Key takeaways |
---|
1. Phương pháp học tập tích cực (active learning) yêu cầu người học tham gia vào việc học bằng cách suy nghĩ, thảo luận, tìm hiểu và sáng tạo. 2. Lợi ích khi vận dụng các phương pháp học tập tích cực:
3. Các phương pháp active learning phổ biến hiện nay: phương pháp vấn đáp, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp đóng vai, phương pháp khám phá – WEBQUEST, kỹ năng thuyết trình, phương pháp Sơ đồ tư duy, phương pháp dạy theo góc, phương pháp trò chơi. 4. Cách ứng dụng phương pháp học tập tích cực vào lớp học tiếng Anh hiệu quả: ứng dụng trong việc học IELTS và ứng dụng trong việc học tiếng Anh trên lớp. |
Active learning là gì?
Khái niệm
Theo Đại học Cornell, phương pháp học tập tích cực (active learning) yêu cầu người học tham gia quá trình học bằng cách suy nghĩ, thảo luận, tìm hiểu và sáng tạo. Trong lớp học, học sinh được rèn luyện các kỹ năng; giải quyết vấn đề, câu hỏi phức tạp; đưa ra đề xuất, quyết định; đưa ra các giải pháp và giải thích ý tưởng của bản thân thông qua việc viết và thảo luận.
Lịch sử hình thành
Trong nền giáo dục Mỹ, một trong những người tiên phong, có sự ủng hộ có tầm ảnh hưởng nhất lên thuật ngữ “học tập tích cực” là triết gia và nhà giáo dục John Dewey (1859 - 1952). Trong cuốn sách “Democracy and Education” (Dân chủ và Giáo dục), ông đã viết “learning means something which the individual does when he studies. It is an active, personally conducted affair.” (Tạm dịch: Việc học là hành động mà cá nhân thực hiện khi đang học. Nó là một hành động mang tính chủ động và được thực hiện cá nhân.)
Lợi ích của phương pháp học tập tích cực
Đối với học sinh
Cải thiện khả năng ghi nhớ và hiểu bài: Việc học tập tích cực yêu cầu học sinh phải có tiếp xúc với nhiều tài liệu, giúp học sinh ghi nhớ thông tin tốt hơn và hiểu các khái niệm sâu sắc hơn.
Nâng cao tư duy phản biện: học sinh được khuyến khích phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin thay vì tiếp nhận một cách thụ động.
Tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động giảng dạy: Các hoạt động tương tác, chẳng hạn như thảo luận, làm việc nhóm và các dự án thực hành, giúp học sinh tham gia và hứng thú với buổi học.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp: Các hoạt động như thảo luận và thuyết trình giúp học sinh cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua lời nói và văn bản.
Đối với giáo viên
Cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh: những hoạt động tương tác, trao đổi trong giờ học giúp giáo viên và học sinh hiểu cách suy nghĩ của nhau, từ đó nâng cao mối quan hệ.
Sự hài lòng cao hơn trong công việc: việc nhìn thấy học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động trên lớp giúp cho giáo viên có niềm vui và động lực nhiều hơn trong công việc.
Xem thêm:
Communicative Language Teaching (CLT): Phương pháp dạy Ngôn ngữ giao tiếp
Lớp học Đảo ngược (Flipped Classroom) | Giới thiệu & Ứng dụng
Học thông qua chơi (game-based learning) và ứng dụng trong giảng dạy
Các phương pháp active learning phổ biến hiện nay
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp vấn đáp là một trong những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Trong mỗi giờ học, giáo viên tăng cường sự tương tác với học sinh bằng cách đặt các câu hỏi liên quan đến bài học. Đó có thể là những câu hỏi về kiến thức trong bài giảng, câu hỏi đòi hỏi sự suy luận sâu hơn về vấn đề, hoặc câu hỏi tình huống để học sinh giải thích rồi đưa ra sự lựa chọn của bản thân.
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
Phương pháp giải quyết vấn đề đòi hỏi giáo viên tích cực đưa ra câu hỏi và học sinh chủ động trong quá trình học và giải quyết vấn đề. Bên cạnh việc bổ sung kiến thức, phương pháp giúp học sinh trang bị những kỹ năng cần thiết trong quá trình đi làm sau này như: kỹ năng tư duy, phân tích, giải quyết vấn đề hiệu quả và hợp lý.
Phương pháp hoạt động nhóm
Thông qua việc hoạt động nhóm, học sinh có cơ hội được tiếp xúc và làm việc với các bạn trong lớp. Hoạt động nhóm giúp sinh viên cải thiện kỹ năng giao tiếp, đồng thời nâng cao kỹ năng xử lý thông tin. Học sinh cũng được tiếp xúc với nhiều góc nhìn khác nhau, giúp đưa ra các giả pháp sáng tạo cho những vấn đề được giao.
Phương pháp dạy học theo dự án
Phương pháp này tập trung vào việc xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá một dự án cụ thể trong khoảng thời gian cho sẵn. Giáo viên áp dụng phương thức này để giúp học sinh nâng cao kiến thức, áp dụng kiến thực đã học để giả quyết vấn đề thực tiễn.
Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai là một phương pháp phù howpjp trong lớp học môn ngữ văn. Khi học sinh đóng vai một nhân vật trong tác phẩm văn học, để đóng vai được tròn vẹn đòi hỏi học sinh phải hiểu nhân vật của mình bằng cách đọc trước tác phẩm và tìm hiểu tác phẩm. Thông qua đó, học sinh hiểu được suy nghĩ, tâm tư của nhân vật văn học, từ đó việc học văn trở nên dễ dàng hơn.
Phương pháp khám phá – WEBQUEST
WebQuest là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh thực hiện những yêu cầu về một chủ đề phức tạ được giáo viên yêu cầu. Những trang web về thông tin cơ bản về chủ đề được giáo viên chọn lọc và gửi cho học sinh. Sau đó, học sinh sẽ truy cập những trang web này để nghiên cuwsus, tìm hiểu và trình bày kết quả thu được cho giáo viên.
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lớp học ở mọi cấp học. Kỹ năng thuyết trình giúp sinh viên hiểu sâu hơn về một chủ đề được giao, đồng thời trong quá trình làm bài thuyết trình và trình bày trước đám đông, học sinh sẽ được rèn kỹ năng nghiên cứ thông tin, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng nói trước đám đông.
Phương pháp sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy từ lâu đã được ứng dụng trong việc ghi nhớ các kiến thức đã học. Đây là công cụ hữ ích để ghi chú bài học, phân tích một vấn đề có nhiều hướng giải quyết khác nhau. Phương pháp sơ đồ tư duy giúp học sinh rèn luyện kĩ năng trình bày logic; kỹ năng đọc, tổng hợp và chọn lọc thông tin.
Phương pháp dạy theo góc
Phương pháp dạy theo góc hay còn biết đến với tên tiếng Anh là Cornerstone teaching, là kỹ thuật giảng dạy giáo viên tập trung vào việc xây dựng các góc trong việc dạy học, gồm nhiều chủ đề khác nhau. Ví dụ, với việc học IELTS, giáo viên có thể xây dựng 4 góc cho 4 kỹ năng: Listening, Reading, Writing, và Speaking. Tương ứng với mỗi góc là những đầu sách khác nhau cho những kỹ năng này để học sinh tập trung phát triển.
Phương pháp trò chơi
Đây là một cách tiếp cận kiến thức hiệu quả mà giáo viên nên tích cực áp dụng. Việc biến giờ học thành một trò chơi giúp giờ học ấy hiệu quả hơn, giúp học sinh hào hứng hơn trong mỗi buổi học. Một bài ứng dụng mà giáo viên có thể áp dụng như Kahoot, Quizziz, …
Cách vận dụng các phương pháp học tập tích cực vào lớp học tiếng Anh hiệu quả
Ví dụ 1: Ứng dụng trong việc học IELTS
Giáo viên có thể biến lớp học Writing thành một buổi debate (tranh biện) về ưu điểm và nhược điểm về một chính sách của Chính phủ, ví dụ như đánh thuế cao hơn lên đồ ăn nhanh. Như vậy, học sinh vừa có thêm góc nhìn đa chiều về những vấn đề trong xã hội, vừa có những ý tưởng hay phục vụ bài thi viết.
Ví dụ 2: Ứng dụng trong việc học tiếng Anh trên lớp
Sau những buổi học tiếng Anh trên lớp, giáo viên có thể giao học sinh tìm hiểu và thuyết trình về những vấn đề học trong sách giáo khoa để học sinh đào sâu vấn đề. Việc này giúp học sinh nâng cao kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
Xem thêm:
Ứng dụng phương pháp Audio-lingual method vào việc học Tiếng Anh
Cách ứng dụng phương pháp (TPR) Total Physical Response vào việc học tiếng Anh
Tổng kết
Qua bài viết trên, ZIM đã cung cấp định nghĩa phương pháp học tập tích cực (active learning), lịch sử hình thành, lợi ích của phương pháp học tập tích cực đối với giáo viên và học sinh, một vài phương pháp phổ biến và cách áp dụng vào lớp học tiếng Anh hiệu quả. Bên cạnh đó, để cải thiện cũng như sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong công việc một cách hiệu quả, người học có thể tham khảo khóa học tiếng Anh giao tiếp của Anh Ngữ ZIM.
Nguồn tham khảo
"Active Learning." Welcome | Center for Teaching Innovation, teaching.cornell.edu/teaching-resources/active-collaborative-learning/active-learning.
"History & Context for Active Learning – Teaching with Technology." University of Wisconsin Pressbooks – Publishing Open Texts at UW-Madison, 6 July 2015, wisc.pb.unizin.org/teachingwithtech/chapter/history-context-for-active-learning/.
Analysistoponseek. "Phương Pháp Học Tập Tích Cực Hiệu Quả Dành Cho Trẻ." ISSP, 28 June 2024, www.issp.edu.vn/vi/phuong-phap-hoc-tap-tich-cuc-cho-tre/.
Bình luận - Hỏi đáp