Tổng hợp các lợi ích của việc điều chỉnh tốc độ học tập

Học tập là một quá trình mang tính cá nhân hóa cao và mỗi người tiến bộ theo tốc độ riêng của mình. Việc điều chỉnh tốc độ học tập đang ngày càng trở nên phổ biến hơn vào thời điểm hiện tại, đặc biệt là sau tác động của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn việc dạy và học truyền thống.Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu điều chỉnh tốc độ học tập là gì và lợi ích của quá trình này.
author
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
27/06/2024
tong hop cac loi ich cua viec dieu chinh toc do hoc tap

Key Takeaways

Định nghĩa: Điều chỉnh tốc độ học tập là quá trình điều chỉnh tốc độ truyền tải nội dung giáo dục để phù hợp hơn với nhu cầu, khả năng và sở thích học tập của từng cá nhân học sinh.

Lợi ích:

  • Điều chỉnh tốc độ học tập giúp người học tiến bộ theo tốc độ của riêng họ.

  • Điều chỉnh tốc độ học tập giúp tăng cường trí nhớ.

  • Điều chỉnh tốc độ học tập giúp giảm áp lực lên người học.

  • Điều chỉnh tốc độ học tập giúp cải thiện kết quả học tập.

Điều chỉnh tốc độ học tập là gì?

Nghiên cứu từ lâu đã chứng minh rằng học sinh học ở các tốc độ khác nhau và đối với mọi lứa tuổi, sự khác biệt về tốc độ học tập là rất đáng kể (Davies; Eurich). Với những kết luận này, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi các phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm - những phương pháp coi trọng và đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân của học sinh - đã được chứng minh là có nhiều lợi ích so với các hình thức giảng dạy truyền thống hơn (Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia). Việc điều chỉnh tốc độ học tập cũng là một cách tiếp cận phương pháp học tập cá nhân hóa.

Lợi ích của việc điều chỉnh tốc độ học tậpĐiều chỉnh tốc độ học tập là quá trình điều chỉnh tốc độ truyền tải nội dung giáo dục để phù hợp hơn với nhu cầu, khả năng và sở thích học tập của từng cá nhân học sinh. Điều chỉnh tốc độ học tập còn có nghĩa là người học tự mình thiết lập nhịp độ cho việc học tập. Việc điều chỉnh tốc độ học tập là một cách học hiệu quả vì người học có thể chuyển sang học nội dung kiến thức mới khi người học đã sẵn sàng.

Việc điều chỉnh tốc độ học tập nghĩa là người học truy cập tài liệu và nội dung học tập, lựa chọn thời gian, địa điểm và cách thức học theo tốc độ học phù hợp với bản thân. Phương pháp học tập này bổ sung và hỗ trợ đắc lực cho hệ thống giáo dục truyền thống. Khi được thực hiện đúng cách thông qua sự giám sát chặt chẽ của người cố vấn học tập, phương pháp này này sẽ đảm bảo chất lượng học tập (Anderson, Upton, Dron & Malone, 201). Ngoài ra, các chiến lược học tập theo nhịp độ riêng sẽ hướng tới thành tích học tập tốt hơn cho người học.

Với phong cách này, học sinh học theo nhịp độ riêng của mình. Không có thời gian biểu nào giới hạn hoặc ép buộc họ trong việc học, cho phép người học nắm vững các nội dung của chương trình học với tốc độ học của riêng mình. Nói tóm lại, việc điều chỉnh tốc độ học tập là một cách để người học học theo cách thức và tốc độ của riêng mình. Người học có thể dành nhiều thời gian hơn với những nội dung kiến thức mà họ gặp khó khăn, bỏ qua các chủ đề họ đã biết hoặc xem lại các chủ đề nếu cần (Bray & McClaskey).

Xem thêm: 3 phương pháp học tập giúp người học cải thiện khả năng ghi nhớ

Lợi ích của điều chỉnh tốc độ học tập

Lợi ích của việc điều chỉnh tốc độ học tập

Điều chỉnh tốc độ học tập giúp người học tiến bộ theo tốc độ của riêng họ

Một trong những lợi thế chính của việc điều chỉnh tốc độ học tập là người học có thể tiến bộ trong việc tập theo tốc độ của riêng họ. Điều này mang lại cho người học cơ hội thành công cao hơn vì không phải tất cả người học đều học với tốc độ như nhau. Việc bị khuyết tật hoặc gặp các khó khăn khác trong học tập, hoặc là người chăm sóc, cha mẹ, người làm việc toàn thời gian đều có thể ảnh hưởng đến tốc độ học tập. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tốc độ học tập không chỉ mang lại lợi ích cho những người học cần nhiều thời gian hơn mà còn mang lại lợi ích cho những người học tiến bộ với tốc độ nhanh hơn. Những người học này không cần phải cảm thấy như thể họ đang bị cản trở và có thể học lướt qua những nội dung họ đã nắm vững nếu họ muốn.

Việc tự điều chỉnh tốc độ học tập có nghĩa là học sinh học với tốc độ tương xứng với khả năng của mình. Đối với một số học sinh có năng lực cao, điều này có nghĩa là phải tăng tốc để tiếp cận những tài liệu nâng cao hơn hoặc có những lúc, họ sẽ muốn giảm tốc độ để tìm hiểu sâu về một nội dung hay chủ điểm kiến thức nào đó.

Học sinh có năng khiếu rất khác nhau về tốc độ xử lý và phong cách. Một số sẽ vội vã và bốc đồng, số khác sẽ chậm rãi và suy ngẫm (Shore et al. 49). Gần 90% học sinh được xác định là có năng khiếu và không có năng khiếu cho biết các em thích học theo tốc độ của riêng mình. Khoảng 75% cũng cho biết họ “muốn” có nhiều thời gian để tìm hiểu các ý tưởng và dự án” và “có thời gian để suy nghĩ sau khi được đưa ra một ý tưởng thực sự khó hiểu. Tôi không thích vội vã khi đang làm những việc khó.” (Kanevsky 279)

Lợi ích của việc điều chỉnh tốc độ học tập

Điều chỉnh tốc độ học tập giúp tăng cường trí nhớ

Theo Tullis & Benjamin, khả năng ghi nhớ của những học viên tự điều chỉnh thời gian học tập của mình được so sánh với những học viên dành cùng một khoảng thời gian học tổng thể nhưng xem các từ vựng trong một khoảng thời gian tiêu chuẩn.

Những học sinh được quyền kiểm soát việc phân bổ thời gian học tập có thành tích vượt trội đáng kể so với những học sinh không được kiểm soát, ngay cả khi tổng thời gian học tập được chia đều giữa các nhóm. Trong thử nghiệm thứ hai, các đối tượng ở điều kiện thứ ba xem từng từ mới trong một khoảng thời gian được xác định bởi độ khó khách quan của mục đó. Những người học này nhớ từ kém hơn đáng kể so với cả những người tự điều chỉnh và kiểm soát.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Jonathan G. Tullis và Aaron S. Benjamin cho thấy những người học tự điều chỉnh tốc độ học tập (self-paced learners) sẽ có kết quả học tập vượt trội hơn những người dành cùng một khoảng thời gian để nghiên cứu cùng một tài liệu khóa học. Nghiên cứu của họ cho rằng điều này là do việc tự điều chỉnh tốc độ học tập cho phép người học phân bổ thời gian theo cách phù hợp nhất với bản thân chứ không phải với tốc độ học trung bình của lớp.

Lợi ích của việc điều chỉnh tốc độ học tậpXem thêm:

Điều chỉnh tốc độ học tập giúp giảm áp lực lên người học

Trên thực tế, học sinh thường gặp phải áp lực học tập do sĩ số lớp học lớn (Omoponle & Dwarika). Điều này là bởi học tập theo mô hình truyền thống, tức là học cùng các bạn đồng trang lứa với trình độ khác nhau có thể gây ra áp lực lên mỗi người học phải đuổi kịp bạn bè, không bị tụt lại trong lớp. Tốc độ nạp và tiếp thu kiến thức của mỗi cá nhân là khác nhau nên điều này có thể có tác động tiêu cực lên kết quả học tập nói chung.

Bên cạnh đó, Hanfesa et al. chỉ ra rằng khoảng 25–40% học sinh ở Hoa Kỳ mắc chứng lo lắng trước kỳ thi. Và trong một số trường hợp, nỗi lo lắng này không kết thúc sau khi họ tốt nghiệp và có thể cùng họ bước vào cuộc sống nghề nghiệp. Vì lý do này, việc tự điều chỉnh tốc độ học tập có thể rất có lợi trong việc giúp giảm thiểu áp lực thêm đối với những người học vốn đã quá tải. Mặc dù việc học tự điều chỉnh tốc độ học tập đòi hỏi người học phải tự động viên bản thân trong quá trình học tập nhưng họ có thể tránh được sự lo lắng khi thi cử. Điều này có nghĩa là họ có thể tiếp tục học tập khi họ cảm thấy đã chuẩn bị sẵn sàng và ở vị trí tốt nhất để thành công.

Lợi ích của việc điều chỉnh tốc độ học tập

Điều chỉnh tốc độ học tập giúp cải thiện kết quả học tập

Việc điều chỉnh tốc độ học tập là điều bắt buộc để tối ưu hóa hiệu quả của lớp học vì nó mang lại nhiều lợi ích cho người học. Nếu được thiết kế và triển khai tốt, việc điều chỉnh tốc độ học tập sẽ rất có lợi cho việc học của học sinh vì nó mang đến sự linh hoạt, hợp tác, phản hồi, làm chủ, động lực, và mục tiêu. Những điều này khiến họ nhận ra sự hài lòng của mình đối với các hoạt động học tập bằng cách biến chúng thành một phần của quá trình học tập (Dick và cộng sự; Lee; Fine, Jaeger, Farmer & Qian).

Việc điều chỉnh tốc độ học tập giúp người học cải thiện điểm số. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh, sinh viên trong môi trường có sự điều chỉnh tốc độ học tập thường cho thấy mức độ hài lòng cao hơn với trải nghiệm học tập. Sự hài lòng này gắn liền với sự linh hoạt và khả năng kiểm soát mà họ có được trong quá trình học tập, dẫn đến kết quả học tập được cải thiện (Mashayekhi)​.

Hơn nữa, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Công nghệ Giáo dục trong Giáo dục Đại học đã tiến hành đánh giá một cách có hệ thống về sự hài lòng của người học trực tuyến, xác định các yếu tố chính góp phần tạo nên sự hài lòng trong môi trường học tập có điều chỉnh tốc độ học tập. Đánh giá nhấn mạnh rằng sinh viên đánh giá cao sự linh hoạt và khả năng kiểm soát lịch trình học tập của mình, điều này thường dẫn đến mức độ hài lòng cao hơn và kết quả học tập được cải thiện (Yu, 13).

Lợi ích của việc điều chỉnh tốc độ học tập

Kết luận

Nói tóm lại, việc điều chỉnh tốc độ học tập là một cách tiếp cận của phương pháp học tập cá nhân hóa. Việc điều chỉnh tốc độ học tập nghĩa là người học truy cập tài liệu và nội dung học tập, lựa chọn thời gian, địa điểm và cách thức học theo tốc độ học phù hợp với bản thân. Cách tiếp cận này mang lại rất nhiều lợi ích cho người học nên cần được chú trọng hơn trong phương pháp giảng dạy, tổ chức lớp học và được triển khai một cách rộng rãi ở các mô hình giáo dục.


Tài liệu tham khảo

  • Abad, D. J. V., and E. M. Abad. "Self-Paced Learning Practices during Educational Disruption in a Public Higher Education Institution." East Asian Journal of Multidisciplinary Research, vol. 2, no. 5, 2023, pp. 1957–1978. https://doi.org/10.55927/eajmr.v2i5.3819.

  • Barbera, Elena, et al. "Factors Influencing Student Satisfaction and Perceived Learning in Online Courses." E-learning and Digital Media, vol. 10, no. 3, Jan. 2013, pp. 226–235. doi:10.2304/elea.2013.10.3.226.

  • Bautista, Romiro Gordo. “Optimizing Classroom Instruction Through Self-paced Learning Prototype.” Journal of Technology and Science Education, vol. 5, no. 3, Sept. 2015, doi:10.3926/jotse.162.

  • Dick, Walter, Lou Carey, and James Carey. The Systematic Design of Instruction. 8th ed., Pearson Publishing, 2014.

  • Fine, A.B., T.F. Jaeger, T.A. Farmer, and T. Qian. "Rapid expectation adaptation during syntactic comprehension." PLoS ONE, vol. 8, 2013, article e77661. http://dx.doi.org/10.1371/journal.pone.0077661.

  • Hanfesa, Sisay, et al. "Test Anxiety and Associated Factors Among First-Year Health Science Students of University of Gondar, Northwest Ethiopia: A Cross-Sectional Study." Advances in Medical Education and Practice, vol. 11, Nov. 2020, pp. 817–824. doi:10.2147/amep.s275490.

  • Kanevsky, L. "Deferential Differentiation: What Types of Differentiation Do Students Want?" Gifted Child Quarterly, vol. 55, no. 4, 2011, pp. 279-299.

  • Lee, J.-K. "The Effects of Self-Regulated Learning Strategies and System Satisfaction regarding Learners' Performance in e-learning Environment." Journal of Instructional Pedagogies, vol. 11, no. 3, 2003, pp. 30-45.

  • Pc-Ti-Admin. "The Individual Pace of Learning: Recognizing and Adapting Teaching Methods." Teachers Institute, 27 Mar. 2024, https://teachers.institute/learning-teaching/individual-learning-pace-teaching-adaptation/.

  • Shore, B. M., et al. "Explorations 1990 Montreal." Gifted Child Today, vol. 13, no. 2, 1990, p. 49.

  • Tullis, Jonathan G., and Aaron S. Benjamin. “On the effectiveness of self-paced learning.” PsycEXTRA Dataset, 2009, https://doi.org/10.1037/e520562012-604.

  • Turan, Zeynep, et al. “The University Students’ Self-regulated Effort, Flexibility and Satisfaction in Distance Education.” International Journal of Educational Technology in Higher Education, vol. 19, no. 1, July 2022, doi:10.1186/s41239-022-00342-w.

  • Wang, Min, et al. “Exploring Engagement, Learning Satisfaction, and Learning Outcomes in a Technology-Aided Self-Paced Flipped Model.” International Journal of Adult Education and Technology, vol. 14, no. 1, Mar. 2023, pp. 1–15. doi:10.4018/ijaet.319807.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu