Chiến lược Multitasking trong IELTS Reading để tối ưu hoá thời gian làm bài

Bài viết này sẽ giúp người học hiểu và luyện tập khả năng làm việc đa nhiệm - giải nhiều dạng bài cùng lúc (multitasking) trong bài thi Reading để từ đó cải thiện tốc độ làm bài của họ.
chien luoc multitasking trong ielts reading de toi uu hoa thoi gian lam bai

Việc hoàn thành bài thi IELTS Reading trong 60 phút hẳn là một việc không hề dễ dàng đối với phần lớn người học. Một lý do quan trọng trong việc đọc chậm có thể được quy cho việc hạn chế ở từ vựng và kỹ năng đọc hiểu những đoạn văn có nội dung học thuật và trừu tượng. Tuy nhiên, việc quản lý thời gian không tốt cũng có thể khiến cho người học tốn nhiều thời gian hơn bình thường. Bài viết này sẽ giúp người học hiểu và luyện tập khả năng làm việc đa nhiệm - giải nhiều dạng bài cùng lúc (multitasking) trong bài thi Reading để từ đó cải thiện tốc độ làm bài của họ.

Key Takeaways

Hai nhóm câu hỏi trong IELTS Reading:

  • Nhóm 1: Làm bài theo trình tự câu hỏi. 

  • Nhóm 2: Làm bài theo trình tự đoạn văn.

Cách làm nhiều dạng bài cùng lúc

  • Bước 1: Xác định các dạng bài Xác định từ khoá

  • Bước 2: Đọc từng đoạn văn, trả lời các câu hỏi nhóm 2

  • Bước 3: Kiểm tra xem đoạn văn có chứa từ khoá các câu hỏi nhóm 1 hay không, nếu có thì đọc hiểu chi tiết và trả lời luôn.

  • Bước 4: Đọc đoạn văn tiếp theo, lặp lại bước 3

Hai nhóm dạng bài IELTS Reading

Về cơ bản, bài thi IELTS Reading có các dạng bài sau: Multiple-choice (Trắc nghiệm), Matching Headings (Nối tiêu đề), Matching Information (Nối thông tin và đoạn văn), Matching Sentence Endings (Nối hoàn thành câu), Matching Features (Nối đặc điểm thông tin), True False Not Given (Xác thực thông tin), Yes No Not Given (Xác thực quan điểm), và các dạng bài điền từ (Note Completion, Sentence Completion, Diagram Completion, Table Completion, Summary Completion) 

Tuy đa dạng là vậy, nhưng các dạng bài này có thể thực tế chia thành hai nhóm, dựa vào thứ tự làm bài mà người học được khuyến nghị. Trước khi trình bày cách phân nhóm, tác giả sẽ nêu lại một cách nhanh chóng chiến lược làm bài cho các dạng trên. 

  • Multiple-choice (Trắc nghiệm), các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự trên bài đọc, thí sinh làm bài theo thứ tự câu hỏi.

  • Matching Headings (Nối tiêu đề), các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự trên bài đọc, thí sinh làm bài theo thứ tự câu hỏi, đồng thời cũng là thứ tự các đoạn văn. 

  • Matching Information (Nối thông tin và đoạn văn), các câu hỏi không xuất hiện theo thứ tự trên bài đọc, thí sinh làm bài theo thứ tự đoạn văn.

  • Matching Sentence Endings (Nối hoàn thành câu), các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự trên bài đọc, thí sinh làm bài theo thứ tự câu hỏi.

  • Matching Features (Nối đặc điểm thông tin), các câu hỏi không xuất hiện theo thứ tự trên bài đọc, thí sinh làm bài theo thứ tự các sự lựa chọn.

  • True False Not Given (Xác thực thông tin), các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự trên bài đọc, thí sinh làm bài theo thứ tự câu hỏi.

  • Yes No Not Given (Xác thực quan điểm), các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự trên bài đọc, thí sinh làm bài theo thứ tự câu hỏi.

  • Các dạng bài điền từ (Note Completion, Sentence Completion, Diagram Completion, Table Completion, Summary Completion): trong phần lớn các dạng bài, các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự trên bài đọc, thí sinh làm bài theo thứ tự câu hỏi.

Lưu ý: nếu chưa quen thuộc với cách làm các dạng bài kể trên, người học nên đọc các bài viết liên quan tới cách làm chúng trước khi đọc bài viết về multitasking này để dễ hiểu hơn.

Để phù hợp với chiến lược multitasking sau đây, các dạng bài trên có thể được chia thành 2 nhóm như sau:

Nhóm 1: Làm bài theo trình tự câu hỏi.

Đặc điểm của nhóm này đó là người học có thể dựa vào từ khoá và xác định được chính xác hoặc sơ bộ vùng chứa thông tin và phần lớn các câu hỏi sẽ xuất hiện theo thứ tự. 

Nhóm 1 bao gồm:

  • Multiple-choice (Trắc nghiệm)

  • Matching Sentence Endings (Nối hoàn thành câu)

  • Matching Features (Nối đặc điểm thông tin)

  • True False Not Given (Xác thực thông tin)

  • Yes No Not Given (Xác thực quan điểm)

  • Các dạng bài điền từ (Note Completion, Sentence Completion, Diagram Completion, Table Completion, Summary Completion)

Nhóm 2: Làm bài theo trình tự đoạn văn.

Đặc điểm của nhóm này là người học không có hoặc có rất ít thông tin về vị trí từng câu, do đó thường phải đọc từng đoạn văn và làm bài. Đồng nghĩa với việc, người học sẽ đọc lần lượt từng đoạn văn từ đầu cho đến cuối bài đọc.

Nhóm 2 bao gồm:

  • Matching Headings (Nối tiêu đề)

  • Matching Information (Nối thông tin và đoạn văn)

image-alt

Chiến lược Multitasking

Xét đề bài sau.

image-altimage-alt(Trích Cambridge IELTS 15)

Trong đề bài này, người học có 3 nhóm câu hỏi (3 dạng bài) cần giải quyết: Matching Information (Q14-18), summary completion (Q19-22) và Trắc nghiệm (Q23-26). Trong đó dạng bài Summary completion và Trắc nghiệm thuộc nhóm 1, người học làm theo trình tự câu hỏi; và dạng Matching information thuộc nhóm 2, người học làm theo trình tự đoạn văn.

Đối với đề bài này, có một số cách làm bài như sau. Cách đầu tiên, người học làm từng dạng bài một, matching information, summary completion và trắc nghiệm nhiều đáp án. Cách thứ hai đó là người học ưu tiên làm bài điền từ vào bài tóm tắt (summary completion) và bài trắc nghiệm trước và sau đó làm dạng bài matching information sau cùng vì dạng bài này không theo thứ tự, vùng chứa thông tin cũng được xem là khó tìm kiếm. 

Tuy nhiên, cả hai cách làm bài này theo tác giả, đều không thực sự tối ưu khi việc tìm kiếm thông tin sẽ mất nhiều thời gian, đồng thời người học có thể sẽ phải đọc lại một đoạn văn nhiều hơn một lần để tìm kiếm vùng chứa thông tin cho các dạng bài Matching Information và sau đó là Trắc nghiệm. Thay vào đó, có thể áp dụng phương pháp multitasking dưới đây.

Dựa vào các chia dạng bài như phần đầu tiên của bài viết, người học có thể ứng dụng phương pháp Multitasking sau:

image-alt

Theo đó, việc đầu tiên là người học xác định từ khoá trong tất cả các dạng bài của bài đọc. Dựa vào các dạng bài được cho để đưa ra chiến lược làm bài phù hợp. 

Tiếp theo, người học ưu tiên làm các dạng bài ở nhóm 2 (làm bài theo trình tự đoạn văn). Việc đọc từng đoạn một khi làm dạng bài này cũng sẽ giúp người học đọc hiểu nội dung bài tốt hơn. Trong quá trình đọc từng đoạn văn và làm các câu hỏi trong nhóm này, người học sẽ đồng thời xác định vùng chứa thông tin cho các dạng bài còn lại trong nhóm 1 được cho trong đề. Một khi đã xác định được vùng chứa thông tin cho các câu hỏi đó, người học có thể: a) vừa làm các câu hỏi ở dạng bài nhóm 2 và vừa làm các câu hỏi ở dạng bài nhóm 1; hoặc b) chuyển qua làm các câu hỏi theo thứ tự trong nhóm 1 sau đó quay lại tiếp tục làm bài trong nhóm 2.

Việc làm hai nhóm bài cùng lúc như thế này sẽ giúp người học giảm bớt khối lượng thông tin cần đọc khi phải đọc đi đọc lại nhiều lần và đồng thời cũng giữ được trình tự đọc không bị gián đoạn mà chỉ cần đọc theo thứ tự từng đoạn và làm bài.

Để hiểu hơn về cách multitasking trong IELTS Reading này, người học xem phần ví dụ minh hoạ dưới đây cho đề bài vừa rồi. 

Bước đầu tiên, người học đọc danh sách câu hỏi và xác định chiến lược làm bài phù hợp.

Nhóm bài 1: Matching Information

14 reference to the amount of time when a car is not in use

15 mention of several advantages of driverless vehicles for individual road-users

16 reference to the opportunity of choosing the most appropriate vehicle for each trip

17 an estimate of how long it will take to overcome a number of problems

18 a suggestion that the use of driverless cars may have no effect on the number of vehicles manufactured

Nhóm bài 2: Summary Completion

The impact of driverless cars

Figures from the Transport Research Laboratory indicate that most motor accidents are partly due to 19 ............................................., So the introduction of driverless vehicles will result in greater safety. In addition to the direct benefits of automation, it may bring other advantages. For example, schemes for 20 ..................................  will be more workable, especially in towns and cities, resulting in fewer cars on the road.

According to the University of Michigan Transportation Research Institute, there could be a 43 percent drop in 21.................................. of cars. However, this would mean that the yearly 22 ..................................  of each car would, on average, be twice as high as it currently is. This would lead to a higher turnover of vehicles, and therefore no reduction in automotive manufacturing.

Nhóm bài 3: Trắc nghiệm

Questions 23 and 24

Choose TWO letters, A-E.

Write the correct letters in boxes 23 and 24 on your answer sheet.

Which TWO benefits of automated vehicles does the writer mention?

A Car travellers could enjoy considerable cost savings.

B It would be easier to find parking spaces in urban areas.

C Travellers could spend journeys doing something other than driving.

D People who find driving physically difficult could travel independently.

E A reduction in the number of cars would mean a reduction in pollution.

Questions 25 and 26

Choose TWO letters, A-E.

Write the correct letters in boxes 25 and 26 on your answer sheet.

Which TWO challenges to automated vehicle development does the writer mention?

A making sure the general public has confidence in automated vehicles

B managing the pace of transition from conventional to automated vehicles

C deciding how to compensate professional drivers who become redundant

D setting up the infrastructure to make roads suitable for automated vehicles

E getting automated vehicles to adapt to various different driving conditions

Sau khi đã xác định từ khoá trong các câu hỏi, người học xác định chiến lược làm bài phù hợp. Theo cách làm bài multitasking được đề cập phía trên, người học ưu tiên làm dạng bài ở nhóm 2 (matching information) nhưng đồng thời cũng xác định vùng chứa thông tin cho các dạng bài còn lại (summary completion và trắc nghiệm). Từ khoá cho dạng bài summary completion bao gồm The impact of driverless cars (tiêu đề), Figures, Transport Research Laboratory, accidents, due to, University of Michigan Transportation Research Institute, … và từ khoá cho bài trắc nghiệm bao gồm ích lợi của xe tự lái và thử thách của việc phát triển xe tự lái.

Bước 2, 3, 4: Người học áp dụng chiến lược, đọc từng đoạn văn và làm bài

Theo chiến lược làm bài này, người học bắt đầu đọc đoạn A. Quá trình đọc và làm bài được trình bày thành sơ đồ sau:

  • Đọc đoạn A: Người học không thấy thông tin liên quan đến các từ khoá.

  • Đọc đoạn B: Người học thấy từ khoá Transport Research Laboratory, đồng nghĩa với việc xác định được đoạn B có liên quan đến dạng Summary Completion. Ở cuối đoạn B, đoạn văn đề cập đến một số lợi ích của xe tự hành (giảm tai nạn - giúp hành khách có thời gian rảnh - những người như người già hay người khuyết tật có thể đi lại tự do hơn.) Các lợi ích này chính là từ khoá của câu hỏi 15 trong dạng Matching Information. Đồng thời cũng là từ khoá cho dạng bài trắc nghiệm ở câu 23 24.
    → Người học giải các câu 15 (matching information), 23, 24 (trắc nghiệm), 19 (summary completion)

  • Đọc đoạn C: Người học thấy từ khoá “the average car” “more than 90 percent of its life” “parked” chính là các từ khoá cho câu 14 (car / the amount of time/ not in use).Đồng thời, người học cũng thấy thông tin có liên quan đến các từ khoá của câu 20 dạng bài summary completion: schemes for 20 ..................................  will be more workable, especially in towns and cities, resulting in fewer cars on the road.initiatives (schemes)/ viable (workable)/ urban areas (towns and cities)/ mobility demand can be met by far fewer vehicles (fewer cars on the road).
    → Người học giải câu 14 (matching information), 20 (summary completion)

  • Đọc đoạn D: trong đoạn D, người học thấy từ khoá The Massachusetts Institute of Technology, 43, nên đồng thời xác định đây cũng là vùng chứa thông tin còn lại cho dạng bài Summary Completion, các câu hỏi 21 22.Đồng thời, ở cuối đoạn người học thấy từ khoá “vehicle production” “will not necessarily decrease” có liên quan đến câu 18: a suggestion that the use of driverless cars may have no effect on the number of vehicles manufactured. Người học kiểm tra lại và xác nhận đoạn D đề cập đến một góc nhìn về việc khi sử dụng xe tự lái thì không làm giảm được lượng xe sản xuất.
    → Người học giải câu 21 22 (summary completion), 18 (matching information)

  • Đọc đoạn E: 16 Người học đọc và thấy từ khoá “drivers / freedom to select / one (= vehicle) / best suits their needs / for a particular journey” có liên quan đến câu 16 - reference to the opportunity of choosing the most appropriate vehicle for each trip.
    → Người học giải câu 16 (matching information)

  • Đọc đoạn F: Người học thấy từ khoá technical difficulties cũng chính là từ khoá challenges của câu hỏi trắc nghiệm 25 26.
    → Người học giải câu 25 26 (trắc nghiệm)

  • Đọc đoạn G: Người học thấy từ khoá “these [problems] / most probably / can be conquered/  within the next 10 years”, có liên quan đến câu 17 - an estimate of how long it will take to overcome a number of problems.
    → Người học giải câu 17 (matching information)

Có thể thấy, quá trình làm bài đã được tối ưu hoá và đơn giản hoá sao cho việc đọc bài được làm hạn chế tối thiểu. Người học, nếu đọc kỹ từng đoạn và liên tục so sánh với các từ khoá ở các dạng bài summary completion và trắc nghiệm, sẽ giải quyết đề bài này một cách hiệu quả hơn. 

Ứng dụng

Áp dụng chiến lược làm bài multitasking được đề cập, người học lên chiến lược để làm đề sau.

READING PASSAGE 3

You should spend about 20 minutes on Questions 27-40, which are based on Reading Passage 3 below.

Conquering Earth's space junk problem

Satellites, rocket shards and collision debris are creating major traffic risks in orbit around the planet. Researchers are working to reduce these threats

A   Last year, commercial companies, military and civil departments and amateurs sent more than 400 satellites into orbit, over four times the yearly average in the previous decade. Numbers could rise even more sharply if leading space companies follow through on plans to deploy hundreds to thousands of large constellations of satellites to space in the next few years.

All that traffic can lead to disaster. Ten years ago, a US commercial Iridium satellite smashed into an inactive Russian communications satellite called Cosmos-2251, creating thousands of new pieces of space shrapnel that now threaten other satellites in low Earth orbit – the zone stretching up to 2,000 kilometres in altitude. Altogether, there are roughly 20,000 human-made objects in orbit, from working satellites to small rocket pieces. And satellite operators can't steer away from every potential crash, because each move consumes time and fuel that could otherwise be used for the spacecraft's main job.

B   Concern about space junk goes back to the beginning of the satellite era, but the number of objects in orbit is rising so rapidly that researchers are investigating new ways of attacking the problem. Several teams are trying to improve methods for assessing what is in orbit, so that satellite operators can work more efficiently in ever-more-crowded space. Some researchers are now starting to compile a massive data set that includes the best possible information on where everything is in orbit. Others are developing taxonomies of space debris – working on measuring properties such as the shape and size of an object, so that satellite operators know how much to worry about what's coming their way.

The alternative, many say, is unthinkable. Just a few uncontrolled space crashes could generate enough debris to set off a runaway cascade of fragments, rendering near-Earth space unusable. 'If we go on like this, we will reach a point of no return, says Carolin Frueh, an astrodynamical researcher at Purdue University in West Lafayette, Indiana.

C   Even as our ability to monitor space objects increases, so too does the total number of items in orbit. That means companies, governments and other players in space are collaborating in new ways to avoid a shared threat. International groups such as the Inter-Agency Space Debris Coordination Committee have developed guidelines on space sustainability. Those include inactivating satellites at the end of their useful life by venting pressurised materials or leftover fuel that might lead to explosions. The intergovernmental groups also advise lowering satellites deep enough into the atmosphere that they will burn up or disintegrate within 25 years. But so far, only about half of all missions have abided by this 25-year goal, says Holger Krag, head of the European Space Agency's space-debris office in Darmstadt, Germany. Operators of the planned large constellations of satellites say they will be responsible stewards in their enterprises in space, but Krag worries that problems could increase, despite their best intentions. 'What happens to those that fail or go bankrupt?' he asks. 'They are probably not going to spend money to remove their satellites from space.'

D   In theory, given the vastness of space, satellite operators should have plenty of room for all these missions to fly safely without ever nearing another object. So some scientists are tackling the problem of space junk by trying to find out where all the debris is to a high degree of precision. That would alleviate the need for many of the unnecessary manoeuvres that are carried out to avoid potential collisions. 'If you knew precisely where everything was, you would almost never have a problem,' says Marlon Sorge, a space-debris specialist at the Aerospace Corporation in El Segundo, California.

E   The field is called space traffic management, because it's similar to managing traffic on the roads or in the air. Think about a busy day at an airport, says Moriba Jah, an astrodynamicist at the University of Texas at Austin: planes line up in the sky, landing and taking off close to one another in a carefully choreographed routine. Air-traffic controllers know the location of the planes down to one metre in accuracy. The same can't be said for space debris. Not all objects in orbit are known, and even those included in databases are not tracked consistently.

F   An additional problem is that there is no authoritative catalogue that accurately lists the orbits of all known space debris. Jah illustrates this with a web-based database that he has developed. It draws on several sources, such as catalogues maintained by the US and Russian governments, to visualise where objects are in space. When he types in an identifier for a particular space object, the database draws a purple line to designate its orbit. Only this doesn't quite work for a number of objects, such as a Russian rocket body designated in the database as object number 32280. When Jah enters that number, the database draws two purple lines: the US and Russian sources contain two completely different orbits for the same object. Jah says that it is almost impossible to tell which is correct, unless a third source of information made it possible to cross-correlate.

  Jah describes himself as a space environmentalist: 'I want to make space a place that is safe to operate, that is free and useful for generations to come.' Until that happens, he argues, the space community will continue devolving into a tragedy in which all spaceflight operators are polluting a common resource.

Questions 27-31

Reading Passage 3 has six sections, A-F.

Which section contains the following information?

Write the correct letter, A-F, in boxes 27-31 on your answer sheet.

27     a reference to the cooperation that takes place to try and minimise risk

28     an explanation of a person's aims

29     a description of a major collision that occurred in space

30     a comparison between tracking objects in space and the efficiency of a transportation system

31     a reference to efforts to classify space junk

Questions 32-35

Complete the summary below.

Choose ONE WORD ONLY from the passage for each answer.

Write your answers in boxes 32-35 on your answer sheet.

The Inter-Agency Space Debris Coordination Committee

The committee gives advice on how the 32 ..................................... of space can be achieved. The committee advises that when satellites are no longer active, any unused 33 .......................................or pressurised material that could cause 34 ..................................... should be removed.

Although operators of large satellite constellations accept that they have obligations as stewards of space, Holger Krag points out that the operators that become 35 ..................................... are unlikely to prioritise removing their satellites from space.

Questions 36-40

Look at the following statements (Questions 36-40) and the list of people below.

Match each statement with the correct person, A, B, C or D.

Write the correct letter, A, B, C or D, in boxes 36-40 on your answer sheet.

NB    You may use any letter more than once.

36    Knowing the exact location of space junk would help prevent any possible danger.

37    Space should be available to everyone and should be preserved for the future.

38    A recommendation regarding satellites is widely ignored.

39    There is conflicting information about where some satellites are in space.

40    There is a risk we will not be able to undo the damage that occurs in space. 

List of People

A        Carolin Frueh

B        Holger Krag

C        Marlon Sorge

D        Moriba Jah

(Trích Cambridge IELTS 18)

Chiến lược gợi ý

Bước 1: Người học xác định các dạng bài cần làm và các từ khoá trong câu hỏi.

  • Matching Information

  • Summary Completion

  • Matching Features

Bước 2: Người học tiến hành giải dạng bài Matching Information trước, đồng thời xác định các từ khoá trong dạng bài Summary Completion, và các tên riêng trong dạng bài Matching Features. Khi thấy từ khoá của các dạng trên, người học cũng đồng thời giải song song với dạng Matching Information. 

Tham khảo thêm: Multitasking trong IELTS Listening: 3 bước luyện tập kỹ năng đa nhiệm

Tổng kết

Bài viết đã đề cập và giải thích một phương pháp tiếp cận bài IELTS Reading liên quan đến việc tìm và giải nhiều dạng bài cùng lúc (multitasking). Trong cách làm này, người học ưu tiên giải các câu hỏi dạng 2 - làm theo trình tự đoạn văn và đồng thời tìm các từ khoá cho các câu dạng 1 còn lại. Hy vọng, thông qua bài viết này, người học có thể có được phương pháp giải đề hiệu quả nhất cho bài thi IELTS Reading của mình.

Works Cited

  • IELTS 15 Academic Student's Book with Answers with Audio with Resource Bank Authentic Practice Tests. Cambridge UP, 2020.

  • IELTS 18 Academic Student's Book with Answers with Audio with Resource Bank Authentic Practice Tests. Cambridge UP, 2023.

Người học muốn biết mình đang ở trình độ nào trong thang điểm IELTS. Đăng ký thi thử IELTS tại ZIM với format bài thi chuẩn thi thật biết điểm ngay.

Tham vấn chuyên môn
authorTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu