liên quan. Chẳng hạn, nếu người học đang học về chủ đề môi trường, hãy tìm hiểu về các trường từ vựng liên quan đến ô nhiễm, khí thải, và bảo vệ thiên nhiên, vân vân. Việc liên kết từ vựng theo chủ đề không chỉ giúp bạn nhớ lâu hơn mà còn làm cho việc viết và nói trở nên mạch lạc hơn.
Chủ động mở rộng quan hệ ngữ nghĩa khi học từ vựng
Trong quá trình học từ vựng, hãy chủ động mở rộng phạm vi học không chỉ các từ vựng căn bản, mà còn các từ có quan hệ ngữ nghĩa xoay quanh từ gốc như đồng nghĩa, trái nghĩa, những từ mô tả bộ phận chi tiết, những từ thuộc chung một nhóm phân loại, vân vân. Vì đây là những đơn vị cơ bản hay được sử dụng trong các phương thức liên kết từ vựng được giới thiệu ở trên. Khi học và thực hành, cần chú ý phân tích mối quan hệ giữa những từ đang học, thay vì chỉ học theo một danh sách.
Ví dụ, khi học từ “happy” (vui vẻ), bạn có thể mở rộng sang từ đồng nghĩa như “joyful” (hạnh phúc) và “cheerful” (vui tươi), từ trái nghĩa như “sad” (buồn), cũng như những từ mô tả chi tiết như “content” (hài lòng) hay “ecstatic” (vui sướng).
Vận dụng vào bài thi IELTS Writing
Hãy cùng áp dụng những kiến thức về phương thức liên kết từ vựng vào giải quyết một dạng đề IELTS Writing.
Environmental degradation has emerged as a critical challenge facing many nations today. The main causes of this issue are primarily linked to human development and industrial activities, necessitating urgent action from both governmental bodies and businesses.
The drivers of environmental degradation are largely attributed to human behavior. To begin with, industrial processes and the combustion of fossil fuels emit harmful pollutants, such as greenhouse gases, into the atmosphere, which contributes to global warming. For instance, the over-reliance on coal and oil for energy production plays a significant role in increasing global temperatures and deteriorating air quality. Additionally, the phenomenon of deforestation, fueled by logging and the expansion of agriculture, results in the destruction of vital ecosystems, upsetting the fragile balance of nature. The removal of forests not only decreases the planet’s capacity to absorb carbon but also accelerates soil erosion and threatens the survival of countless plant and animal species.
Tackling the issue of environmental degradation requires a comprehensive strategy from policymakers. Governments need to focus on enforcing robust environmental legislation and encouraging sustainable practices within various sectors. For example, setting rigorous emission limits for industries and providing incentives for the adoption of renewable energy can markedly diminish air pollution and counteract climate change. Moreover, investing in sustainable land use practices, such as reforestation and afforestation initiatives, can aid in the restoration of essential ecosystems and protect biodiversity. Collaborative efforts between governments and corporations that contribute to environmental harm are crucial in implementing these solutions.
Environmental degradation presents a formidable challenge to our planet, yet it is essential for large organizations and governments to unite in their efforts to address this issue. Adopting sustainable practices, enforcing environmental laws, and fostering corporate responsibility are vital steps toward safeguarding our environment for generations to come.
(Dịch nghĩa:
Suy thoái môi trường đã nổi lên như một thách thức nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia hiện nay. Các nguyên nhân chính của vấn đề này chủ yếu liên quan đến sự phát triển của con người và các hoạt động công nghiệp, đòi hỏi hành động khẩn cấp từ cả các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp.
Các yếu tố gây ra suy thoái môi trường chủ yếu xuất phát từ hành vi của con người. Đầu tiên, các quy trình công nghiệp và việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thải ra các chất ô nhiễm độc hại, chẳng hạn như khí nhà kính, vào khí quyển, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Ví dụ, việc phụ thuộc quá mức vào than và dầu để sản xuất năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu và làm suy giảm chất lượng không khí. Ngoài ra, hiện tượng phá rừng, được thúc đẩy bởi việc khai thác gỗ và sự mở rộng của nông nghiệp, dẫn đến sự tàn phá các hệ sinh thái thiết yếu, làm đảo lộn sự cân bằng mong manh của thiên nhiên. Việc loại bỏ rừng không chỉ giảm khả năng hấp thụ carbon của hành tinh mà còn làm gia tăng xói mòn đất và đe dọa sự sống còn của vô số loài thực vật và động vật.
Giải quyết vấn đề suy thoái môi trường đòi hỏi một chiến lược toàn diện từ các nhà hoạch định chính sách. Các chính phủ cần tập trung vào việc thực thi các quy định môi trường mạnh mẽ và khuyến khích các thực hành bền vững trong các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, việc đặt ra các giới hạn khí thải nghiêm ngặt cho các ngành công nghiệp và cung cấp các ưu đãi cho việc áp dụng năng lượng tái tạo có thể giảm thiểu đáng kể ô nhiễm không khí và chống lại sự biến đổi khí hậu. Hơn nữa, đầu tư vào các thực hành sử dụng đất bền vững, chẳng hạn như các sáng kiến trồng rừng và phục hồi rừng, có thể hỗ trợ trong việc phục hồi các hệ sinh thái thiết yếu và bảo vệ sự đa dạng sinh học. Các nỗ lực hợp tác giữa các chính phủ và các công ty gây hại cho môi trường là rất quan trọng trong việc thực hiện những giải pháp này.
Suy thoái môi trường đặt ra một thách thức lớn đối với hành tinh của chúng ta, nhưng điều thiết yếu là các tổ chức lớn và chính phủ phải đoàn kết trong nỗ lực giải quyết vấn đề này. Việc áp dụng các thực hành bền vững, thực thi luật môi trường và thúc đẩy trách nhiệm của doanh nghiệp là những bước quan trọng để bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai.)
Những phương thức liên kết từ vựng được vận dụng:
1. Lặp từ (Repetition)
environmental
degradation
human
activities
pollution
ecosystems
2. Đồng nghĩa (Synonym)
degradation ↔ damage
significant ↔ critical
tackle ↔ address
emissions ↔ pollutants
3. Quan hệ tập hợp – thành phần (Hyponymy)
fossil fuels (tập hợp) ↔ coal, oil (thành phần)
4. Quan hệ chỉnh thể – bộ phận (Meronymy)
ecosystems (toàn bộ) ↔ forests, plants, animals (các phần)
school system (toàn bộ) ↔ classroom, teachers, students (các phần)
5. Trường từ liên quan (Collocation)
renewable energy
industrial activities
climate change
carbon dioxide
sustainable practices
emission standards
reforestation
afforestation programs
biodiversity
Đọc thêm: Tổng hợp các cụm từ & mẫu câu thường dùng trong IELTS Writing Task 1, 2
Tổng kết
Liên kết từ vựng là một yếu tố quan trọng giúp duy trì tính mạch lạc và logic trong văn bản, hỗ trợ người học hiểu rõ mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau. Bài viết này trình bày cách nhận diện và áp dụng các biện pháp liên kết từ vựng, như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng và phép lặp, đồng thời phân tích những thách thức phổ biến mà người học gặp phải. Ngoài ra, phần vận dụng cung cấp ví dụ thực tiễn về cách sử dụng các biện pháp này trong IELTS Writing, giúp nâng cao kỹ năng viết học thuật.
Người học có thể củng cố và bổ sung kiến thức toàn diện cho kì thi từ các tựa sách IELTS được biên soạn bởi đội ngũ chuyên môn của ZIM Academy.
Nguồn tham khảo
“Cohesion in English.” Language Arts & Disciplines, books.google.com.vn/books/about/Cohesion_in_English.html?id=rAOtAgAAQBAJ&redir_esc=y. Accessed 29 September 2024.
“An Introduction to Functional Grammar.” London: Edward Arnold, doi.org/10.4324/9780203431269. Accessed 29 September 2024.
“Traversing the lexical cohesion minefield.” ELT Journal, 10.1093/elt/ccn040. Accessed 30 September 2024.
“Coherence and cohesive harmony. In J. Flood (Ed.), Understanding Reading Comprehension: Cognition, Language, and the Structure of Prose.” International Reading Association, 10.1558/equinox.25229. Accessed 30 September 2024.
“Some vocabulary patterns in conversation.” Longman, www.taylorfrancis.com/chapters/edit/10.4324/9781315835860-13/vocabulary-patterns-conversation-michael-mccarthy. Accessed 30 September 2024.
“Lexical cohesion computed by thesaural relations as an indicator of the structure of text.” Computational Linguistics, aclanthology.org/J91-1002. Accessed 30 September 2024.
“Patterns of Lexis in Text.” Oxford University Press, books.google.com.vn/books/about/Patterns_of_Lexis_in_Text.html?id=MBV6AAAAIAAJ&redir_esc=y. Accessed 30 September 2024.
“ English Text: System and Structure.” John Benjamins Publishing, books.google.com.vn/books/about/English_Text.html?id=AzqB8oLEIUsC&redir_esc=y. Accessed 30 September 2024.
“Introduction to Text Linguistics.” Longman, books.google.com.vn/books/about/Introduction_to_Text_Linguistics.html?id=mvJsAAAAIAAJ&redir_esc=y. Accessed 30 September 2024.
Bình luận - Hỏi đáp