Banner background

Áp dụng Storytelling vào chủ đề “Describe an item” trong IELTS Speaking Part 2

Giới thiệu định nghĩa và các bước áp dụng phương pháp Storytelling hiệu quả vào bài nói IELTS Speaking Part 2 cho nhóm chủ đề “Describe an item”.
ap dung storytelling vao chu de describe an item trong ielts speaking part 2

Hiện tại, nhiều học sinh khi đối mặt với đề thi IELTS Speaking Part 2 thường cảm thấy bất ổn và không tự tin. Nguyên nhân chính có thể đến từ sự đa dạng và khả năng lạ lùng của các chủ đề trong phần thi này. Mặc dù đã có sự chuẩn bị trước, nhưng việc phát triển ý tưởng và sắp xếp nội dung một cách logic và hấp dẫn vẫn là một thách thức đối với nhiều người học. Các chủ đề trong IELTS Speaking Part 2 có thể bao gồm một loạt các lĩnh vực từ cuộc sống hàng ngày đến các vấn đề phức tạp và trừu tượng. Điều này làm cho việc chuẩn bị trở nên khó khăn hơn vì học sinh cần phải có kiến thức và kỹ năng cụ thể đối với mỗi chủ đề.

Thêm vào đó, áp lực từ việc phải trình bày trước một người nghe đánh giá có thể tạo ra một không khí căng thẳng và lo lắng, làm mất tập trung và gây ra sự không tự tin. Điều này có thể làm giảm khả năng diễn đạt và ảnh hưởng đến chất lượng của bài nói. Một yếu tố khác là thiếu kinh nghiệm trong việc kể chuyện hoặc sắp xếp nội dung một cách hợp lý. Người học có thể gặp khó khăn trong việc chọn lọc thông tin quan trọng và tổ chức nó thành một câu chuyện mạch lạc và gây ấn tượng.

Trong bối cảnh này, việc áp dụng phương pháp storytelling có thể giúp giải quyết một số vấn đề trên bằng cách cung cấp cho người học một cách tiếp cận tổ chức và trình bày thông tin một cách hợp lý và hấp dẫn. Bài viết này sẽ giải thích khái niệm phương pháp Storytelling là gì và hướng dẫn thí sinh các bước để vận dụng phương pháp này ở phần IELTS Speaking part 2. Sau đó sẽ phân tích bài mẫu band 7.0+ với ý tưởng được sắp xếp theo bố cục Storytelling.

Key takeaways

  1. Hiểu khái niệm phương pháp Storytelling.

  2. Hiểu rõ các bước áp dụng phương pháp Storytelling vào IELTS Speaking Part 2 để tăng tính mạch lạc cho bài nói.

    • Phân loại và nhóm các chủ đề

    • Lên “khung” câu chuyện theo cấu trúc Intro-Context-Content-Ending

  3. Áp dụng phương pháp Storytelling vào bài mẫu cho chủ đề “Describe an item of clothing that someone gave you as a gift”.

  4. Phân tích các từ vựng trong bài mẫu cùng với các ví dụ (band 7.0+).

  5. Phân tích các ưu điểm của phương pháp Storytelling:

    • Giúp Tối ưu hoá được khoảng thời gian một phút chuẩn bị

    • Có sự linh hoạt trong việc sử dụng ngữ pháp

    • Áp dụng được hầu hết các chủ đề có trong Speaking Part 2.

Phương pháp Storytelling là gì?

Trong phần thi IELTS Speaking Part 2 nhiều thí sinh chưa có biết làm cách nào để sắp xếp ý tưởng cho mạch lạc và có tính liên kết với nhau dẫn đến việc khó đạt được điểm cao ở tiêu chí “Coherence”. Đây là chiến lược giúp các thí sính hệ thống bài nói Speaking Part 2 theo một hướng logic, mạch lạc hơn như khi kể một câu chuyện.

Phương pháp Storytelling

Các bước áp dụng kỹ thuật Storytelling trong IELTS Speaking Part 2 chủ đề “Describe an item”

Bước 1: Phân loại và nhóm các chủ đề

Một số người cho rằng việc sử dụng bộ đề dự đoán sẽ khiến việc học trở nên không thực chất và khiến học sinh dựa dẫm quá nhiều và có nguy cơ bị “tủ đè” trong phòng thi. Điều này vẫn còn phụ thuộc vào cách người học sử dụng tài liệu này.Để chuẩn bị cho bài thi, người học có thể sử dụng bộ đề dự đoán này như thế nào?

Với hàng chục đề bài khác nhau, hãy phân loại và nhóm các chủ đề theo từng hạng mục riêng như:

  • Tả người (đối với các đề như Describe a person, a businessman, an athlete, a singer,…)

  • Tả vật (đối với các đề như Describe an item, a gift, a piece of equipment,…)

  • Tả trải nghiệm (Describe a time, an occasion,…)

  • Tả địa điểm (Describe a quiet place, a cafe, a tall building,…)

  • Tả hoạt động (Describe an activity,…)

Hệ thống này cho phép người học dễ dàng có được cấu trúc chung và từ vựng liên quan cho từng chủ đề. Điều này cũng giúp người học ôn tập lại trước khi thi.

Bước 2: Lên “khung” câu chuyện

Khung câu chuyện

Mở bài (Introduction)

Ở phần mở bài của IELTS Speaking Part 2, thí sinh cần phải giới thiệu được sự vật, sự việc muốn nói tới dựa theo yêu cầu của đề. Câu mở bài nên súc tích và đơn giản nhất có thể để người nghe có thể nắm bắt được ý chính và câu mở bài nên trả lời được câu hỏi:

Sự vật,con người, sự việc thí sinh muốn nhắc đến là gì ? (What/ Who)

Ta có thể sử dụng mẫu câu kick-off đơn giản ở thì hiện tại “I’m going to talk about …” hầu hết cho tất cả các đề bài để giới thiệu sự vật, sự việc.

Ví dụ: Với đề bài “Describe a gift that you received from someone” (Miêu tả một món quà mà mình nhận được từ ai đó ), thí sinh sẽ giới thiệu trực tiếp đến vật mà mình muốn nói đến bằng cách sử dụng câu mở bài như sau: “I am going to talk about a present that my mom gave me on my 22th birthday”.

Ngữ cảnh (Context)

Thí sinh cần sử dụng phần ngữ cảnh để mô tả những sự kiện diễn ra trước khi sự vật xảy ra. Sự việc chính mà thí sinh sẽ sử dụng là quá khứ. Người nghe được dẫn dắt đến phần nội dung chính bằng cách sử dụng thông tin nền tảng trong phần ngữ cảnh. Nội dung của phần ngữ cảnh phải đáp ứng các câu hỏi sau:

  • Ai trao cho mình món đồ đó (Who)

  • Mình có được món đồ đó vào dịp nào (When)

  • Mình có được / mua món đồ đó ở đầu (Where)

  • Lý do tại sao mình có được/ mua món đồ đó (Why) 

Ví dụ: If my memory serves me right, about 2 years ago, when I was a senior at the university. It was my 22nd birthday and my aunt gave it to me as a gift. At first, I didn’t think I liked it because it was costly so I never thought of buying one for myself. However, my aunt found out about it and she knows that I love fashion so there was no better gift than this scarf.

Nội dung (Content)

Thí sinh sẽ sử dụng thì quá khứ để kể lại các sự kiện và sự vật chính trong phần nội dung của bài kể chuyện. Những diễn biến phả i làm nổi bật sự vật mà thí sinh muốn nhắc đến và phải được kết nối với phần thông tin nền trong phần ngữ cảnh. Để làm cho câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, thí sinh phải đề cập đến yếu tố cảm xúc của họ. Thí sinh nên đáp ứng được những câu hỏi sau để phần nội dung có đầy đủ các yếu tố trên:

  • Miêu tả đặc điểm kiểu dáng, hình dạng, màu sắc, hoặc chức năng của món đồ 

  • Nói về các dịp mà thí sinh thường sử dụng món đồ đó.

  • Những tiện ích mà món đồ này mang lại

  • Cảm nghĩ của mình về món đồ

Ví dụ: Talking about its design, this scarf is red and black with a checkered pattern and is made of mainly cotton and some polyester. It’s also durable too because I’ve had it for two years now and it still feels soft and comfortable to wear. Moving on to its function, I usually use it in different kinds of weather. During cold winter, it can help keep my neck warm, while in summer it can help protect my neck from the scorching rays of the sun when I’m driving on my motorbike to work.

I often bring it along on some special occasions such as parties or family gatherings as it really suits my style. Talking about my feelings, this scarf is definitely one of the best items I have in my closet and I’m so thankful that my aunt truly knows me and my taste in clothing.

Kết bài (Ending)

Ở phần này thí sinh nên nêu những lợi ích và cảm xúc mà món đồ này mang lại

Ví dụ: There are several reasons why I love it. It helps me look good and keeps me warm. Also, it is a must-have item to mix and match with my outfit. I’m sure that when it is worn-out, I will definitely buy another one to use. That’s all I want to say

Bài mẫu tham khảo hoàn chỉnh

Describe an item of clothing that someone gave you as a gift.

You should say:

  • What item of clothing it is

  • Who gave it to you

  • When you received it

Explain how you felt about it.

Intro

To be honest, I have received so many clothes as gifts; however, if I need to talk about one today, it will have to be my scarf my mom gave me.

Context

If my memory serves me right, about 2 years ago, when I was a senior at the university. It was my 22nd birthday and my aunt gave it to me as a gift. At first, I didn’t think I liked it because it was costly so I never thought of buying one for myself. However, my aunt found out about it and she knows that I love fashion so there was no better gift than this scarf.

Content

Talking about its design, this scarf is red and black with a checkered pattern and is made of mainly cotton and some polyester. It’s also durable too because I’ve had it for two years now and it still feels soft and comfortable to wear. Moving on to its function, I usually use it in different kinds of weather. During cold winter, it can help keep my neck warm, while in summer it can help protect my neck from the scorching rays of the sun when I’m driving on my motorbike to work.

I often bring it along on some special occasions such as parties or family gatherings as it really suits my style. Talking about my feelings, this scarf is definitely one of the best items I have in my closet and I’m so thankful that my aunt truly knows me and my taste in clothing.

Ending

There are several reasons why I love it. It helps me look good and keeps me warm. Also, it is a must-have item to mix and match with my outfit. I’m sure that when it is worn-out, I will definitely buy another one to use. That’s all I want to say.

Xem thêm bài mẫu chủ đề: Describe an item of clothing that someone gave you as a gift.

Bản dịch tiếng việt

Giới thiệu

Thành thật mà nói, tôi đã nhận được rất nhiều quần áo làm quà; tuy nhiên, nếu hôm nay tôi cần nói về một món đồ, đó chắc chắn là chiếc khăn quàng cổ mà mẹ tôi đã tặng tôi.

Bối cảnh

Nếu trí nhớ của tôi không nhầm, khoảng 2 năm trước, khi tôi là sinh viên năm cuối đại học. Đó là sinh nhật lần thứ 22 của tôi và dì tôi đã tặng nó cho tôi. Ban đầu, tôi không nghĩ mình thích nó vì nó khá đắt đỏ nên tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc tự mua một chiếc cho mình. Tuy nhiên, dì tôi đã phát hiện ra điều đó và bà biết tôi yêu thời trang nên không có món quà nào tốt hơn chiếc khăn quàng cổ này.

Nội dung

Nói về thiết kế, chiếc khăn này có màu đỏ và đen với họa tiết kẻ caro và được làm chủ yếu từ cotton và một ít polyester. Nó cũng rất bền bởi vì tôi đã sử dụng nó được hai năm nay và nó vẫn còn mềm và thoải mái khi đeo. Chuyển sang chức năng của nó, tôi thường sử dụng nó trong các loại thời tiết khác nhau. Trong mùa đông lạnh giá, nó có thể giúp giữ ấm cổ tôi, còn trong mùa hè nó có thể giúp bảo vệ cổ tôi khỏi các tia nắng gay gắt của mặt trời khi tôi đi làm bằng xe máy.

Tôi thường mang nó đi cùng trong một số dịp đặc biệt như tiệc tùng hoặc tụ họp gia đình vì nó thực sự phù hợp với phong cách của tôi. Nói về cảm xúc của tôi, chiếc khăn quàng cổ này chắc chắn là một trong những món đồ tốt nhất tôi có trong tủ quần áo và tôi rất biết ơn vì dì tôi thực sự hiểu tôi và gu thời trang của tôi.

Kết thúc

Có nhiều lý do tại sao tôi yêu thích nó. Nó giúp tôi trông đẹp hơn và giữ ấm cho tôi. Ngoài ra, đó là một món đồ không thể thiếu để phối hợp với trang phục của tôi. Tôi chắc chắn rằng khi nó bị mòn, tôi sẽ mua một chiếc khác để sử dụng. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói.

Phân tích từ vựng
  • Checkered pattern: hoạ tiết ca rô

Ex: The tablecloth had a classic checkered pattern in red and white squares. (Cái khăn trải bàn có hoa tiết ca rô cổ điển với các ô màu đỏ và trắng.)

  • Durable (adj): bền

Ex: This suitcase is made of durable material that can withstand rough handling during travel. (Chiếc va li này được làm từ chất liệu bền chắc có thể chịu được sự xử lý gồ ghề trong quá trình đi lại.)

  • Scorching ray: tia nắng cực nóng

Ex: The scorching ray of the sun beat down relentlessly on the desert landscape. (Tia nắng cực nóng của mặt trời chiếu xuống không ngừng trên cảnh quan sa mạc.)

  • Family gatherings: buổi họp mặt gia đình

Ex: We always look forward to our annual family gatherings during the holidays. (Chúng tôi luôn mong chờ những buổi họp mặt gia đình hàng năm trong dịp lễ.)

  • Worn-out (adj): quá cũ, hầu như không còn thể sử dụng

Ex: His shoes were so worn-out that they were falling apart at the seams. (Đôi giày của anh ấy quá cũ, đến nỗi chúng đang rơi rụng ở các đường nối.)

  • Mix and match: phối đồ

Ex: When it comes to fashion, I like to mix and match different pieces to create unique outfits. (Khi nói đến thời trang, tôi thích phối đồ từ những mảnh khác nhau để tạo ra những trang phục độc đáo.)

Các từ vựng hữu ích cho chủ đề “Describe an item”

Đánh giá chung:

  • Handy: thuận tiện, vừa tầm tay

  • Useful: Hữu ích

  • Useless: Vô dụng

  • Silly: đơn giản, giản dị

  • Cute: dễ thương, đáng yêu

  • Terrible: kinh khủng

  • Attractive: thu hút

  • Ugly: xấu xí

  • Elegant: thanh lịch

Kích thước:

  • Compact: nhỏ gọn

  • Life-size: to như vật thật

  • Tiny: bé xíu

  • Little: nhỏ nhắn

  • Miniature: mẫu vật thu nhỏ

  • Enormous: to lớn

  • Huge: đồ sộ

  • Gigantic: khổng lồ, kếch xù

  • Average-sized: kích thước trung bình

Độ mới cũ:

  • Ancient: cổ xưa – dùng với nghĩa trung lập

  • Old-fashioned: lỗi thời – dùng với nghĩa tiêu cực, cũ và không còn giá trị

  • Antique: cổ xưa – dùng với nghĩa tích cực, tuy cũ nhưng vẫn có giá trị

  • Worn: bị mòn, sờn

  • Aged: già cũ

  • Brand-new: mới toanh

  • Modern: hiện đại

  • State-of-the-art: rất hiện đại

Hình dáng:

  • Round: tròn

  • Square: vuông

  • Rectangular: hình chữ nhật

  • Diamond-shaped: hình kim cương

  • Oval: hình bầu dục

  • Spherical: hình cầu

  • Curved: hình cong

  • Triangular: hình tam giác

  • Cylindrical: hình trụ

Màu sắc:

  • Multi coloured: nhiều màu, sặc sỡ

  • Rainbow coloured: màu bảy sắc cầu vồng

  • White with blue stripes: trắng sọc xanh

  • Black with gray dots: đen chấm bi xám

Xuất xứ:

  • Western: xuất xứ phương Tây

  • European: xuất xứ châu Âu

  • Mass-produced: sản xuất hàng loạt

  • Factory-produced: chế tạo tại nhà máy

  • Homemade: chế tạo tại nhà

  • Handmade: chế tạo thủ công

Chất liệu:

  • Cardboard: giấy bìa

  • Golden: vàng

  • Leather: da

  • Plastic: nhựa

  • Silk: lụa

  • Stone: đá

  • Wooden: gỗ

  • Woolen: len

Chất lượng:

  • High quality: chất lượng cao

  • Reliable: Đáng tin cậy

  • Well-made: Xịn sò

  • Dependable: đáng tin cậy

  • Poorly made: không được xịn

  • Unreliable: không đáng tin cậy

  • Low quality: chất lượng thấp

 Giá trị:

  • Overpriced: đắt đỏ – dùng khi một vật có giá đắt hơn giá trị thực của vật đó

  • Expensive: đắt đỏ – dùng với nghĩa đắt đỏ thuần túy, phải chi trả nhiều tiền để mua được

  • Costly: đắt tiền, quý giá – dùng để diễn tả một món đồ tiêu tốn của bạn nhiều tiền hơn là mức bạn muốn chi trả

  • Reasonable: hợp lý

  • Good value for money: tiền nào của nấy

  • Economical: tiết kiệm – dùng khi bạn muốn diễn tả một vật có giá trị tốt tương xứng với số tiền bỏ ra

  • Low-cost: rẻ

  • A waste of money: phung phí tiền bạc

Tầm quan trọng:

  • Essential: cực kỳ quan trọng, mang tính cốt yếu, thiết yếu

  • Vital: quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay tồn tại của một ai hoặc một điều gì khác

  • Indispensable: rất cần thiết, không có không được

  • Crucial: cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng đến những điều khác hoặc người khác

  • Needless: không cần thiết, vô ích

  • Dispensable: không cần thiết, có thể bỏ qua được

  • Superfluous: không cần thiết, thường được dùng khi một vật gì đó đem lại tác dụng nhiều hơn so với nhu cầu sử dụng

  • Unnecessary: không cần thiết, không quan trọng 

Cảm xúc:

  • Enjoyable: mang lại cảm giác thoải mái

  • Fantastic: rất tốt, xuất sắc

  • Delightful: thú vị

  • Pleasant: thú vị, thu hút

 Tốc độ:

  • Sluggish: chậm chạp – dùng khi một vật hoạt động với tốc độ chậm hơn bình thường

  • Slow: chậm chạp – dùng để chỉ một vật hoạt động với tốc độ chậm, tốn nhiều thời gian để vận hành

  • Fast: nhanh chóng

  • Speedy: nhanh chóng – dùng để chỉ một vật hoạt động với tốc độ nhanh, hầu như không có độ trễ

  • Quick: nhanh – dùng để chỉ một vật khi hoạt động chỉ mất một thời gian ngắn để vận hành

Độ hữu dụng:

  • Practical: có tính thực tế

  • Convenient: tiện lợi

  • Beneficial: có ích – dùng để chỉ một vật đem lại lợi ích cho ai hoặc điều gì

  • Useful : hữu ích, hữu dụng

  • Useless: vô ích, vô dụng

  • Impractical: không hợp lý, không thực tế vì lý do khả dụng

  • Informative: có nhiều thông tin

  • Enlightening: cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn hiểu về một vấn đề nào đó rõ hơn

  • Educative: mang tính giáo dục

Những ưu điểm của phương pháp Storytelling trong IELTS Speaking part 2

1. Giúp Tối ưu hoá được khoảng thời gian một phút chuẩn bị.

Thí sinh có một phút để chuẩn bị cho bài phát biểu hai phút của họ trong phần thi này. Đây là thời điểm quan trọng để thí sinh liệt kê các ý tưởng để tạo thành một bài nói hoàn chỉnh. Thí sinh sẽ dễ dàng triển khai ý tưởng của mình nếu họ có dàn bài và các bước có sẵn.

2. Có sự linh hoạt trong việc sử dụng ngữ pháp.

Khi sử dụng phương pháp kể chuyện Storytelling, thí sinh đã sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp, bao gồm hiện tại trong phần mở bài, quá khứ trong phần cảnh và nội dung và hiện tại (hoặc tương lai) trong phần kết bài. Trong số bốn tiêu chí được sử dụng để chấm điểm phần thi nói của thí sinh, sự đa dạng và chính xác trong các cấu trúc sẽ giúp thí sinh ghi điểm cho phần thi nói của mình.

3. Áp dụng được hầu hết các chủ đề có trong Speaking Part 2.

Hầu hết các dạng chủ đề trong Speaking Part 2 đều có thể được sử dụng với chiến lược Storytelling. Việc áp dụng các bước để phát triển và trình bày ý tưởng một cách logic và hiệu quả có thể giải quyết bất kỳ chủ đề nào.

Đọc thêm:

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
GV
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...