Đảo ngữ câu điều kiện | Cấu trúc, cách dùng và bài tập vận dụng

Đảo ngữ câu điều kiện là một điểm ngữ pháp đã không còn xa lạ với đông đảo người đọc. Trong bài viết này, tác giả sẽ cung cấp cho người đọc định nghĩa về đảo ngữ câu điều kiện, cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện các loại và một số bài tập vận dụng có đáp án.
Trương Nguyễn Khánh Linh
dao ngu cau dieu kien cau truc cach dung va bai tap van dung

Key takeaways

  • Đảo ngữ câu điều kiện là gì? Là hình thức thay đổi hay đảo ngược vị trí của chủ ngữ và động từ, nhằm bổ sung, nhấn mạnh thêm ý nghĩa của hành động được nói đến trong câu hoặc làm gia tăng giá trị biểu cảm của lời nói.

  • Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 0: Should + S1 + (not) + bare infinitive, S2 +V2.

  • Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 1: Should + S1 + (not) + bare infinitive, S2 + will/can/may/might + bare infinitive.

  • Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 2: Were + S + (not) + to + bare infinitive, S2 + would/could + (not) + bare infinitive.

  • Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3: Had + S1 + (not) +

    V_ed/Past Participle,

    S2 + would/could + have + (not) +

    V_ed/ Past Participle .

  • Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp: loại 2 và 3; loại 3 và 2

  • Lưu ý đối với đảo ngữ mệnh đề If: vị trí của mệnh đề If trong câu,

  • Bài tập vận dụng.

Đảo ngữ câu điều kiện là gì ?

Định nghĩa

Đảo ngữ là hình thức thay đổi hay đảo ngược vị trí của chủ ngữ và động từ, nhằm bổ sung, nhấn mạnh thêm ý nghĩa của hành động được nói đến trong câu hoặc làm gia tăng giá trị biểu cảm của lời nói.

Đối với các cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện, mệnh đề If (If clause) sẽ là mệnh đề được thay đổi (đảo ngữ), mệnh đề chính được giữ nguyên. Lúc này, các trợ động từ trong câu sẽ đứng đầu mệnh đề.

Chức năng

  • Nhấn mạnh mệnh đề If (If clause).

  • Tăng tính học thuật, trang trọng cho câu văn.

  • Giúp thu gọn cả mệnh đề điều kiện và câu điều kiện.

Xem thêm:

Cấu trúc câu đảo ngữ điều kiện loại 0

cách làm đảo ngữ câu điều kiện loại 0

Đối với động từ Tobe

Cấu trúc câu điều kiện loại 0:

If + S1 + am/is/are (not) + Adj/N, S2 + V.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 0:

Should + S1 + (not) + be + Adj/N, S2 + V

Ví dụ:

  • If she’s back, please let her know that I came.

→ Should she be back, please let her know that I came.

(Nếu cô ấy trở về thì làm ơn hãy bảo với cô ấy rằng tôi có đến.)

Đối với động từ thường

Cấu trúc câu điều kiện loại 0:

If + S1 + (don’t/doesn’t) + V1, S2 + V2.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 0:

Should + S1 + (not) + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”), S2 +V2

Ví dụ:

  • If we leave a block of ice out of the freezer, it melts.

→ Should we leave a block of ice out of the freezer, it melts.

(Nếu ta để một tảng nước đá ra khỏi tủ lạnh thì nó sẽ tan chảy.)

Xem thêm: Câu điều kiện loại 0 | Công thức, cách dùng và bài tập vận dụng

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 1

hướng dẫn cách làm dạng bài đảo ngữ câu điều kiện loại 1

Đối với động từ Tobe

Cấu trúc câu điều kiện loại 1:

If + S1 + am/is/are (not) + Adj/N, S2 + will/can/may/might + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”).

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 1:

Should + S1 + (not) + be + Adj/N, S2 + will/can/may/might + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”).

Ví dụ:

  • If I am late for the meeting, my secretary will give you a call.

→ Should I be late for the meeting, my secretary will give you a call.

(Nếu tôi có đến buổi họp muộn thì thư ký của tôi sẽ gọi điện cho anh.)

Đối với động từ thường

Cấu trúc câu điều kiện loại 1:

If + S1 + (don’t/doesn’t) + V1, S2 + will/can/may/might + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”).

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 1:

Should + S1 + (not) + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”), S2 + will/can/may/might + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”).

Ví dụ:

  • If it doesn’t rain this weekend, we may go on a picnic.

→ Should it not rain this weekend, we may go on a picnic.

(Nếu cuối tuần này trời không mưa thì chúng ta sẽ đi dã ngoại.)

***Lưu ý:

  • “Should” trong đảo ngữ câu điều kiện loại 1 và loại 0 không có nghĩa là “nên” và việc dùng “Should” không làm thay đổi về mặt ý nghĩa của mệnh đề If. 

  • Nếu ở câu gốc, câu chứa mệnh đề If gốc không có “Should” thì cần mượn trợ động từ “Should” để thực hiện đảo ngữ theo cấu trúc trên.

  • Nếu ở câu gốc, câu chứa mệnh đề If có “Should” thì chỉ cần đảo “Should” lên đầu câu.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 2

cách làm đảo ngữ câu điều kiện loại 2

Đối với động từ Tobe

Cấu trúc câu điều kiện loại 2:

If + S1 + were (not) + Adj/N, S2 + would/might/could + (not) + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”).

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 2:

Were + S1 + (not) + to be + Adj/N, S2 + would/might/could + (not) + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”).

Ví dụ:

  • If you were late for a job interview, what would you do?

→ Were you to be late for a job interview, what would you do?

(Nếu bạn bị muộn cho một buổi phỏng vấn xin việc thì bạn sẽ làm gì?)

Đối với động từ thường

Cấu trúc câu điều kiện loại 2:

If + S1 + V_ed/Past Simple (quá khứ đơn), S2 + would/could + (not) + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”).

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 2:

Were + S1 + To-infinitive (động từ nguyên mẫu có “to”), S2 + would/could + (not) + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”).

Ví dụ:

  • If she called off the meeting again, the employees would be very annoyed.

→ Were she to call off the meeting again, the employees would be very annoyed.

(Nếu cô ta hoãn cuộc họp này thêm một lần nữa thì các nhân viên sẽ rất bực bội.)

***Lưu ý:

  • Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 sử dụng “Were” cho tất cả các chủ ngữ, không phân biệt chủ ngữ số ít hoặc số nhiều.

  • Nếu mệnh đề If trong câu chỉ có V-ed/Past Participle (quá khứ phân từ) và không có “Were” thì cần mượn trợ động từ “Were” và đảo lên đầu câu rồi thực hiện đảo ngữ theo cấu trúc ở trên.

  • Nếu trong mệnh đề If đã có sẵn “Were”, ta trực tiếp đảo trợ động từ “Were” lên đầu câu rồi thực hiện đảo ngữ theo cấu trúc ở trên.

Xem thêm:

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3

cách làm dạng bài đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Đối với động từ Tobe

Cấu trúc câu điều kiện loại 3:

If + S1 + had (not) been + Adj/N, S2 + would/could + have + (not) + V_ed/Past Participle (quá khứ phân từ).

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3:

Had + S1 + (not) + been + Adj/N, S2 + would/could + have + (not) + V_ed/Past Participle (quá khứ phân từ).

Ví dụ:

  • If he had studied harder, he would have passed the final exam.

→ Had he studied harder, he could have passed the final exam.

(Nếu anh ta đã học hành chăm chỉ hơn thì anh ta đã có thể vượt qua bài kiểm tra cuối kỳ.)

Đối với động từ thường

Cấu trúc câu điều kiện loại 3:

If + S1 + had + (not) + V_ed/Past Participle (quá khứ phân từ), S2 + would/could + have + (not) + V_ed/Past Participle (quá khứ phân từ).

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3:

Had + S1 + (not) + V_ed/Past Participle (quá khứ phân từ), S2 + would/could + have + (not) + V_ed/Past Participle (quá khứ phân từ).

Ví dụ:

  • If she had been more decisive, her life would have taken a turn for the better.

→ Had she been more decisive, her life would have taken a turn for the better.

(Nếu cô ấy quả quyết hơn thì cuộc đời cô ấy đã thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.)

Xem thêm: Công thức câu điều kiện loại 3 & bài tập có đáp án chi tiết

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp

cách làm bài đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp

Đối với đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp loại 3 & 2

Câu điều kiện hỗn hợp:

If + S1 + had + (not) + V_ed/Past Participle (quá khứ phân từ), S2 + would/could + (not) + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”).

Đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp:

Had + S1 + (not) + V_ed/Past Participle (quá khứ phân từ), S2 + would/could + (not) + bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”).

Ví dụ:

  • If I had not stayed up late last night, I would not be too tired now.

→ Had I not stayed up late last night, I would not be too tired now.

(Nếu tối hôm qua tôi không thức muộn như thế thì bây giờ tôi không mệt mỏi thế này.)

  • If she had been more decisive, she could study abroad now.

→ Had she been more decisive, she could study abroad now.

(Nếu cô ấy quyết đoán hơn thì bây giờ cô ấy có thể được đi du học.)

Đối với đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp loại 2 & 3

Câu điều kiện hỗn hợp:

If + S1 + were/ V_ed/Past Simple (quá khứ đơn), S2 + would/could/might + (not) + have + V_ed/Past Participle (quá khứ phân từ).

Đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp:

Were + S1 + (not) + Adj/To-infinitive (động từ nguyên mẫu có “to”), S2 + would/could/might + (not) + have + V_ed/Past Participle (quá khứ phân từ).

Ví dụ:

  • If I were you, I would not have let her go down that path alone.

→ Were I you, I would not have let her go down that path alone.

(Nếu tôi là anh thì tôi đã không để cô ấy đi vào con đường ấy một mình.)

  • If I had the chance, I would have chosen to become an actor.

→ Were I to have a chance, I would have chosen to become a professional actor.

(Nếu tôi có cơ hội thì tôi đã lựa chọn trở thành một diễn viên chuyên nghiệp.)

Xem thêm: Công thức câu điều kiện hỗn hợp & bài tập có đáp án chi tiết

Lưu ý đối với đảo ngữ mệnh đề If

Nếu như trong cấu trúc câu điều kiện gốc, mệnh đề If có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề kết quả mà không làm thay đổi trật tự cấu trúc câu, thì trong câu đảo ngữ câu điều kiện, mệnh đề If bắt buộc phải được đặt đứng trước mệnh đề chính.

Ví dụ:

  • If I were you, I would have paid her a visit = I would have paid her a visit if I were you.

Were I you, I would have paid her a visit. (Nếu tôi là anh thì tôi đã đến thăm cô ấy.)

  • If it hadn’t rained so hard, we could have gone on an exotic vacation = We could have gone on an exotic vacation if it hadn’t rained so hard.

→ Had it not rained so hard, we could have gone on an exotic vacation.

(Nếu trời đã không mưa quá to thì chúng ta đã có thể đi du ngoạn.)

Bài tập vận dụng

a. Viết lại câu sử dụng cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện:

1) If I were you, I would have called her.

2) If I had a lot of money, I would have shared half of it to that orphan.

3) If Mary hadn’t cancelled her wedding, she would be in France now enjoying her sweet honeymoon.

4) If John had worked harder, he could have had enough money to marry the love of his life.

5) If I am lucky enough, I may win this game and earn a small fortune.

6) If we throw a rock into a river, it sinks.

7) What would you do if you learnt that your children had a fight with their friends at school?

8) If she were stricter, her son wouldn’t play truant over and over again.

b. Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu:

1) ……………… it not snowed all day, I would have gone to the mall to buy some food.

2) ……………….. it be sunny this Sunday, our class will go on a field trip.

3) ……………….. she not to be so dramatic, we wouldn’t have had a fierce argument.

4) ……………….. Jim be lucky enough, he may win this game.

5) ………………… we heat the water, it boils.

6) ………………… she to study in Ho Chi Minh City, we could have gathered for her birthday.

7) ………………… I not watched the Titanic and cried so hard last night, my eyes wouldn’t be swollen this morning.

8) ……………….. water be below zero, it freezes.

Đáp án:

a. Viết lại câu sử dụng cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện:

  1. Were I you, I would have called her. (Nếu tôi là anh thì tôi đã gọi cho cô ấy rồi.)

  2. Were I to have a lot of money, I would have shared half of it with that orphan. (Nếu tôi có thật nhiều tiền thì tôi đã quyên góp một nửa số tiền ấy cho trại trẻ mồ côi đấy rồi.)

  3. Had Mary not cancelled her wedding, she would be in France now enjoying her sweet honeymoon. (Nếu Mary không hủy lễ cưới của cô ấy thì giờ đây cô ấy đang tận hưởng tuần trăng mật ngọt ngào ở Pháp.)

  4. Had John worked harder, he could have had enough money to marry the love of his life. (Nếu John làm việc chăm chỉ hơn thì anh ấy đã có thể có tiền để cưới được tình yêu của đời mình.)

  5. Should I be lucky enough,  I may win this game and earn a small fortune. (Nếu tôi đủ may mắn thì tôi sẽ thắng trò chơi này và kiếm được một món tiền kha khá.)

  6. Should we throw a rock into a river, it sinks. (Nếu ta thả một hòn đá xuống sông thì nó sẽ chìm.)

  7. Were you to learn that your children had a fight with their friends at school, what would you do? (Nếu bạn biết con của mình đánh nhau với bạn chúng ở trường thì bạn sẽ làm gì?)

  8. Were she to be stricter, her son wouldn’t play truant over and over again. (Nếu bà ta nghiêm khắc hơn thì cậu con trai không trốn học hết lần này đến lần khác.)

b. Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu:

  1. Had (đảo ngữ câu điều kiện loại 3)

  2. Should (đảo ngữ câu điều kiện loại 1)

  3. Were (đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp loại 2 và 3)

  4. Should (đảo ngữ câu điều kiện loại 1)

  5. Should (đảo ngữ câu điều kiện loại 0)

  6. Were (đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp loại 2 và 3)

  7. Had (đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp loại 3 và 2)

  8. Should (đảo ngữ câu điều kiện loại 0)

Tổng kết

Đảo ngữ câu điều kiện là một điểm ngữ pháp thú vị và không kém phần khó khăn trong việc phân biệt và sử dụng chúng một cách thành thạo.

Thông qua bài viết này, tác giả hy vọng rằng người đọc có thể nắm được những kiến thức cơ bản về đảo ngữ câu điều kiện bao gồm định nghĩa, cấu trúc và cách dùng đối với từng loại câu điều kiện khác nhau; cũng như có thể khắc sâu lượng kiến thức trên qua một số bài tập vận dụng có đáp án kèm theo.


Nguồn tham khảo:

"Conditionals: Other Expressions ( Unless, Should, As Long As )." Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus, dictionary.cambridge.org/grammar/british-grammar/conditionals-other-expressions-unless-should-as-long-as.

Tham khảo thêm khoá học tiếng anh giao tiếp online tại ZIM, giúp học viên luyện tập thực hành tiếng Anh một cách hiệu quả trong các tình huống giao tiếp thực tế.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu