Banner background

Cách lấy lại gốc tiếng Anh: Nguyên nhân mất gốc và lộ trình học

Tiếng Anh hiện là ngôn ngữ toàn cầu do đó nhu cầu học tiếng Anh của nhiều đối tượng không ngừng tăng cao. Tuy nhiên, trong quá trình học, có một bộ phận người học không nắm vững những kiến thức căn bản, dẫn đến quá trình học bị chậm lại, gặp khó khăn trong học tập cũng như công việc. Trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ giải thích nguyên nhân người học bị mất gốc, từ đó cung cấp những cách lấy lại gốc tiếng Anh và chiến lược học tập hiệu quả.
cach lay lai goc tieng anh nguyen nhan mat goc va lo trinh hoc

Key takeaways

Nguyên nhân bị mất gốc tiếng Anh: thiếu thực hành, thiếu môi trường luyện tập, thiếu ý thức học tập, không kiên trì và không có phương pháp học phù hợp.

Cách lấy lại gốc tiếng Anh:

  1. Xác định mục tiêu học tiếng Anh của bản thân.

  2. Đánh giá trình độ, chọn tài liệu học và lên khung thời gian học tập.

  3. Học ngữ pháp, bảng phiên âm IPA và củng cố 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Những chiến thuật học tiếng Anh:

  1. Học tiếng Anh bằng tai: qua phim, ảnh, video, các buổi trò chuyện…

  2. Nắm chắc ngữ pháp, đọc tài liệu bằng tiếng Anh, nghe nhiều và cải thiện phản xạ nghe nói…

  3. Kết hợp nhiều giác quan khi học để dễ ghi nhớ kiến thức.

  4. Học từ mới theo cụm từ để dễ ứng dụng vào trường hợp cụ thể.

  5. Đọc các câu chuyện ngắn và tự trả lời câu hỏi, tóm tắt theo ý hiểu.

  6. Tự tạo môi trường học tiếng Anh bằng cách tham gia vào các khoá học, hoạt động nhóm… 

  7. Chọn một đoạn hội thoại ngắn, tiến hành nhập vai và mô phỏng lời của nhân vật.

  8. Thời gian thành thạo sẽ phụ thuộc vào trình độ ban đầu, tần suất và phương pháp học.

Nguyên nhân bị mất gốc tiếng Anh

Một vài nguyên nhân khiến người học bị mất gốc tiếng Anh là:

Thiếu thực hành: Người học có thể đã từng học tiếng Anh, nhưng vì thiếu thực hành thường xuyên nên kỹ năng ngôn ngữ bị mai một theo thời gian và gặp khó khăn khi nghe hiểu, giao tiếp.

Thiếu môi trường học tập: Nếu người học không tiếp xúc với ngôn ngữ này trong môi trường hằng ngày, ví dụ như không có bạn bè, người thân nói tiếng Anh, hoặc không có cơ hội sống, học, làm việc ở một nơi sử dụng tiếng Anh, thì khả năng giữ gìn và phát triển ngôn ngữ sẽ bị ảnh hưởng.

Thiếu ý thức học tập: Nếu người học không có ý thức học tập và sự kiên trì, bền bỉ, họ có thể bỏ cuộc hoặc không đạt được sự tiến bộ mong muốn.

Thiếu phương pháp học tập hiệu quả: Một số người học không có phương pháp học tập hiệu quả hoặc không biết cách áp dụng chúng. Việc học ngôn ngữ cần có sự kết hợp cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Nếu người học không phối hợp đa dạng các phương pháp học tập thì khó có thể duy trì và phát triển ngôn ngữ.

Nguyên nhân bị mất gốc tiếng Anh

Cách lấy lại gốc tiếng Anh hiệu quả

Xác định mục tiêu của việc học tiếng Anh

Đầu tiên, người học cần xác định lý do và mục tiêu học tiếng Anh. Đó có thể là du lịch, làm việc, học tập, giao tiếp với người nước ngoài… Điều này sẽ giúp người học có động lực và định hướng rõ ràng.

Tiếp theo, người học nên xác định kỹ năng bản thân muốn cải thiện, chẳng hạn như nghe, nói, đọc, viết, từ vựng, ngữ pháp, hoặc phản xạ nhanh, từ đó tập trung vào những kỹ năng cần thiết và phù hợp với mục tiêu học tập.

Trong quá trình học, hãy phân chia mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Một mục tiêu lớn có thể được thành những mục tiêu nhỏ hơn, cụ thể và đo được trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Lập kế hoạch cho lộ trình học tiếng Anh

Lập kế hoạch cho lộ trình học tiếng Anh

Đánh giá trình độ hiện tại: Người học có thể đánh giá trình độ tiếng Anh hiện tại thông qua bài kiểm tra trình độ hoặc tự đánh giá. Điều này giúp mỗi người xác định điểm yếu và mạnh của mình.

Xác định thời gian học: Người học có thể quy định số giờ học tiếng Anh hàng ngày hoặc hàng tuần. Thời gian nên được chia nhỏ cho từng kỹ năng để có thể phát triển toàn diện.

Lựa chọn tài liệu học: Hãy chọn các tài liệu học phù hợp với mục tiêu và trình độ, ví dụ như sách giáo trình, tiểu thuyết, phim, podcast hoặc các khóa học trực tuyến….

Xác định phương pháp học: Mỗi người nên chọn phương pháp phù hợp với bản thân, như tự học, tham gia khoá học, các hoạt động nhóm hoặc có một đối tác học tập.

Lập kế hoạch theo giai đoạn: Chia kế hoạch học tập thành các giai đoạn nhỏ hơn để dễ quản lý và đánh giá, đồng thời đặt các mục tiêu ngắn hạn cho từng giai đoạn và đánh dấu các mốc quan trọng.

Cách lấy lại gốc tiếng Anh bằng việc học bảng phiên âm IPA

Với kỹ năng nói, đầu tiên người học cần tìm hiểu bảng phiên âm IPA, đọc các quy tắc phát âm của từng âm và luyện tập thành thạo. Đồng thời, hãy tìm các tài liệu học tiếng Anh đi kèm với phiên âm IPA, có thể là sách giáo trình, từ điển hoặc tài liệu trực tuyến… và sử dụng chúng để nắm vững cách phát âm, đọc các từ và câu với phiên âm IPA. Trong lúc học, người học có thể ghi âm lại giọng nói của mình để phát hiện lỗi sai và kịp thời điều chỉnh phù hợp.

lấy lại gốc tiếng Anh bằng việc học bảng phiên âm IPA

Nắm vững ngữ pháp tiếng Anh

Trong quá trình học, mỗi người nên nắm vững một số điểm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản sau:

Cấu trúc câu: Cấu trúc câu gồm các yếu tố như chủ ngữ (subject), động từ (verb), tân ngữ (object), tân ngữ gián tiếp (indirect object), và các yếu tố khác. Việc hiểu cấu trúc câu giúp xác định vị trí và chức năng của từ và cụm từ trong câu.

Thì: Tiếng Anh có nhiều thì khác nhau để diễn đạt thời gian của hành động hay sự kiện. Thì hiện tại (present tense), thì quá khứ (past tense), và thì tương lai (future tense) là những thì cơ bản cần biết.

Danh từđại từ: Ngữ pháp tiếng Anh có những quy tắc nhất định về cách sử dụng và biến đổi danh từ (noun) và đại từ (pronoun). Điều này bao gồm cách chuyển từ số ít sang số nhiều, cách sở hữu, cách sử dụng đại từ nhân xưng và đại từ quan hệ.

Trạng từtính từ: Trạng từ (adverb) và tính từ (adjective) được sử dụng để mô tả và bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ hoặc cả câu.

Cách lấy lại gốc tiếng Anh bằng việc trau dồi từ vựng

Có một số cách trau dồi từ vựng như sau:

Sử dụng từ điển: Người học nên sử dụng từ điển tiếng Anh để tra cứu từ mới và tìm hiểu cách sử dụng, ngữ nghĩa, và cách phát âm.

Đọc sách, báo, và tài liệu tiếng Anh: Đọc các bài đọc tiếng Anh qua sách, báo, tạp chí, và tài liệu giúp người học tiếp cận với từ vựng trong ngữ cảnh thực tế. Nếu gặp từ mới, người học nên ghi chú và tra từ điển, cố gắng hiểu và sử dụng từ đó trong ngữ cảnh thích hợp.

Học từ vựng theo chủ đề: Người học có thể học từ vựng theo các chủ đề cụ thể như gia đình, công việc, du lịch, thể thao... Điều này giúp ghi nhớ từ vựng một cách hiệu quả, hệ thống và dễ áp dụng chúng vào thực tế.

Luyện kỹ năng nghe tiếng Anh

Để rèn luyện kỹ năng nghe, người học có thể áp dụng các phương pháp sau:

Luyện kỹ năng nghe tiếng Anh

Chọn tài liệu học phù hợp: Tuỳ vào trình độ, người học có thể chọn nghe tiếng Anh ở sách giáo trình, bài nghe đi kèm, hoặc ứng dụng di động cung cấp các bài nghe và bài tập tương tác.

Nghe đa dạng nhiều nguồn: Người học nên kết hợp các nguồn âm thanh đa dạng như bài giảng, podcast, tin tức, phim, nhạc và video. 

Lắng nghe hàng ngày: Mỗi ngày, người học nên dành ít nhất 15-30 phút để tập trung vào nghe và hiểu. Sau khi nghe, có thể đọc lại phụ đề và xem những chỗ chưa nghe hiểu.

Lắng nghe theo chủ đề: Người học có thể tập trung luyện nghe theo các chủ đề mà bản thân quan tâm để làm quen với từ vựng và cấu trúc ngữ pháp liên quan đến chủ đề đó.

Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh

Thực hành nói hàng ngày: Thực hành nói tiếng Anh hàng ngày sẽ giúp người học cải thiện kỹ năng nói hiệu quả. Mọi người có thể tham gia các buổi nói chuyện, tìm một đối tác luyện tập, tham gia các khóa học trực tuyến hoặc lớp học tiếng Anh. Tham gia các hoạt động nhóm là một cách hiệu quả để trau dồi kỹ năng nói và tăng cường sự tự tin. 

Ghi âm và nghe lại: Người học nên ghi âm bản thân khi nói tiếng Anh và nghe lại để tự đánh giá và cải thiện phát âm, ngữ điệu và cách diễn đạt. 

Xem phim và nghe nhạc tiếng Anh: Xem phim, bộ phim truyền hình hoặc nghe nhạc tiếng Anh là một cách thú vị để vừa thư giãn, vừa cải thiện kỹ năng nghe và nói. Trong khi nghe, hãy cố gắng nhắc lại những đoạn hội thoại, câu nói mà bản thân nghe được.

Cách lấy lại gốc tiếng Anh nhờ luyện đọc hàng ngày

Đọc thường xuyên: Mỗi người có thể chọn tài liệu phù hợp và đọc tiếng Anh mỗi ngày để tăng cường kỹ năng đọc. Người học có thể bắt đầu với các bài viết ngắn như bài báo, blog hoặc truyện ngắn, sau đó dần dần chuyển sang các tài liệu khó hơn như sách, tiểu thuyết hoặc tài liệu chuyên ngành.

Sử dụng từ điển: Khi gặp từ mới, hãy sử dụng từ điển để tra nghĩa và cách sử dụng. Người học cần chú ý ghi chú và lưu trữ từ vựng mới để có thể xem lại và ôn lại sau này.

Tìm hiểu ngữ cảnh: Trong khi đó, hãy cố gắng hiểu rõ ngữ cảnh và mục tiêu của bài đọc. Điều này giúp người họchiểu rõ hơn nội dung bài đọc.

Luyện đọc hiểu: Sau khi đọc, hãy thực hành kỹ năng đọc hiểu bằng cách đặt câu hỏi về nội dung bài đọc hoặc thử tóm tắt nội dung.

Cách lấy lại gốc tiếng Anh nhờ luyện kỹ năng viết

Đọc nhiều văn bản tiếng Anh: Đọc sách, báo, tạp chí, blog và các tài liệu tiếng Anh khác giúp người học nắm vững cấu trúc câu, văn phong và mở rộng vốn từ để áp dụng vào trong bài viết của mình.

Học cấu trúc câu và ngữ pháp: Người học nên nắm vững các quy tắc cơ bản về ngữ pháp và học cách áp dụng chúng vào bài viết.

Viết hàng ngày: Mọi người có thể chọn một chủ đề hoặc một loại văn bản (như bài luận, thư, bài viết blog) để luyện tập. Ngoài ra, người học có thể tham gia vào các khóa học viết tiếng Anh hoặc các nhóm viết để nhận phản hồi và cải thiện kỹ năng viết của mình.

Đọc lại và sửa chữa: Sau khi hoàn thành bài viết, hãy đọc lại và sửa chữa bằng cách kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp và cấu trúc câu. Nếu có thể, hãy nhờ người khác đọc và đưa ra phản hồi để cải thiện bài viết của mình.

Những chiến thuật học tiếng Anh cho người mất gốc hoặc mới bắt đầu nên tham khảo

chiến thuật học tiếng Anh cho người mất gốc

Học bằng tai, không học bằng mắt

Nghe nhạc tiếng Anh: Mọi người có thể nghe các bài hát tiếng Anh và cố gắng hiểu lời bài hát. Ngoài ra, hãy chú ý đến âm điệu, ngữ điệu và cách ngữ pháp được áp dụng trong lời bài hát.

Xem phim, video, podcast, tin tức bằng tiếng Anh: Người học có thể xem phim, video, bộ phim ngắn, hoặc video học tiếng Anh để làm quen với giọng điệu và ngữ cảnh sử dụng từ. Khi xem, hãy sử dụng phụ đề tiếng Anh hoặc phụ đề song ngữ để kết hợp nghe và đọc.

Tham gia vào các khóa học và buổi nói chuyện tiếng Anh: Người học có thể tham gia các khóa học tiếng Anh, buổi nói chuyện với người bản xứ hoặc những người có cùng mục tiêu học tiếng Anh. Trong khi tham gia, hãy lắng nghe và chú ý đến những cách diễn đạt hay.

Cách lấy lại gốc tiếng Anh nhờ học sâu

Thay vì chỉ học bề nổi của ngôn ngữ, phương pháp này tập trung vào việc xây dựng nền tảng vững chắc và hiểu rõ ngữ cảnh sử dụng của các yếu tố như ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc câu, và ngữ nghĩa…

Nghiên cứu ngữ pháp: Hiểu rõ và áp dụng ngữ pháp tiếng Anh như cấu trúc câu, thì, cách sử dụng từ loại, và các quy tắc ngữ pháp vào viết và nói. 

Học từ vựng trong ngữ cảnh: Khi học từ vựng, hãy cố gắng hiểu cách sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh, ví dụ như từ vựng liên quan đến các chủ đề cụ thể hoặc từ vựng phổ biến trong các loại văn bản như báo chí, kỹ thuật, kinh doanh…

Luyện nghe và phản xạ ngôn ngữ: Lắng nghe tiếng Anh thường xuyên và thực hành phản xạ ngôn ngữ bằng cách nhắc lại hoặc tự tạo ra các câu trả lời trong đầu. Quá trình này giúp cải thiện khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên và tự tin trong giao tiếp.

Sử dụng tài liệu gốc: Đọc sách, báo, tạp chí, và xem phim, video, hoặc nghe podcast tiếng Anh bằng các tài liệu gốc. Điều này giúp bạn tiếp xúc với ngôn ngữ thực tế và rèn kỹ năng ngôn ngữ trong ngữ cảnh tự nhiên.

Thực hành viết: Luyện viết bằng cách viết các bài luận, email, hay ghi chú và nhận phản hồi từ người khác giúp người học cải thiện kỹ năng viết và phát hiện lỗi sai.

Học bằng cả cơ thể

Đây là phương pháp học từ vựng gắn với hành động và cảm xúc cụ thể, giúp quá trình học thú vị và nhớ lâu hơn. Ví dụ, khi học cụm từ “read a book”, người học có thể làm điệu bộ mình đang cầm cuốn sách trên tay. Sau đó, hãy mở rộng cụm từ thành một câu cụ thể: “I am reading a book”. Đây là một phần trong phương pháp TPR - Total Physical Response, tạm dịch là 'Phản xạ cơ thể toàn phần'.

  • Bước 1: Nghe cách phát âm của từ hoặc cụm từ.

  • Bước 2: Tưởng tượng bối cảnh mà từ đó diễn ra thật chi tiết và sinh động.

  • Bước 3: Dùng tất cả bộ phận (chân, tay) để diễn tả từ, cụm từ trong thực tế.

  • Bước 4: Gắn từ hoặc cụm từ với một cảm xúc cụ thể.

Cách lấy lại gốc tiếng Anh nhờ học theo cụm từ

Thay vì học từ đơn lẻ, mọi người nên học theo cụm từ (collocation) để dễ dàng ghi nhớ và ứng dụng, ví dụ như “I like orange", “launch a campaign"...

Ghi nhớ cụm từ thông qua từ điển: Hãy sử dụng từ điển hoặc ứng dụng từ điển trực tuyến để tìm các cụm từ thông qua từ khóa hoặc từ đơn. Sau đó, hãy ghi chép và học các cụm từ mới, bao gồm cả cấu trúc câu và ngữ nghĩa của chúng.

Đọc và lắng nghe mẫu câu: Trong quá trình đọc và lắng nghe các bài viết, tin tức, tiểu thuyết, podcast hoặc phim tiếng Anh, người học hãy ghi chép và học các cụm từ mới, đồng thời cố gắng sử dụng chúng trong viết và nói.

Thực hành sử dụng cụm từ: Khi thực hành, hãy tạo ra các câu và đoạn văn bằng cách sử dụng các cụm từ đã học. 

Nghe rõ trả lời với Mini – Story

Đây là ​phương pháp học tiếng Anh thông qua việc nghe và tái hiện lại các câu chuyện ngắn, giúp cải thiện khả năng nghe, nói và sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên. ​

Nghe các câu chuyện ngắn: Người học có thể nghe các câu chuyện ngắn bằng tiếng Anh. Các câu chuyện này được thiết kế để giới thiệu từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc câu mới.

Trả lời câu hỏi: Một số bài học có thiết kế câu hỏi đi kèm nội dung bài. Nhiệm vụ của người học là trả lời các câu hỏi này để hiểu nội dung và nhớ từ vựng, ngữ pháp.

Tự tái hiện lại câu chuyện: Sau khi nghe câu chuyện, người học có thể tái hiện lại nội dung bằng cách kể lại bằng tiếng Anh. Khi đó, hãy tập trung vào ý chính và không cần phải nhớ chính xác từng từ và cụm từ.

Cách lấy lại gốc tiếng Anh bằng việc học thực và tích cực

Người học có thể áp dụng phương pháp học tiếng Anh chủ động, sáng tạo như sau:

Tạo môi trường học tiếng Anh: Người học nên tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh nhiều hơn bằng cách lắng nghe nhạc tiếng Anh, xem phim và video, đọc sách và báo tiếng Anh.

Tham gia vào các hoạt động học tiếng Anh: Tham gia vào các khóa học, lớp học hoặc nhóm học tiếng Anh sẽ giúp người học có môi trường học tập và tương tác với người khác.

Thực hành hàng ngày: Hãy dành ít nhất một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày để thực hành tiếng Anh, bằng cách nghe, đọc sách, viết bài hay nói chuyện với người khác.

Phát âm tiếng Anh chuẩn cùng IPA

Để có thể phát âm chuẩn tiếng Anh, người học cần nắm vững cách phát âm của 44 âm trong đó có 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds). Khi học, hãy chú ý đến các âm không có trong tiếng Việt, ví dụ /ʃ/ trong "she", /ʒ/ như trong "measure",  /t∫/ trong “match"...

Học phát âm bằng nguyên tắc nhập vai

Học phát âm bằng nguyên tắc nhập vai (role-playing) là phương pháp thực hành bằng cách đóng vai các nhân vật để luyện tập phát âm các từ và câu giống như người bản xứ.

Chọn một đoạn hội thoại hoặc một đoạn văn ngắn từ sách, bài hát, phim, hoặc các tài liệu nghe khác.

Chia vai nhân vật trong đoạn văn và đọc lời thoại của từng nhân vật. Lắng nghe cách phát âm và  giọng điệu chuẩn của người bản xứ phát âm đúng, sau đó, cố gắng mô phỏng lại.

Lặp lại quá trình trên với các đoạn văn khác và nhân vật khác để đa dạng hóa và cải thiện kỹ năng phát âm.

Xem thêm: Cụm phân từ trong tiếng Anh.

Tài liệu học tham khảo cho người học mất gốc

"English Grammar in Use" (Raymond Murphy): Đây là một trong những cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh phổ biến nhất dành cho người mới bắt đầu. Sách giải thích rõ ràng về ngữ pháp và bài tập để rèn kỹ năng.

"English Vocabulary in Use" (Michael McCarthy, Felicity O'Dell): Cuốn sách này giúp mở rộng vốn từ vựng thông qua các bài tập và ví dụ thực tế. 

"Side by Side" (Steven J. Molinsky, Bill Bliss): Đây là một bộ sách học tiếng Anh phổ biến cho người mới học. Nó cung cấp các bài học liên quan đến giao tiếp hàng ngày, từ vựng, ngữ pháp và các hoạt động thực tế.

"English File" (Christina Latham-Koenig, Clive Oxenden): Đây là một bộ giáo trình tiếng Anh có nhiều tài liệu nghe, bài tập và hoạt động tương tác. Nó phù hợp cho việc phát triển cả kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.

Mất gốc tiếng Anh cần học bao lâu mới thành thạo

Thời gian lấy lại gốc tiếng Anh của mỗi người sẽ không giống nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Trình độ ban đầu: Mức độ mất gốc ảnh hưởng đến thời gian học. Nếu đã có kiến thức ngữ pháp và từ vựng, thì người đó sẽ học nhanh hơn so với người bắt đầu từ con số 0.

Tần suất học: Số lượng giờ học tiếng Anh mỗi tuần cũng có ảnh hưởng nhất định. Để tiến bộ nhanh chóng, mỗi người nên dành ít nhất 3-5 giờ học mỗi tuần, tùy thuộc vào thời gian rảnh.

Phương pháp học: Sử dụng phương pháp học phù hợp có thể tăng tốc quá trình học. Ngoài ra, tham gia vào các khóa học, có người hướng dẫn hoặc sử dụng ứng dụng học tiếng Anh có thể giúp cải thiện tốc độ.

Môi trường học tập: Sống trong môi trường nói tiếng Anh hoặc tham gia vào các hoạt động giao tiếp tiếng Anh có thể tăng cường kỹ năng ngôn ngữ nhanh chóng.

Tổng kết

Trên đây, tác giả đã tổng hợp những lý do chính khiến người học bị mất gốc tiếng Anh, đồng thời giới thiệu một số cách lấy lại gốc tiếng Anh hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng. Thông qua bài viết này, hy vọng người học có thể áp dụng những phương pháp được nêu và cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình. 


Nguồn tham khảo

“English Learning Tips for Beginners | EnglishClub.” English Club, https://www.englishclub.com/learn-english/tips-for-beginners.php. Accessed 7 June 2023.

Total physical response. (2022, November 18). Wikipedia, the free encyclopedia. Retrieved June 14, 2023, from https://en.wikipedia.org/wiki/Total_physical_response

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
GV
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

4.3 / 5 (3 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...