Banner background

Cách viết lại câu điều kiện trong tiếng Anh

Hướng dẫn chi tiết cách viết lại câu điều kiện và bài tập minh họa chi tiết dễ hiểu.
cach viet lai cau dieu kien trong tieng anh

Câu điều kiện (conditional sentences) là câu phức, được sử dụng để suy đoán về những gì có thể xảy ra, hoặc những gì có thể đã xảy ra và những gì chúng ta mong muốn sẽ xảy ra.

Đặt câu với câu điều kiện là một trong những cấu trúc được sử dụng hằng ngày trong giao tiếp, trong các cuộc trò chuyện tiếng Anh và cả trong các bài thi trung học phổ thông của thí sinh. Vì thế, trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ cung cấp cho người học một cái nhìn tổng quan về cách tất cả các điều kiện hoạt động, và cách viết lại các câu điều kiện bằng những cấu trúc khác.

Key takeaways

Câu điều kiện luôn có hai phần, một phần bắt đầu bằng mệnh đề ‘if’ để mô tả tình huống có thể xảy ra và phần thứ hai là mệnh đề chính mô tả hậu quả.

Cấu trúc viết lại câu điều kiện If

  1. Viết lại câu bằng bằng cách đảo ngữ

    1. Câu điều kiện loại 1: Should + S1 + (not)+ V (hiện tại), S2 + will/should/can … + V (infinitive)

    2. Câu điều kiện loại 2: Were + S1 + (not) +  to V (nguyên mẫu), S2 + would/might/could … + V (infinitive)

    3. Câu điều kiện loại 3: Had + S1 + (not) + past participle, S2 + would/might/could … + have + past participle.

    4. Câu điều kiện hỗn hợp: Had + S1 + (not) + past participle + O, S2 + would/might/could + V (infinitive)

  2. Viết lại câu điều kiện với Unless: Unless = If... not (nếu… không…)

  3. Viết lại câu điều kiện với Otherwise: Otherwise = If you don’t (Nếu không bạn sẽ….)

  4. Viết lại câu điều kiện với ý nghĩa “Nếu không có” hoặc “Nếu không vì”

    1. Without + danh từ

    2. But for + danh từ

    3. So, That’s why, Because

Tổng quan về câu điều kiện 

Một câu điều kiện được dựa trên từ "If". Câu điều kiện luôn có hai phần: - một phần bắt đầu bằng mệnh đề ‘if’ để mô tả tình huống có thể xảy ra và phần thứ hai mô tả hậu quả.

– Mệnh đề nêu điều kiện (mệnh đề IF): mô tả tình huống có thể xảy ra.

– Mệnh đề chính: mô tả hậu quả.

Ví dụ:

Tổng quan về câu điều kiện

Cấu trúc viết lại câu điều kiện If

Viết lại câu bằng bằng cách đảo ngữ 

Đảo ngữ là hình thức mà người viết sẽ đảo vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ trong câu nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của câu đó. Đảo ngữ trong câu điều kiện được diễn ra với câu điều kiện loại 1, câu điều kiện loại 2, câu điều kiện loại 3 và câu điều kiện hỗn hợp. 

Câu điều kiện loại 1

Khi đảo ngữ câu điều kiện loại 1, ý nghĩa của câu sẽ thể hiện sự lịch sự, và trang nhã hơn, đặc biệt được dùng khi đưa ra lời yêu cầu hoặc nhờ vả đối phương. Câu điều kiện loại 1 được sử dụng để diễn tả một việc có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.

Cấu trúc:

 

Câu điều kiện

Đảo ngữ

Cấu trúc

Động từ thường:

If + S1 + V (thì hiện tại đơn), S2 + will/should/can … + V (nguyên mẫu)


Should + S1 + (not)+ V (hiện tại), S2 + will/should/can … + V (infinitive)

Động từ to be: 

If + S1 + am/ is/ are (not) + adjective/ noun phrase, S2 + will/should/can … + V (nguyên mẫu)


Should + S1 + (not) + be + adjective/ noun phrase, S2 + will/should/can … + V (nguyên mẫu)

Ví dụ

  • If you decide to sell that book, I will be glad to buy it immediately.

Dịch: Nếu bạn quyết định bán cuốn sách đó, tôi sẽ rất vui để mua nó ngay lập tức.

  • If the government protects the tigers, they will not become extinct. 

Dịch: Nếu chính phủ bảo vệ loài hổ, chúng sẽ không bị tuyệt chủng. 

  • If you are late today, our teacher will get mad.

Dịch:  Nếu hôm nay bạn trễ học, giáo viên của chúng ta sẽ nổi giận.

=> Should you decide to sell that book, I will be glad to buy it immediately.

=> Should the government protect the tigers, they will not become extinct. 

=> Should you be late today, our teacher will get mad.

Câu điều kiện loại 2

Khi đảo ngữ câu điều kiện loại 2, ý nghĩa của câu sẽ đôi khi thể hiện sự tiếc nuối, và rất hữu ích khi người nói muốn đưa ra lời khuyên một cách lịch sự, làm giảm tính áp đặt. Câu điều kiện loại 2 thể hiện một việc không thể có thật ở hiện tại.

Cấu trúc:

Câu điều kiện

Đảo ngữ

Cấu trúc

Động từ thường:

If + S1 + V (thì quá khứ đơn), S2 + would/might/could … + V (nguyên mẫu) 

Were + S1 + (not) +  to V (nguyên mẫu), S2 + would/might/could … + V (nguyên mẫu)

Động từ tobe: 

If + S1 + were (not), S2 + would/might/could … + V (nguyên mẫu) 

Lưu ý: nếu là to be thì chỉ dùng were

Were + S1 + (not) + O, S2 + would/might/could … + V (nguyên mẫu)

Ví dụ

If I were her, I would not work for that company. 

Dịch: Tôi sẽ không làm việc cho công ty đó, nếu tôi là cô ta. 

If it rained right now, it would be so good.

Dịch: Nếu bây giờ trời mà mưa, thì tốt quá. 

=> Were I her, I would not work for that company. 

=> Were it to rain right now, it would be so good.

Cấu trúc viết lại câu điều kiện

Câu điều kiện loại 3

Khi đảo ngữ câu điều kiện loại 3, ý nghĩa của câu sẽ nhấn mạnh ý ở mệnh đề If. Câu điều kiện loại 3 thể hiện một việc không thể có thật ở quá khứ.

Cấu trúc:

 

Câu điều kiện

Đảo ngữ

Cấu trúc

Động từ thường:

If + S1 + had + past participle, S2 + would/might/could … + have + past participle.


Had + S1 + (not) + past participle, S2 + would/might/could … + have + past participle.

Động từ to be: 

If + S1 + had (not) been + adj/Noun phrase, S2 + would/might/could … + V (nguyên mẫu) 

Had + S1 + (not) + been + adj/Noun phrase, S2 + would/might/could … + have + past participle.

Ví dụ

  • If he hadn’t been busy yesterday, he would have come to the party.

Dịch: Nếu hôm qua anh ấy không bận thì anh ấy đã đến dự tiệc rồi.

  • If I hadn't woken up late that morning, I wouldn't have been late for school.

Dịch: Nếu sáng hôm đó tôi không dậy trễ, thì tôi đã không đi học trễ.

=> Had he not been busy yesterday, he would have been come to the party


=> Had I not woken up late that morning, I wouldn't have been late for school. 

Câu điều kiện hỗn hợp 

Khi đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp, ý nghĩa của câu sẽ nhấn mạnh sự tiếc nuối về một hành động trong quá khứ nhưng kết quả còn ảnh hưởng đến hiện tại. Thông thường, mệnh đề “if” giống câu điều kiện loại 3 và mệnh đề chính giống câu điều kiện loại 2.

Cấu trúc:

 

Câu điều kiện

Đảo ngữ

Cấu trúc

If + S1 + had + past participle, S2 + would/might/could… + V (nguyên mẫu)

Had + S1 + (not) + past participle + O, S2 + would/might/could + V (nguyên mẫu)

Ví dụ

  • If Jane had done the revision carefully yesterday, she wouldn’t get a low mark now.

Dịch: Nếu Jane đã ôn tập cẩn thận vào ngày hôm qua, thì bây giờ cô ấy sẽ không bị điểm thấp. 

→ Mệnh đề if loại 3 (đảo ngữ) – mệnh đề chính loại 2.

=> Had Jane done the revision carefully yesterday, she wouldn’t get a low mark now.

Viết lại câu điều kiện với “Unless”

Unless được sử dụng thay If… not trong tất cả các loại câu điều kiện. 

  • Cấu trúc: Unless = If... not (nếu… không…)

Ví dụ:  

  • If that kid doesn’t stop annoying me, I may not let him play in my room.

=> Unless that kid stops annoying me, I may not let him play in my room.

Dịch: Nếu đứa trẻ đó không (Trừ khi đứa trẻ đó) ngừng làm phiền tôi, thì tôi có thể không để nó chơi trong phòng của tôi.

  • If my hometown didn’t improve transportation system, there would not be many tourists.

=> Unless my hometown improved transportation system, there would not be many tourists.

Dịch: Nếu quê hương tôi không (Trừ khi quê hương tôi) cải thiện hệ thống giao thông, thì nó sẽ không có nhiều khách du lịch.

Viết lại câu điều kiện với Otherwise (nếu không …..thì)

  • Otherwise thường được sử dụng như là “If you don’t”, và sau Otherwise + S + V 

Ví dụ:

If you do not apply sun cream, your body will get sunburnt. 

=> You should apply sun cream otherwise your body will get sunburnt.

Dịch: Bạn nên thoa kem chống nắng, nếu không, cơ thể bạn sẽ bị cháy nắng.

Viết lại câu điều kiện với ý nghĩa “Nếu không có” hoặc “Nếu không vì”

Without

Người học sử dụng “Without” trong trường hợp giả định kết quả sẽ thay đổi như thế nào nếu mệnh đề điều kiện diễn ra. Lưu ý Without + danh từ. 

Ví dụ: 

  • If the groom were not present, the wedding could not be held.

=> Without the groom’s presence, the wedding could not be held.

Dịch: Nếu không có sự hiện diện của chú rể, đám cưới không thể được tổ chức.

But for 

Người học có thể sử dụng “but for” khi muốn thể hiện sự biết ơn, hoặc nhấn mạnh tầm quan trọng của vế điều kiện. (chỉ dùng với câu điều kiện loại 2 & 3)

Ví dụ:

  • If it weren’t for his help, I couldn’t use my computer. 

=> But for his help, I couldn’t use my computer. 

Dịch: Nếu không có sự giúp đỡ của anh ấy, tôi đã không thể sử dụng máy tính.

Viết lại câu điều kiện với “so, that’s why, because”

Người học có thể chuyển đổi các câu ghép nối nhau bởi liên từ “so, that’s why, because” về các câu điều kiện.

Lưu ý:

  • Nếu câu có because thì người học bỏ because, thế từ “if” vào ngay chỗ từ “because”.

  • Nếu câu có so/that’s why thì bỏ so/that’s why, thêm từ “if” vào vế ngược lại.

  • Đổi thể của mệnh đề trong câu, từ khẳng định => phủ định hoặc phủ định => khẳng định.

  • Nếu động từ trong câu có chứa liên từ là tương lai đơn, thì người học dùng câu điều kiện loại 1.

  • Nếu động từ trong câu có chứa liên từ là hiện tại đơn, thì người học dùng câu điều kiện loại 2. 

  • Nếu động từ trong câu có chứa liên từ là quá khứ đơn, thì người học dùng câu điều kiện loại 3. 

Ví dụ: 

  • He didn’t get a promotion because he didn’t reach the assigned target. 

=> He could have gotten a promotion if he had reached the assigned target.

Dịch: (Anh ta có thể được thăng chức nếu anh ta đạt chỉ tiêu được giao.)

  • Lucy doesn’t finish her homework, so her mother let her stay at home.

=> If Lucy finished her homework, her mother wouldn’t let her stay at home.

Dịch: (Nếu Lucy hoàn thành bài tập về nhà, mẹ cô sẽ không để cô ở nhà.)

Xem thêm: 6 lỗi ngữ pháp tiếng Anh thường gặp nhất và cách khắc phục

Để giúp người học hiểu rõ hơn về các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, bạn đọc có thể tham khảo Sách Giải Thích Ngữ Pháp Tiếng Anh Mai Lan Hương kèm Bài tập & Đáp án. Nội dung được biên soạn thành 9 chương, đề cập đến những vấn đề ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao, các dạng bài được giải thích cặn kẽ, rõ ràng giúp học sinh hiểu và nắm vững quy luật và các cách dùng.

Luyện tập 

Bài 1: Sử dụng cấu trúc đảo ngữ để viết lại các câu sau.

1.If you see John, please give him my best regards.

2. If you were to earn a huge salary, what would you do with the money?

3. If he hadn’t squandered all his savings, he wouldn’t be poor now.

4. If she were to get wind of the situation, she would definitely be devastated.

5. If you need assistance, please let us know.

6. If he is accepted for the job, he will go out and celebrate.

7. If I hadn’t chosen to learn English, I wouldn’t be doing this exercise right now.

8. If it had been so strange, I would have remembered it.

9. If I were in your shoes, I would tell her the truth.

10. If he were promoted, his salary would double.

Bài 2: Viết lại các câu dưới đây 

1. Jack woke up late so he missed the bus. (Đổi qua If)

2. My mother’s health improves because she exercises daily. (Đổi qua If)

3. The cinema ticket is expensive, that’s why I don’t buy it. (Đổi qua If)

4. We can win the championship if we avoid bad injuries. (Đổi qua Without)

5. You should hurry up if you don’t want to miss the train. (Đổi qua Otherwise)

6. If she had her laptop with her, she would email me. (Đổi qua đảo ngữ If)

7. But for his advice, I couldn’t solve this math problem. (Đổi qua If)

8. If she has a temperature, she will see the doctor. (Đổi qua đảo ngữ If)

9. If you don’t want your parents to be angry, you must go home before 10 pm. (Đổi qua Otherwise)

10. We couldn’t wash all our clothes within a few minutes if we didn’t have this washing machine. (Đổi qua Without)

Đáp án

Bài 1:

1. Should you see John, please give him my best regards.

2. Were you to earn a huge salary, what would you do with the money?

3. Had he not squandered all his savings, he wouldn’t be poor now.

4. Were she to get wind of the situation, she would definitely be devastated.

5. Should you need assistance, please let us know.

6. Should he be accepted for the job, he will go out and celebrate.

7. Had I not chosen to learn English, I wouldn’t be doing this exercise right now.

8. Had it been so strange, I would have remembered it.

9. Were I in your shoes, I would tell her the truth.

10. Were he to be promoted, his salary would double

Bài 2:

1. If Jack hadn’t woken up late, he wouldn’t have missed the bus. 

2. If my mother didn’t exercise daily, her health couldn’t improve.

3. If the cinema ticket were not expensive, I would buy it. 

4. We can win the championship without bad injuries. 

5. You must hurry up otherwise we will miss the train. 

6. Should she have her laptop with her, she would email me. 

7. If it weren’t for his advice, I couldn’t solve this math problem.

8. Should she have a temperature, she will see the doctor. 

9. You must go home before 10 pm otherwise your parents will be angry. 

10. We couldn’t wash all our clothes within a few minutes without this washing machine.

Hiện nay, Anh ngữ ZIM đang tổ chức các khóa học English Foundation cam kết đầu ra Zero-risk giúp người mới bắt đầu học tiếng Anh có nền tảng vững về từ vựng – ngữ pháp – phát âm để có thể diễn tả cơ bản các ý tưởng của mình, đọc/nghe hiểu được ý chính, hiểu và vận dụng các cấu trúc câu ngữ pháp tiếng anh cơ bản,…. Tham khảo ngay khoá học để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Tổng kết

Thông qua bài viết phía trên, người học có thể thấy các cấu trúc câu viết lại câu điều kiện rất hữu ích và đa dạng. Vì thế, tác giả hy vọng các hướng dẫn và cách áp dụng đã được nêu trong bài viết trên sẽ giúp người học vận dụng được cấu trúc ngữ pháp viết lại câu điều kiện một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, người học có thể tham khảo thêm các khoá học IELTS và TOEIC tại Anh Ngữ ZIM.


Tài liệu tham khảo:

https://dictionary.cambridge.org/grammar/british-grammar/if

https://dictionary.cambridge.org/grammar/british-grammar/conditionals-other-expressions-unless-should-as-long-as

Tham vấn chuyên môn
TRẦN HOÀNG THẮNGTRẦN HOÀNG THẮNG
Giáo viên
Học là hành trình tích lũy kiến thức lâu dài và bền bỉ. Điều quan trọng là tìm thấy động lực và niềm vui từ việc học. Phương pháp giảng dạy tâm đắc: Lấy người học làm trung tâm, đi từ nhận diện vấn đề đến định hướng người học tìm hiểu và tự giải quyết vấn đề.

Đánh giá

5.0 / 5 (4 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...