Banner background

Cách chia đoạn thân bài IELTS Writing Task 1 dạng biểu đồ xu hướng

Bài viết tổng hợp và đánh giá một số cách chia đoạn thân bài phổ biến hiện nay trong IELTS Writing Task 1 - dạng biểu đồ xu hướng.
cach chia doan than bai ielts writing task 1 dang bieu do xu huong

IELTS Writing Task 1 là phần thi thứ nhất trong trong bài thi IELTS Writing, yêu cầu thí sinh viết một báo cáo hoặc mô tả về một biểu đồ dựa trên các dữ liệu được cung cấp. Phần thi này đánh giá khả năng của thí sinh trong việc mô tả và phân tích thông tin từ nguồn dữ liệu và trình bày nó dưới dạng bài viết.

Khi viết IELTS Writing Task 1, thí sinh nên chia đoạn một cách logic để tạo sự kết nối giữa các ý và đoạn văn. Điều này giúp bài viết trở nên súc tích và dễ hiểu, đồng thời tăng cơ hội nhận được điểm số cao trong tiêu chí Task Achievement và Cohesion & Coherence của bài thi IELTS Writing Task 1.

Trong bài viết này, tác giả tổng hợp và đánh giá một số cách chia đoạn thân bài phổ biến hiện nay trong IELTS Writing Task 1 - dạng biểu đồ xu hướng.

Key takeaways

  1. Khi viết IELTS Writing Task 1, thí sinh nên chia đoạn một cách logic để tạo sự kết nối giữa các ý và đoạn văn. Điều này giúp bài viết trở nên súc tích và dễ hiểu, đồng thời tăng cơ hội nhận được điểm số cao trong tiêu chí Task Achievement và Cohesion & Coherence của bài thi IELTS Writing Task 1.

  2. Bố cục truyền thống của IELTS Writing Task 1: Introduction, Overview, 2 đoạn Thân bài.

  3. Dựa trên bố cục truyền thống này, 2 đoạn Thân bài trong IELTS Writing Task 1 dạng Biểu đồ xu hướng có thể được chia theo 2 cách chính sau:

    • Chia đoạn thân bài theo trình tự thời gian

    • Chia đoạn thân bài theo đối tượng hoặc danh mục

  4. Bên cạnh 2 cách chia đoạn thân bài nêu trên, có một số phương pháp chia đoạn khác cho IELTS Writing Task 1 - Biểu đồ xu hướng, bao gồm:

    • Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo các đặc điểm chính

    • Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo cách kết hợp

  5. Việc lựa chọn phương pháp tốt nhất để xây dựng bố cục thân bài IELTS Writing Task 1 dạng Biểu đồ xu hướng phụ thuộc vào loại biểu đồ cũng như độ phức tạp của dữ liệu mà người học đang xử lý. Người học cần cần nhắc số lượng nhiều hay ít của các mốc thời gian, các đối tượng, và các danh mục trong biểu đồ.

IELTS Writing Task 1 - Biểu đồ xu hướng

Biểu đồ xu hướng là một trong nhiều dạng bài của bài thi IELTS Writing Task 1. Trong đó, thí sinh được yêu cầu mô tả và phân tích các biểu đồ, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ hình tròn, hoặc bảng số liệu thể hiện xu hướng thay đổi của đối tượng trong một khoảng thời gian cụ thể (tăng, giảm, dao động, ổn định).

Phương pháp chia đoạn cho IELTS Writing Task 1 - Biểu đồ xu hướng

Trên thực tế, có nhiều phương pháp chia đoạn cho IELTS Writing Task 1 dạng Biểu đồ xu hướng. Tuy nhiên, một điều quan trọng mà thí sinh cần thực hiện được đó là tóm tắt các thông tin chính và so sánh số liệu qua thời gian. Do đó, dù thí sinh triển khai bài làm theo bố cục nào, các yếu tố nêu trên cũng cần được đảm bảo.

Bố cục truyền thống của IELTS Writing Task 1

Người học IELTS có lẽ đã tương đối quen với bố cục truyền thống của IELTS Writing Task 1, bao gồm 3 phần:

  • Phần 1 - Introduction: Giới thiệu ngắn gọn về biểu đồ, bao gồm loại biểu đồ (ví dụ: biểu đồ cột, biểu đồ đường), đối tượng được khảo sát và thời gian hoặc khoảng thời gian mà biểu đồ mô tả.

  • Phần 2 - Overview: Tóm tắt các xu hướng chính hoặc điểm nổi bật trong biểu đồ.

  • Phần 3 - 2 đoạn Thân bài: Đưa ra thông tin hoặc số liệu cụ thể về từng khía cạnh hoặc yếu tố của biểu đồ.

Bố cục này đảm bảo được sự đầy đủ và rành mạch trong việc triển khai dữ liệu của biểu đồ, từ khái quát tới chi tiết. Trong đó, Phần 1 - IntroductionPhần 2 - Overview thể hiện thông tin chủ đạo và dữ liệu khái quát, còn dữ liệu chi tiết được đưa ra trong Phần 3 - 2 đoạn Thân bài.

Dựa trên bố cục truyền thống này, Phần 3 - 2 đoạn Thân bài trong IELTS Writing Task 1 dạng Biểu đồ xu hướng có thể được chia theo 2 cách chính sau:

  • Chia đoạn thân bài theo trình tự thời gian.

  • Chia đoạn thân bài theo đối tượng hoặc danh mục.

Ví dụ: Xét đề bài sau đây:

IELTS Writing Task 1:

The bar chart shows the percentage of the total world population in 4 countries in 1950 and 2003, and projections for 2050. Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant.

The percentage of the total world population

Phân tích thông tin cơ bản của biểu đồ:

  • Loại biểu đồ: bar/cột

  • Đối tượng: population/dân số

  • Đơn vị: percent/%

  • Danh mục: India, China, USA, Japan

  • Thời gian: 1950, 2003, 2050

Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo trình tự thời gian

Đặc điểm chung của IELTS Writing Task 1 dạng Biểu đồ xu hướng là biểu đồ sẽ đưa ra thông tin cụ thể được thay đổi theo thời gian. Do đó, việc chia đoạn dựa trên trình tự thời gian là một cách tổ chức bài viết rất hợp lý, nhanh chóng và hiệu quả.

Cách thức: Chia đoạn dựa trên các mốc thời gian (ví dụ: 1950, 2003). Nếu biểu đồ so sánh nhiều giai đoạn thời gian, người học có thể nhóm các đoạn riêng để so sánh sự thay đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.

Giai đoạn

1950 - 2003 (Quá khứ)

2050 (Tương lai)

Dữ liệu chi tiết

  • China: highest, followed by India

  • China: decreased

  • India: increased

  • USA & Japan: lowest & both decreased

  • India: surpass China, become highest

  • China: decrease, second highest

  • USA: remain unchanged

  • Japan: decline

Phân tích:

  • Đề bài đưa ra 3 mốc thời gian: 1950, 2003 và 2050. Nhận thấy: có 2 mốc thời gian trong quá khứ và 1 mốc thời gian trong tương lai. Do đó, có thể chia thân bài theo trình tự: Giai đoạn 1 - từ 1950 đến 2003 (Quá khứ)Giai đoạn 2 - 2050 (Tương lai).

  • Trong mỗi giai đoạn, số liệu của các danh mục được triển khai lần lượt, theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, từ tương đồng tới đối lập. Ví dụ: số liệu của China và India cao nhất trong biểu đồ, vì vậy ưu tiên nêu số liệu của 2 nước này trước.

Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo trình tự thời gian

Bài làm:

The given bar chart depicts the global share of population in four countries namely India, China, USA, and Japan in 1950 and 2003, along with projections for 2050.

Overall, India and China were the two most populated countries and are expected to maintain this high level of population in 2050. Furthermore, it is expected that China, the USA, and Japan will see a decrease in their share of the global population, while India will experience an increase over this period.

Starting with the 1950-2003 period, China’s population constituted the largest share of the global population, followed by India, the USA, and Japan, in that order. However, this period of time witnessed a moderate decrease in China’s proportion of the world population, from 23% to 20%. On the contrary, India’s share rose gradually from 15% to 17%. Besides, the USA and Japan had a significantly smaller global share of the population, both decreasing to just under 5%.

In the year 2050, India's population is expected to surpass China's, making up the largest global share of the population as this country will continue its gradual rise to 19%. The figure for China, in contrast, is predicted to drop significantly to 15%, just below India. The USA's total population, by contrast, is expected to remain unchanged at 5% whereas that of Japan will decrease from 3% to 1%.

(225 words)

Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo đối tượng hoặc danh mục

Đặc điểm chung của IELTS Writing Task 1 ở tất cả các dạng biểu đồ đó là dữ liệu sẽ được thống kê dựa trên các nhóm đối tượng hoặc danh mục. Do đó, việc chia đoạn theo đối tượng hoặc danh mục cũng là một cách tổ chức bài viết đảm bảo đầy đủ thông tin.

Cách thức: Chia đoạn dựa trên các nhóm đối tượng hoặc danh mục cụ thể (ví dụ: India, China). Nếu biểu đồ đưa ra nhiều đối tượng hoặc danh mục, người học có thể ghép các đối tượng hoặc danh mục có tính chất tương đồng hoặc tương phản, sau đó so sánh sự thay đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của chúng.

Nhóm đối tượng

China & India (Cao nhất)

USA & Japan (Thấp nhất)

Dữ liệu chi tiết

1950 - 2003

  • China: highest, followed by India

  • China: decreased vs.

    India: increased

2050

  • India: surpass China, become highest

  • China: decrease, second highest

1950 - 2003

  • USA & Japan: lowest & both decreased

2050

  • USA: remain unchanged

  • Japan: decline

Phân tích:

  • Đề bài đưa ra 4 danh mục quốc gia: India, China, USA, vàJapan. Nhận thấy: China và India có dân số lớn hẳn so với USA và Japan. Do đó, có thể chia thân bài theo trình tự: Nhóm 1 - China & India (Cao nhất) và Nhóm 2 -

    USA & Japan (Thấp nhất).

  • Trong mỗi nhóm, số liệu của các danh mục được triển khai lần lượt, theo thứ tự thời gian. Ví dụ: triển khai dữ liệu từ năm 1950-2003 trước, sau đó triển khai tới dữ liệu năm 2050.

Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo đối tượng hoặc danh mục

Bài làm:

The given bar chart depicts the global share of population in four countries namely India, China, USA, and Japan in 1950 and 2003, along with projections for 2050.

Overall, India and China were the two most populated countries and are expected to maintain this high level of population in 2050. Furthermore, it is expected that China, the USA, and Japan will see a decrease in their share of the global population, while India will experience an increase over this period.

Starting with China, this country’s population constituted the largest share of the global population, with 23% in 1950. This was followed by India with 15% in the same year. However, there was a moderate decrease in China’s proportion of the world population to 20% in 2003 while India’s share rose gradually from 15% to 17%. In the year 2050, India's population is expected to surpass China's, making up the largest global share of the population with 19%. The figure for China, in contrast, is predicted to drop significantly to 15%, just below India.

With regard to two other nations, the USA and Japan had a significantly smaller global share of the population, both decreasing to just under 5% from 1950 to 2003. By 2050, the USA's total population is expected to remain unchanged at around 5% whereas that of Japan will decrease from 3% to 1%.

(226 words)

Các phương pháp chia đoạn khác cho IELTS Writing Task 1 - Biểu đồ xu hướng

Bên cạnh 2 cách chia đoạn thân bài nêu trên, bao gồm: Chia đoạn thân bài theo trình tự thời gian, và Chia đoạn thân bài theo đối tượng hoặc danh mục, có một số phương pháp chia đoạn khác cho IELTS Writing Task 1 - Biểu đồ xu hướng.

Dựa trên yêu cầu của đề bài, Bố cục thân bài trong IELTS Writing Task 1 dạng Biểu đồ xu hướng có thể được sắp xếp theo một số cách thức sau:

  • Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo các đặc điểm chính

  • Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo cách kết hợp.

Ví dụ: Xét đề bài sau đây:

IELTS Writing Task 1:

The charts show what Australian school leavers did immediately after leaving secondary school. Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

What Australian school leavers did immediately after leaving secondary school

Phân tích thông tin cơ bản của biểu đồ

  • Loại biểu đồ: pie/tròn

  • Đối tượng: Australian school leavers/học sinh tốt nghiệp THPT tại Úc

  • Đơn vị: percent/%

  • Danh mục: unemployed/thất nghiệp, employed/có việc làm, further education/cao học

  • Thời gian: 1980, 1990, 2000.

Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo các đặc điểm chính

Bất cứ một biểu đồ thống kê nào cũng đưa ra các đặc điểm chung và riêng của dữ liệu. Do đó, nhận biết được các đặc điểm quan trọng này, người học có thể trực tiếp đi vào phân tích dữ liệu trọng yếu nhất.

Cách thức: Chia đoạn dựa trên các đặc điểm quan trọng mà biểu đồ thể hiện (ví dụ: dữ liệu cao nhất, dữ liệu thấp nhất, dữ liệu đáng chú ý, xu hướng chung, riêng).

Phân tích xu hướng dữ liệu:

Group

1980 - 1990

1990 - 2000

Unemployed

tăng nhẹ 2%, không đáng kể

giảm nhẹ đi 4%, đáng kể

Employed

tăng mạnh từ 40% lên 50%, rất đáng kể

tăng vừa vừa lên 5%, đáng kể

Further Education

giảm mạnh từ 50% xuống 38%, rất đáng kể

gần như không đổi

  • Employed và Further Education là 2 lựa chọn hàng đầu trong 30 năm.

  • Further Education phổ biến nhất vào năm 1980, nhưng giảm đáng kể sau 10 năm, giữ nguyên sau 10 năm tiếp theo.

  • Employed tăng mạnh trong 10 năm đầu tiên, vượt Further Education để trở thành lựa chọn phổ biến nhất nhưng tăng chậm lại trong 10 năm tiếp theo.

  • Trong vòng 30 năm, Unemployed dao động trên dưới 10%, chiếm một phần rất nhỏ.

Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo các đặc điểm chính

Bài làm:

The charts depict the actions taken by Australian high school graduates right after completing their secondary education from 1980 to 2000.

Overall, a majority of Australian students decided to work and advance their education. In addition, the percentage of Australian graduates who got employed increased, whereas there was a decrease in the proportion of those pursuing higher education.

In 1980, further education was the most popular option for students after graduation in Australia, chosen by half of them. However, this figure no longer held the highest position as it sharply decreased to 38% in the next 10 years and remained unchanged after one more decade.

By contrast, a dramatic increase can be observed in the employment rate, rising from 40% in 1980 to 50% in 1990. Between 1990 and 2000, employment surpassed further education to become the most popular choice, with 55% of Australian students being employed immediately after leaving secondary school.

Unemployment, on the other hand, constituted only a small portion of the total, fluctuating just above and below 10%.

(171 words)

Xem thêm: Cấu trúc miêu tả xu hướng tăng giảm dạng bài Time Chart trong IELTS Writing Task 1.

Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo cách kết hợp

Do sự đa dạng và biến động của đối tượng, danh mục, và dữ liệu, người học có thể cân nhắc triển khai đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo cách kết hợp một vài trong các cách thức đã được đưa ra ở trên trên.

Cách thức: Chia đoạn tùy theo sự phức tạp của biểu đồ. Có thể kết hợp trục thời gian với các đặc điểm chính, hoặc trục thời gian với lần lượt các đối tượng hay danh mục,…

Giai đoạn

1980

1980 - 2000

Đặc điểm chính

  • Further Education: 50%, largest

  • Employment: 40%, second largest

  • Unemployment: 10%

  • Further Education: decreased sharply to 30% in 1990, stayed unchanged in 2000

  • Employment: steadily rose to 55%, largest

  • Unemployment: fluctuated, increased to 12% then decreased to 8%.

Bài làm:

The pie charts depict the actions taken by Australian high school graduates right after completing their secondary education from 1980 to 2000.

Overall, a majority of Australian students decided to work and advance their education. In addition, the percentage of Australian graduates who got employed increased, whereas there was a decrease in the proportion of those pursuing higher education.

In 1980, further education was the most popular option for students after graduation in Australia, chosen by half of them. It was followed by the employment rate, with 40% of students finding jobs. In addition, there was only 10% of students remain unemployed.

During the 1980-2000 period, the percentage of students pursuing further education sharply declined to 38% in 1990 and remained at that level until 2000. In contrast, the employment rate steadily increased to 55%, becoming the most common choice for Australian students after their graduation. The unemployment rate, however, showed some fluctuations, rising to 12% in 1990 before decreasing to 8% in 2000.

(164 words)

Ưu và nhược điểm của từng phương pháp

Để đưa ra cách tiếp cận phân tích và bố cục dữ liệu hợp lí nhất, người học cần nằm lòng các ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp nêu trên.

Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo trình tự thời gian

  • Ưu điểm: Bài viết thể hiện được quá trình phát triển hoặc biến đổi theo thời gian của dữ liệu một cách rõ ràng. Điều này làm nổi bật sự thay đổi của dữ liệu qua các giai đoạn.

  • Nhược điểm: Phương pháp này có thể mất thời gian và dẫn đến việc lặp lại thông tin nếu dữ liệu không có nhiều thay đổi qua các giai đoạn.

Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo đối tượng hoặc danh mục

  • Ưu điểm: Bài viết tập trung so sánh giữa các đối tượng hoặc phần tử riêng lẻ, từ đó làm nổi bật sự tương đồng hoặc đối lập của chúng. Phương pháp này thích hợp khi biểu đồ liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau.

  • Nhược điểm: Phương pháp này có thể gây rối và khó quản lý khi có quá nhiều đối tượng hoặc dữ liệu. Không phù hợp khi sự thay đổi theo thời gian không nằm trong các danh mục cụ thể.

Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo các đặc điểm chính

  • Ưu điểm: Bài viết giúp người đọc tập trung vào các yếu tố quan trọng và thu hút sự chú ý ngay lập tức.

  • Nhược điểm: Phương pháp này có thể bỏ lỡ các chi tiết nhỏ hơn hoặc quan trọng mà không nằm trong số những thay đổi quan trọng.

Chia đoạn thân bài biểu đồ xu hướng theo cách kết hợp

  • Ưu điểm: Bài viết có thể trình bày dữ liệu một cách toàn diện và logic.

  • Nhược điểm: Phương pháp này khá tốn thời gian và bài viết có thể trở nên quá phức tạp hoặc mất hướng.

Khuyến nghị cho thí sinh

Dựa trên các ưu điểm và nhược điểm trên, người học sẽ cần cân nhắc các yếu tố cốt lõi sau để quyết định cách tiếp cận xây dựng bố cục của thân bài:

  • Thời gian: Số lượng mốc thời gian trong chu kỳ nhiều hay ít?

  • Số lượng đối tượng: Số lượng đối tượng được nghiên cứu nhiều hay ít?

  • Số lượng danh mục: Số lượng danh mục được thống kê nhiều hay ít?

Trong trường hợp có nhiều hơn 3 mốc thời gian, 3 đối tượng, hoặc 3 danh mục, thí sinh nên nhóm chúng lại theo các đặc điểm tương đồng hoặc tương phản. Tham khảo bảng sau:

Mốc thời gian

Đối tượng

Danh mục

Phương pháp

2 - 3

1

2-3

Thứ tự thời gian

Thứ tự danh mục

2 - 3

2 - 3

Thứ tự thời gian

Thứ tự đối tượng

Thứ tự danh mục

> 3

> 3

Thứ tự thời gian

Nhóm đối tượng

Nhóm danh mục

> 3

1

2-3

Nhóm thời gian

Thứ tự danh mục

2 - 3

2 - 3

Nhóm thời gian

Thứ tự đối tượng

Thứ tự danh mục

> 3

> 3

Nhóm thời gian

Nhóm đối tượng

Nhóm danh mục

Bên cạnh đó, thứ tự sắp xếp và quy tắc nhóm dữ liệu cũng cần được cân nhắc kỹ:

  • Thứ tự: Số liệu lớn nhất —> Số liệu nhỏ nhất

  • Quy tắc nhóm: Xu hướng giống nhau hoặc Xu hướng khác nhau.

Những điểm cần tránh:

  • Lặp lại các thông tin tương đồng nhau nhiều lần

  • Liệt kê đơn thuần thay vì chọn lọc thông tin đắt giá

  • Chia quá nhiều đoạn thân bài (chỉ nên từ 2-3 đoạn).

Tổng kết

Với IELTS Writing Task 1 dạng Biểu đồ xu hướng, người học cần nhận diện được các xu hướng chủ đạo hoặc các thay đổi chính theo thời gian, bên cạnh đó người học cũng cần sắp xếp thứ tự ưu tiên cho đối tượng nổi bật trong biểu đó. Từ đó, người học có thể tạo cơ sở để tổ chức đoạn văn thân bài một cách hiệu quả.

Việc lựa chọn phương pháp tốt nhất để xây dựng bố cục thân bài IELTS Writing Task 1 dạng Biểu đồ xu hướng phụ thuộc vào loại biểu đồ cũng như độ phức tạp của dữ liệu mà người học đang xử lý. Điều quan trọng nhất là người học phải tổ chức bài viết một cách rõ ràng và logic, và sử dụng từ nối và từ vựng phù hợp để cho nội dung trôi chảy và dễ hiểu.

Đọc tiếp:


Tài liệu tham khảo

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
GV
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...