Chinh phục IELTS Speaking Part 2 với kỹ thuật Storytelling
Khi mới làm quen với đề thi IELTS Speaking, không ít người học thường cảm thấy choáng ngợp và không biết phải bắt đầu từ đâu khi đối mặt với format của Part 2. Trước khi quan tâm đến các tiêu chí cụ thể để chấm điểm bài IELTS Speaking, nhiều người học đã gặp khó khăn ngay từ khâu phát triển ý tưởng để chuẩn bị cho bài nói của mình, bởi các chủ đề trong IELTS Speaking Part 2 ngày càng đa dạng và đôi khi có thể khá xa lạ. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ gợi ý một hướng tiếp cận thông minh hơn giúp người học có thể chuẩn bị một kho tàng ý tưởng để tự tin sẵn sàng đối mặt với bất kỳ chủ đề nào trong phòng thi - bằng cách áp dụng kỹ thuật Storytelling (kể chuyện).
Key takeaways
Để giúp người học vượt qua khó khăn trong việc xây dựng ý tưởng cho bài nói Speaking Part 2, bài viết gợi ý kỹ thuật Storytelling, được thực hiện thông qua 2 bước chính:
Bước 1: Phân loại và nhóm chủ đề IELTS Speaking Part 2
Theo từng hạng mục: Người, vật, hoạt động, trải nghiệm, địa điểm,...
Có thể không cùng hạng mục nhưng có thể liên kết để tạo câu chuyện chung
Bước 2: Tạo khung câu chuyện: Xây dựng một khung câu chuyện chung để áp dụng cho nhiều đề bài trong cùng hạng mục hoặc có liên quan đến nhau.
Lưu ý khi tạo khung: linh hoạt điều chỉnh nội dung theo cue card và thì để phù hợp với từng đề bài.
Ưu điểm của kỹ thuật Storytelling:
Dễ dàng ứng dụng trong nhiều đề bài
Tránh bí ý tưởng
Dễ học từ vựng theo chủ đề
Tăng khả năng linh hoạt, sắp xếp ý tưởng
Kỹ thuật Storytelling mà người viết muốn đề cập ở đây là việc hướng người học IELTS tạo dựng các khung câu chuyện sao cho có thể áp dụng trong nhiều đề bài khác nhau.
Các bước thực hiện kỹ thuật Storytelling
Để thực hiện kỹ thuật này, người học có thể thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Phân loại và nhóm chủ đề
Trước tiên, về nguồn tài liệu để chuẩn bị, nếu đang chuẩn bị thi vào quý 1 năm 2022, thí sinh có thể bắt đầu với bộ đề dự đoán ở quý này. Nhiều người cho rằng việc sử dụng bộ đề dự đoán sẽ khiến việc học trở nên không thực chất, người học sẽ có xu hướng dựa dẫm quá nhiều và đi theo lối “học tủ”, dẫn đến nguy cơ có thể bị “lật tủ” trong phòng thi. Tuy nhiên, điều này sẽ còn phụ thuộc vào cách tiếp cận và phương pháp sử dụng của người học đối với nguồn tài liệu này. Vậy, người học có thể tận dụng bộ đề dự đoán này như thế nào để chuẩn bị bài thi hiệu quả nhất?
Với hàng chục đề bài khác nhau, hãy phân loại và nhóm các chủ đề theo từng hạng mục riêng như Người (đối với các đề như Describe a person, a businessman, an athlete, a singer,...), Vật (đối với các đề như Describe an item, a gift, a piece of equipment,...),Trải nghiệm (Describe a time, an occasion,...), Địa điểm (Describe a quiet place, a cafe, a tall building,...), Hoạt động (Describe an activity...). Với cách sắp xếp hệ thống như thế này, người học cũng có thể dễ dàng có một cấu trúc chung cũng như một số từ vựng liên quan theo từng chủ đề, điều này cũng thuận lợi cho việc ôn tập lại trước khi đi thi.
Ví dụ, khi chuẩn bị các bài nói liên quan đến chủ đề địa điểm, người học có thể áp dụng một số từ vựng hay để mô tả vị trí, chẳng hạn:
in the vicinity of: lân cận
downtown = in the heart of: trung tâm
a far-off destination: điểm đến xa xôi
off the beaten track: những nơi hẻo lánh
Từ các nhóm chủ đề khác nhau, hãy thử hình dung trong đầu những chủ đề nào có liên quan hoặc có thể ghép được với nhau.
Ví dụ:
Describe an activity you usually do that wastes your time (Tạm dịch: Mô tả một hoạt động lãng phí thời gian mà bạn thường làm)
Describe an activity that you do after school/ work. (Tạm dịch: Mô tả một hoạt động mà bạn làm sau giờ học/làm)
Phân tích: Với hai chủ đề như trên cùng thuộc vào nhóm Hoạt động, thay vì ở mỗi bài chuẩn bị một bài nói khác nhau và cố gắng học thuộc bài đó, người học có thể tìm ra một hoạt động chung có thể đáp ứng được yêu cầu của cả hai đề bài.
Trong nhiều trường hợp, người học cũng có thể nhóm các chủ đề từ nhiều hạng mục khác nhau, miễn sao đảm bảo có thể linh hoạt liên kết và áp dụng khung câu chuyện trong các tình huống mà đề bài đưa ra.
Xét ví dụ về 5 bài đề bài dưới đây:
Describe a time when you waited for something special that would happen (Tạm dịch: Mô tả một thời điểm khi bạn đã chờ đợi một điều đặc biệt xảy ra)
Describe a plan in your life (that is not related to work or study) (Tạm dịch: Mô tả một kế hoạch trong cuộc đời của bạn, mà không liên quan đến công việc hoặc học tập)
Describe a bicycle/ motorcycle/ car trip you would like to go (Tạm dịch: Mô tả một chuyến đi bằng xe đạp/xe máy/ô tô mà bạn yêu thích)
Describe a place you visited on vacation (Tạm dịch: Mô tả một nơi mà bạn đã từng đến trong kỳ nghỉ)
Describe a town or city where you would like to live in the future. (Tạm dịch: Mô tả một thị trấn hay thành phố mà bạn muốn sống trong tương lai)
Phân tích: Trong 5 chủ đề kể trên, tuy nằm ở những hạng mục thời điểm - nơi chốn - trải nghiệm khác nhau, nhưng với tư duy liên kết và kỹ thuật storytelling, người học có thể dễ dàng tạo ra một câu chuyện về một chuyến đi đặc biệt cùng bạn bè đến một địa điểm (địa điểm đó sẽ là trọng tâm trong đề số 4 và 5 - một nơi mà bạn đã từng ghé thăm trong kỳ nghỉ và là nơi mà bạn muốn định cư trong tương lai).
Xem thêm về: IELTS Speaking 2020 Review – Tổng hợp và giải đề thi thật IELTS Speaking 2020
Bước 2: Thực hiện tạo ra “khung” cho các câu chuyện
Nếu ở bước 1, người học đã có một hình dung nhất định về những đề có thể ghép với nhau, đến bước 2, hãy bắt đầu tiến hành tạo ra khung các câu chuyện có tính chất liên kết và có thể áp dụng được ở nhiều đề khác nhau.
Đối với nhóm đề cùng thuộc vào một hạng mục (đồ vật, người, hoạt động, trải nghiệm,...), hãy tạo ra các câu chuyện chung gắn với từng sự vật/sự việc. Xét ví dụ về hai đề đầu tiên cùng liên quan đến việc mô tả hoạt động, người học có thể chọn nói về hoạt động sử dụng mạng xã hội - vừa là một hoạt động mà giới trẻ ngày nay thường tiêu tốn rất nhiều thời gian và cũng thường làm sau giờ học/làm. Hay, khi mô tả về nhóm đồ vật, hãy “nằm lòng” một số cấu trúc và ý tưởng liên quan, chẳng hạn:
Đối với cue What: hãy nói về thương hiệu sản xuất của món đồ đó - danh tiếng của thương hiệu đó, và để nói về mức độ phổ biến, người học có thể áp dụng một số cụm từ như acquire a reputation for, be renown for,...
Đối với cue When: hãy gắn món đồ đó với một kỷ niệm hay một tình huống cụ thể nào đó (chẳng hạn như món đồ đó là phần thưởng của bố mẹ dành cho bản thân)
Những cách tiếp cận như vậy sẽ giúp người học dễ dàng nảy ý, kéo dài câu trả lời và dễ dàng áp dụng trong nhiều đề khác nhau.
Đối với nhóm đề thuộc các hạng mục khác nhau: Xét ví dụ về nhóm 5 đề tiếp theo được ghép liên quan đến nhau ở trên, với đề 1,2,3, người học có thể kể về một chuyến đi phượt bằng xe máy với bạn bè đến Hà Giang - và đó là một kế hoạch trong cuộc đời mà bạn đã mong muốn thực hiện/một điều đặc biệt mà bạn đã chờ đợi từ lâu. Đối với đề 4 và 5 - thuộc cùng nhóm đề về Nơi chốn, người học có thể chọn cùng nói về một địa điểm là Hà Giang (vừa có thể là một nơi mà bạn đã từng ghé thăm trong một kỳ nghỉ, vừa có thể là một thành phố mà bạn muốn sinh sống trong tương lai), và lúc này, trọng tâm của bài nói sẽ tập trung về địa điểm này. Do đó, đối với 3 đề đầu, người học chỉ mô tả sơ lược về địa điểm, thì đến đề 4 và 5, cần chú trọng hơn về các đặc điểm của Hà Giang và lý giải được lý do bạn yêu thích địa điểm này.
Bài mẫu:
Describe a bicycle/motorcycle/car trip you would like to go | Describe a plan in your life that is not related to work or study |
|
|
Dựa theo các cue đó, người học có thể tạo ra được một khung mẫu bài nói chung cho cả 2 đề:
WHAT/WHERE
A very special traveling plan in my life, that I have always looked forward to.
Motorcycle trip to Ha Giang province, which is located in the far north area and it’s definitely a far-off destination. It is extremely worthwhile to explore this place as it is one of the most magnificent mountainous areas in Vietnam with a lot of stunning landscapes.
WHO/WHEN
I’ve planned to go on this trip with my buddies by motorbike for a very long time, so that we can enjoy picturesque sightseeing along the road, try the local specialties and experience unforgettable memories together.
However, as we are students now, we have to tighten our belts to save money to prepare for this trip first so that next spring, we can carry out this long journey.
WHY/HOW
The reason why I really looked forward to this trip is because when watching Ha Giang’s sightseeing through the screen, I can’t wait to have this trip with my buddies.As all of us have wanderlust in our blood, we have a deep desire to travel to this place by motorcycle once in a life to immerse ourselves into the beauty of nature.
I even set this trip as a life goal, therefore, if this trip is successful, I could consider it as a way to make my dream come true.
Tương tự, dựa theo khung như vậy, người học cũng có thể linh hoạt chỉnh sửa để phù hợp với đề đầu tiên: Describe a time when you waited for something special that would happen
What you waited for: - a time when I looked forward to traveling to Ha Giang Province with my buddies by motorbike.
It was a big plan for us because Ha Giang is a far-off destination, and as students, I and my buddies had to live on a tight budget for a long time to save money for this trip. When we had enough money, COVID-19 came and we had to delay this trip once again.
How you felt while waiting: Obviously, we had been feeling really disappointed when this trip was delayed and we were worried whether we could make this dream trip come true.
After a very long time, a golden opportunity came and we finally made it, and definitely, this journey left indelible memories for our university time.Why it was special:
It was the first time me and my buddies went on a long trip together by ourselves, with motorbikes, so that’s definitely a special journey for us.
Along the road, we had opportunities to observe numerous stunning landscapes in Ha Giang, try the local specialties and undergo a lot of unforgettable experiences together.
After this trip, our friendship developed even stronger.
Describe a place you visited on vacation | Describe a town or city where you would like to live in the future. |
Where it is When you went there What you did there And explain why you went there | Where it is How you knew it What it is famous for And why you would like to live there |
Where/What it is famous for:
When referring to a city I would like to live in the far future, that’s definitely Ha Giang City, which is located in the far north area of Vietnam.When it comes to Ha Giang, it is synonymous with numerous stunning landscapes as it has a magnificent range of mountains, many tourist attractions displaying the beauty of nature as well as northern cultures and of course, a multitude of impressive local specialties.
How: If my memories serve me right, the first time I got to know this area was when I watched a travel vlog on Youtube. After watching the journey that the Youtuber experienced in Ha Giang, I was really fascinated by the breathtaking view as well as unique cultural values here.
Why:
As I was born and raised in the coastal plains, I have always desired to settle down in a mountainous area in Ha Giang, where I can deeply immerse myself into the spectacular nature and fresh air as well as experience a totally different and new culture from my hometown.
That’s definitely a destination that is suitable for my retirement, as I believe living in this area could help me let off steam and get away from the hustle and bustle of city life I experienced during the half of my life.
Phân tích
Ở các bài mẫu phía trên, người viết đã có chủ ý đưa ra chi tiết hướng chuẩn bị cho từng đề bài để người đọc có thể có cái nhìn cụ thể về cách điều chỉnh sao cho phù hợp với các đề bài khác nhau. Cùng một chuyến đi phượt cùng bạn bè, hay cùng gán đến 1 địa điểm là Hà Giang, nhưng ở mỗi bài, người viết sẽ linh hoạt bám sát theo các gợi ý từ cue card để đảm bảo bài viết không bị lạc đề.
Trong lúc ôn thi, nếu không có nhiều thời gian, người học không nhất thiết phải chuẩn bị rõ nội dung từng bài như vậy mà có thể phác thảo một sơ đồ tư duy (mindmap) đơn giản như sau để việc ghi nhớ ý tưởng dễ dàng hơn:
Các lưu ý khi phác thảo khung câu chuyện
Như đã đề cập ở trên, khi sử dụng kỹ thuật storytelling, người học cần phải biết linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đề:
Nội dung: Xác định trọng tâm yêu cầu của đề bài để tránh bị lạc đề (off-topic). Để làm được điều này, người học có thể bám sát theo các gợi ý từ cue card để phác thảo các ý và điều chỉnh dung lượng cho từng phần bài nói của mình cho phù hợp. Xét ví dụ ở trên, khác với đề Describe a motorcycle trip, khi nói về đề Describe a time when you waited for something special that would happen, người học phải tập trung nhấn mạnh vào yếu tố chờ đợi.
Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị, người học cũng không nhất thiết phải đảm bảo bài nói của mình bám sát hoàn toàn các gợi ý từ cue card, mà đây chỉ đơn thuần là những gợi ý để có thể dễ dàng xây dựng ý tưởng cho bài nói của mình. Do đó, người học có thể linh hoạt chuẩn bị khung câu chuyện của mình (có thể bỏ qua một số gợi ý và nói theo ý của mình) miễn sao đáp ứng được yêu cầu chính của đề bài.
Thì (tense): Dù có thể dùng chung một sườn “kịch bản”, tuy nhiên, đối với từng đề sẽ đưa ra những yêu cầu khác nhau về thì. Chẳng hạn, nếu nhìn vào bài mẫu được gợi ý phía trên, người học có thể thấy đối với đề Describe a bicycle/motorcycle/car trip you would like to go và Describe a plan in your life that is not related to work or study, người học có thể cùng sử dụng thì hiện tại - tương lai trong bài nói. Tuy nhiên, đối với đề Describe a time when you waited for something special that would happen, người học cần phải sử dụng thì quá khứ đơn. Việc chú ý về cách sử dụng là một vấn đề mà người học cần phải lưu tâm vì sử dụng đúng thì là một yêu cầu được đặt ra trong Tiêu chí Grammatical Range and Accuracy.
Khi vào phòng thi, đừng cố nhớ toàn bộ bài nói đã chuẩn bị sẵn, điểm mấu chốt của phương pháp này nằm ở “khung” câu chuyện - do đó hãy tận dụng đây như nút thắt để gợi mở toàn bộ bài nói của mình. Bài nói có thể không giống hoàn toàn những gì mà người học đã chuẩn bị trước ở nhà, mà chỉ dựa trên sườn chuyện, và người học có thể bám theo các gợi ý từ cue card để phát triển ý thêm.
Ưu điểm của kỹ thuật Storytelling
Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, người học sẽ có được khung các câu chuyện để có thể áp dụng trong nhiều chủ đề khác nhau. Nói cách khác, đây là cách để người học tự “làm giàu” những trải nghiệm cá nhân để có thể ứng dụng cho các chủ đề mà đôi khi mình không có ý tưởng.
Bên cạnh đó, việc tạo ra các khung câu chuyện như thế này sẽ giúp người học dễ dàng ghi nhớ các bài nói. Khi vào phòng thi, nếu may mắn “trúng tủ” một trong những đề mình đã từng chuẩn bị, người học có thể dễ dàng nhớ về khung câu chuyện mình đã chuẩn bị. Chẳng hạn, nếu vào một trong 3 đề đầu tiên được lấy làm ví dụ ở trên, người học có thể hình dung lại câu chuyện về “chuyến đi phượt cùng bạn bè đến Hà Giang”, từ đó nhanh chóng liên tưởng đến các từ vựng, ý tứ có liên quan. Trong trường hợp không may vào trúng một đề chưa từng chuẩn bị, nhưng với khả năng linh hoạt sắp xếp ý tưởng và tạo khung câu chuyện trong quá trình ôn thi, người học có thể dễ dàng “lái” về mẫu chuyện mà mình từng chuẩn bị, từ đó tiếp tục có thể sử dụng những từ vựng, ý tưởng hay mà mình đã thu gom từ trước.
Tổng kết
Bằng việc nhóm các chủ đề và tạo dựng các khung câu chuyện cho các chủ đề Speaking Part 2, người học sẽ vừa có lợi thế về mặt xây dựng ý tưởng, vừa có thể “học tủ” một cách thông minh và có chiến lược hơn những từ vựng, collocation (cách kết hợp từ) hay idiom (thành ngữ) có liên quan theo từng chủ đề. Đồng thời, điều này cũng sẽ đặc biệt có ích đối với những người ôn thi cấp tốc, không có nhiều thời gian để có thể chuẩn bị quá nhiều chủ đề khác nhau. Thay vào đó, “tủ” cho mình một vài khung câu chuyện có thể là một chiến lược tối ưu để người học có thể ứng dụng trong nhiều đề bài.
Kỹ thuật storytelling được gợi ý trong bài viết này chỉ là một trong những hướng tiếp cận giúp người học có thể vượt qua những khó khăn liên quan đến mặt ý tưởng. Để có thể chinh phục được bài thi IELTS Speaking Part 2, người học cần dành thời gian để luyện tập cho phần nói của mình thay vì chỉ chú tâm vào phần note chuẩn bị ý tưởng.
Xem thêm các bài viết liên quan đến phương pháp ôn luyện IELTS Speaking:
Phương pháp 5W1H và cách áp dụng vào Describe an experience trong IELTS Speaking Part 2
Giới thiệu phương pháp nâng điểm IELTS Speaking bằng Shadowing (nhại lại)
Phương pháp A.R.E.A là gì và ứng dụng vào câu trả lời IELTS Speaking Part 3
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Bình luận - Hỏi đáp