Áp dụng Storytelling vào chủ đề “Describe an experience” trong IELTS Speaking Part 2
Phần thi Nói của IELTS, đặc biệt là Phần 2, luôn là một thách thức lớn cho nhiều thí sinh. Trong phần thi này, thí sinh được yêu cầu nói về một chủ đề cụ thể mà họ chỉ có vài phút để chuẩn bị trước khi trình bày. Điều này đòi hỏi không chỉ khả năng ngôn ngữ mà còn cả kỹ năng tổ chức ý tưởng và kiểm soát cảm xúc.
Cùng series: Áp dụng Storytelling vào chủ đề “Describe an item” trong IELTS Speaking Part 2
Mô tả tình trạng chung của học sinh khi đối mặt với IELTS Speaking Part 2
Khi đối mặt với phần thi IELTS Speaking Part 2, nhiều học sinh cảm thấy bất an và thiếu tự tin. Sự bất ổn này phần lớn xuất phát từ áp lực phải phát triển ý tưởng trong thời gian ngắn và trình bày một cách trôi chảy và tự nhiên. Hơn nữa, do không biết trước chủ đề sẽ được đưa ra, học sinh thường cảm thấy lo lắng không biết liệu họ có thể nói một cách thuyết phục về chủ đề đó hay không.
Nguyên nhân chính gây ra sự bất ổn và thiếu tự tin
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bất ổn và thiếu tự tin này. Đầu tiên là sự đa dạng của chủ đề có thể xuất hiện trong đề bài, từ mô tả sự kiện cá nhân đến phân tích một vấn đề xã hội. Thứ hai, thời gian chuẩn bị chỉ trong vòng một đến hai phút không đủ để nhiều thí sinh có thể tổ chức suy nghĩ và chuẩn bị những luận điểm chắc chắn.
Thách thức trong IELTS Speaking Part 2
Đa dạng của chủ đề và sự khó lường
Phần thi này yêu cầu thí sinh phải linh hoạt trong việc xử lý các chủ đề. Sự đa dạng của các chủ đề yêu cầu một vốn từ vựng phong phú và khả năng ứng biến nhanh chóng để thích nghi với mọi tình huống, từ mô tả một sự kiện quan trọng trong đời sống cá nhân đến bàn luận về một vấn đề toàn cầu.
Khó khăn trong việc phát triển ý tưởng và tổ chức nội dung một cách hấp dẫn
Nhiều thí sinh gặp khó khăn trong việc phát triển ý và tổ chức chúng thành một bài nói hấp dẫn. Việc phải vừa suy nghĩ vừa nói một cách trôi chảy đòi hỏi kỹ năng cao và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngoài ra, việc duy trì cấu trúc logic và dễ theo dõi trong khi nói cũng là một thử thách không nhỏ.
Áp lực và mất tập trung
Áp lực từ việc phải trình bày trước người đánh giá
Áp lực từ việc phải trình bày trước người đánh giá và việc bị ghi âm có thể làm tăng sự căng thẳng, dẫn đến nguy cơ mắc lỗi ngữ pháp hoặc từ vựng. Thí sinh có thể cảm thấy lo lắng về việc được đánh giá và điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm và sự tự nhiên trong giao tiếp.
Sự mất tập trung và ảnh hưởng đến chất lượng bài nói do căng thẳng
Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến phần trình bày mà còn có thể làm mất tập trung khi chuẩn bị. Điều này có thể dẫn đến việc thí sinh không thể hiệu quả trong việc phát triển ý tưởng hoặc quên mất những điểm đã chuẩn bị sẵn, làm giảm chất lượng tổng thể của bài nói.
Phương pháp Storytelling I.C.C.E

Phương pháp Storytelling I.C.C.E là gì?
Khi mới làm quen với đề thi IELTS Speaking, không ít người học thường cảm thấy choáng ngợp và không biết phải bắt đầu từ đâu khi đối mặt với format của Part 2.
Trước khi quan tâm đến các tiêu chí cụ thể để chấm điểm bài IELTS Speaking, nhiều người học đã gặp khó khăn ngay từ khâu phát triển ý tưởng để chuẩn bị cho bài nói của mình, bởi các chủ đề trong IELTS Speaking Part 2 ngày càng đa dạng và đôi khi có thể khá xa lạ.
Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ gợi ý một hướng tiếp cận thông minh hơn giúp người học có thể chuẩn bị một kho tàng ý tưởng để tự tin sẵn sàng đối mặt với bất kỳ chủ đề nào trong phòng thi - bằng cách áp dụng kỹ thuật Storytelling kể chuyện.
Các bước thực hiện kỹ thuật Storytelling
Bước 1: Phân loại và nhóm chủ đ

Nhiều người cho rằng việc sử dụng bộ đề dự đoán sẽ khiến việc học trở nên không thực chất, người học sẽ có xu hướng dựa dẫm quá nhiều và đi theo lối “học tủ”, dẫn đến nguy cơ có thể bị “lật tủ” trong phòng thi.
Tuy nhiên, điều này sẽ còn phụ thuộc vào cách tiếp cận và phương pháp sử dụng của người học đối với nguồn tài liệu này. Vậy, người học có thể tận dụng bộ đề dự đoán này như thế nào để chuẩn bị bài thi hiệu quả nhất ?
Với hàng chục đề bài khác nhau, hãy phân loại và nhóm các chủ đề theo từng hạng mục riêng như:
Người (đối với các đề như: Describe a person, a businessman, an athlete, a singer,...)
Vật (đối với các đề như: Describe an item, a gift, a piece of equipment,...)
Trải nghiệm (đối với các đề như: Describe a time, an occasion,...)
Địa điểm (đối với các đề như: Describe a quiet place, a cafe, a tall building,...)
Hoạt động (đối với các đề như: Describe an activity...)
Với cách sắp xếp hệ thống như thế này, người học cũng có thể dễ dàng có một cấu trúc chung cũng như một số từ vựng liên quan theo từng chủ đề, điều này cũng thuận lợi cho việc ôn tập lại trước khi đi thi. Từ các nhóm chủ đề khác nhau, hãy thử hình dung trong đầu những chủ đề nào có liên quan hoặc có thể ghép được với nhau.
Ví dụ:
Describe an activity you usually do that wastes your time (Tạm dịch: Mô tả một hoạt động lãng phí thời gian mà bạn thường làm).
Describe an activity that you do after school/ work. (Tạm dịch: Mô tả một hoạt động mà bạn làm sau giờ học/làm).
Phân tích:
Với hai chủ đề như trên cùng thuộc vào nhóm Hoạt động, thay vì ở mỗi bài chuẩn bị một bài nói khác nhau và cố gắng học thuộc bài đó, người học có thể tìm ra một hoạt động chung có thể đáp ứng được yêu cầu của cả hai đề bài.
Trong nhiều trường hợp, người học cũng có thể nhóm các chủ đề từ nhiều hạng mục khác nhau, miễn sao đảm bảo có thể linh hoạt liên kết và áp dụng khung câu chuyện trong các tình huống mà đề bài đưa ra.
Xét ví dụ về 5 bài đề bài dưới đây:
Describe a time when you waited for something special that would happen. (Tạm dịch: Mô tả một thời điểm khi bạn đã chờ đợi một điều đặc biệt xảy ra).
Describe a plan in your life (that is not related to work or study). (Tạm dịch: Mô tả một kế hoạch trong cuộc đời của bạn, mà không liên quan đến công việc hoặc học tập).
Describe a bicycle/ motorcycle/ car trip you would like to go. (Tạm dịch: Mô tả một chuyến đi bằng xe đạp/xe máy/ô tô mà bạn yêu thích).
Describe a place you visited on vacation. (Tạm dịch: Mô tả một nơi mà bạn đã từng đến trong kỳ nghỉ).
Describe a town or city where you would like to live in the future. (Tạm dịch: Mô tả một thị trấn hay thành phố mà bạn muốn sống trong tương lai).
Phân tích:
Trong 5 chủ đề kể trên, tuy nằm ở những hạng mục thời điểm - nơi chốn - trải nghiệm khác nhau, nhưng với tư duy liên kết và kỹ thuật storytelling, người học có thể dễ dàng tạo ra một câu chuyện về một chuyến đi đặc biệt cùng bạn bè đến một địa điểm (địa điểm đó sẽ là trọng tâm trong đề số 4 và 5 - một nơi mà bạn đã từng ghé thăm trong kỳ nghỉ và là nơi mà bạn muốn định cư trong tương lai).
Bước 2: Thực hiện tạo ra “khung” cho các câu chuyện

Một số đề thi IELTS Speaking Part 2 chủ đề “Describe an experience”
Experience thường sẽ được chia làm 2 loại: positive (vui) và negative (buồn). Trong quá trình chuẩn bị, thí sinh nên trang bị cho mình một câu chuyện có tính áp dụng cao, vừa có thể lái qua “positive” vừa có thể làm thành một câu chuyện “negative”. Trong câu chuyện đó, thí sinh cần đặc biệt chuẩn bị kỹ 2 phần trên (What happened và how you felt).
Áp dụng chiến lược Storytelling I.C.C.E
Describe an occasion when you celebrated an achievement |
---|
You should say:
|
Mở bài (Introduction)
Direct Introduction
E.g: Well, the occasion when I celebrated the greatest achievement in my life so far that I would like to share with you today is when I got accepted to Foreign Trade University – one of the most prestigious schools in Vietnam.
Indirect Introduction
E.g: Well, until this day, I could still vividly remember how proud and happy I was a few years back, when my dream had finally come true after all of the hardwork. It was the day when I got accepted to Foreign Trade University – one of the most prestigious schools in Vietnam.
Ngữ cảnh (Context)
Trong phần này, người học nên nhắc đến các ý như sau:
Trong trải nghiệm đó có ai tham gia với mình (Who).
Trải nghiệm đó xảy ra vào dịp nào (When).
Xảy ra ở đâu (Where).
Giải thích lý do vì sao có sự kiện này (Why).
E.g: As you know, getting accepted from university is a big achievement in every person’s life, especially in Vietnam because it would mainly determine our future. So important was the event that my family decided to organize a celebration for me.
Nội dung (Content)
Trong phần này thì người học nên nhắc đến các ý như sau:
Quá trình diễn ra sự kiện/ chuỗi các hoạt động.
Điểm nổi bật nhất của sự kiện đó là gì.
Cảm xúc của mình với trải nghiệm đó.
E.g: We spent a lot of time organizing a small celebration and asked for the help of my relatives as well. We started by cleaning up and decorating the small garden with a streamer and many balloons. We installed the setup with tables and chairs as well. After that, I helped my mom bake my favorite apple pie and make many Vietnamese specialties. I then went out to buy snacks and drinks for the party. At 6 pm, we started to welcome guests, including my classmates and some of my parents’ friends. During the party, we enjoyed the food, played games, and had a lot of fun. Of course, the most interesting part was when everyone congratulated me on my outstanding achievement.
Kết bài (Ending)
Ở phần này thí sinh nên nêu những lợi ích và cảm xúc mà sự kiện này mang lại.
E.g: I have to admit that I was nervous in the beginning since I had never organized any celebration before. However, it turned out to be one of my best memories ever. I would like to thank my family and friends for spending time and effort celebrating such a wonderful party for me.That’s all I want to share.
Xem thêm: Áp dụng Storytelling vào chủ đề “Describe a person” trong IELTS Speaking Part 2
Bài mẫu hoàn chỉnh
Describe an occasion when you celebrated an achievement |
---|
You should say:
|

Introduction
Well, the occasion when I celebrated the greatest achievement in my life so far that I would like to share with you today is when I got accepted to Foreign Trade University - one of the most prestigious schools in Vietnam.
Context
As you know, getting accepted from university is a big achievement in every person's life, especially in Vietnam because it would mainly determine our future. So important was the event that my family decided to organize a celebration for me.
Content
We spent a lot of time organizing a small celebration and asked for the help of my relatives as well. We started by cleaning up and decorating the small garden with a streamer and many balloons. We installed the setup with tables and chairs as well. After that, I helped my mom bake my favorite apple pie and make many Vietnamese specialties. I then went out to buy snacks and drinks for the party. At 6 pm, we started to welcome guests, including my classmates and some of my parents' friends. During the party, we enjoyed the food, played games, and had a lot of fun. Of course, the most interesting part was when everyone congratulated me on my outstanding achievement.
Ending
I have to admit that I was nervous in the beginning since I had never organized any celebration before. However, it turned out to be one of my best memories ever. I would like to thank my family and friends for spending time and effort celebrating such a wonderful party for me.
Bản dịch bài nói
Giới thiệu
Vâng, dịp mà tôi đã kỷ niệm thành tựu lớn nhất trong cuộc đời mình cho đến nay mà tôi muốn chia sẻ với các bạn hôm nay là khi tôi được nhận vào Đại học Ngoại Thương - một trong những trường danh tiếng nhất Việt Nam.
Bối cảnh
Như các bạn đã biết, việc được nhận vào đại học là một thành tựu lớn trong đời của mỗi người, đặc biệt là ở Việt Nam bởi vì nó chủ yếu quyết định tương lai của chúng ta. Sự kiện này quan trọng đến mức gia đình tôi đã quyết định tổ chức một bữa tiệc mừng cho tôi.
Nội dung
Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để tổ chức một bữa tiệc nhỏ và cũng nhờ sự giúp đỡ của các bà con họ hàng. Chúng tôi bắt đầu bằng việc dọn dẹp và trang trí khu vườn nhỏ với các dải ruy-băng và nhiều quả bóng bay. Chúng tôi cũng lắp đặt bàn ghế. Sau đó, tôi đã giúp mẹ làm bánh táo yêu thích của tôi và nấu nhiều món đặc sản Việt Nam. Tiếp đó, tôi đã đi mua bánh kẹo và đồ uống cho bữa tiệc. Vào lúc 6 giờ tối, chúng tôi bắt đầu đón khách, bao gồm các bạn cùng lớp và một số bạn bè của bố mẹ tôi. Trong bữa tiệc, chúng tôi đã thưởng thức thức ăn, chơi các trò chơi và có rất nhiều niềm vui. Tất nhiên, phần thú vị nhất là khi mọi người chúc mừng tôi về thành tích xuất sắc của mình.
Kết thúc
Tôi phải thừa nhận rằng ban đầu tôi rất lo lắng vì tôi chưa bao giờ tổ chức bất kỳ bữa tiệc nào trước đó. Tuy nhiên, cuối cùng đây đã trở thành một trong những kỷ niệm đẹp nhất của tôi. Tôi muốn cảm ơn gia đình và bạn bè đã dành thời gian và công sức để tổ chức một bữa tiệc tuyệt vời như vậy cho tôi.
Từ vựng hữu ích cho dạng bài “Describe an experience”
Positive Feelings
Từ vựng | Ý nghĩa |
---|---|
Ecstatic | cảm giác rất hạnh phúc và vui mừng |
Elated | rất vui mừng và hạnh phúc |
Thrilled | rất phấn khích và hứng thú với điều gì đó |
Delighted | rất hạnh phúc và vui vẻ |
Grateful | rất biết ơn và cảm kích |
Content | cảm giác hài lòng và thoải mái |
Blissful | rất hạnh phúc và sung sướng |
Jubilant | rất vui mừng và hân hoan |
Optimistic | lạc quan và tin tưởng vào điều tốt lành sẽ đến |
On cloud nine (idiom) | cảm giác rất hạnh phúc hoặc vui vẻ |
Over the moon (idiom) | cảm giác vô cùng phấn khích hoặc hân hoan |
Full of beans (idiom) | cảm giác năng động và sôi động |
Negative Feelings
Từ vựng | Ý nghĩa |
---|---|
Frustrated | rất thất vọng và không hài lòng với tình hình |
Depressed | cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi thứ |
Anxious | cảm giác lo lắng và căng thẳng về điều gì đó sắp xảy ra |
Disappointed | cảm giác thất vọng và không hài lòng với kết quả |
Worried | lo lắng và căng thẳng về một vấn đề nào đó |
Agitated | rất bực bội và không thể yên tĩnh |
Sorrowful | cảm giác buồn bã và u sầu về một sự mất mát hoặc tình huống không may |
Down in the dumps (idiom) | cảm giác buồn chán hoặc thất vọng |
Feeling blue (idiom) | cảm giác u sầu hoặc buồn bã |
Fed up (idiom) | cảm giác chán chường hoặc thất vọng |
Under the weather (idiom) | cảm giác không được khoẻ mạnh hoặc không khỏe |
In a funk (idiom) | cảm giác u sầu hoặc mất tinh thần |
Đọc tiếp: Áp dụng Storytelling vào IELTS Speaking Part 2: Chủ đề "Describe a place"
Tổng kết
Phần thi Nói IELTS, đặc biệt là Phần 2, đặt ra nhiều thách thức cho thí sinh với yêu cầu phát triển ý tưởng một cách nhanh chóng và trình bày trôi chảy về một chủ đề cụ thể. Sự bất ổn và thiếu tự tin mà thí sinh thường gặp phải phần lớn xuất phát từ áp lực thời gian và sự đa dạng của các chủ đề có thể xuất hiện trong đề bài. Điều này yêu cầu họ không chỉ phải có vốn từ vựng phong phú mà còn phải có khả năng ứng biến linh hoạt và sáng tạo trong suy nghĩ.
Sử dụng phương pháp Storytelling và chiến lược phân loại chủ đề đã được giới thiệu là một cách tiếp cận hiệu quả để giúp thí sinh vượt qua những khó khăn này. Kỹ thuật Storytelling không chỉ giúp họ tổ chức được ý tưởng một cách logic và hấp dẫn mà còn giúp giảm bớt căng thẳng khi đứng trước người đánh giá bằng cách tạo ra một khung câu chuyện chắc chắn.
Hơn nữa, việc phân loại và nhóm chủ đề theo các hạng mục như người, vật, trải nghiệm, địa điểm và hoạt động không chỉ giúp thí sinh chuẩn bị tốt hơn mà còn giúp họ nâng cao khả năng linh hoạt để ứng phó với bất kỳ chủ đề nào được đưa ra trong kỳ thi. Điều này cũng giúp họ tận dụng tối đa các bộ đề dự đoán và những tài liệu ôn tập khác một cách hiệu quả, tránh tình trạng học tủ mà không hiểu bản chất.
Cuối cùng, việc chuẩn bị kỹ lưỡng và áp dụng những chiến lược này sẽ giúp thí sinh không chỉ cải thiện điểm số trong phần thi Nói Part 2 mà còn tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và hiệu quả. Đây chính là chìa khóa để đạt được thành tích cao trong kỳ thi IELTS cũng như trong việc sử dụng ngôn ngữ trong thực tế.
Nếu người học mong muốn nâng cao kỹ năng IELTS với lộ trình học tập cá nhân hóa, Hệ thống giáo dục ZIM cung cấp các khóa học luyện thi IELTS cam kết đầu ra 4 kỹ năng, giúp tiết kiệm đến 80% thời gian tự học. Để được tư vấn chi tiết, liên hệ hotline 1900-2833 (nhánh số 1) hoặc truy cập Khóa học IELTS.
Bình luận - Hỏi đáp